intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 1)

Chia sẻ: Võ Thị Ngọc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

110
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 1) Tôi và cậu con trai, Trần Tâm Cương vừa thực hiện một chuyến du lịch Trung quốc cùng với một đoàn đồng hành 28 người khác do công ty Voyage Saigon Inc. của ông Trần Chính tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 1)

  1. Đất Nước Và Con Người Trung Quốc (Phần 1) Tôi và cậu con trai, Trần Tâm Cương vừa thực hiện một chuyến du lịch Trung quốc cùng với một đoàn đồng hành 28 người khác do công ty Voyage Saigon Inc. của ông Trần Chính tổ chức. Chúng tôi rời Los Angeles ngày 25 tháng 10, 2004 và trở về ngày 9 tháng 11. Cái may mắn của chúng tôi là chuyến đi được ông Trần Chính đích thân hướng dẩn. Trung quốc một đất nước vừa quen thuộc, vừa xa lạ đối với người Việt Nam. Quen thuộc vì không một người Việt Nam nào chưa đọc Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí, Thủy Hữ hay Hồng Lâu Mộng và biết những chuyện trong cung cấm của các vị vua chúa Trung quốc như Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi, Từ Hy Thái Hậu, những chuyện anh hùng Nhạc Phi, phản tặc Tần Cối cùng những chuyện đượm mầu sắc tôn giáo như chuyện thầy Đường Tam Tạng thỉnh kinh như là chuyện của chính nước mình. Nhưng xa lạ ở chỗ đa số người Việt Nam đều không nói và viết được chữ Tàu. Nếu bạn biết tiếng Anh hay tiếng Pháp bạn có thể đoán biết chữ viết tại hầu hết các nước Âu châu nhưng nếu bạn không là cựu sinh viên viện Hán Học thì bạn sẽ mù tịt trước các bảng hiệu tại Trung quốc. Chuyến du lịch 15 ngày của công ty Voyage Saigon Inc. đã đưa chúng tôi vào một hành trình đầy lý thú như chuyện Lưu Nguyễn lạc đào nguyên. Bạn đồng hành của tôi gồm đủ tầng lớp, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ khoa học, chuyên
  2. viên, nhà văn, nhà báo, cựu quân nhân, viên chức chính phủ trong các ngành nghề, sinh viên và thợ thuyền, các bà, các chị, các em. Tất cả hòa nhập vào với nhau và đều tìm thấy sự thích thú qua một chuyến đi mà công ty Voyage Saigon Inc. đã nghiên cứu rất cẩn thận và giới thiệu đầy đủ một nước Trung quốc qua 6000 năm lịch sử từ đời vua Thang, vua Chu cho đến cuộc cách mạng đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Chuyến đi được tổ chức chu đáo, nhưng nếu không có người hướng dẫn là anh Trần Chính với những câu chuyện đầy màu sắc, ly kỳ, pha lẫn chút huyền bí và đầy chi tiết được thuật lại một cách duyên dáng ngay trong khung cảnh lịch sử của nó thì thi vị của chuyến đi cũng mất đi nhiều phần hứng thú. Từ khi đoàn du lịch đặt chân đến Thượng Hải cho đến khi đoàn rời Quảng Châu đi Hồng Kông chuẩn bị trở về Hoa Kỳ công ty Voyage Saigon sắp xếp một hướng dẫn viên người Trung quốc đi theo đoàn du lịch trong suốt hành trình. Vị này là viên chức cao cấp của sở du lịch Trung quốc có nhiệm vụ trông coi toàn bộ và quan hệ với chính quyền Trung quốc trường hợp có vấn đề cần giải quyết. Vị này dùng tiếng Anh trong giao tiếp với khách du lịch, và - tôi nghĩ - hiểu tiếng Việt mặc dù ông ta không dùng. Tại mỗi địa phương ông ta có một phụ tá cũng nói tiếng Anh thông thạo, nắm vững địa lý và lịch sử địa phương. So ra những gì họ nói cũng chỉ bằng một chút xíu
  3. những câu chuyện của anh Trần Chính, nhưng sự hiện diện của họ rất cần thiết cho việc sắp xếp phương tiện ăn ở và di chuyển cũng như sự an toàn của khách du lịch. Họ là những công chức mẫn cán của sở du lịch Trung quốc, kiên nhẫn, chịu khó và hiểu được sự quan trọng công việc của họ liên hệ đến kỹ nghệ du lịch và nền kinh tế nước nhà. Những người trong đoàn hướng dẫn thuộc lớp tuổi trung niên, từng trải qua những đắng cay của cuộc Cách Mạng Văn Hóa của họ Mao nên họ trân trọng cuộc đổi mới của ông Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên họ vẫn không dấu được sự bức xúc trước cuộc sống đổi thay, cảnh sống xô bồ sung túc của đô thị và những bấp bênh của ngày mai. Từ khi đặt chân đến Thượng Hải du khách như bước chân lên một đoàn tàu luôn luôn di chuyển với cảnh sắc chung quanh thay đổi hằng phút hằng giờ. Đứng trên nhánh sông Hoàng Phố của sông Dương Tử nhìn phố Tây Thượng Hải không khác cảnh New York nhìn từ chân tượng Nữ thần Tự do nếu không muốn nói cảnh sắc ở đây rộng hơn, huy hoàng hơn.
