intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá về đo lường thành quả doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu làm phong phú thêm tài liệu về thành quả về vận dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp, đưa ra các hàm ý về khoảng trống đo lường cũng như vạch ra những hướng nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là về sự khác biệt của việc đo lường thành quả doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá về đo lường thành quả doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐÁNH GIÁ VỀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ThS. Phạm Đình Tuấn, TS. Nguyễn Thành Cường TÓM TẮT Kế toán quản trị về mặt tổng thể được được xem xét như là những thông tin kế toán với mục đích cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho những người trong tổ chức để giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn và cải thiện tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động hiện có. Mặc dù, số lượng các nghiên cứu về mối tương quan giữa vận dụng kế toán quản trị và thành quả doanh nghiệp có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề đo lường thành quả chưa thực sự thống nhất bởi sự khác biệt trong quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là việc đo lường thành quả phi tài chính có sự khác biệt tương đối lớn. Nghiên cứu dựa trên khảo sát các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, thông qua phương pháp so sánh và tổng hợp nhằm đưa ra một cách nhìn tổng quan về thành quả và đo lường thành quả từ vận dụng kế toán quản trị. Nghiên cứu làm phong phú thêm tài liệu về thành quả về vận dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp, đưa ra các hàm ý về khoảng trống đo lường cũng như vạch ra những hướng nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là về sự khác biệt của việc đo lường thành quả doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị. Từ khóa: vận dụng kế toán quản trị, thành quả doanh nghiệp, đo lường thành quả ABSTRACT ASSESSMENT ON FIRM PERFORMANCE MEASUREMENT IN CONDITIONS OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES Management accounting as a whole is considered accounting information on the purpose of providing financial and non-financial information for managers to make better decisions and improve performance. In recent years, although the number of studies on the correlation between management accounting practices and firm performance has increased sharply. However, the issue of measuring results is not really unified because of differences in viewpoints and research methods, there are relatively significant differences, especially in non- financial measurement. The study is based on a survey of domestic and foreign review, using comparative and synthetic methods to give an overview of the results and firm performance measurement of management accounting practices. The study enriches the literatures of the management accounting practices in enterprises, suggests the measurement gaps as well as future research relates to the difference in firm performance measurement across different countries in terms of management accounting practices. Keywords: management accounting practices, firm performance, performance mesurement 1. MỞ ĐẦU Thành quả là một khái niệm rộng mang tính đa chiều và có sự thay đổi theo từng giai đoạn thời gian và bối cảnh kinh doanh. Thành quả không chỉ hướng đến kết quả cuối cùng mà còn cần được đánh giá cả về tính hiệu quả các hoạt động bên trong doanh nghiệp. Hiện nay trong lĩnh vực kế toán quản trị thì các nhà nghiên cứu và chủ doanh nghiệp vẫn sử dụng thành 679
