intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu ấn Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Đinh Hùng

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

93
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Dấu ấn Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Đinh Hùng trình bày: Thơ Đinh Hùng đã đi trọn hành trình thơ tượng trưng. Bằng cái nhìn “thấu thị” và tương ứng cảm quan, nhà thơ đã kiến tạo nên một thế giới thi ca dị biệt, kết liên đường dây giao cảm giữa con người và vũ trụ, thực tại và mộng ảo, hữu hạn và vô cùng, hiện tại và quá khứ,... Mời các bạn cùng tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu ấn Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Đinh Hùng

DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ ĐINH HÙNG<br /> HỒ VĂN QUỐC<br /> Trường Đại học Dân lập Phú Xuân, Huế<br /> Tóm tắt: Thơ Đinh Hùng đã đi trọn hành trình thơ tượng trưng. Bằng cái<br /> nhìn “thấu thị” và tương ứng cảm quan, nhà thơ đã kiến tạo nên một thế giới<br /> thi ca dị biệt, kết liên đường dây giao cảm giữa con người và vũ trụ, thực tại<br /> và mộng ảo, hữu hạn và vô cùng, hiện tại và quá khứ... Tất cả phải hư lên vì<br /> thực. Để đạt được điều này, Đinh Hùng sáng tạo ra những biểu tượng tươi<br /> mới, độc đáo mang ý nghĩa tượng trưng cho cái Đẹp, Tình Yêu và Sự Sống<br /> bất tử ở cõi địa ngục và địa đàng. Bên cạnh đó, âm nhạc và ngôn ngữ tượng<br /> trưng cũng góp phần đưa thơ Đinh Hùng đạt đến tính chất của vô biên, đồng<br /> thời giúp người thơ tìm thấy bản lai diện mục của mình, tìm ra những hệ quả<br /> hiện thực đầy bí ẩn, tươi nguyên của thế giới và tâm hồn con người.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Bằng một cuộc cách mạng, Thơ mới (1932-1945) đã đi vào quỹ đạo hiện đại, làm thay<br /> đổi sắc diện cả một nền thơ ca truyền thống. Chưa bao giờ, người ta thấy nở rộ nhiều<br /> khuynh hướng, trường phái thơ như lúc này. Đặc biệt, từ sau năm 1936, khi “ảnh hưởng<br /> của thơ Pháp lại thấm thêm một tầng nữa” – “tầng” chủ nghĩa tượng trưng – Thơ mới<br /> càng chứng tỏ ưu thế của mình trong việc khám phá thế giới, cuộc sống và con người<br /> hiện đại ở một chiều kích mới: vô biên, bí ẩn, linh động và huyền nhiệm. Trong xu<br /> hướng đó, Thơ mới lại tiếp tục “trình chánh giữa làng thơ” một bản đại hoà tấu mang<br /> phong cách hiện đại. Trong đó, mỗi thi sĩ mang một chủ âm riêng: Xuân Diệu thiết tha<br /> với khúc hát yêu đương, ham sống đến cuồng nhiệt; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên mê<br /> man với những thanh âm kinh dị mà có sức ám ảnh lạ thường; Bích Khê thắp sáng thế<br /> giới tâm linh bằng nhạc, lệ và hoa; Vũ Hoàng Chương ngả nghiêng trong men khói với<br /> “điệu kèn biếc quay cuồng”... Và trước lúc bản hoà tấu kết thúc, Đinh Hùng bỗng xuất<br /> hiện và ngân lên những giai điệu “man rợ”, “mê hồn” bởi một thế giới thi ca dị biệt<br /> được kiến tạo từ những giấc “chiêm bao thần bí” in đậm dấu ấn chủ nghĩa tượng trưng.<br /> 1. THƠ ĐINH HÙNG - CẤU TẠO BẰNG TÍNH CHẤT CỦA VÔ BIÊN<br /> Phải nói ngay rằng, các nhà thơ tượng trưng đã mở ra một cách nhìn mới về thế giới,<br /> đời sống và tâm hồn con người hiện đại. Họ không bằng lòng với cách phô diễn tình<br /> cảm lồ lộ, “dễ dãi như một kĩ nữ, ai ve vãn cũng được” của thơ lãng mạn mà chủ trương<br /> sáng tạo một lối thơ thuần khiết, ẩn chứa những rung động sâu xa của vô thức, tâm linh.