intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực ngành Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh tự chủ đại học

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực ngành Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh tự chủ đại học" phân tích và đưa ra một số yêu cầu đổi mới đào tạo từ mục tiêu giảng dạy, chương trình giảng dạy, nội dung và hình thức giảng dạy, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên, giảng viên, học liệu số, hạ tầng công nghệ, chính sách, quản lý đào tạo đáp ứng chuyển đổi số và tự chủ đại học hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực ngành Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh tự chủ đại học

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Nguyễn Thị Nhung1 Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Abstract Training information-library human resources to meet the requirements of digital transformation and university autonomy is posing significant challenges to the industry. From practical research on the current training program, to provide human resources with information-library and information technology knowledge and skills, and complementary knowledge working in the digital environment requires institutions Training must change. In order to do that, in the article, we have analyzed and given a number of requirements for training innovation from teaching objectives, teaching programs, teaching content and forms, teaching methods, teaching staff. lecturers, digital learning materials, technology infrastructure, policies, and training management to meet the current digital transformation and university autonomy. Keywords: Human Resources, Information-Library, Digital Transformation 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo nguồn nhân lực (NNL) đáp ứng được yêu cầu và vận hành các hoạt động, khâu, lĩnh vực trong môi trường số đòi hỏi NNL cần có những kiến thức về kỹ năng nghề, kỹ năng công nghệ. Để đáp ứng được NNL số trong chuyển đổi số và tự chủ đại học thì mọi lĩnh vực hoạt động phải có những chiến lược phát triển đào tạo NNL phù hợp, trong đó có ngành Thông tin - Thư viện (TT-TV). Với chiến lược, chương trình chuyển đổi số ngành TT-TV đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành như: Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020; Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/2/2021; Quyết định 131/QĐ- TTg ngày 25/1/2022; Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022; Quyết định số 146/QĐ- TTg ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Ở những chương trình, đề án phát triển hoạt động TT-TV số, nhân lực số đòi hỏi công tác đào tạo NNL đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi số và xây dựng thư viện số, trong bối cảnh tự chủ đại học là vô cùng quan trọng. Chuyển đổi số ngành TT-TV là chương trình nhằm ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là công nghệ số vào tất cả các hoạt động thư viện, đòi hỏi công tác đào tạo NNL thư viện số đang là một thách thức đối với ngành, trong đó có các cơ sở đào tạo (CSĐT) phải đảm bảo các yêu cầu đào tạo mới trong quá trình chuyển đổi số và tự chủ đào tạo (TCĐT). 2. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH TT-TV TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TCĐT Hiện nay trong cả nước có 16 trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành TT-TV, Khoa học thư viện, trong đó có 9 đại học đào tạo đại học, sau đại học về ngành TT-TV gồm có: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ 1 nguyenthinhung@dvtdt.edu.vn 328
