intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của cuốn sách "Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới" gồm có 3 phần chính như: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế; dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội; dấu ấn Võ Văn Kiệt trong hoạt động ngoại giao. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 2

  1. BÁO CÁO VỀ HỘI NGHỊ PHÂN BỐ LAO ĐỘNG VÀ DÂN CƯ CÁC TỈNH NAM BỘ Số 248/Pg, ngày 15, 16 tháng 02 năm 1986 Kính gửi: Các anh trong Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng Ngày 15 và 16/02/1986, tôi đã chủ trì cuộc họp về phân bố lao động và dân cư các tỉnh Nam Bộ tại Mỹ Tho (Tiền Giang). Dự hội nghị này có các đồng chí Bộ trưởng Thủy lợi, Lâm nghiệp, Văn hóa; các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng Tài chính, Lao động, Nông nghiệp, Lương thực, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục Phó Tổng cục Cao su, đại diện Quân khu 9. Về phía địa phương, có các đồng chí chủ tịch tỉnh Tiền Giang, Sông Bé, các đồng chí phó chủ tịch hoặc ủy viên thư ký các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cửu Long, Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh và phó chủ tịch 3 tỉnh có dân đi: Hà Nam Ninh, Hải Hưng và Thái Bình. Ngoài ra, còn có đại diện một số huyện có dân đến. Tại Hội nghị, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã trình bày bản báo cáo về kế hoạch phân bố lao động và dân cư 5 năm 1986 - 1990 và năm 1986 các tỉnh Nam Bộ; Bộ Lao động đã trình bày dự thảo các 665
  2. Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới chính sách liên quan đến sử dụng lao động và phân bố lao động ở Nam Bộ. Các đồng chí Bộ trưởng Thủy lợi, Lâm nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Tiền Giang, Sông Bé và đại diện một số ngành, địa phương đã phát biểu ý kiến về biện pháp thực hiện và nhiệm vụ, biện pháp của ngành mình để phục vụ cho kế hoạch phân bố lao động và dân cư; đặc biệt báo cáo của đồng chí Chủ tịch tỉnh Tiền Giang và đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh Long An đã nêu được một số kinh nghiệm tốt về chỉ đạo thực hiện công tác này trong nội tỉnh. Về chính sách do Bộ Lao động soạn và trình bày tại hội nghị, chưa được cụ thể, còn phải làm tiếp để chính sách có tác dụng khuyến khích đẩy mạnh công tác phân bố lao động và dân cư. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng: Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình có dân đi và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Kiên Giang, Long An, Minh Hải còn phân vân, chưa được chuẩn bị nhận dân đến, do còn vướng mắc về vốn đầu tư, do cách làm trước đây có khuyết điểm... Về phân bố lao động trong nội tỉnh, nội huyện, các tỉnh Nam Bộ đã nhận thức rõ hơn, thấy sự cần thiết và một số nơi đã làm tốt, như Tiền Giang, Long An. Tôi đã chỉ đạo các ngành và địa phương tiếp tục xử lý các vấn đề để bảo đảm triển khai kế hoạch, như: 1. Bộ Lao động xúc tiến hoàn chỉnh văn bản về các chính sách để trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét và ban hành. 2. Các địa phương nhận dân đến cùng các ngành xúc tiến việc quy hoạch địa bàn sẽ nhận dân. 3. Các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, Long An cùng các tỉnh Thái Bình, Hà Nam Ninh, Hải Hưng tiếp tục làm việc với nhau 666