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quả tài chính làm thước đo đánh giá thành quả doanh nghiệp mặc dù có những những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây về đo lường thành quả hoạt động (Tangen, 2003). Bởi vì trọng tâm cơ bản của kế toán quản trị vẫn là đo lường hiệu quả hoạt động thông qua xác định chi phí và kiểm soát tài chính, vì vậy các thước đo tài chính vẫn rất cần thiết trong trường hợp này (Ittner và Larcker, 2001). Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rất nhiều nhà quản trị cảm nhận hệ thống đo lường thành quả cũ đã không còn phù hợp, chỉ có 15% đáp ứng được nhu cầu của nhà lãnh đạo trong khi 43% thì ít khả dụng và thậm chí không hỗ trợ được gì (Ittner và Larcker, 1998). Nhiều doanh nghiệp cũng nhận thấy chỉ số tài chính của công ty họ bị suy giảm do không chú ý đến chất lượng hoặc mức độ hài lòng của khách hàng hoặc do các đối thủ cạnh tranh ăn sâu vào thị phần của họ bất chấp tài chính mạnh mẽ của doanh nghiệp (Eccles, 1991). Macinati và Anessi-Pessina (2014) nhận thấy phần lớn lợi ích của việc vận dụng kế toán quản trị mang lại cho doanh nghiệp là định tính và vô hình, vì vậy nếu chỉ thành quả tài chính đơn thuần thì chưa thể hiện hết được những thành quả của tổ chức. Vì vậy, cần sử dụng nhiều hơn các thước đo phi tài chính nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quy trình hoạt động, phản ánh các khía cạnh vô hình về đầu tư, tập trung vào những hoạt động trong dài hạn từ đó hỗ trợ trong việc dự đoán hiệu quả tài chính trong tương lai và giúp doanh nghiệp đạt được những thành quả tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987; Jusoh và Parnell, 2008). Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây có thể do được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, thời gian nghiên cứu khác biệt, và quan điểm thành quả của tác giả cũng không đồng nhất, nên các chỉ tiêu đo lường thành quả thiếu nhất quán, không có hệ thống hóa rõ ràng, đặc biệt là chỉ tiêu phi tài chính. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng chủ yếu đánh giá thành quả chung của toàn doanh nghiệp trong khi bản thân các kỹ thuật kế toán quản trị cũng mang lại những kết quả đầu ra đa dạng và có tương quan tích cực với nhau (Kaplan và cộng sự, 2004). Vì vậy, việc chỉ đánh giá tổng thể dựa trên một số tiêu chí đơn hướng có thể không cung cấp cái nhìn toàn diện nhằm giúp doanh nghiệp chú trọng phát hiện những nhân tố tiềm năng để phát triển và giúp cải thiện thành quả trong tổ chức. Richard và cộng sự (2009) cho rằng sự thiếu nhất quán trong việc đo lường thành quả của doanh nghiệp cho thấy sự thiếu hụt đáng kể từ các nhà nghiên cứu. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả nhận thấy sự gia tăng về số lượng các nghiên cứu trong lĩnh vực vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề về thành quả doanh nghiệp thông qua vận dụng kế toán quản trị doanh nghiệp vẫn còn tương đối mới và còn hạn chế về số lượng các nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu của Doan Ngoc Phi Anh (2016) nhận thấy ảnh hưởng tích cực từ việc vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại đến thành quả doanh nghiệp. Mặc dù nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đo lường biến thành quả, nhưng thành quả doanh nghiệp được đánh giá là thành quả tổng thể mà không có tách biệt riêng về thành quả tài chính và phi tài chính. Một số nghiên cứu khác như Wang và Huynh (2013), Le và cộng sự (2020), Dang và cộng sự (2021) cũng thực hiện đo lường thành quả tổng thể từ vận dụng kế toán quản trị dựa trên cả tiêu chí tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, Agbejule và Huusko (2011) cho rằng nếu thành quả được đánh giá một cách tổng quát sẽ có thể rơi vào trường hợp thành quả cao trong khi một số kỹ thuật kế toán quản trị được vận dụng không thực sự mang lại lợi ích. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu kế thừa từ các nghiên cứu trên thế giới nên vẫn tồn tại những thiếu hụt tương tự trong đo lường thành quả khi nghiên cứu về tác động của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp. 680