<br /> Đồng thời, họ phản ứng với phái Thi sơn quá câu nệ hình thức, nặng tinh thần thực<br /> chứng mà bỏ qua những rung cảm tinh tế, bí ẩn của tâm hồn. Hơn nữa, các nhà thơ<br /> tượng trưng cũng không tán thành chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt là chủ nghĩa tự nhiên<br /> trong việc ứng dụng phương pháp khoa học thực nghiệm vào sáng tác văn chương.<br /> Baudelaire tuyên bố: “Thơ ca là cái gì đó hiện thực hơn, cái gì đó chỉ hoàn toàn thật<br /> trong một thế giới khác”, còn J. Moréas trong Tuyên ngôn tượng trưng cho rằng: thơ<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 65-74<br /> <br /> 66<br /> <br /> HỒ VĂN QUỐC<br /> <br /> ca tượng trưng biểu hiện trước hết “những tư tưởng nguyên uỷ”, nó là kẻ thù của “sự<br /> mô tả khách quan”. Chính lẽ đó, khám phá sự bí ẩn, tương hợp của thế giới và nội tâm<br /> con người trở thành mục đích và bản chất của thơ tượng trưng.<br /> Chẳng ai nói khác, thơ Đinh Hùng chịu ảnh hưởng rõ nét thơ ca tượng trưng Pháp. Ngay<br /> từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Đinh Hùng đã tỏ ra say mê Baudelaire,<br /> Mallarmé, Verlaine và đặc biệt Rimbaud không chỉ ở thơ ca mà ngay cả trong lối sống.<br /> Chàng trai ấy sớm mang dòng máu “nổi loạn”, “suy đồi” của Rimbaud, lại thêm bị chấn<br /> thương tâm lý do ám ảnh bởi những cái chết dồn dập của người thân khiến nhà thơ cảm<br /> thấy cuộc đời trở nên u ám, vô thường, mong manh, dễ vỡ. Hơn nữa, thế giới thực tại<br /> mà thi nhân đang sống chất chứa đầy cạm bẫy với những quan hệ thực dụng, mọi giá trị<br /> tinh thần, đạo đức đang bị băng hoại. Thế nên, ông quyết rũ bỏ thực tại để dấn thân vào<br /> con đường đam mê, nổi loạn mong tìm thấy sự tự do tuyệt đối trong tinh thần ngay từ<br /> thời cắp sách đến trường: “Ta ném bút, dẫm lên sầu một buổi/ Xa vở bài, mở rộng sách<br /> ham mê/ Đã nhiều phen trèo cổng bỏ trường về / Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo<br /> mạn” (Khi mới nhớn). Trong bóng tối dày đặc của tương lai, trong nỗi đau ê chề của<br /> tuổi trẻ, Đinh Hùng đã ngoảnh mặt với đời, cho tâm linh trôi theo dòng mộng ảo đưa<br /> ông vượt thoát hiện thực đời thường đến những miền xa thẳm, tươi nguyên, bí ẩn “mà ta<br /> mến yêu và chưa hề biết đến bao giờ” (Baudelaire) đó là thuở hồng hoang, huyền sử; là<br /> chốn địa ngục, địa đàng làm cho tất cả phải hư lên vì sự thật. Do đó, khám phá thi giới<br /> Đinh Hùng, độc giả sẽ được phiêu du vào một thế giới huyền ảo, hư cấu đầy tinh thần<br /> sáng tạo bởi cái nhìn “thấu thị” của nhà thơ.<br /> Phủ nhận thực tại, Đinh Hùng quay về thời nguyên thuỷ, thuở hồng hoang của loài<br /> người, nơi ngự trị của vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, cổ sơ với những “loài hoang thảo”,<br /> “hoa man dại”, “dòng suối ngọt”, “bóng non xanh”; nơi con người giao hoà cùng vũ trụ,<br /> nơi cái tôi hoà vào cái ta, ý thức dị biệt, đối kháng chưa hình thành; nơi con người sống<br /> hoà đồng, bình đẳng với cỏ cây, muôn thú: “Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ / Ta nằm<br /> trên cỏ lắng tai nghe... / Thèm ăn một chút hoa man dại/ Và ngủ như loài muông thú<br /> kia” (Những hướng sao rơi). Đi về “những hướng sao rơi” là cách thi nhân chối bỏ<br /> cuộc sống văn minh đô thị chất chứa đầy bất trắc, biến thiên và làm cho con người tha<br /> hoá, thậm chí “lạc thiên nhiên đến cả bọn đàn bà”. Cho nên, khi phải đối mặt với thực<br /> tế đầy rẫy cạm bẫy đó, Đinh Hùng vỡ mộng, đau khổ, hoảng loạn. Nhà thơ chỉ còn cách<br /> tạo ra một thực tại ảo để lẫn trốn sự chống đối, đó là chốn địa đàng nhưng không có<br /> “trái cấm” làm nơi trú ngụ cho “đôi người cô độc thuở sơ khai”. Chính tại đây, người<br /> thơ đã dệt nên “mối kỳ tình” với Người gái thiên nhiên. Nàng là hiện thân của vẻ đẹp<br /> trinh nguyên, hoang dã:<br /> Nàng lớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ,<br /> Nửa linh hồn u ám bóng non xanh.<br /> Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mỹ nữ,<br /> Nàng yêu ta huyền hoặc mối kỳ tình.<br /> (Người gái thiên nhiên)<br /> <br /> DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ ĐINH HÙNG<br /> <br /> 67<br /> <br /> Tình yêu trong đời thực dù đắm say, mãnh liệt đến đâu cũng bị rào cản của giới hạn<br /> trong đó cản trở lớn nhất là sự hữu hạn của đời người. Đinh Hùng đã chứng nghiệm và<br /> thấm thía điều đó từ cái chết của “người đẹp ngày xưa tên giống hoa”: Liên - một loài<br /> hoa mùa hạ. Nàng là mối tình đầu cuồng si, diễm lệ của nhà thơ. Nàng chợt đến rồi ra đi<br /> như hư ảnh để suốt đời thi nhân cứ mãi kiếm tìm. Chính vì không thoả mãn khát vọng<br /> yêu đương trong kiếp nhân sinh, Đinh Hùng đã dồn tất cả đam mê, cuồng vọng vào<br /> trong một tình yêu hư cấu, hòng giải phóng con người thoát khỏi những mối dây ràng rịt<br /> cũng như bản thể con người. Và chỉ với tình yêu ấy, nhà thơ mới đi đến tận cùng miền<br /> hoan lạc, cõi vĩnh hằng của tinh thần và tình yêu bất tử:<br /> Ta đặt em lên ngai thờ Nữ Sắc,<br /> Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da.<br /> Buổi em về, xác thịt tẩm hương hoa,<br /> Ta sống mãi thở lấy hồn trinh tiết.<br /> (Kỳ nữ)<br /> Đứng trước vẻ đẹp hoang dã và trinh khiết của người con gái mà nhà thơ xưng tụng là<br /> Người gái thiên nhiên, Kỳ nữ, Gái – Muôn - Đời... trái tim Đinh Hùng luôn bị cám dỗ,<br /> mê hoặc. Thi nhân đặt họ lên “ngai thờ Nữ Sắc” với tấm lòng sùng kính như con chiên<br /> ngoan đạo đứng trước Chúa Giêsu. Tuy nhiên, “người ta thấy bất kỳ một tình cảm mãnh<br /> liệt nào cũng đều xuất phát từ một gốc rễ của một tình cảm đối lập. Một tình yêu cuồng<br /> nhiệt bao giờ cũng đi kèm với oán hờn căm giận” [3, tr. 172]: “Lòng tín ngưỡng cả mùi<br /> hương phản trắc” (Hương trinh bạch), “Cây từ bi hiện đoá Ác hoa đầu” (Tìm bóng tử<br /> thần), “Tất cả em đều bắt ta khổ não / Và oán hờn căm giận tới đau thương / Và yêu<br /> say, mê mệt tới hung cuồng / Và khát vọng đến vô tình vô giác” (Kỳ nữ). Ở đây, tác giả<br /> Mê hồn ca đã gặp gỡ tác giả Những bông hoa Ác trong quan niệm nhị nguyên về cái<br /> thiện và cái ác, cao cả và thấp hèn... Đinh Hùng đi vào khám phá vẻ đẹp hai mặt ở con<br /> người và dù ở mặt nào thiên thần hay ác quỹ, thi sĩ cũng đẩy đến tuyệt đỉnh trong sự<br /> mách bảo của vô thức, bản năng.