  4. Ở Thượng Hải một đêm, chúng tôi đi Hàng Châu. 3 giờ xe buýt của công ty du lịch. Hàng Châu ở phía nam Thượng hải. Hàng Châu nổi danh bởi những bức tranh “Hàng Châu liễu rũ” hiễn hiện trước mắt khi du khách dạo thuyền trên Tây Hồ bát ngát ngăn cách bởi những chiếc đê nhân tạo trông thật huyền bí. Hồ Tây của Hà nội là một mẫu hình thu nhỏ lại của Tây Hồ. Phóng đại ra hai bức tranh giống nhau như một. Hàng Châu không hổ danh là thành phố đẹp nhất Trung quốc nhất là lúc chúng tôi đến thu đã sang lá cây bắt đầu ngả sang một mầu vàng đỏ. Đi trên những đường phố của Hàng Châu chúng ta không còn gặp những tay giang hồ kiếm khách như trong các chuyện võ hiệp, nhưng chúng ta gặp được Nhạc Phi, người anh hùng đời Nam Tống và hai vợ chồng Tần Cối bất nhân hãm hại người trung nghĩa nay phải nghìn năm quỳ gối cho dân gian phỉ nhỗ trước mộ Nhạc Phi, chúng ta thấy được nơi tu hành của nhà sư hổ mang Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử, và từ tầng thứ chín của Lục Hòa Tháp xây trên một đỉnh núi cheo leo để trấn thủy quái chúng ta thấy được cửa sông Tiền Đường quanh năm sóng dậy, nơi nàng Vương Thúy Kiều mệnh bạc trầm mình. Nơi đây phảng phất dấu chân của cụ Tiên Điền Nguyễn Du trên đường đi sứ Trung quốc. Hàng Châu là đệ nhất thắng cảnh vùng Giang Nam làm cho vua Càn Long nhà Thanh đã phải bốn lần dời long thể đi thăm thú để tận hưởng cảnh đẹp của quê hương ông, những chuyến đi đã trở thành lịch sử trong tập truyện Càn Long du Giang Nam. Rời Hàng Châu thơ mộng đoàn du khách đi Nam Kinh.
  5. Nam Kinh cách Hàng Châu 240 km. Nam Kinh còn có tên là thành Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của nhà Minh (1368-1644) trước khi dời về Bắc Kinh, sau này là cái nôi của cuộc cách mạng Tân Hợi của bác sĩ Tôn Dật Tiên, và là thủ phủ của chính phủ dân chủ đầu tiên của Trung hoa Dân quốc. Thành Kim Lăng là nơi tướng Trương Phụ đã giải Hồ Quý Ly và con là Hồ Hán Thương về trình vua Minh Thành Tổ năm 1407 sau khi họ Hồ thua trận bị bắt tại Nghệ An. Theo sử, Hồ Quý Ly không bị giết, chỉ bị giáng làm lính tuần tại Quảng Tây. Bác sĩ Tôn Dật Tiên người chủ trương Tam Dân chủ nghĩa (dân tộc, dân chủ, dân quyền) chết năm 1925 tại Bắc kinh đã được mang về an táng trên một quả núi cao tại Nam Kinh năm 1929, hai năm sau khi Trung hoa Quốc Dân Đảng dẹp xong loạn sứ quân và thống nhất đất nước. Từ chân núi du khách leo gần 300 bậc thềm mới lên đến vòm chôn xác để nhìn hình hài của nhà cách mạng dân chủ Trung quốc chạm bằng đá cẩm thạch. Cạnh lăng của Tôn Dật Tiên là lăng cùa vua Minh Thái tổ người khai sáng nhà Minh. Cạnh lăng của Minh Thái tổ là lăng của Tôn Quyền, người hùng cứ phương nam của Trung quốc đời Tam quốc.