  2. Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ; Có 7 trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng gồm: Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nam Định, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Cần Thơ, Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Đà Nẵng. Ngoài ra, còn nhiều trường trung cấp nghề đào tạo thư viện - thiết bị và các lớp đào tạo nghề. Mỗi trường tùy vào mục tiêu và định hướng đào tạo quá trình chuyển đổi số, tự chủ trong đào tạo đã xây dựng các chương trình đào tạo (CTĐT) phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Một số trường xây dựng CTĐT theo định hướng trường đào tạo hàn lâm là: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại một số trường định hướng đào tạo ứng dụng, đào tạo nghề. Để đáp ứng được thực tiễn chuyển đổi số ngành TT-TV và tự chủ trong đào tạo đại học đòi hỏi công tác đào tạo phải được đổi mới và các yêu cầu đổi mới trong ngành TT-TV cần phải được triển khai để đáp ứng NNL làm việc trong môi trường số và TCĐT của ngành ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. 2.1. Yêu cầu về mục tiêu và chương trình dạy học * Mục tiêu dạy học: ngoài mục tiêu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn cơ bản cần phải đưa thêm một số nội dung về kiến thức năng lực số, kỹ năng số, môi trường số. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngày nay cho phép người thầy có cơ hội phát triển tiềm năng tối đa cho mỗi sinh viên (SV) có thể phân hóa dạy học ở cấp độ cá nhân. Đối với quá trình dạy học ngành TT-TV ứng dụng CNTT đã làm thay đổi cách học thực hành từ truyền thống sang các phần mềm, thiết bị công nghệ. Thay đổi mục tiêu dạy học đáp ứng được NNL hiện nay phục vụ chuyển đổi số và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được TCĐT trong bối cảnh các trường tự chủ. * CTĐT đáp ứng yêu cầu công nghệ cao - tương tác cao CTĐT vừa là công cụ, vừa là thước đo trình độ phát triển của mỗi trường. Việc xác định rõ ràng chuẩn đầu ra với các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cán bộ thư viện số trong bối cảnh mới là một việc làm hết sức cần thiết. Để đào tạo NNL thư viện số trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay đòi hỏi các CSĐT phải thiết kế chương trình đảm bảo, dành nhiều thời lượng cho thư viện số, bộ sưu tập số, số hóa tài liệu, tạo siêu dữ liệu kiên kết [7, tr.468]. Các CTĐT ngành TT-TV cần phải cập nhật các nội dung kiến thức về công nghệ 4.0 ứng dụng trong thư viện như: trí tuệ nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối, quản trị thông tin 4.0, các sản phẩm và dịch vụ thông tin 4.0, công nghệ lưu trữ và bảo mật thông tin…để đáp ứng được đào tạo và cạnh tranh trong CTĐT giữa các trường, thúc đẩy TCĐT trong lĩnh vực TT-TV ngày càng được thể hiện rõ, NNL thư viện cần được đào tạo trong 3 nhóm lĩnh vực tri thức: Kiến thức về kỹ năng thông tin - thư viện, công nghệ thông tin, nhóm kỹ năng bổ trợ [4, tr.209]. - Kiến thức về kỹ năng TT-TV Để đảm bảo CTĐT của ngành khi lựa chọn học phần giảng dạy phải đáp ứng quy trình hoạt động từ xây dựng phát triển tài liệu, biên mục, phân loại, xử lý nội dung, lưu trữ bảo quản, phục vụ người dùng tin, tìm tin và phổ biến thông tin, sản phẩm và dịch vụ 329
  3. thông tin. Ngoài ra, phải đảm bảo kỹ năng chuyên môn trên không gian số như vấn đề: lựa chọn tài liệu số; số hóa nguồn tài liệu; tạo siêu dữ liệu liên kết; các yêu cầu chung và yêu cầu kỹ thuật cho số hóa tài liệu. Bên cạnh đó chương trình phải cung cấp cách thức lựa chọn phần mềm quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tài liệu số; biên mục tài liệu, vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu; xuất, nhập dữ liệu từ bên ngoài để trao đổi, tổ chức phục vụ người dùng trong thư viện số, xây dựng tổ chức các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, quản lý hoạt động TT-TV ngoài không gian thực còn tổ chức trên không gian số, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong không gian số, bảo đảm an ninh thông tin. Đòi hỏi yêu cầu CTĐT ở các học phần thiết kế nội dung đảm bảo được quy trình hoạt động trên không gian thực nhưng cũng phải đảm bảo phát triển trên không gian số. Bởi hiện nay, hầu hết các hệ thống TT-TV đều phát triển trên không gian số, đòi hỏi trình độ cán bộ ngoài kiến thức về kỹ năng nghề thực hiện trên không gian thực, còn