<br /> Phải nói rằng lầu thơ Đinh Hùng không xây trên mảnh đất trần gian mà “kiến trúc” từ<br /> những giấc “chiêm bao thần bí” tạo nên một thế giới siêu hiện thực. Ở đó, cái thực hoà<br /> vào cái ảo: “Ngày xưa Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính... vẽ mộng để tô điểm thực<br /> tại, làm cho thực tại thơ mộng hơn; trái lại Đinh Hùng vẽ sự thật lên mộng, để mộng có<br /> vẻ gần thực tại hơn” [4, tr. 399]. Từ những nỗi khổ đau rất thật về cuộc đời và thân phận<br /> con người, Đinh Hùng đã đi tìm sự giải thoát cho kiếp người ở những miền ngoài cõi<br /> nhân gian: chốn địa đàng và địa ngục - một thế giới ảo – nơi không còn có tử biệt sinh<br /> ly, nơi mà Đinh Hùng sẽ gặp lại người con gái ngày xưa:<br /> Trời ơi! đây nguyệt vô biên<br /> Trong lòng người đẹp nằm quên dưới mồ!<br /> Ta cười suốt một trang thơ,<br /> Gặp hồn em đó còn ngờ yêu ma<br /> (Tìm bóng tử thần)<br /> <br /> 68<br /> <br /> HỒ VĂN QUỐC<br /> <br /> Và “trong giấc ngủ đẫm mùi hương phấn lạ”, người thơ lạc vào từng bước đắm say “mê<br /> muội giữa một bầy yêu quái” với khúc hát vong tình bay chót vót trên núi non mở hội<br /> oan hồn và khát khao cuồng loạn giữa đêm khuya cái chết sẽ tái sinh, kết giao cho<br /> những tình yêu kỳ dị: “Giữa đêm đời sẽ hồi sinh / Nhân gian hát khúc vong tình lên non<br /> / Đôi ta vào hội oan hồn / Nhân gian tái hợp / Ồ! Đây là cuộc tân hôn dị kỳ!” (Cầu<br /> hồn). Chốn địa ngục trong thơ Đinh Hùng không gợi lên cảm giác ghê rợn, bi thảm của<br /> sự chết chóc, nhục hình. Trái lại, đó là một thế giới sống động có trăng, hoa, nhạc,<br /> hương, có Mê Cung, Biển Giác, Non Thần, có “Xuân phương thảo cũng như Xuân tùng<br /> bách”. Mọi thứ đều tuyệt diễm như chốn thần tiên làm thi nhân lạc bước:<br /> Ta đi, lạc xứ thần tiên.<br /> Hồn trùng dương hiện bóng thuyền U Minh.<br /> (Gửi người dưới mộ)<br /> Sáng tạo nghệ thuật trong trạng thái siêu thăng, Đinh Hùng để linh hồn mình trôi đến<br /> những miền xa thẳm. Và “Khi mặt trời đẫm máu phía sau lưng” - biểu tượng cái chết<br /> của xã hội văn minh – nhà thơ làm cuộc hành hương trở về “thời xa vắng” khởi đầu từ<br /> Buổi – Sơ – Khai, Hồng hoang, Tiền sử đến thời Huyền sử. Tất cả đi vào thơ, ngụp lặn<br /> trong tiềm thức thi sĩ: “Ôi! giữa trời Thơ, những đêm hiền hậu / Con chim nào kêu vẳng<br /> tiếng trần ai ? / Mấy thu xanh dòng thác lệ u hoài ? / Thời xa vắng mở hương lòng trái<br /> đất” (Người gái thiên nhiên). Cảm thâu, thống đoạt thời gian bằng linh giác, Đinh<br /> Hùng sáng tạo ra những hình ảnh ước lệ, ẩn chứa một quan niệm nghệ thuật về thời<br /> gian: “đêm hiền hậu”, “thu xanh”, “thời xa vắng mở hương lòng trái đất”. Nhà thơ đã<br /> biến cái thoáng chốc thành cái vĩnh cửu, cái khoảnh khắc thành cái bất diệt, thời gian<br /> hoà tan vào không gian, hay nói như Đỗ Lai Thuý: “không gian hoá thời gian”:<br /> Xưa mạch đất dấu nghìn xuân vũ trụ,<br /> Ta lãng du, chợt gặp cỏ hoa tình.<br /> Mừng phong cảnh bốn mùa về hội ngộ,<br /> Em gọi tên hồn non nước sơ sinh.<br /> (Hoa sử)<br /> Trở về thời Thái cổ, thi nhân lạc bước vào Hoa sử, nơi lưu giữ sự sống sơ khai, nơi bốn<br /> mùa xuân, hạ, thu, đông cùng hội tụ trong cái thiên nhiên bất biến. Chính sự nỗ lực phi<br /> thời gian hoá đó, Đinh Hùng nhanh chóng đưa con người đạt tới sự vĩnh cữu, trút bỏ<br /> mọi gánh nặng âu lo, khắc khoải về thời gian hữu hạn đời người dù trong chốc lát.