  6. Sau Nam Kinh đoàn chúng tôi dùng máy bay dân sự của hãng China Eastern Airlines đi Bắc kinh. Chuyến bay dài 1 giờ 30 phút. Trung quốc có nhiều hãng hàng không dân sự. Ngoài China Eastern Airlines còn có Shenzhen Airlines, Air China, tất cả là hậu thân của cơ quan Hàng không Dân sự Trung quốc viết tắc là CAAC (Civil Aviation Administration of China), một hãng chuyển vận nội địa và quốc tế sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966- 1976. CAAC nổi tiếng là hãng hàng không tệ nhất thế giới: nhân viên tại các quầy vé không biết cười là gì, vé mua rồi chưa chắc đã có chuyến bay, có chuyến bay chưa chắc đã có chỗ. Chuyến bay được hủy bỏ hay cất cách trễ không cần biết lý do. Máy bay dơ dáy và rác rưỡi. Phi công đều là quân nhân quen lái máy bay tác chiến, không thay đổi độ cao để tránh không khí nhiễu loạn và đáp xuống sân bay như viên đá tảng rơi xuống nền nhà, và nhất thiết không an toàn. Người nước ngoài từng gọi đùa CAAC là “China’s Airline, Always Cancelled”. Hình ảnh đó bây giờ không còn nữa. China Airline có máy bay tốt, bay đúng giờ, phi công lành nghề, biết nhẹ nhàng khi qua vùng không khí nhiễu loạn cũng như khi lên xuống. Tiếp viên đẹp với nụ cười luôn nở trên môi, và thức ăn uống đầy đủ. Trên một mặt nào đó China Airline có tiêu chuẩn cao hơn các hãng máy bay nội địa Hoa Kỳ hiện nay sau khi các hãng này tiết kiệm ngân sách không còn dọn ăn cho hành khách ngay cả trên những đường bay dài 4 đến 5 giờ băng qua lục địa Hoa Kỳ, chưa nói đến những chuyến bay ngắn từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút như đoàn du lịch chúng tôi đi trên đất Trung quốc.
  7. Trên đường về khách sạn, người hướng dẫn cho chúng tôi chạy qua đại lộ Trường An con đường lớn nhất và dài nhất Bắc Kinh để quan sát quảng trường Thiên An Môn về đêm. Quảng trường Thiên An Môn là một khoảng đất rộng một trăm mẫu nằm trước cổng Thiên An Môn là cửa chính dẫn vào Thành nội và cung điện của các vì vua đời Minh và Thanh. Cung điện này gọi là Tử Cấm Thành (hình trên - NQK) và hiện nay được xem như là một khu bảo tàng dành cho du khách. Quảng trường Thiên An Môn được thế giới biết đến sau cuộc biểu tình đòi dân chủ hóa chế độ của sinh viên Bắc Kinh và bị đàn áp đẫm máu đêm 3 tháng 6 năm 1989. Nhưng lịch sử đấu tranh của quảng trường Thiên An Môn bắt đầu từ ngày 4 tháng 5 năm 1919 khi sinh viên Bắc Kinh tụ tập tại đó để phản đối chính phủ nhượng Sơn Đông (trước kia là nhượng địa của Đức) cho Nhật Bản sau Thế chiến thứ I. Cuộc biểu dương lực lượng ngày 4/5/1919 đã tạo ra biểu tình bạo động tại Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu, Hán Khẩu và gây ra một tinh thần quốc gia kháng Nhật giúp cho bác sĩ Tôn Dật Tiên khơi lại phong trào cách mạng năm 1911 và giúp Quốc Dân Đảng Trung quốc tạm thời dẹp loạn sứ quân. Quảng trường Thiên An Môn được lập năm 1651 dưới thời nhà Thanh và năm 1958 được ông Mao Trạch Đông cho mở rộng gấp 4 lần.
  8. Về đêm quảng trường Thiên An Môn và đại lộ Trường An thật rực rỡ. Có lẽ chính quyền Bắc Kinh muốn dùng ánh sáng để phô trương thủ đô. Vùng trung tâm Bắc kinh không còn dấu vết gì của một thành phố cổ kính. Nó giống như một phụ nữ trung niên trang điểm diêm dúa để kiếm chồng. Nó huy hoàng, tráng lệ hơn cả Tokyo, hơn cả đại lộ Champs Elysées của Paris về đêm. Nhưng đó là điều làm tôi thất vọng. Tôi nghĩ cái hào nhoáng của Bắc Kinh không giống gì với cái bề dày của văn hóa Trung quốc. Tôi thích cái vẻ đẹp huy hoàng nhưng trang nhã của Paris, và cái cung cách đượm văn hóa Á đông của Tokyo hơn. Ngày hôm sau, một ngày mùa thu ấm áp có ánh mặt trời chúng tôi leo Vạn Lý Trường Thành, và ngày kế tiếp trở lại thăm quảng trường Thiên An Môn và Nội Thành Bắc