intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh sách bài tập thảo luận môn Thông tin di động

Chia sẻ: Photocopy Xứ Lạng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

158
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Danh sách bài tập thảo luận môn Thông tin di động gồm có danh sách bài tập các chương 2, 3, 4. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học học phần môn Thông tin di động. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh sách bài tập thảo luận môn Thông tin di động

  1. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Danh sách bài tập chương 2 Bài 1: Giải thích phương pháp nâng cao dung lượng tế bào? Bài 2: Giải thích vấn đề cơ bản nhiễu cùng kênh, mối quan hệ với dung lượng hệ thống? Bài 3: Giải thích vấn đề cơ bản nhiễu kênh lân cận, mối quan hệ với dung lượng hệ thống? Bài 4: Hãy cho biết kích thước nhóm tế bào là gì? Cấp độ dịch vụ, hiệu suất trung kế? Một hệ thống thông tin di động được cấp 120 kênh lưu lượng, Hệ thống sử dụng hệ số lặp lại nhóm bằng 7, khi hệ thống có cùng cấp độ dịch vụ là 4%. Tính lưu lượng hệ thống tế bào trên và lưu lượng của toàn hệ thống (coi hệ thống sử dụng tổng đài không nhớ cuộc gọi bị chặn) và hệ thống có tổng cộng 1000 tế bào. Bài 5: Hãy cho biết thế nào là kích thước nhóm N, kênh chung, cấp độ dịch vụ, lưu lượng của người sử dụng và lưu lượng hệ thống tế bào? Một hệ thống thông tin di động được cấp phổ tần 50MHz, hệ thống sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số với độ rộng mỗi kênh đường lên hoặc đường xuống là như nhau bằng 200kHz. Tính số kênh trên mỗi tế bào trong các trường hợp kích thước nhóm bằng 7. Bài 6: Hãy cho biết thế nào là lưu lượng và cường độ lưu lượng? Một thành phố rộng 1000km2 được phủ sóng bởi hệ thống tế bào lục giác và được thiết kế 7 tế bào lặp lại. Với mỗi tế bào có bán kính là R = 1.5km. thành phố được cấp phát băng tần với động rộng băng tổng cộng là 50MHz phổ và độ rộng băng của một kênh đúp là 200KHz. Giả sử cấp độ dịch vụ là 5% theo công thức Erlang B với tổng đài không nhớ cuộc gọi bị chặn, Tính: a. Số tế bào trong thành phố? b. Số kênh trên một tế bào? c. Lưu lượng trên mỗi tế bào? d. Lưu lượng của toàn thành phố? Bài 7: Một kênh trung kế trung bình phục vụ 4 người sử dụng là A, B, C, D cùng một lúc trong đó có 2 người là A và C trung bình 1 giờ có 4 cuộc gọi và mỗi cuộc gọi kéo dài 2 phút, 2 người còn lại là B và D trung bình có 2 cuộc gọi và mỗi cuộc gọi trung bình kéo dài 3.5 phút. Tính cường độ lưu lượng của mỗt người và lưu lượng tổng cộng của kênh trung kế đó Bài 8: Hãy cho biết thế nào là lưu lượng và cường độ lưu lượng? Một thành phố rộng 1000km2 được phủ sóng bởi hệ thống tế bào lục giác và được thiết kế 7 tế bào lặp lại. Với mỗi tế bào có bán kính là R = 3km. thành phố được cấp phát băng tần với động 1 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  2. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc rộng băng tổng cộng là 50MHz phổ và độ rộng băng của một kênh đúp là 50KHz. Giả sử cấp độ dịch vụ là 1% theo công thức Erlang B với tổng đài không nhớ cuộc gọi bị chặn và lưu lượng của mỗi khách hàng trung bình là 0.02 Erl. Tính a. Số tế bào trong thành phố? b. Số kênh trên một tế bào? c. Lưu lượng cuộc gọi trên mỗi tế bào? Bài 9: Một hệ thống di động tế vào với tổng số kênh lưu lượng thoại là 140 kênh. Hệ thống sử dụng tế bào lục giác đều với bán kính tế bào là 1.387km và tổng cộng diện tính toàn bộ hệ thống là 2000km2. Tính (a) dung lượng hệ thống tế bào nếu kích thước nhóm tế bào bằng 4. Bài 10: Một hệ thống di động tế vào với tổng số cặp kênh lưu lượng thoại là 160 kênh. Hệ thống sử dụng tế bào lục giác đều với bán kính tế bào là 1.387km và tổng cộng diện tính toàn bộ hệ thống là 2000km2. Tính (a) dung lượng hệ thống tế bào nếu kích thước nhóm tế bào bằng 4. (b) dung lượng hệ thống tế bào nếu kích thước nhóm tế bào bằng 7. Khi đó dung lượng hệ thống tăng hay giảm? giả sử cấp độ dịch vụ là 5% xác định lưu lượng mỗi tế bào tương ứng trong các trường hợp trên. Bài 11: Phổ tần 25MHz được phân cho hệ di động song công theo tần số có độ rộng kênh song công là 60kHz. Tính số kênh ở mỗi tế bào ở các trường hợp. a. N = 