  3. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội để xác định địa bàn, bàn kế hoạch và biện pháp để triển khai kế hoạch đưa dân và đón dân, tích cực chuẩn bị cho mùa khô 1986 - 1987. Năm 1986, tỉnh Hải Hưng đưa ngay lao động vào để khai hoang ngay 10.000 ha mà tỉnh Long An đã được chuẩn bị tương đối tốt. Trong năm 1986, các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang phải tăng thêm chỉ tiêu phân bố lao động trong nội tỉnh để bù lại số dân đón từ các tỉnh miền Bắc vào, đồng thời cùng tỉnh liên quan chuẩn bị tích cực để mùa khô năm 1986 - 1987 nhận được dân đến theo kế hoạch phân bố. 4. Tôi đã truyền đạt tinh thần của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức hội đồng phân bố lao động và dân cư ở Trung ương và các địa phương; hội nghị hoan nghênh và thấy cần thiết phải có tổ chức mạnh, có hiệu lực mới bảo đảm thực hiện được công tác quan trọng này. Sau hội nghị này, tôi sẽ chỉ đạo các ngành, địa phương để tiếp tục tổ chức hội nghị phân bố lao động và dân cư các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (dự kiến họp vào giữa tháng 3/1986) gắn với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Kính Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 25. 667
  4. THƯ GỬI ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ PHÊ BÌNH, TỰ PHÊ BÌNH Ngày 04 tháng 6 năm 1986 Kính gửi: Các anh trong Ủy ban, Trong dịp tiến hành tự phê bình và phê bình hiện nay, tôi muốn đề nghị Ủy ban phân tích sâu sắc về tình hình công tác kế hoạch, trách nhiệm của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước với tư cách là tổng tham mưu về kinh tế, để từ kinh nghiệm, bài học của thời gian qua, chấn chỉnh một bước công tác của chúng ta. Như các anh đều biết, trong nhiều năm nay, đã nhiều lần đề nghị tổng kết công tác kế hoạch hóa, chúng ta vẫn chưa làm được như ý muốn. Lần này, tôi muốn đề nghị Ủy ban dành thời giờ thích đáng, để xem xét hai vấn đề chủ yếu: - Trách nhiệm của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, kinh nghiệm về bài học rút ra từ việc xác định cơ cấu kinh tế thời gian qua; đó cũng là phương hướng để khắc phục trong thời gian tới; - Phần trách nhiệm của cơ quan kế hoạch trong cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp; và cụ thể là bệnh này biểu hiện trong kế hoạch như thế nào; cần sửa ra sao? Tôi nghĩ rằng và khẩn thiết đề nghị được kiểm điểm sâu sắc, để rút ra được bài học kinh nghiệm, điều đó chỉ có ích cho việc đổi mới thật sự công tác kế hoạch hóa trong thời gian tới, hoàn toàn không có gì đáng nể nang, e ngại, trên cơ sở đặt lợi ích chung trên hết, đừng để ảnh hưởng bởi bất cứ một sự tình cảm riêng tư nào trong chúng ta. 668
  5. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Với tinh thần ấy, tôi đã giao một số anh em dự thảo trên cơ sở tổng hợp ý kiến các anh trong Ủy ban bản kiểm điểm kèm theo đây - Bản này cũng mới chỉ thể hiện được một mức lòng mong muốn đó - Tôi thiết tha đề nghị các anh dành thời giờ xem kỹ, góp thẳng vào bản kiểm điểm, gửi lại tôi, anh em sẽ tổng hợp lại trình ra Ủy ban thông qua. Sau đó, sẽ hoàn chỉnh bản kiểm điểm, đưa ra cấp vụ thảo luận bổ sung thêm. Làm được tốt việc kiểm điểm lần này, chắc chắn chúng ta sẽ nêu ra được phương hướng, biện pháp củng cố Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, xây dựng một cơ quan đúng tầm với yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ tổng tham mưu về kinh tế, đáp ứng được đòi hỏi của Đảng và Nhà nước. Rất mong các anh quan tâm và cùng đóng góp tích cực và thẳng thắn. Thân ái Sáu Dân Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 25. 669