có kỹ năng chuyên môn trong không gian số. Ngày nay cán bộ TT-TV hầu hết làm việc trong không gian số, cán bộ thư viện số có vai trò trung gian là người tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của người dùng trong quá trình chuyển giao tri thức [4, tr.208]. Thực hiện các thiết bị công nghệ để khai thác và truy cập nguồn thông tin số bằng các công cụ; cũng là nhà quản trị thư viện số, quản trị thông tin và tri thức, phổ biến thông tin số, cung cấp các dịch vụ số và dịch vụ điện tử, cung cấp tri thức từ các nguồn tri thức khác nhau, số hóa tài liệu, bảo quản lưu trữ dữ liệu số, họ biết cách và khả năng xử lý dữ liệu số và tạo lập tri thức số. Vì vậy, kiến thức về kỹ năng TT-TV yêu cầu đảm bảo được nội dung kiến thức của không gian thực và không gian số. - Kiến thức về kỹ năng CNTT Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết NNL số, việc đào tạo TT-TV dựa vào CNTT là tối ưu, CNTT đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng, quản lý và phát triển thư viện số [3]. Trong môi trường số cán bộ thư viện phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ cũng như có những kỹ năng công nghệ về tạo lập và quản trị thông tin số, kiến thức siêu dữ liệu [1].Yêu cầu về kỹ năng CNTT hỗ trợ đắc lực cho NNL trong không gian số, đòi hỏi CTĐT lựa chọn các học phần phù hợp: hệ quản trị CSDL, CSDL, tự động hóa, phần mềm quản lý thư viện, thư viện số, phần mềm tài nguyên số và vấn đề số hóa tài liệu, an toàn bảo mật thông tin, khai thác và quản trị mạng, tổ chức sản phẩm và dịch vụ số, Thiết kế và bảo trì trang web, Quản trị mạng máy tính, Phân tích và thiết kế hệ thống, truyền thông đa phương tiện, siêu dữ liệu trong đào tạo NNL thư viện số, thiết kế cổng thông tin để phù hợp với CTĐT đảm bảo quy trình hoạt động và tiên tiến. - Kiến thức kỹ năng bổ trợ Nội dung CTĐT ngành TT-TV cần được thiết kế theo định hướng ứng dụng và thường xuyên được cập nhật, chuẩn đầu ra được công khai và đảm bảo đánh giá định lượng được. Ngoài các học phần kiến thức, kỹ năng chuyên môn, các học phần về CNTT, CTĐT cần bổ sung thêm các môn học về kỹ năng mềm như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…Nội dung chương trình cần được triển khai theo hướng mở, hội nhập quốc tế, có thể tham khảo giáo trình của nước ngoài. 2.2. Yêu cầu về nội dung và hình thức dạy học * Về nội dung dạy học: chuyển đổi số làm cho nội dung dạy học phong phú hơn nhiều. Ngoài việc cần bổ sung kiến thức, kỹ năng CNTT cho người học, nội dung dạy 330
  4. học được mở rộng hơn rất nhiều. Nó không chỉ là kiến thức, kinh nghiệm, cách thức hành động cần truyền đạt cho người học, mà giáo viên còn có thể sử dụng nội dung từ các đồng nghiệp trong và ngoài nước. Các bài giảng, kinh nghiệm, sáng kiến giảng dạy được số hóa và chia sẻ trong cộng đồng giáo viên. Tất cả kho dữ liệu này, sau khi được số hóa, người thầy sẽ có các nội dung để tham khảo, có các nguồn tư liệu để học sinh tự học. Như vậy, việc dạy học trên lớp, thầy có thể tập trung vào mục tiêu hình thành phương pháp tư duy, phương pháp làm việc hơn là chỉ tập trung cung cấp kiến thức. Trong chuyển đổi số, thầy trò có thể khai thác kho dữ liệu, các thực hành ảo, các video,… cho việc học tập. Điều này đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn rộng và sâu mới có thể chỉ dẫn được việc học cho người học. Giờ học, kể cả lý thuyết, thực hành…có thể diễn ra ở bất kỳ đâu. Vậy, vấn đề tổ chức, vấn đề đánh giá cần phải xem xét thay đổi thế nào. *Về hình thức tổ chức dạy học và thi: Theo hình thức truyền thống của chúng ta về môi trường học tập chủ yếu tập trung vào địa điểm và không gian. Môi trường học tập hiệu quả không tự giới hạn về thời gian hay không gian, mà bao gồm nhiều hệ thống hỗ trợ khác nhau đến cách thức chúng ta học tập tốt nhất. Do đó, hiện nay đã có nhiều thiết bị hỗ trợ trong việc tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện như laptop, điện thoại, ipad. Điều này tạo nên sự thay đổi của nền giáo