intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây - Lê Văn Tâm

Chia sẻ: Nguyễn Xuân Trọng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

118
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây" dưới đây. Nội dung giới thiệu đến các bạn những nội dung về bản chất con người và tính hợp pháp chính trị. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây - Lê Văn Tâm

Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đạo đức học và triết học<br /> chính trị ở phương Tây<br /> Bởi:<br /> Lê Văn Tâm<br /> <br /> <br /> Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Thomas Hobbes<br /> <br /> Trong The Republic (Cộng hòa) Plato đã tuyên bố rằng xã hội lý tưởng phải được điều<br /> hành bởi một hội đồng của các vua-triết gia, bởi vì những người giỏi triết học thường<br /> là có khả năng nhận thức được điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng<br /> yêu cầu các triết gia phải gia nhập và tự khẳng định mình trong xã hội nhiều năm trước<br /> khi bắt đầu công việc trị vì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle, con người là động<br /> vật chính trị (nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết lập để theo đuổi điều tốt<br /> cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà nước (polis) là dạng cao nhất của cộng<br /> đồng, nó có mục đích theo đuổi điều tốt đẹp nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trị<br /> như là kết quả của các bất bình đẳng tự nhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những<br /> sự khác biệt này, ông ta ủng hộ một giai cấp quý tộc với những người có khả năng và có<br /> đạo đức. Đối với Aristotle, một người không thể nào là hoàn hảo nếu như anh ta không<br /> sống trong một cộng đồng. Hai cuốn sách của ông Đạo đức Nicomachean và Chính trị<br /> phải được đọc theo đúng trật tự đó. Cuốn sách đầu nói với các phẩm chất đạo đức (hay<br /> là "sự xuất sắc") của một người như là một công dân; cuốn thứ hai nói về một dạng nhà<br /> nước thích hợp để bảo đảm cho các công dân đều có phẩm chất tốt, và do đó là hoàn<br /> thiện. Cả hai cuốn sách đều nói về vai trò quan trọng của sự công bằng trong đời sống<br /> dân sự.<br /> <br /> Nicolas xứ Cusa đã thổi lại tư tưởng của Plato trong những năm đầu thế kỉ 15. Ông đã<br /> ủng hộ dân chủ trong châu Âu thời Trung cổ, cả trong những cuốn sách ông viết lẫn tổ<br /> chức Hội đồng Florence của ông. Không giống như Aristotle và truyền thống Hobbes<br /> thường đi theo, Cusa xem tất cả con người là bằng nhau và linh thiêng (nghĩa là, được<br /> <br /> <br /> 1/2<br /> Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây<br /> <br /> <br /> tạo ra theo mẫu của Chúa), do vậy dân chủ là thể chế công bằng duy nhất của nhà nước.<br /> Quan điểm của Cusa được một số người cho là đã làm bùng nổ thời đại Phục hưng Ý,<br /> đưa ra khái niệm "quốc gia-nhà nước".<br /> <br /> Sau này, Niccolò Machiavelli đã phủ nhận quan điểm của Aristotle và Thomas Aquinas<br /> là không thực tế. Chính quyền cai trị lý tưởng không phải là hiện thân của các giá trị<br /> đạo đức; mà chính quyền nên làm những gì cần và đủ, hơn là làm những gì đáng được<br /> ca ngợi về đạo đức. Thomas Hobbes cũng thách thức nhiều điểm trong quan điểm của<br /> Aristotle. Đối với Hobbes, bản chất của con người nhìn chung là chống-xã hội: con<br /> người thường mang tính cá nhân vị kỉ, và chủ nghĩa cá nhân này làm cuộc sống khó<br /> khăn trong trạng thái xã hội tự nhiên. Hơn nữa, Hobbes lý luận rằng, mặc dù con người<br /> có thể có những bất bình đẳng tự nhiên, nhưng những điều này là không đáng kể, bởi<br /> vì không có một tài năng hay đức hạnh đặc biệt nào làm họ có thể an toàn khỏi bị hại<br /> bởi người khác. Vì những lý do này, Hobbes kết luận rằng một nhà nước xuất phát từ sự<br /> đồng thuận chung để đưa toàn bộ cộng đồng ra khỏi trạng thái tự nhiên. Điều này chỉ có<br /> thể làm được bằng cách thiết lập một chính quyền, nó được trao quyền cai quản toàn bộ<br /> cộng đồng, và có khả năng làm cho người khác phải kính sợ.<br /> <br /> Nhiều người trong thời đại Khai sáng đã không thỏa mãn với những học thuyết đang có<br /> trong triết học chính trị, các học thuyết làm giảm đi hay không chú trọng đến khả năng<br /> của một nước dân chủ. Jean-Jacques Rousseau là một trong những người cố gắng lật đổ<br /> những học thuyết này: ông đáp lại Hobbes bằng tuyên bố rằng con người về bản chất<br /> tự nhiên là một dạng "noble savage", và rằng xã hội và những thỏa thuận xã hội đã làm<br /> hỏng đi bản chất tự nhiên đó. Một người chỉ trích khác là John Locke. Trong Second<br /> Treatise on Government ông đồng ý với Hobbes rằng quốc gia-nhà nước là một công<br /> cụ hiệu quả để đưa con người ra khỏi trạng thái đáng ghét đó, nhưng ông lý luận rằng<br /> the sovereign might become an abominable institution compared to the relatively benign<br /> unmodulated state of nature<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2/2<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2