  6. THƯ GỬI ÔNG HOÀNG QUY, ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC VỀ CUNG CẤP VẬT TƯ, GIẢI QUYẾT KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT TẠI TỈNH LẠNG SƠN Ngày 02 tháng 8 năm 1986 Kính gửi: Anh Hoàng Quy, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Sáng nay, tôi đã làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Tình hình lũ lụt đã gây thiệt hại rất lớn cho tỉnh. Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh đang tập trung chỉ đạo để khắc phục khó khăn, nhằm ổn định sinh hoạt và chuẩn bị cho sản xuất. Sau khi nghe báo cáo, tôi đã trao đổi với anh Lập, anh Hiến (Vụ phó Vụ Vật tư) thấy cần thiết phải giải quyết ngay một số nhu cầu bức bách nhất. Các đồng chí ở địa phương sẽ mang thư này cho anh và trình bày kỹ thêm để anh rõ. Đề nghị anh chỉ đạo các vụ của ta đôn đốc các cơ quan cung ứng, ưu tiên giải quyết kịp thời, khẩn trương các loại vật tư hàng hóa mà Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao cho tỉnh trong kế hoạch 1986. Đồng thời giải quyết thêm cho tỉnh các loại vật tư sau đây: 1. Xe ôtô vận tải: 15 chiếc. 2. Than mỏ: 100 tấn. 3. Tôn lợp: 30 tấn. 4. Xăng ôtô: 200 tấn. 5. Điêzen: 200 tấn. 6. Cáp nhôm: 5 tấn. 670
  7. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Đề nghị anh Nhường trao đổi ngay với Bộ Tài chính để giải quyết cho tỉnh 25 triệu đồng tiền mặt (trong tổng số yêu cầu của tỉnh là 75 triệu). Trước mắt là để trợ cấp cho hơn 2.000 hộ gia đình bị mất hết tài sản, nhà cửa. Đồng thời bàn với Bộ Nội thương cấp ngay cho tỉnh các hàng hóa như: giấy dầu, bát ăn cơm, nồi, chăn màn, chiếu và giấy học sinh, đặc biệt là tỉnh có đề nghị nếu cho phép tỉnh mua thịt lợn hơi với giá bình quân 90 đồng/kg thì khả năng mua trên 1.000 tấn để cấp cho bộ đội, cán bộ trên địa bàn. Những vấn đề trên tôi đã có điện báo cáo anh Năm Công, anh Đồng Sỹ Nguyên và anh Truyến. Sau khi nghe các đồng chí Lạng Sơn báo cáo, nếu anh đồng ý với những ý kiến trên của chúng tôi, đề nghị anh cho ra ngay văn bản của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và đôn đốc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định sớm để địa phương và các ngành triển khai. Thân ái Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 25. 671
  8. BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH LŨ LỤT TẠI CÁC TỈNH LẠNG SƠN, CAO BẰNG VÀ BẮC THÁI Ngày 06 tháng 8 năm 1986 Kính gửi: - Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, Tôi đi thăm và nghiên cứu tình hình thực tế lũ lụt tại ba tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng và Bắc Thái từ ngày 02 đến ngày 05/8/1986; nghe Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân báo cáo cũng như phản ánh của các ngành trong tỉnh về diễn biến của lũ lụt, về tổn thất của địa phương, về hướng khắc phục của tỉnh và xem xét thực tế các điểm thiệt hại. Tôi đã tham gia ý kiến với hai tỉnh để khắc phục hậu quả sau lũ lụt cũng như quyết định giải quyết những nhu cầu bức bách để hai tỉnh sớm ổn định đời sống và ổn định sản xuất đã tham gia với từng tỉnh về các định hướng phát triển kinh tế lâu dài và các biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn từng tỉnh. Để Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng trong việc chỉ đạo cụ thể, tôi phản ánh một số nét cơ bản về đợt đi công tác thực tế ở ba tỉnh lũ lụt trên. 1. Tỉnh Lạng Sơn 11 huyện đều bị ảnh hưởng của lũ lụt, 76 xã, phường, thị trấn bị ngập úng, điển hình là thị xã Lạng Sơn ngập 30 giờ, thị trấn 672
  9. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Thất Khê, Tràng Định ngập 72 giờ, lượng mưa trong ngày 21 đến ngày 23/7 tới 360 ly. Mực nước chưa từng có, vượt mực nước lụt năm 1914 đến 1,5 m nước. - Số người chết 24 người, ngoài ra số bộ đội trôi dạt, vắng mặt 40 người chưa xác định được. - Số người bị thương 4 người. - Nhà cửa hư hỏng hoàn toàn 1.152 cái (sập đổ, nước cuốn trôi nhà ở, trụ sở các cơ quan), kho tàng hư hỏng hoàn toàn 9.722 m2, tường rào bị đổ gần 1.000 m, sách giáo khoa trôi,... Về nông nghiệp: + Diện tích lúa bị ngập úng: 6.810 ha. Trong đó: + Lúa xuân chưa kịp thu hoạch: 1.710 