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp thu thập tư liệu bài báo, các minh chứng trong và ngoài nước, đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp theo từng nội dung cụ thể liên quan đến vận dụng kế toán quản trị và thành quả doanh nghiệp. Phương phân tích và so sánh được sử dụng nhằm đánh giá về vấn đề đo lường thành quả doanh nghiệp từ nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Từ đó, đưa ra đánh giá và kết luận về khoảng trống về đo lường thành quả trong những nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị doanh nghiệp hiện nay. 3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH QUẢ VÀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP Thành quả là biến số phụ thuộc cuối cùng mà tất các nhà quản lý đều quan tâm đến dù thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Khái niệm thành quả doanh nghiệp được nhìn nhận theo nhiều quan điểm và khía cạnh khác nhau. Ban đầu, thành quả dùng phản ánh mức độ đạt được mục tiêu dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (Georgopoulos và Tannenbaum, 1957). Từ cuối thế kỷ 20, những tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa đã làm cho môi trường kinh doanh trở nên năng động và phức tạp hơn rất nhiều. Lúc này, thành quả không chỉ xem xét ở góc độ “tĩnh” ở kết quả đầu ra, mà còn cần đánh giá ở góc độ “động” bao gồm các thành quả bên trong doanh nghiệp (Omar và Zineb, 2019). Đo lường thành quả là điều cần thiết cho phép các nhà nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp đánh giá về hoạt động của các doanh nghiệp và nhà quản lý theo thời gian, đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh của họ (Richard và cộng sự, 2009). Giai đoạn trước năm 1980, đặc trưng của đo lường thành quả theo định hướng hạch toán chi phí và kết hợp một số các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp (Ghalayini và Noble, 1996). Các thước đo tài chính mang ưu điểm về khả năng tính toán khá dễ dàng dựa trên những con số từ báo cáo tài chính, nhằm đánh giá mức độ thực tế hoàn thành mục tiêu của tổ chức (Otley, 2001). Bảng 3.1 minh họa các chỉ tiêu đo lường thành quả tài chính được sử dụng tương đối phổ biến trong các nghiên cứu về kế toán quản trị. Bảng 3.1. Các nhóm chỉ tiêu đo lường thành quả tài chính TT Chỉ tiêu đo lường Tác giả Doanh thu, thu nhập, tỷ Chong và Chong (1997), Jermias và Gani (2004), Macinati 1 lệ tăng trưởng doanh và Anessi Pessina (2014), Alamri (2019), Madhoun (2020). thu Lợi nhuận, tỷ lệ tăng Hoque (2004), Segovia và Khataie (2011), Waihenya 2 trưởng lợi nhuận (2018), Alamri (2019). Mia và Clarke (1999), Hoque (2004), Agbejule và Huusko 3 ROI (2011), Alvarez và cộng sự (2021). Ittner và cộng sự (2003), Kober và cộng sự (2012), Afonina 4 ROE (2015). Nguồn: Tác giả tổng hợp Giai đoạn từ giữa nhưng năm 1980, đánh dấu bước ngoặt về đo lường thành quả gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của môi trường kinh doanh toàn cầu (Ghalayini và Noble, 1996). Lúc này xuất hiện những chỉ trích cho rằng đo lường thành quả truyền thống chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí và cải tiến liên tục mà bỏ qua lợi ích khách hàng và nhu cầu các bên liên quan 681
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” (Johnson và Kaplan, 1987). Bắt nguồn từ những hạn chế của thước đo tài chính thuần túy nêu trên, nhiều nghiên cứu về sau tập trung phát triển các khuôn khổ đo lường thành quả khác nhau để khắc phục những điểm yếu của các thước đo tài chính (Bourne và cộng sự, 2000). Bảng 3.2 minh họa một số chỉ tiêu đo lường thành quả phi tài chính phổ biến trong nghiên cứu kế toán quản trị Bảng 3.2. Các nhóm chỉ tiêu đo lường thành quả phi tài chính Chỉ tiêu đo TT Tác giả lường Sự hài lòng của Kaplan và Norton (1992), Afonina (2015), Alamri (2019), 1 khách hàng Alvarez và cộng sự (2021). Chất lượng sản Abernethy và Guthrie (1994), Hoque (2004), Afonina (2015), 2 phẩm, dịch vụ Alamri (2019). Cải tiến và phát Ittner và cộng sự (2003), Agbejule và Huusko (2011) Kober và 3 triển sản phẩm cộng sự (2012), Afonina (2015), Alamri (2019), Madhoun mới (2020). Hiệu quả hoạt Mia và Clarke (1999), Jermias và Gani (2004), Hoque (2004); 4 động Agbejule và Huusko (2011), Waihenya (2018). Sự hài lòng của Hoque (2004), Agbejule và Huusko (2011), Afonina (2015), 5 người lao động Alamri (2019), Madhoun (2020). Học tập và phát 6 Kaplan và Norton (1992), Alamri (2019). triển Nguồn: Tác giả tổng hợp Mặc dù các thước đo thành quả phi tài chính giúp khắc phục những hạn chế của thước đo tài chính, nhưng thành quả doanh nghiệp không có khả năng chỉ mô tả bằng