Kinh, nơi ăn ở, làm việc và trị vì của hai triều đại Minh, Thanh. Thành nội Bắc Kinh được gọi là Tử Cấm Thành, hay là bức thành cấm dân chúng bén mãng và tường bao quanh quét mầu đỏ. Tử có nghĩa là đỏ. Vạn Lý Trường Thành khởi công từ thời Tần Thủy Hoàng (221-206 BC) và được xây từng đoạn ngắn để ngăn những bộ lạc du mục từ miền Bắc. Đến đời nhà Minh, trong thế kỷ thứ 16 các vua Minh cho nối các đoạn trên thành một trường thành dài 5660 km kéo dài từ bờ biển cực đông Trung quốc cho đến tận núi Tiên Sơn ở miền Tây. Chúng tôi đến ải Cư Dũng Quan (Yudongquan), cách Bắc Kinh 2 giờ xe để viếng Trường Thành. Từ cửa ải du khách theo bậc cấp leo lên mặt Trường Thành rồi từ đó nếu có sức tiếp tục leo các bậc cấp bằng đá từ thấp đến cao, từ tháp canh này đến tháp canh khác cho đến chiếc tháp cao nhất trong vùng. Thời gian leo tới tháp canh cao nhất và trở về là 2 giờ 30 phút cho một người có sức khỏe bình thường. Nơi
  9. cửa ải ông Mao Trạch Đông cho dựng một tấm bảng lớn trên có bút tự của ông ý rằng: chưa lên tới đỉnh chưa phải là hảo hán. Đoàn chúng tôi 30 người có được 5 hảo hán. Trở lại Thiên An Môn. Nếu ban đêm huy hoàng bao nhiêu thì ban ngày sự canh gát nghiêm nhặt bấy nhiêu. Công an sắc phục bố trí dày đặc quảng trường được yểm trợ bởi xe công an trang bị đầy đủ dụng cụ chống biểu tình, phương tiện truyền tin và vũ khí. Và vô số công an chìm, những người mặc thường phục nhưng đôi mắt rất nhanh. Trong hai năm qua chưa có một vụ biểu tình nào tại đây nhưng chính quyền Bắc Kinh chưa quên cuộc biểu tình đòi dân chủ và cuộc đàn áp đẫm máu năm 1989. Rời Thiên An Môn và Tử Cấm Thành chúng tôi đi thăm Thiên Đàn, nơi các vị vua Trung quốc tế trời đất hằng năm để cầu cho mưa thuận gió hòa. Thiên Đàn đưa tôi về với đàn Nam Giao ở Huế, nơi tôi và các bạn cùng lớp vẫn đến nô đùa và tránh nắng mỗi buổi trưa trong năm 1945 khi tôi học tại trường tiểu học Nam Giao. Thiên Đàn Bắc Kinh cũng có ô vuông và đường tròn tượng trưng cho trời và đất như đàn Nam Giao nhưng đồ sộ hơn. Và nếu đàn Nam Giao đầy thông thì đứng trên Thiên Đàn du khách chỉ thấy một bầu trời xanh mênh mông. Cái cảm giác của tôi là các vị hoàng đế Việt Nam dù có tinh thần độc lập đến mức độ nào cũng còn bị đè nặng bởi nền văn hóa Trung quốc. Cái gì ở kinh thành Huế, như Thành nội, lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, đàn Nam Giao đều phảng phất nét Trung quốc. Cái khác biệt là độ lớn. Cái gì ở Trung quốc cũng thật lớn, thật đồ sộ. Buổi tối cuối cùng tại Bắc Kinh là một kỷ niệm khó quên. Bữa cơm tối tại nhà hàng Bắc Hải với món vịt Bắc Kinh chính gốc là một. Vịt Bắc Kinh
  10. được một người đầu bếp làm ngay trước mặt thực khách, nhưng không ngon bằng vịt Bắc Kinh tại các nhà hàng Tầu ở Singapore, ở quận Cam, hay ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Cái thứ hai đáng nhớ là cuộc biểu diễn nhạc thính phòng do ba nữ nghệ sĩ nổi danh của Bắc Kinh. Bằng độc huyền cầm, nhị huyền cầm và đàn tỳ bà, ba nữ nghệ sĩ trình bày những điệu nhạc mê hồn của Trung quốc với tất cả tâm hồn. Không cần phải là người sành điệu, khách du lịch cũng mường tượng được những gì trong điệu nhạc như mưa sa, bão táp, ân oán, buồn phiền, thất vọng, vui tươi qua lời giải thích đầy ấn tượng của ông Trần Chính. Sự hiểu biết về âm nhạc của ông Chính thật sâu sắc. Người Tàu vốn yêu nhạc và từng vui chơi với nhạc qua các triều đại vua chúa. Họ bị cấm cản trong 30 năm họ Mao thực hiện “Bước Nhảy Vọt” và “Cách Mạng Văn Hóa”. Mao xem vui chơi đàn hát là trụy lạc và phản cách mạng. Các nhạc khí tây phương, ngoại trừ đàn piano, đều bị cấm. Vệ binh Đỏ đã giết nhiều người chỉ vì thấy các nhạc khí bị cấm trong nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2