dục, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở mọi lúc, mọi nơi và tạo cảm giác mới mẻ cho người học. Các trường thay đổi thời gian và không gian dạy học “mở; linh hoạt; kịp thời và hiệu quả hơn”. Với sự sẵn sàng của lớp học số, tài liệu số, kho học liệu mở, đối tượng người học của ngành TT-TV sẽ không còn bị bó buộc bởi độ tuổi. Bất kỳ ai, ở đâu, làm gì đều có thể tham gia học và nhận bằng tốt nghiệp. Các giới hạn về diện tích của trường hay khoảng cách địa lý sẽ không còn nữa. Từ đó, chỉ tiêu đào tạo và đóng góp cho kinh tế xã hội cũng tăng lên và ngành cũng tự chủ được trong đào tạo. Về hình thức thi, trước đây chủ yếu thi trên giấy, vấn đáp trực tiếp, hiện nay có thể thay đổi bằng vấn đáp trực tuyến, trả lời bài thi thông qua các công cụ ảo, các thiết bị công nghệ để làm bài thi ở bất cứ nơi đâu mà không phải thực hiện trực tiếp. 2.3. Phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghệ cao - tương tác cao Phương pháp đào tạo là cách thức sử dụng các nguồn lực sẵn có để giáo dục SV. Trong kỷ nguyên 4.0, chắc chắn phương pháp đào tạo ngành TT-TV phải thay đổi để có thể đi cùng với sự phát triển của xã hội. Phương thức giảng dạy mới và mang lại hiệu quả cao. Các thiết bị thông minh hỗ trợ trong học tập đã được lắp đặt tại các phòng học như: máy chiếu, bảng điện tử, máy tính, các thiết bị thông tin. Các lớp học ảo khiến SV dễ dàng tương tác với nhau qua máy tính: “Các SV theo học những khóa trực tuyến thường là những học viên tự quản, tự định hướng. Họ thể hiện óc sáng tạo, tính độc lập và sự kiên trì trong việc học. Khi họ chịu trách nhiệm cho việc học của bản thân, họ coi các vấn đề như những thử thách thay vì những trở ngại. Họ có chung một niềm hiếu kỳ cao độ, một khao khát học hỏi mãnh liệt và khả năng kỷ luật tự giác. Họ có thể lập ra những mục tiêu, đề ra những kế hoạch, tổ chức thời gian và xác lập một nhịp độ thích hợp cho việc học”. Giảng viên (GV) có thể tạo ra những lớp học ảo hấp dẫn trên mạng, lấy ví dụ từ các thư viện số và với tới nhiều thư viện trên toàn cầu. Lớp học ảo nhưng người học được dẫn chứng bằng nhiều ví dụ rất thật thông qua không giao ảo. 331
  5. Đào tạo trực tuyến có thể áp dụng với các học phần môn chung và môn cơ sở ngành, có giám sát giúp SV chuẩn bị bài và tự học ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào chỉ với điện thoại hoặc máy tính kết nối Internet. Đào tạo truyền thống áp dụng với các môn chuyên ngành, các môn kỹ năng để SV học qua thực hành và trải nghiệm. Với các lớp học trực tuyến, GV ngành TT-TV có thể tạo ra các khóa học, ghi danh và nhắn tin với SV một cách dễ dàng. Người thầy lúc này có thể thiết lập các diễn đàn thảo luận, tạo ra hoạt động chat, đưa câu hỏi và bài tập lên mạng, đánh giá người học…GV có thể tận dụng các tính năng của Facebook, Google docs, Blog, Youtuber, Ustream, Skype để có những lựa chọn hấp dẫn, lý thú và miễn phí cho các khóa học của mình. Lớp học ảo có thể chọn cách dạy không đồng bộ (sắp xếp theo trình tự thời gian) hoặc đồng bộ (trực tiếp theo thời gian thực). Với các lớp học không đồng bộ, GV có thể tiến hành các hoạt động diễn đàn, tiểu luận và câu hỏi kiểm tra. Với các lớp học đồng bộ, GV có thể tạo ra các nhóm chat trực tiếp, các nhóm thảo luận. Lúc này GV và người học có thể thấy mặt nhau, giao lưu trực tiếp… Bên cạnh các lớp học trực tuyến, các môn chuyên ngành TT-TV và CNTT phải được học qua thực hành, thực tế. Cách học hiệu quả là thông qua việc làm mẫu của GV và SV được áp dụng làm thử, làm ngay tại các cơ sở thực tập, những nơi liên kết, đối tác của CSĐT. Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc. Cụ thể là SV được đến các cơ quan TT-TV hiện đại để học những kiến thức, kỹ năng cần thiết thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những chuyên gia TT-TV lành nghề. Đào tạo ngành TT-TV, có thể áp dụng phương pháp dạy liên ngành như ứng dụng CNTT trong thư viện, kỹ năng giao tiếp kết hợp với phục vụ người dùng tin… hay thực hiện mô hình đào tạo tích hợp, vừa giảng dạy chuyên môn, vừa đào tạo các kỹ năng, như dạy môn Tổ chức và bảo quản tài liệu, kết hợp kỹ năng giải quyết vấn đề, môn Phân loại kết hợp kỹ năng quản lý thời gian… Những ứng dụng chuyển đổi số giáo dục trong phương pháp dạy học: • Khóa học trực tuyến E - learning • Phương pháp học tập thông qua các dự án • Phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo • Các lớp học về Lập trình, STEM, STEAM, Tiếng Anh công nghệ Bản chất của chuyển đổi số trong dạy học là phương pháp dạy học không đổi, nhưng cách thức thực hiện, không gian triển khai được mở rộng hơn. Ví dụ như phương pháp thực hành, hình thành kỹ năng cho người học, trước kia chỉ có hai cách: thầy làm trực tiếp cho người học làm theo; hoặc yêu cầu người học đọc tài liệu và làm theo. Về tỉ trọng sử dụng các nhóm phương pháp cũng sẽ phải thay đổi. Việc dạy học trong môi trường số hóa có thể có những phương pháp dạy học mới. 2.4. Yêu cầu về đội ngũ GV Chuyển đổi số làm thay đổi căn bản vai trò của GV. Từ người dạy theo cách truyền thống trở thành người điều phối, xúc tác, tạo ra môi trường học tập…GV lúc này là người 332
  6. truyền cảm hứng, định hướng cho SV, tạo cho họ nhiều cơ hội tự học, tự thực hành, tăng khả năng phản biện… Cách học trực tuyến của ngành TT-TV đòi hỏi GV phải nắm vững công nghệ, thành thạo ngoại ngữ, có tư duy cởi mở, biết cách ứng dụng các tiện ích do Internet mang lại. Điều này đòi hỏi GV phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, trau dồi các kỹ năng. Trong các lớp học ảo, GV trao quyền cho SV, để họ tự tìm hiểu và đào sâu kiến thức, làm chủ tư tưởng của mình. GV không còn là người có quyền lực độc nhất mà trở thành người truyền cảm hứng, điều tiết SV… Bản chất tương tác của giảng dạy trực tuyến là giúp duy trì sự nhiệt tình của SV, nhưng cũng thử thách GV về khả năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, công nghệ… GV phải tìm hiểu về hệ thống quản lý học tập trên Internet, hình thức học tập trên lớp kết hợp qua mạng máy tính và tự học, kỹ thuật hội thảo truyền hình cho phép nhiều người tham gia từ khắp nơi trên toàn cầu, có thể trao đổi trực tiếp với nhau qua hình ảnh và âm thanh hỗ trợ… Để thích ứng với vai trò mới, mỗi GV ngành TT-TV phải tự nghiên cứu, học tập để bắt kịp với xu thế của xã hội… Thay đổi cần thiết nhất là thay đổi trong tư duy của người thầy. Tuy nhiên, dù xã hội có phát triển vượt bậc đến đâu, GV luôn là tấm gương để SV học tập và noi theo. GV mang theo mình những chân giá trị vô hình như: yêu thương, khiêm tốn, khoan dung, trách nhiệm…những đức tính ấy sẽ được thẩm thấu một cách tinh tế vào SV, hình thành thái độ tích cực và là hành trang quý giá mà các em mang theo suốt cuộc đời. Đội ngũ GV cần được trang bị kỹ năng về công nghệ và phương pháp sư phạm để thực hiện chuyển đổi số, bao gồm phương pháp giảng dạy theo tiếp cận mới, phương thức vận hành các công cụ/môi trường số, cách thức biên soạn tài liệu số, xây dựng bài giảng tương tác... 2.5. Yêu cầu xây dựng học liệu số Học liệu số là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra, đánh giá điện tử…và các học liệu được số hóa khác. Để đáp ứng được việc đào tạo nhân lực ngành TT-TV học liệu số là rất quan trọng, đồng thời là công cụ để GV triển khai dạy và học. Học liệu trong không gian số phải là toàn bộ tài liệu đã được số hóa, tài liệu dưới dạng số. Tài liệu tham khảo yêu cầu CSDL đầy đủ đảm bảo cho ngành học Xây dựng nội dung bài giảng phù hợp với học phần và CTĐT đảm bảo yêu cầu dạy trực tiếp và trực tuyến. Thiết kế bài giảng đảm bảo nội dung, phong phú hình thức. Bài giảng dưới dạng văn bản text, dạng video, hình ảnh và dạng mô phỏng hoạt động thí nghiệm để đưa lên lớp học trực tuyến hoặc trực tiếp. Nội dung bài giảng được tạo ra phải đảm bảo mục tiêu, CTĐT, hiệu ứng công nghệ, hình thức về dễ dàng tiếp cận. 333
