intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 22

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

146
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Hãy chọn các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Campuchia từ sau Chiến tranh thế g iới thứ hai đến tháng 1 – 1979 và nêu nội dung của các sự kiện đó. Câu II (2,0 điểm) Từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng, hãy cho biết nguyên nhân chung dẫn đến quá trình đó là gì ? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 22

  1. CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C ĐỀ THI THỬ SỐ 22 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Hãy chọn các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Campuchia từ sau Chiến tranh thế g iới thứ hai đến tháng 1 – 1979 và nêu nội dung của các sự kiện đó. Câu II (2,0 điểm) Từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng, hãy cho biết nguyên nhân chung dẫn đến quá trình đó là gì ? Câu III (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam từ tháng 5 – 1941 đến tháng 6 – 1945, hãy chứng minh Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng ta đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của các kỳ Đại hội đó. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nêu những thắng lợi quan trọng trên mặt trận quân sự của quân và dân ta góp phần quyết định đánh bại các chiến lược chiến tranh nói trên. Ý nghĩa từng chiến thắng ? ---------- Hết ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh:..................................
  2. CÂU HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 22 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 NỘI DUNG I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) .vn ĐIỂM I 4 h Hãy chọn các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Campuchia từ sau Chiến tranh (2 điểm) thế giới thứ hai đến tháng 1 – 1979 và nêu nội dung của các sự kiện đó. - Giai đoạn 1945 – 1954 : c 2 + Nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 9 - 11 - 1953, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này. o + Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ih của Campuchia, Lào, Việt Nam. u Trang 106
  3.  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Giai đoạn 1954 – 1970 : Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia các khối liên minh quân sự. - Giai đoạn 1970 – 1975 : + Nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào kháng chiến chống Mĩ. + Ngày 17 - 4 - 1975, Thủ đô Phnôm Pênh giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. - Giai đoạn 1975 – 1979 : Nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ. Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia được thành lập. II Từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách (2 điểm) mạng đảng và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng, hãy cho biết nguyên nhân chung dẫn đến quá trình đó là gì ? - Từ nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã diễn ra một thực tế lịch sử : n + Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về đường lối cách mạng chủ yếu đều do Hội Việt Nam Cách .v mạng Thanh niên tiến hành đã trở thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng  Hội đã phân hóa thành 2 tổ chức cộng sản : Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng ... h + Tương tự, Tân Việt Cách mạng Đảng cũng có sự phân hóa : 1 bộ phận gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, bộ phận còn lại trở thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ... 4 2 + Do đường lối cách mạng không đáp ứng yêu cầu của dân tộc, Việt Nam Quốc dân Đảng chưa được đại đa số quần chúng ủng hộ  sự thất bại Quốc dân Đảng ... o c của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 cũng như tan rã của Việt Nam - Từ thực tế đó, nguyên nhân chung dẫn đến quá trình đó là : quá trình h truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam cũng là quá trình i tuyên truyền những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản ở Việt Nam ... , con đường này đã u đáp ứng được yêu cầu cơ bản của dân tộc do đó các tổ chức cách mạng vô sản ngày càng chiếm ưu thế và đã giữ vai trò quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam ... III (3 điểm) V Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam từ tháng 5 – 1941 đến tháng 6 – 1945, hãy chứng minh Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Mặt trận Việt Minh thành lập ngày 19 - 5 - 1941 tại Việt Nam theo chủ trương của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, chỉ sau một thời gian ngắn đã có uy tín và gây ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Để đi đến những thắng lợi lo lớn về sau của cách mạng Việt Nam, Mặt trận Việt Minh cũng đã trải qua một quá trình chuẩn bị chu đáo, điều này thế hiện ở các khía cạnh sau : - Về việc xây dựng lực lượng chính trị: với Cương lĩnh 10 điểm, mặt trận Việt Minh đã nhanh chóng tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà. Việt Minh có thành phần rất rộng rãi, bao gồm mọi tầng lớp, giai cấp được tập hợp vào các Hội cứu quốc. + Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội nghị cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Năm 1942, có 3 “châu hoàn toàn”. Ủy ban Việt Minh Trang 107