một thước đo duy nhất, mà cần hướng đến sự cân bằng khi sử dụng các chỉ số tài chính và phi tài chính trong đo lường thành quả (Taticchi và cộng sự, 2010), và không nên xem chúng như những biện pháp thay thế cho nhau (Kaplan và Norton, 1992). Vì vậy, một số các mô hình đo lường dựa trên cách tiếp cận hệ thống ra đời nhằm cung cấp sự đánh giá cân bằng và tích hợp với chiến lược của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về đánh giá thành quả trong bối cảnh hiện nay. Các hệ thống này được gọi là các hệ thống đo lường thành quả hoạt động hiện đại nhằm phân biệt với các hệ thống đo lường truyền thống Neely (1999). Đặc điểm chung của các mô hình này là đều có sự kết hợp giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính dựa trên cách tiếp cận các bên có liên quan nhằm đo lường thành quả sự hài lòng của các bên liên quan, đóng góp của các bên liên quan, quy trình, năng lực, chiến lược. Một số mô hình đo lường tiêu biểu được liệt kê trong bảng 3.3. 682
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 3.3. Mô hình đo lường thành quả dựa trên tiếp cận hệ thống Mô hình Tác giả (năm) Mô tả Mô hình ma trận đo Keegan và cộng sự Mô hình dựa trên dạng khung cân đối và tích lường thành quả (1989) hợp giữa thành quả tài chính và phi tài chính, giữa bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, hạn chế chính của quy mô là thiếu cụ thể và không thiết lập mối liên kết giữa những góc nhìn khác nhau. Mô hình Kim tự Lynch và Cross Kim tự tháp hiệu quả là mô hình tích hợp với 4 tháp hiệu quả (1991) cấp độ chiến lược doanh nghiệp, các đơn vị kinh (SMART) doanh chiến lược và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc xem xét cả khía cạnh tài chính và phi tài chính, nội bộ và bên ngoài. Mô hình Thẻ điểm Kaplan và Norton Mô hình BSC xem xét cả 4 tiêu chí: Tài chính, cân bằng (BSC) (1992) khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển, tất cả cần được cân bằng. Cân bằng có nghĩa là sự cân đối giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; đầu vào và đầu ra; hiệu quả bên trong và bên ngoài; các chỉ số tài chính và phi tài chính. Phương pháp đánh giá hiệu quả BSC bắt đầu từ chiến lược. Mô hình Lăng kính Neely (2001) Mô hình lăng kính hiệu quả bao gồm 5 khía thành quả cạnh: sự hài lòng của các bên liên quan; chiến lược; quy trình; khả năng; đóng góp của các bên liên quan. Ngược lại với BSC, phương pháp này đánh giá hiệu quả không phải bắt đầu từ chiến lược mà bắt đầu từ sự hài lòng của các bên liên quan, chiến lược được xem như là một công cụ để đạt được sự hài lòng đó. Nguồn: tác giả tổng hợp Những mô hình trên cho thấy thành quả doanh nghiệp không chỉ được nhìn nhận từ góc độ chủ sở hữu mà còn mở rộng ra các bên liên quan. Hay nói cách khác, thành quả doanh nghiệp phải thỏa mãn nhiều mục tiêu và kỳ vọng của các bên liên quan dựa trên việc sử dụng các tiêu chí đo lường đa hướng và có liên quan với nhau. Đo lường thành quả cần trở thành một mô hình liên kết các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính gắn liền với lợi ích của các bên từ chủ sở hữu, người lao động, khách hàng và các tổ chức khác. 4. ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 4.1. Vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị chủ yếu tập trung ở khía cạnh kỹ thuật kế toán quản trị. Theo Nuhu và cộng sự (2016), các kỹ thuật này được định nghĩa là các phương pháp, thủ tục, quy trình hoặc quy tắc khác nhau được sử dụng trong doanh nghiệp để hỗ trợ cơ sở hạ tầng và quy trình kế toán quản lý của tổ chức. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng phân chia các kỹ thuật kế toán quản trị thành các kỹ thuật truyền thống và hiện đại (Kaplan và Johnson, 1987). 683