4, b. N = 12 Nếu vùng dịch vụ có 2500 tế bào. Tính dung lượng hệ thống trong mỗi trường hợp đó? Bài 12: Hãy cho biết mối quan hệ giữa phân chia kênh truyền, kích thước nhóm và dung lượng hệ thống? Với một hệ thống thông tin di động có tổng số 1000 tế bào, hệ thống có tổng số 140 kênh với hệ số lặp lại tế bào là 7. Hãy tính dung lượng hệ thống? Bài 13: Tính tỷ số S/I đồng kênh biết hệ số mũ suy giảm sóng điện từ là 3.5, và coi rằng chỉ có 6 tế bào xung quanh gây nhiễu với cự ly và công suất như nhau, và kích thước nhóm bằng 7. Bài 14: Tính tỷ số S/I kênh lân cận biết hệ số mũ suy giảm sóng điện từ là 3.5, với kích thước nhóm tế bào bằng 4, với sườn dốc của bộ lọc là 18dB/octabi. Và coi kênh lân cận gây nhiễu ở khoảng cách gần hơn gấp 10 lần kênh mong muốn Bài 15: Một kênh trung kế trung bình phục vụ 4 người sử dụng là A, B, C, D cùng một lúc trong đó có 2 người là A và C trung bình 1 giờ có 6 cuộc gọi và mỗi cuộc gọi kéo dài 3 phút, 2 người còn lại là B và D trung bình có 3 cuộc gọi và mỗi cuộc gọi trung bình kéo dài 1.5 phút. Tính cường độ lưu lượng của mỗt người và lưu lượng tổng cộng của kênh trung kế đó. 2 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  3. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Danh sách bài tập chương 3 Bài 1: Cho bộ mã khối tuyến tính C(7, 4) có hệ phương trình bit dư thêm vào là:  p1 = u1 + u 3 + u 4   p 2 = u1 + u 2 + u 4 p =u +u +u  3 1 2 3 Xác định ma trận bit dư thêm vào P, ma trận sinh mã G, ma trận kiểm tra H? Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 2: Cho bộ mã khối tuyến tính C(6, 3) có hệ phương trình bit dư thêm vào là:  p1 = u1 + u 3   p 2 = u1 + u 2 p = u + u  3 2 3 Xác định ma trận bit dư thêm vào P, ma trận sinh mã G, ma trận kiểm tra H? Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 3: Cho bộ mã khối tuyến tính C(7, 4) có ma trận sinh mã là: 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 1 1 0 G= 0 0 1 0 1 0 1   0 0 0 1 0 1 1 Xác định ma trận bit dư thêm vào P, ma trận kiểm tra H? Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? 3 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  4. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 4: Cho mã khối C(6, 3) với ma trận sinh mã G có dạng như sau: 1 0 0 1 0 1 G = 0 1 0 0 1 1 0 0 1 1 1 0 Xác định ma trận kiểm tra H, xác định bảng trạng thái lối ra của bộ mã hoá, kiểm tra tính chất tuyến tính của từ mã, cho dòng dữ liệu vào là 101 011 xác định dòng dữ liệu lối ra của bộ mã hoá. Bài 5: Anh chị hãy trình bày đặc điểm của bộ mã xoắn. Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(7, 5) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dữ liệu vào là 01011 xác định dữ liệu lối ra dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 00. Bài 6: Anh chị hãy định nghĩa thế nào là mã khối? Cách tạo mã CRC? Cho mã CRC C(7, 4) với đa thức sinh mã có dạng sau: G(x) = x3 + x2 + 1 Cho chuỗi dữ liệu vào là 0110 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã hoá? Bài 7: Cho mã khối C(6, 3) với ma trận sinh mã G có dạng như sau: 1 0 0 0 1 1 G = 0 1 0 1 0 1  0 0 1 1 1 0  Xác định ma trận kiểm tra H, Xác định bảng trạng thái lối ra của bộ mã hoá, kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hoá, Xác định khoảng cách Hamming tối thiểu của từ mã. Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ mã hoá. Cho dòng dữ liệu vào là 101 010 111 xác định dòng dữ liệu lối ra của bộ mã hoá. Bài 8: Đặc điểm của bộ mã xoắn? Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dòng dữ liệu lối vào là 1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 11. Bài 9: Đặc điểm của bộ mã khối? trình bày tích chất của mã khối tuyến tính? Cho bộ mã khối C(7, 4), với các bit dư thêm vào thoả mãn hệ phương trình sau  p1 = u1 + u 2 + u 4   p2 = u 2 + u3 + u 4 p =u +u +u  3 1 3 4 4 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  5. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Với ui đặc trưng cho bit dữ liệu lối vào, pi đặc trưng cho các bit dư thêm vào. Xác định ma trận sinh mã G, hãy lập bảng trạng thái lối vào và lối ra của bộ mã hoá trên? Bộ mã khối trên có phải là bộ mã khối tuyến tính không? Xác định khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hoá? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ mã hoá. Cho dữ liệu vào là 1010 1101 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã hoá Bài 10: Trọng lượng từ mã? Khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hoá là gì? đặc điểm giải mã đặc trưng Syndrome? Cho mã khối C(7, 4) với đa thức sinh mã có dạng sau: 1 0 0 1 1 0 0   0 1 0 0 1 1 1 G=  0 0 1 0 0 1 1    0 0 0 1 1 0 1 Xác định bảng trạng thái lối vào và ra của bộ mã hoá. Xác định trọng lượng tối thiểu của bộ mã hoá? Bộ mã khối trên có phải là mã khối tuyến tính không? Xác định khoảng cách Hamming tối thiểu cho bộ mã hoá? Cho chuỗi dữ liệu vào là 0110 xác định dữ liệu lối ra? Đánh 1 lỗi ở vị trí dữ liệu lối ra, hãy xác định lỗi và sửa lỗi theo giải mã đặc trưng syndrome. Bài 11: Đặc điểm của mã dư thừa vòng CRC? Các bước tạo mã dư thừa vòng? Cho bộ mã hoá C(7, 4) với đa thức tạo mã g(x) = x3 + x2 + 1 Cho dãy dữ liệu vào là 1101 0110 1011 xác định dãy dữ liệu lối ra của bộ mã hoá Bài 12: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Cho dữ liệu vào là 110110111 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã hóa. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 10. Bài 13: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 11010011101 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 11 Bài 14: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ 5 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  6. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc liệu lối vào là 1010010110 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 01 Bài 15: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã trong trường nhị phân là G(111, 101) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 1011010010 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn dựa trên sơ đồ thanh ghi dịch ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 00 Bài 16: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(6, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dữ liệu vào là 1010010110 xác định dữ liệu lối ra dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 11. Bài 17: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã trong trường nhị phân là G(101, 110) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 1011010010 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn dựa trên sơ đồ thanh ghi dịch ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 10 Bài 18: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(7, 5) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dữ liệu vào là 110110001 xác định dữ liệu lối ra dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 00. Bài 19: Cho bộ mã khối tuyến tính C(7, 4) có hệ phương trình bit dư thêm vào là:  p1 = u1 + u 3 + u 4   p 2 = u1 + u 2 + u 3 p =u +u +u  3 1 2 4 Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 20: Cho bộ mã khối tuyến tính C(6, 3) có hệ phương trình bit dư thêm vào là:  p1 = u1 + u 3   p 2 = u1 + u 2 p = u + u  3 2 3 6 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  7. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Xác định ma trận bit dư thêm vào P, ma trận sinh mã G, ma trận kiểm tra H? Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 21: Cho bộ mã khối tuyến tính C(7,4) có ma trận sinh mã là: 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 1 1 0 G= 0 0 1 0 1 0 1   0 0 0 1 0 1 1 Xác định ma trận bit dư thêm vào P, ma trận kiểm tra H? Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 22: Cho mã khối C(6,3) với ma trận sinh mã G có dạng như sau: 1 0 1 1 1 0  G = 0 0 1 1 0 1  0 1 1 0 1 0  Xác định ma trận kiểm tra H, xác định bảng trạng thái lối ra của bộ mã hoá, kiểm tra tính chất tuyến tính của từ mã, cho dòng dữ liệu vào là 101 011 xác định dòng dữ liệu lối ra của bộ mã hoá. Bài 23: Anh chị hãy trình bày đặc điểm của bộ mã xoắn. Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(7, 5) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dữ liệu vào là 01011 xác định dữ liệu lối ra dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 00. Bài 24: Anh chị hãy định nghĩa thế nào là mã khối? Cách tạo mã CRC? Cho mã CRC C(7,4) với đa thức sinh mã có dạng sau: G(x) = x3 + x2 + 1 Cho chuỗi dữ liệu vào là 0110 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã hoá? 7 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  8. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Bài 25: Cho mã khối C(6,3) với ma trận sinh mã G có dạng như sau: Xác định ma trận kiểm tra H, Xác định bảng trạng thái lối ra của bộ mã hoá, kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hoá, Xác định khoảng cách Hamming tối thiểu của từ mã. Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ mã hoá. Cho dòng dữ liệu vào là 101 010 111 xác định dòng dữ liệu lối ra của bộ mã hoá. Đánh 1 lỗi và yêu cầu sửa lỗi trên Bài 26: Đặc điểm của bộ mã xoắn? Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dòng dữ liệu lối vào là 1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 11. Bài 27: Đặc điểm của bộ mã khối? trình bày tích chất của mã khối tuyến tính? Cho bộ mã khối C(7,4),với các bit dư thêm vào thoả mãn hệ phương trình sau  p1 = u1 + u 2 + u 4   p2 = u 2 + u3 + u 4 p =u +u +u  3 1 3 4 Với ui đặc trưng cho bit dữ liệu lối vào, pi đặc trưng cho các bit dư thêm vào Hãy xác định ma trận sinh mã G, hãy lập bảng trạng thái lối vào và lối ra của bộ mã hoá trên? Bộ mã khối trên có phải là bộ mã khối tuyến tính không? Xác định khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hoá? Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ mã hoá. Cho dữ liệu vào là 1010 1101 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã hoá Bài 28: Trọng lượng từ mã? Khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hoá là gì? đặc điểm giải mã đặc trưng Syndrome? Cho mã khối C(7, 4) với đa thức sinh mã có dạng sau: 1 0 00 1 1 0   0 1 0 0 1 1 1 G=  0 0 1 0 0 1 1   0 0 0 1 1 0 1 Xác định bảng trạng thái lối vào và ra của bộ mã hoá. Xác định trọng lượng tối thiểu của bộ mã hoá? Bộ mã khối trên có phải là mã khối tuyến tính không? Xác định khoảng cách Hamming tối thiểu cho bộ mã hoá? Cho chuỗi dữ liệu vào là 0110 xác định dữ liệu lối ra? Đánh 1 lỗi ở vị trí dữ liệu lối ra, hãy xác định lỗi và sửa lỗi theo giải mã đặc trưng syndrome. Bài 29: Đặc điểm của mã dư thừa vòng CRC? Các bước tạo mã dư thừa vòng? Cho bộ mã hoá C(7,4) với đa thức tạo mã g(x) = x3 + x2 + 1 8 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  9. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Cho dãy dữ liệu vào là 1101 0110 1011 xác định dãy dữ liệu lối ra của bộ mã hoá Bài 30: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Cho dữ liệu vào là 110110111 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã hóa. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 10. Bài 31: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 11010011101 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 11 Bài 32: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(5, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 1010010110 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 01 Bài 33: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã trong trường nhị phân là G(111, 101) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 1011010010 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn dựa trên sơ đồ thanh ghi dịch ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 00 Bài 34: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(6, 7) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch và sơ đồ chuyển dịch trạng thái? Cho dữ liệu vào là 1010010110 xác định dữ liệu lối ra dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 11. Bài 35: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã trong trường nhị phân là G(101, 110) biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch? Anh chị hãy cho biết các thông số của bộ mã xoắn trên? Cho dữ liệu lối vào là 1011010010 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã xoắn dựa trên sơ đồ thanh ghi dịch ở trên. Giả sử trạng thái đầu tiên của bộ mã xoắn là 10 Bài 36: Cho bộ mã khối tuyến tính C(5, 1) có hệ phương trình bit dư thêm vào là:  p1 = u1 p =u  2 1   p3 = u1 G=[I; P] với  p4 = u1 Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? 9 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  10. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. Bài 37: Cho bộ mã xoắn có đa thức tạo mã G(7, 5) Xác định các thông số của bộ mã xoắn. Biểu diễn bộ mã xoắn trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch Sơ đồ chuyển dịch trạng thái, Sơ đồ lưới Biết trạng thái đầu tiên bằn 00 Cho dữ liệu vào là 101100 xác định dữ liệu lối ra của bộ mã dựa vào sơ đồ dịch chuyển trạng thái ở trên. Dánh lỗi ở vị trí bit thứ 3 và thứ 7 nhận được. giải mã xoắn trên và so sánh có bao nhiêu bit bị lỗi trước và sau bộ mã xoắn. Bài 38: Cho bộ mã khối tuyến tính có ma trận sinh mã là: 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 0  G= 1 0 1 1 0 0 0   1 0 0 1 0 1 1 Xác định ma trận bit dư thêm vào P, ma trận kiểm tra H? Xác định bảng trạng thái dữ liệu đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa tương ứng? Kiểm tra tính chất tuyến tính của bộ mã hóa? Xác định trọng lượng và khoảng cách Hamming tối thiểu của bộ mã hóa? Cho từ mã vào là 101100110111 xác định dữ liệu ra của bộ mã hóa Bình luận khả năng sửa lỗi và phát hiện lỗi của bộ hóa? Đánh 1 lỗi bất kỳ dữ liệu nhận được, yêu cầu sửa lỗi đó. 10 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  11. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Danh sách bài tập chương 4 Bài 1: Trình bày đặc điểm chung của hệ thống thông tin di động GSM? Bài 2: Trình bày quá trình thiết lập cuộc gọi xuất phát từ thuê bao di động GSM . Bài 3: Trình bày quá trình thiết lập cuộc gọi từ một mạng khác tới thuê bao di động GSM. Bài 4: Trình bày kiến trúc và chức năng của từng thiết bị trong hệ thống thông tin di động GSM? Bài 5: Trình bày đặc điểm kiến trúc vô tuyến của hệ thống thông tin di động GSM 900MHz? Bài 6: Nêu và trình bày đặc điểm các loại kênh trong hệ thống thông tin di động GSM? Bài 7: Trình bày các bước xử lý tín hiệu trong mạng thông tin di động GSM? Bài 8: Vẽ hình và giải thích kiến trúc mạng GPRS. Bài 9: Nêu và giải thích chức năng các loại kênh trong hệ thống thông tin di động thế hệ 2.5G – GPRS. Bài 10: So sánh kiến trúc hệ thống thống thông tin di động thế hệ 2 và 2.5 11 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
  12. Danh sách bài tập thảo luận môn thông tin di động. 2016 Phạm Văn Ngọc Danh sách bài tập chương 5 Bài 1: Cho biết thế nào là một hệ thống thông tin trải phổ? Nêu và phân tích ưu điểm của hệ thống thông tin trải phổ? Bài 2: Cho biết thế nào là một hệ thống thông tin trải phổ? Đặc điểm của các hệ thống thông tin trải phổ? Bài 3: Nêu và giải thích chức năng của các thiết bị trong kiến trúc hệ thống CDMA? Bài 4: So sánh sự giống và khác nhau cơ bản trong kiến trúc hệ thống của GSM và CMDA? Bài 5: Trình bày đặc điểm của dãy giả ngẫu nhiên PN? Cho đa thức g(D) = 1 + D + D4, trạng thái đầu tiên trong thanh ghi dịch là 1010, hãy biểu diến đa thức trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch, xác định chuỗi dữ liệu PN lối ra? Bài 6: Trình bày đặc điểm của dãy giả ngẫu nhiên PN? Cho đa thức g(D) = 1 + D + D3, trạng thái đầu tiên trong thanh ghi dịch là 1001, hãy biểu diến đa thức trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch, xác định chuỗi dữ liệu PN lối ra? chuỗi dữ liệu lối ra có phải là chuỗi thanh ghi dịch tuyến tính không? Cho ví dụ minh hoạ Bài 7: Trình bày các tính chất của chuỗi MLSR? Cho đa thức g(D) = 1 + D2 + D3, trạng thái đầu tiên trong thanh ghi dịch là 1101, hãy biểu diến đa thức trên dưới dạng sơ đồ thanh ghi dịch, xác định chuỗi dữ liệu PN lối ra, đây có phải bộ tạo chuỗi thanh ghi dịch tuyến tính không? chỉ ra ví dụ xác định rõ tính chất của chuỗi thanh ghi dịch tuyến tính. Bài 8: Trình bày đặc điểm và hoạt động của trải phổ chuỗi trực tiếp? Bài 9: Trình bày đặc điểm của trải phổ nhảy tần? so sánh sự khác nhau giữa trải phổ chuỗi trực tiếp và trải phổ nhảy tần? Bài 10: Trình bày các loại kênh đường xuống trong hệ thống thông tin di động CDMA? Bài 11: Trình bày các loại kênh đường lên trong hệ thống thông tin di động CDMA? Bài 12: Hãy cho biết tại sao hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp lại chống được hiện tượng đa đường và đa truy cập. 12 Bộ môn Công nghệ truyền thông Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2