  4.  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử tỉnh Cao Bằng liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập. Ở miền Bắc và miền Trung, các Hội cứu quốc được thành lập. + Năm 1943, Đảng đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh... - Xây dựng lực lượng vũ trang : Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (2 - 1941), phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng... Ngày 15 - 9 - 1941, Trung đội Cứu quốc quân số II ra đời. - Xây dựng căn cứ địa cách mạng : Công tác xây dựng căn cứ cũng được Đảng ta quan tâm. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xây dựng căn cứ địa Cao Bằng. - Gấp rút khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền : + Tháng 2 - 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp vạch ra kế n hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành .v thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội Cứu quốc được xây dựng và củng cố. + Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời h (2 - 1944). Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban xung phong “Nam tiến” được lập ra... 4 + Tháng 5 - 1944: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”. + Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam 2 tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đội thắng hai trận c Phay Khắt và Nà Ngần. - Về kinh nghiệm đấu tranh: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Minh đã o thành lập các khu căn cứ địa, thành lập khu giải phóng để khi thời cơ đến, từ khu giải phóng, khu căn cứ địa, nhân dân ta tiến lên giải phóng để khi h thời cơ đến, từ khu giải phóng, khu căn cứ địa, nhân dân ta tiến lên giải u i phóng cả nước. Việt Minh đã phát động nhiều phong trào đấu tranh trong thời kì tiền khởi nghĩa, đặc biệt là phong trào phá kho thóc Nhật khiến quần chúng tinh tưởng ở Mặt trận Việt Minh, tin ở Đảng, khi nghe lời hiệu triệu sẽ vùng lên đấu tranh giành chính quyền. V - Đến Cách mạng tháng Tám 1945, Mặt trận Việt Minh đã phát triển rộng khắp, và đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa giành chính quyền. Chính sự chuẩn bị chu đáo này đã khiến cho Cách mạng tháng Tám diễn ra và thành công nhanh chóng. II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến khi cuộc kháng (3 điểm) chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng ta đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của các kỳ Đại hội đó. a) Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng ta đã tiến hành hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc : lần thứ nhất (3 - 1935) và lần thứ hai (2 - 1951). b) Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935) + Hoàn cảnh lịch sử : - Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam, đế quốc Pháp đang tiến hành khủng bố trắng Trang 108
  5.  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Tổ chức của Đảng và quần chúng dần phục hồi... - Phong trào đấu tranh của quần chúng lao động tiếp tục nổ ra. - Từ ngày 27 đến 31 - 3 - 1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc)... + Nội dung :  Sau khi đánh giá tình hình, Đại hội xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trước mắt là củng cố và phát triển Đảng ; tranh thủ quần chúng rộng rãi ; chống chiến chiến tranh đế quốc.  Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ, Nghị quyết về đội tự vệ, Cứu tế đỏ...  Bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa I gồm 13 người và bầu Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Cử Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản… + Ý nghĩa : Đại hội đánh dấu mốc quan trọng : Đảng đã khôi phục hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, đã khôi phục được các tổ chức quần chúng. c) Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2 - 1951) + Hoàn cảnh lịch sử : - Cách mạng thế giới đang phát triển mạnh... .v n - Cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi, nhất là từ Thu - Đông 1950... h - Mĩ can thiệp vào Đông Dương, giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. 4 - Từ ngày 11 đến 19 - 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại xã Vinh Quang (Tuyên Quang)... + Nội dung : 2 c  Thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trình, bày tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kì, khẳng định đường o lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.  Thông qua Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư h Trường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: đánh đổ u i đế quốc, phong kiến giành độc lập và thống nhất tòan dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến, nửa phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. V  Tách Đảng Cộng sản Đông Dương, để thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng. Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.  Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.  Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại Tổng Bí thư. + Ý nghĩa : Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. IV.b Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục (3 điểm) bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nêu những thắng lợi quan trọng trên mặt trận quân sự của quân và dân ta góp phần quyết định đánh bại các chiến lược chiến tranh nói trên. Ý nghĩa từng chiến thắng ? a) Âm mưu : + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) : Trang 109
  6.  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền n Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. - “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh .v xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao nhất (1969) lên gần 1,5 triệu tên... 4h + Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) : - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục thực hiện chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam, chuyển sang chiến lược 2 “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta ... c - Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân, hậu cần Mĩ o và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. ih b) Những thắng lợi quan trọng trên mặt trận quân sự của quân dân ta góp phần quyết định đánh bại các chiến lược chiến tranh nói trên và ý nghĩa của từng thắng lợi. V u - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 : làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ); chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, ... chấp nhận đến bàn hội nghị Pari, mở ra bước ngoặt cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 : giáng đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2