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Trong đó, các phương pháp kế toán quản trị truyền thống là những phương pháp đã được phát triển trước những năm 1980 như lập ngân sách, phân tích lợi nhuận khối lượng và chi phí, lợi tức đầu tư. Các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống được coi là tập trung vào ngắn hạn, mang tính định hướng nội bộ và tài chính (Chenhall và Langfield-Smith, 1998a). Tuy nhiên, hầu hết các phương thức kế toán quản trị truyền thống sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản lý sau năm 1980 do sự tùy tiện trong việc phân bổ chi phí (Kaplan và Johnson, 1987). Vì vậy, một số phương thức kế toán quản trị mới đã được phát triển để khắc phục những hạn chế của phương thức kế toán quản trị truyền thống và đáp ứng nhu cầu của môi trường kinh doanh đang thay đổi (Wu và cộng sự, 2007). 4.2. Đánh giá vấn đề đo lường thành quả doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng kế toán quản trị Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả thì các phương pháp đo lường thành quả có sự khác biệt nhất định. Một số nghiên cứu đo lường thành quả doanh nghiệp chỉ dựa trên chỉ tiêu tài chính (Gichaaga, 2014; Macinati và Anessi-Pessina, 2014). Tuy nhiên, Macinati và Anessi-Pessina (2014) nhận thấy phần lớn lợi ích của việc vận dụng kế toán quản trị mang lại cho doanh nghiệp là định tính và vô hình, vì vậy nếu chỉ thành quả tài chính đơn thuần thì chưa thể hiện hết được những thành quả của tổ chức, Chenhall (2003) đề xuất sử dụng kết hợp các đo lường phi tài chính và tài chính để đo lường thành quả tổ chức, vì vậy một số nghiên cứu đánh giá thành tổng thể dựa trên sự kết hợp chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (Gupta và Govindarajan, 1984; Govindarajan và Fisher, 1990; Baines và Langfield-Smith, 2003). Bên cạnh đó, có những nghiên cứu thì phân biệt tác động cụ thể của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả tài chính và phi tài chính chứ không xét trên thành quả tổng thể (Hoque và James, 2000; Cadez và Guilding, 2008), vì nếu thành quả được đánh giá một cách tổng quát sẽ có thể rơi vào trường hợp thành quả cao trong khi một số kỹ thuật kế toán quản trị được vận dụng không thực sự mang lại lợi ích (Agbejule và Huusko, 2011). Tuy nhiên, các tiêu chí đo lường thành quả phi tài chính có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, điều này phụ thuộc vào lựa chọn khác nhau từ những nhà nghiên cứu, và dẫn đến một thực trạng không đồng nhất về chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng trong các nghiên cứu. Coates và cộng sự (1992) nhận thấy những quan điểm khác biệt về thành quả ở các quốc gia khác nhau dẫn đến có những ưu tiên khác nhau đối với các hệ thống đo lường thành quả. Bên cạnh đó, Kerssens‐van Drongelen và cộng sự (2000) cho rằng ngoài việc đo lường thành quả hoạt động và hiệu quả của các quy trình tổ chức, thì cần nhấn mạnh nhu cầu đo lường nỗ lực của con người trong tổ chức. Tuy nhiên, Ahmad (2014) nhận thấy việc sử dụng đo lường phi tài chính tại các doanh nghiệp thường tập trung nhiều về quy trình nội bộ và khách hàng hơn là tập trung vào nhân viên. AbRahman và cộng sự (2016) nhận thấy tính hữu ích của việc sử dụng MAPs trong doanh nghiệp giúp cải thiện trách nhiệm của nhân viên và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kaplan (2009) đánh giá khía cạnh học tập và phát triển trong tổ chức đo lường mức độ mà tổ chức nỗ lực để cung cấp cho nhân viên của mình cơ hội phát triển và học hỏi trong lĩnh vực của họ và được xem là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của tổ chức. Thông qua quá trình lược khảo và phân tích từ những nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu về đo lường thành quả doanh nghiệp từ vận dụng kế toán quản trị, mà điển hình là những thành quả phi tài chính. Cụ thể, thước đo thành quả phi tài chính trong những nghiên cứu trước được tích hợp bởi nhiều tiêu chí đo lường, và vấn đề 684