<br /> Bằng cảm quan tượng trưng, thơ Đinh Hùng đã mở ra một cách nhìn mới về thế giới và<br /> cuộc sống con người trong tính hai mặt. Thi nhân đã “kiến trúc” lầu thơ trên chất liệu<br /> hỗn hợp của thực thể và hư vô tạo nên một siêu hiện thực về thế giới đưa thơ đạt<br /> đến tính chất của vô biên. Chính cách nhìn ấy đã chi phối thi giới Đinh Hùng từ lối tư<br /> duy thơ đến phương thức biểu đạt.<br /> <br /> DẤU ẤN CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ ĐINH HÙNG<br /> <br /> 69<br /> <br /> 2. THƠ ĐINH HÙNG - MỘT CẢM QUAN THẨM MĨ MỚI<br /> Khám phá thế giới ở chiều bí ẩn, huyền nhiệm và trong những mối liên hệ siêu việt giữa<br /> cái hữu hình và vô hình, giữa con người và thế giới, Đinh Hùng đã đem đến một lối tư<br /> duy, cảm quan thẩm mĩ mới cho thơ, góp phần đưa thơ Việt Nam nhanh chóng hoà vào<br /> dòng chảy của thi ca hiện đại thế giới.<br /> Cái làm nên cảm quan thẩm mĩ mới ở thơ Đinh Hùng trước hết là tư duy tương hợp,<br /> một trong những sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa lớn nhất của thơ tượng trưng, mà cha đẻ<br /> của nó là Baudelaire. Trong bài Tương hợp, nhà thơ đặt ra một vấn đề vừa mang ý<br /> nghĩa phát hiện vừa là tuyên ngôn thơ tượng trưng: “Hương thơm, màu sắc và âm thanh<br /> tương hợp với nhau”. Điều này không chỉ ám ảnh, định hướng tư duy nghệ thuật<br /> Baudelaire mà còn nhiều nhà thơ tượng trưng khác trong đó có Đinh Hùng.<br /> Bước vào lầu thơ Đinh Hùng, ta như được phiêu du trong một thế giới nhiệm màu. Tất<br /> cả hoà hợp, tương giao trong một thể thống nhất sâu thẳm giữa con người và thiên<br /> nhiên: “Rừng buổi đó vang tiếng cười mang rợ / Quả tơ duyên đỏ thắm sắc trên cành /<br /> Chúng ta đi lặng ngắm núi đồi xanh / Bước trên cỏ để nghìn sau in dấu” (Người gái<br /> thiên nhiên); giữa hữu hình và vô hình, thực và ảo: “Điệu nhạc nghiêng mình, anh sẽ<br /> nghe / Nghìn xưa âm hưởng bước Em về / Bông hoa áo tím trôi vào mộng / Anh sẽ tìm<br /> Em nhập giấc mê” (Nhập mộng); giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh: “Sóng mắt<br /> trôi dòng nhạc khởi nguyên / Em từ bao kiếp dựng lời nguyền? / Màu xanh ý niệm chưa<br /> thành bướm / Nhịp bước Em vào tiết điệu Quên” (Trái tim hồng ngọc).<br /> Giải mã thế giới, con người bằng cái nhìn “thấu thị” và tương ứng cảm quan, Đinh<br /> Hùng đã tạo ra những liên tưởng bất ngờ, độc đáo và đem đến cho người đọc những trực<br /> cảm mới lạ. Từ đó, nhà thơ dẫn dụ độc giả xa dần cái thực tại hiện hữu để phiêu linh<br /> vào địa hạt hư ảo hòng tìm ra bản chất bí ẩn bên trong của sự vật:<br /> Mộng viết lên từng bản điếu tàng dài<br /> Lời văn thư kinh dị - Nghệ Thuật cười một tiếng bi ai.<br /> (Thoát duyên trần cấu)<br /> Quả thực, thơ Đinh Hùng là thơ “kinh dị”, “chiêm bao thần bí”, “mê hồn”, nó đưa thi<br /> nhân đến miền hư thực, đồng thời tìm thấy mối liên hệ huyền bí, mơ hồ giữa con người<br /> và thế giới thông qua hệ thống biểu tượng. Bởi theo các nhà thơ tượng trưng, biểu tượng<br /> gắn liền với quan niệm về tính thống nhất “thâm u và sâu xa” của vũ trụ:<br /> Vũ trụ là một ngôi đền mà trụ cột thiên nhiên<br /> Thỉnh thoảng nói lên những lời mơ hồ, bí ẩn<br /> Con người đi qua, cả một rừng biểu tượng<br /> Nhìn chúng ta với những con mắt thân quen<br /> (Tương hợp – Baudelaire)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2