  7. Nguồn học liệu được cập nhật và số hóa để người dùng có thể truy cập và sử dụng trong quá trình dạy và học trực tuyến. Nguồn học liệu số cần chuẩn xác về nội dung, phù hợp với chuyên ngành đào tạo tránh tình trạng về học liệu số tràn lan, thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung. Từ đó, gây ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức và tạo nên nhiều hệ lụy khác như tiêu hao tài chính, tốn thời gian. Cần chú trọng về triển khai hệ thống để chia sẻ dữ liệu đồng bộ trong giáo dục, từng bước chuyển đổi những tài liệu giấy qua văn bản điện tử để giúp thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học); hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành, liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách. 2.6. Yêu cầu về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ đào tạo Để đảm bảo yêu cầu việc học trên nên tảng số đòi hỏi các trường đào tạo phải trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ phần cứng và phần mềm đảm bảo. Các phòng học với đầy đủ trang thiết bị nối mạng 24/7, các phần mềm tích hợp và quản trị là những yêu cầu cơ bản. Các phương tiện dạy học hiện đại, đa tính năng, ứng dụng tích hợp và sử dụng thiết bị ảo, thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo, công nghệ 3D. Các kết nối wifi, kết hợp thực - ảo, kết nối nơi đào tạo và khắp nơi trong nước cũng như toàn cầu. Nơi đào tạo cần có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan TT-TV để tận dụng môi trường làm việc thực tế, sẵn có, tận dụng các trang thiết bị để SV có cơ hội thực hành, thực tập. Hệ thống hạ tầng, thông tin đảm bảo tính bảo mật, an toàn và an ninh mạng đối với hệ thống đào tạo trực tuyến. Hệ thống này cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về khối lượng giảng dạy, tương tác dạy và học, khả năng vận hành trên nhiều loại thiết bị phần cứng; Có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng sử dụng hệ thống đào tạo/lớp học trực tuyến một cách thuận lợi. Tăng cường kết hợp công nghệ như Big data, Al, Blockchain…với CSDL số chuyên ngành nhằm xây dựng các hệ thống thu thập thông tin đưa ra các dự báo, dự đoán và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng người học. Chuyển đổi số trong giáo dục yêu cầu các phần mềm được tích hợp các tính năng vượt trội sẽ mang đến giải pháp quản lý trường học hiệu quả, giúp các trường có thể tăng cường nghiệp vụ và quản lý hồ sơ SV cùng hồ sơ giảng dạy một cách nhanh chóng chỉ với thao tác bấm (click) chuột đơn giản. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, với mục tiêu đào tạo cho các chuyên ngành CNTT ứng dụng, Thư viện - Thiết bị dạy học, Văn thư - Lưu trữ cần có các thiết bị cơ bản như phòng học thực hành máy tính đảm bảo cấu hình, đường truyền mạng và các phần mềm thư viện, phần mềm công nghệ, phần mềm quản lý văn phòng; Trang thiết bị hiện đại, số hóa tài liệu các trang thiết bị tự động hóa để mô phỏng, các thiết bị thí nghiệm trường học. Ngoài ra, nhà trường cần đầu tư phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm dạy học trực tuyến LMS để đảm bảo quản lý đào tạo trực tuyến. 334
  8. 2.7. Yêu cầu đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và vị trí việc làm Các CSĐT ngành TT-TV cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan TT-TV để nắm bắt nhu cầu, cung cấp NNL, tạo môi trường tham quan thực tế và thực tập cho SV… Trong phát triển CTĐT, cần mời nhà tuyển dụng cùng chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn tham gia vào các Hội đồng phản biện và xây dựng chuẩn đầu ra, biên soạn chương trình, tham gia giảng dạy một số học phần chuyên môn. Thực hiện thường xuyên việc lấy ý kiến phản hồi về NNL đã đào tạo tại những nơi sử dụng và kịp thời điều chỉnh chương trình, cách dạy. Việc lấy ý kiến phản hồi từ SV cũng là kênh thông tin cần thiết vì người trong cuộc bao giờ cũng có những cảm nhận rất sâu. Các cơ quan TT-TV và CSĐT cần có chiến lược phát triển rõ ràng. Những dự báo về nhân sự, yêu cầu của từng vị trí công việc tại nơi sử dụng lao động là cơ sở để đào tạo dự báo số lượng nhân sự cho các giai