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lựa chọn các tiêu chí đo lường vẫn chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ. Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung đánh giá thành quả tổng thể doanh nghiệp dẫn đến một thực trạng rằng thành quả tổng thể của doanh nghiệp có thể cao trong khi một số kỹ thuật kế toán quản trị được vận dụng không thực sự mang lại lợi ích. Đồng thời, các nghiên cứu trước đây chưa thực sự quan tâm đến thành quả về phương diện người lao động, liên quan đến các khía cạnh về học tập trong tổ chức nhằm đo lường năng lực của một công ty trong việc đổi mới, liên tục cải tiến và học hỏi (Behery và cộng sự, 2014). Khía cạnh này có xu hướng ngày càng được xem là quan trọng trong quá trình đánh giá thành quả doanh nghiệp vì nó xem như một tài sản vốn trí tuệ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp. 5. KẾT LUẬN Thành quả doanh nghiệp là một khái niệm rộng mang tính đa chiều và có sự thay đổi theo từng giai đoạn thời gian và bối cảnh kinh doanh. Thành quả không chỉ hướng đến kết quả cuối cùng mà còn cần được đánh giá cả về tính hiệu quả các hoạt động bên trong doanh nghiệp. Các phương pháp đánh giá thành quả đã trải qua những thay đổi đáng kể, từ phương pháp đánh giá chủ yếu dựa trên thành quả tài chính sang đánh giá dựa trên thành quả phi tài chính, sau đó tiếp tục đổi mới sang phương pháp đánh giá cân bằng và tích hợp. Từ phương pháp cân bằng và tích hợp dựa trên chiến lược của tổ chức sang phương pháp dựa trên lợi ích và đóng góp của các bên liên quan. Lúc này, định nghĩa về thành quả gắn liền với lợi ích của các bên liên quan như chủ doanh nghiệp, cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước. Tất cả những đặc điểm trên của thành quả khiến cho việc đo lường thành quả trong doanh nghiệp buộc phải xem xét toàn diện ở nhiều khía cạnh mà không chỉ dựa vào mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh vận dụng kế toán quản trị thì thành quả doanh nghiệp cần được xem xét cụ thể ở từng khía cạnh thành quả bên trong và bên ngoài, tài chính và phi tài chính, hữu hình và vô hình nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về những ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả. Trong bối cảnh đó, việc đo lường thành quả nên được đo lường dựa trên mô hình liên kết các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách hợp lý, tổng hợp được các khía cạnh thành quả và xác định các đối tượng đo lường chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Abdel‐Kader, M., & Luther, R. (2006). Management accounting practices in the British food and drinks industry. British Food Journal, 108(5), 336-357. 2. Abernethy, M. A., & Guthrie, C. H. (1994). An empirical assessment of the “fit” between strategy and management information system design. Accounting Finance, 34(2), 49-66. 3. AbRahman, N. A., Omar, N., Rashid, N. M. N. N. M., & Ramli, A. (2016). Improving employees accountability and firm performance through management accounting practices. Procedia Economics and Finance, 35, 92-98. 4. Agbejule, A., & Huusko, J. (2011). The benefits of management accounting practices in manufacturing and service firms: a Finnish study. International Journal of Services, Economics Management, 3(4), 354-375. 5. Ahmad, K. (2014). The Adoption of Management accounting practices in Malaysian Small and Medium-sized Enterprises. Asian Social Science, 10(2), 236. 6. Alamri, A. M. (2019). Association between strategic management accounting facets and organizational performance. Baltic Journal of Management, 14(2), 212-234. 685
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 7. Alvarez, T., Sensini, L., Bello, C., & Vazquez, M. (2021). Management Accounting Practices and Performance of SMEs in the Hotel Industry: Evidence from an emerging economy. International Journal of Business Social Science, 12(2), 24-35. 8. Baines, Annette & Langfield-Smith, Kim (2003). Antecedents to management accounting change: a structural equation approach. Accounting, Organizations Society, 28(7- 8), 675-698. 9. Banker, Rajiv D, Bardhan, Indranil R & Chen, Tai-Yuan (2008). The role of manufacturing practices in mediating the impact of activity-based costing on plant performance. Accounting, Organizations Society, 33(1), 1-19. 10. Behery, M., Jabeen, F., & Parakandi, M. (2014). Adopting a contemporary performance management system. International Journal of Productivity Performance Management, 63(1), 22-43. 11. Bourne, M., Mills, J., Wilcox, M., Neely, A., & Platts, K. (2000). Designing, implementing and updating performance measurement systems. International Journal of Operations Production Management, 20(7), 754-771. 