intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh lam thắng cảnh

Chia sẻ: Emerald Lee | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

219
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Danh lam thắng cảnh" để hiểu hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh lam thắng cảnh

  1. DANH LAM THẮNG CẢNH I. Khái niệm: Theo điều 4 chương I ­ luật Di Sản Văn Hoá Việt Nam 2001: “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp  giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ,  khoa học.” II. Phân loại: Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. III. Giới thiệu: 1. Tam Cốc ­ Bích Động,  - còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. [1] Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Các tuyến du thuyền gồm: + Tuyến bến Văn Lâm - sông Ngô Đồng - Tam Cốc; Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Phong cảnh Tam Cốc, nhất là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặc màu bạc của nước trên cánh đồng). + Tuyến Xuyên thủy động (xuyên dưới Bích Động); Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Kẽm Trống]. Phía trước động là dòng sông Hoàng Long uốn lượn
  2. bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa. Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. + Tuyến Thạch Bích - thung Nắng; Thung Nắng thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đường vào Thung Nắng phải đi bằng thuyền khoảng 3 km. + Tuyến thung Nham - vườn chim, Điểm dừng chân đầu tiên trong tuyến du lịch Vườn Chim Thung Nham là động Vái Giời. Từ dưới chân núi du khách đi lên 439 bậc đá sẽ tới cửa Động. Động Vái Giời rộng khoảng 5000 m2, được chia làm 3 tầng riêng biệt: tầng Địa Ngục, tầng Trần Gian và tầng Thiên Đường + Tuyến hang Bụt - động Thiên Hà.. Hang Bụt hiện dài gần 500 m, lòng hang rất rộng và có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ. Nằm chính giữa hang là một tấm nhũ đá cao 1,5 m rộng 2 m có hình thù giống như một ông bụt hiện ra. Các điểm du lịch đi bộ, xe đạp và leo núi: + Núi và chùa Bích Động; Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi. + động Tiên; Động Tiên là động khô đẹp của khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Động nằm cách chùa Bích Động gần 1 km. Phạm vi động gồm có ba hang lớn, rộng và cao. Trần động có nhiều vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc trông như những rễ cây lớn. Trên trần có nhiều dơi và chim cư trú . + hang Múa; Đây là khu du lịch nhân tạo với các dịch vụ như leo núi, nghỉ ngơi cuối tuần và hội nghị. Tương truyền, hang Múa là nơi biểu diễn văn nghệ, múa hát của các cung nữ thời nhà Trần trước đây. + khu nhà cổ Cố Viên Lầu; Cố Viên Lầu là khu nhà cổ gồm nhiều ngôi nhà được sưu tầm chủ yếu tại Ninh Bình khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2008, khu nhà cổ Cố Viên Lầu được ngành Văn hóa – Du lịch Ninh Bình bổ sung vào khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Cố Viên Lầu nằm ngay cạnh bến thuyền Tam Cốc và trên đường đi đền Thái Vi. + đền Thái Vi - động Thiên Hương... Đền Thái Vi là nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Trần Thị Dung. Xưa vùng núi Tam Cốc là nơi nhà Trần về đây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, là một động khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15 m. Động có chiều cao khoảng 60 m, sâu 40 m, rộng 20 m. Đỉnh động rỗng nên động còn có tên là Động Trời.
  3. 2. Cao nguyên Đồng Văn Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá  trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn,Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang,  Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá  Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN)  của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.[1] Đây hiện là  danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á. Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng  những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ quả đất, những hiện tượng tự nhiên,  cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa  lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn,đèo Mã Pí Lèng, núi Đôi Quản Bạ v.v. 3. Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Một số vườn quốc gia Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như Phong Nha-Kẻ Bàng, hoặc là một phần của di sản thiên nhiên thế giới như Bái Tử Long thuộc di sản Vịnh Hạ Long. Toàn bộ hoặc một phần của một số vườn quốc gia Việt Nam đã hoặc đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như: Hồ Ba Bể thuộc Vườn quốc gia Ba Bể, hang Con Moong thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Cát Tiên. Nhiều vườn quốc gia là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới (một danh hiệu do UNESCO trao tặng) như: * Vườn quốc gia Cát Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. * Vườn quốc gia Xuân Thủy, cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng * Vườn quốc gia Pù Mát, cùng với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Pù Hoạt là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An * Vườn quốc gia Cát Tiên trùng ranh giới với khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên * Các vườn quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ cùng với dãy phòng hộ ven Biển Tây là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau * Các vườn quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc, cùng với Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2