đoạn. Bên cạnh đó, CSĐT cần có chiến lược phát triển để các cơ quan TT-TV biết được ngành nghề, năng lực đào tạo để đặt hàng. Như vậy, cả hai bên cần phải có chiến lược phát triển rõ ràng và sẽ rất hiệu quả nếu các bên tư vấn cho nhau trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển. Nếu có các bộ phận chuyên trách thực hiện công việc hợp tác, phát triển, đảm nhận vai trò làm cầu nối, điều phối chuyên nghiệp các hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu của nơi sử dụng thì việc phối hợp giữa hai bên sẽ thuận lợi hơn. Đây là giải pháp thiết thực xoá dần khoảng cách giữa CSĐT và đơn vị sử dụng, góp phần nâng cao uy tín của CSĐT, gắn đào tạo với nhu cầu thực tế. 2.8. Yêu cầu về chính sách, quản lý đào tạo Các trường phải thống nhất các quy định về: khai thác và chia sẻ dữ liệu; hình thức trong giảng dạy; quản lý hiệu quả khóa học trực tuyến để đáp ứng được nhu cầu và khuyến khích người học. Tạo điều kiện thu hút người học đảm bảo TCĐT của ngành học trong các trường đại học. Ngành TT-TV xây dựng CTĐT bám sát chủ chương chính sách chuyển đổi số của nhà nước, của ngành. Ngoài ra các CSĐT cũng phải xây dựng kế hoạch, chương trình chuyển đổi số của ngành để đáp ứng được yêu cầu TCĐT theo các quy định, quy chế tự chủ của các trường đại học. 3. KẾT LUẬN Đào tạo NNL ngành TT-TV đáp ứng được yêu cầu trong chuyển đổi số trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay của các CSĐT là một trong yếu tố quan trọng để vận hành, tổ chức hoạt động triển khai các hoạt động trong lĩnh vực TT-TV hiệu quả. Hiện nay, NNL thư viện số vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng ứng dụng công nghệ, tổ chức quản lý thư viện số. Để đảm bảo được NNL các CSĐT ngành TT-TV cần phải xây dựng kế hoạch tổng thể về CTĐT để đảm bảo được yêu cầu đổi mới đào tạo trong quá trình chuyển đổi số và TCĐT. Các CSĐT xây dựng đội ngũ theo các nhóm chuyên môn để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng NNL trong mô hình ngoài đào tạo đại học, sau đại học, nên tổ chức các lớp tập huấn, các lớp hướng dẫn và các chương trình, hội thảo để nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ hoạt động Thư viện số. Ngoài ra, đội ngũ nhân lực cũng cần được đào tạo các kỹ năng giao tiếp, có sự mềm dẻo, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả khi triển khai dịch vụ trên môi trường trực tuyến, kỹ năng CNTT và Internet để phục vụ tốt cho chuyển đổi số ngành TT-TV và TCĐT trong thời gian tới. 335
  9. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Choi.Y., Rasmussen.E. (2009). What qualifications and skills are important for digital librarian positions in academic libraries? A job advertisement analysis. The Journal of Academic Librarianship, 35(5), p.457-467. [2] Vial G. (2019). Understanding digital transformation: a review and a research agenda. J Strat Inf Sys., 28(2), 118-44. https://doi.org/10.1016/j.jsis.2019.01.003. [3] Nguyễn Minh Hiệp (2015), Đào tạo ngành TT-TV trong CNTT, truy cập ngày 8/2/2023, https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien. [4] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2014), Đào tạo NNL thư viện số cho các thư viện đại học Việt Nam, Hoạt động thông tin -thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam Sách chuyên khảo, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 206-219. [5] Đoàn Phan Tân (2013), CTĐT cử nhân ngành thông tin thư viện ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội, truy cập ngày 8/10/2021, http://dlib.huc.edu.vn/ [6] Nguyễn Thị Lan Thanh (2015), Giải pháp cho việc phát triển CTĐT NNL thông tin thư viện ở nước ta hiện nay, truy cập ngày 8/2/2023, http://dlib.huc.edu.vn/ [7] Nguyễn Thị Lan Thanh (2016), Đào tạo NNL thư viện số, Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam Quá khứ - hiện tại - tương lai Sách chuyên khảo, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.465-470. 336
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2