12. Cadez, Simon & Guilding, Chris (2008). An exploratory investigation of an integrated contingency model of strategic management accounting. Accounting, Organizations Society, 33(7-8), 836-863. 13. Chenhall, Robert H & Langfield-Smith, Kim (1998a). Adoption and benefits of management accounting practices: an Australian study. Management Accounting Research, 9(1), 1-19. 14. Chenhall, Robert H & Langfield-Smith, Kim (1998b). The relationship between strategic priorities, management techniques and management accounting: an empirical investigation using a systems approach. Accounting, Organizations Society, 23(3), 243-264. 15. Chenhall, R. H. (2003). Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future. Accounting, Organizations and Society, 28(2-3), 127-168. 16. Chong, V. K., & Chong, K. M. (1997). Strategic choices, environmental uncertainty and SBU performance: a note on the intervening role of management accounting systems. Accounting Business Research, 27(4), 268-276. 17. Coates, J. B., Davis, E. W., Emmanuel, C. R., Longden, S. G., & Stacey, R. J. (1992). Multinational companies performance measurement systems: international perspectives. Management Accounting Research, 3(2), 133-150. 18. Dang, L., Le, T., & Pham, T. (2021). The effect of strategic management accounting on business performance of sugar enterprises in Vietnam. Accounting, 7(5), 1085-1094. 19. Dixon, J.R., Nanni, A.J. & Vollmann, T.E. (1990). The New Performance Challenge: Measuring Operations for World Class Competition. Irwin Homewood, IL: Dow Jones. 20. Eccles, R. G. (1991). The performance measurement manifesto. Harvard Business Review, 69(1), 131-137. 21. Georgopoulos, B. S., & Tannenbaum, A. S. (1957). A study of organizational effectiveness. American Sociological Review, 22(5), 534-540. 22. Ghalayini, A. M., & Noble, J. S. (1996). The changing basis of performance measurement. International Journal of Operations Production Management, 16(8), 63-80. 23. Gichaaga, P. M. (2014). Effects of management accounting practices on financial performance of manufacturing companies in Kenya. (PhD Thesis), University of Nairobi. 24. Hoque, Zahirul (2004). A contingency model of the association between strategy, environmental uncertainty and performance measurement: impact on organizational performance. International Business Review, 13(4), 485-502. 25. Hoque, Zahirul & James, Wendy (2000). Linking balanced scorecard measures to size and market factors: impact on organizational performance. Journal of Management Accounting Research, 12(1), 1-17. 686
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 26. Ittner, C. D., & Larcker, D. F. (1998). Innovations in performance measurement: trends and research implications. Journal of Management Accounting Research, 10, 205-238. 27. Ittner, C. D., & Larcker, D. F. (2001). Assessing empirical research in managerial accounting: a value-based management perspective. Journal of accounting Economics, 32(1-3), 349-410. 28. Ittner, C. D., Larcker, D. F., & Randall, T. (2003). Performance implications of strategic performance measurement in financial services firms. Accounting, Organizations and Society, 28(7-8), 715-741 29. Jermias, Johnny & Gani, Lindawati (2004). Integrating business strategy, organizational configurations and management accounting systems with business unit effectiveness: a fitness landscape approach. Management Accounting Research, 15(2), 179- 200. 30. Johnson, T. H., & Kaplan, R. S. (1987). Relevance lost: the rise and fall of management accounting. Harvard Business School Press, Boston, MA. 31. Jusoh, R., & Parnell, J. A. (2008). Competitive strategy and performance measurement in the Malaysian context. Management Decision, 46(1), 5-31. 32. Kaplan, R. S., Kaplan, R. E., Norton, D. P., Davenport, T. H., & Norton, D. P. (2004). Strategy maps: Converting intangible assets into tangible outcomes: Harvard Business Press. 33. Kaplan, Robert S (2009). Conceptual foundations of the balanced scorecard. Handbooks of Management Accounting Research, 3, 1253-1269. 34. Kaplan, Robert S & Norton, David P (1992).The balanced scorecard: measures that drive performance. Harvard Business Review, 71-79 35. Kerssens‐van Drongelen, Inge, Nixon, Bill & Pearson, Alan (2000). Performance measurement in industrial R&D. International Journal of Management Reviews, 2(2), 111-143. 36. Kober, R., Subraamanniam, T., & Watson, J. (2012). The impact of total quality management adoption on small and medium enterprises’ financial performance. Accounting Finance, 52(2), 421-438. 37. Le, H. M., Nguyen, T. T., & Hoang, T. C. (2020). Organizational culture, management accounting information, innovation capability and firm performance. Cogent Business & Management, 7(1), 1857594. 38. Lynch, R. & Cross, K. (1991). Measure Up – The Essential Guide to Measuring Business Performance. Mandarin: London. 39. Macinati, Manuela S & Anessi-Pessina (2014). Management accounting use and financial performance in public health-care organisations: Evidence from the Italian National Health Service. Health Policy, 117(1), 98-111. 40. Madhoun, K. A. (2020). Effects of Modern Strategic Management Accounting Techniques on Performance of Commercial Banks in Palestine: An Empirical Study. Journal of Economics, Finance Accounting Studies, 2(1), 35-48. 41. Mia, L., & Clarke, B. (1999). Market competition, management accounting systems and business unit performance. Management Accounting Research, 10(2), 137-158. 42. Neely, A. (1999), The Performance Measurement Revolution: Why Now and What Next?, International Journal of Operations & Production Management, Vol. 19 (2), 205-228. 43. Neely, A., Adams, C., & Crowe, P. (2001). The performance prism in practice. Measuring Business Excellence, 5(2), 6-13 44. Nuhu, N. A., Baird, K., & Appuhami, R. (2016). The association between the use of management accounting practices with organizational change and organizational performance. In Advances in Management Accounting, 26, 67-98. 45. Omar, T., & Zineb, I. (2019). Firm performance: Definition and measurement models. European Scientific Journal, 15(1), 93-106. 46. Otley, D. (2001). Accounting performance measurement: a review of its purposes and practices. International Journal of Business Performance Management, 3(2-4), 245-260 687
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 47. Richard, P. J., Devinney, T. M., Yip, G. S., & Johnson, G. (2009). Measuring organizational performance: Towards methodological best practice. Journal of Management, 35(3), 718-804. 48. Segovia, J., & Khataie, A. H. (2011). The Financial Performance Effects of Activity- Based Costing/Management In The Telecommunications Industry. Conference on Interdisciplinary Business Research (SIBR) 2011. 49. Taticchi, P., Tonelli, F., & Cagnazzo, L. (2010). Performance measurement and management: a literature review and a research agenda. Measuring Business Excellence, 14(1), 4-18. 50. Waihenya, C. (2018). Effects of Managerial Accounting Practices On Financial Performance: A Case of Manufacturing Firms in Industrial Area, Nairobi. Doctoral dissertation, United States International University-Africa. 51. Wang, D. H. M., & Huynh, Q. L. (2013). Mediating role of knowledge management in effect of management accounting practices on firm performance. Journal of Knowledge Management, Economics and Information Technology, 3(3), 1-25. 52. Wu, J., Boateng, A., & Drury, C. (2007). An analysis of the adoption, perceived benefits, and expected future emphasis of western management accounting practices in Chinese SOEs and JVs. The International Journal of Accounting, 42(2), 171-185. --- Thông tin tác giả: - Ths. Phạm Đình Tuấn, trường Đại học Nha Trang, số 02 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Email: tuanpd@ntu.edu.vn Số điện thoại: 0905.052.018 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán quản trị, Hệ thống thông tin kế toán - TS. Nguyễn Thành Cường, trường Đại học Nha Trang, số 02 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Email: cuongnt@ntu.edu.vn Số điện thoại: 0913.482.890 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng 688
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2