ha. + Lúa mùa đã cấy: 5.100 ha (mất trắng 2.929 ha). - Ngô chưa thu hoạch: 149,6 ha. - Hoa màu đỗ các loại: 283,0 ha. Nước cuốn trôi 170 tấn thóc giống, 14 con trâu bò. Về lâm nghiệp: Xí nghiệp chế biến lâm sản gỗ bị trôi 350 m3, số vùi lấp ở bãi 1 và bãi 2 đang thống kê. Về thủy lợi: Các hồ chứa lớn đều vượt mức lũ thiết kế. - Hồ Tà Keo nước vượt qua tràn 3 m; vượt qua đập đất 0,2 m. - Hồ Nà Cáy: Nước vượt qua tràn 1,9 m cao hơn mức lũ thiết kế 0,7 m phá hủy 1 tràn bêtông cốt thép. - Đập xây Gia Cát trên sông Kỳ Cùng bị trôi đứt 20 m. - Đập Lẳu Xá Cao Lộc nước tràn làm đổ đập 15.000 m3, đất đắp. - Kênh mương bị sạt lở 5 km so với toàn bộ có 100 km. - Các trạm bơm và thủy điện đều bị ngâm nước. Về giao thông: Nhiều đoạn bị lở, có nơi mất hẳn đoạn đường dài 40 m sâu tới 4 m có nơi nứt sâu vào đường nhựa tới 1 m và dài tới 200 m, đất sụt lở hàng 10.000 m3, cầu Kỳ Cùng bị trôi để lại mố cầu. 673
  10. Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Về vật tư hàng hóa: Thống kê chưa đầy đủ số thiệt hại đã lên tới 74 triệu đồng. Nhìn chung lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân tỉnh Lạng Sơn: hàng nghìn hộ chưa có nhà ở, giá cả tăng: gạo trên 20 đồng/kg, thịt lợn trên 200 đồng/kg. Sản xuất công nghiệp hầu hết phải ngừng hoạt động tới nay vì chưa kịp phục hồi lại thiết bị máy móc và chưa chuẩn bị kịp nguyên liệu. Dự trữ lương thực hết, đang phụ thuộc lớn vào vận chuyển của Trung ương lên. Đã có nhiều đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước lên thăm tỉnh và bàn biện pháp khắc phục hậu quả của lũ lụt. Lãnh đạo của tỉnh đã cùng quân và dân trong tỉnh có nhiều cố gắng cứu người, cứu của trong lúc lũ lụt và đang từng bước chỉ đạo khắc phục hậu quả. - Bộ Giao thông vận tải đã cấp 2 triệu đồng, 20 tấn nhựa đường, 30 tấn xăng, 30 tấn dầu để sửa chữa cầu đường, đã triển khai bắc cầu cáp tại vị trí cầu Kỳ Cùng cho nhân dân đi lại. - Bộ Nông nghiệp đã giải quyết cho mua 100 tấn giống lúa và 150 tấn phân đạm. - Bộ Nội thương đã cấp lệnh phân phối 100.000 m giấy dầu, 10 tấn đinh, 4.000 đôi pin đèn. - Bộ Y tế đã cấp 30 kg thuốc khử trùng nước uống, 49 cơ số thuốc chữa bệnh. - Ủy ban nhân dân Hà Nội đã chi viện: 3 tấn dầu hỏa, 5 tấn muối, 5 tấn gạo, 5 cơ số thuốc chữa bệnh. - Nông trường Hữu Lũng đã quyên góp giúp nhân dân Lạng Sơn 2 tấn thóc. Tỉnh yêu cầu Trung ương giải quyết tiếp các nhu cầu vật chất cho tỉnh để khắc phục hậu quả lũ lụt; tất cả nhu cầu tỉnh đề xuất 674
  11. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội còn phụ thuộc vào khả năng cân đối chung của Nhà nước. Tôi đã chỉ thị cho các đơn vị hữu quan nghiên cứu giải quyết tiếp theo; xét sự cần thiết bức bách về vật tư phục vụ sản xuất, tôi đã quyết định bổ sung ngay cho Lạng Sơn. - Xe ôtô vận tải 4 - 6 tấn: 15 cái. - Xăng ôtô: 200 tấn. - Điêzen: 100 tấn. - Cáp nhôm: 5 tấn. - Than mỏ: 100 tấn. - Tôn lợp: 20 tấn. Các vật tư khác được ưu tiên lấy trong chỉ tiêu kế hoạch đã ghi. 2. Tỉnh Cao Bằng Nếu lấy năm lũ lụt cao nhất trước đây so sánh thì năm 1950 là 19,7 m; năm 1971 là 17,9 m; lũ kỳ này 18,3 m. Như vậy, lũ chỉ cao hơn năm 1971 có 0,4 m và có thấp hơn năm 1950 tới 1,4 m. Tuy vậy, vấn đề thiệt hại ở Cao Bằng chủ yếu do nước lên quá nhanh và lên vào ban đêm. Tỉnh xác định số thiệt hại (không kể phần diện tích cây trồng bị ngập lụt) tới 12.396.975 đồng. Trong đó: - Khu vực quốc doanh: 7.845.975 đồng. - Khu vực tập thể: 1.065.000 đồng. Về nông nghiệp: Diện tích cây trồng bị ngập: 2.302,4 ha. Trong đó: Lúa: 1.747,4 ha. Ngô: 76 ha. Đỗ các loại: 387 ha. Hoa màu: 40 ha. 675
  12. Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Giao thông vận tải: Đường sạt lở: 30.000 m3. Sập 4 cầu chiều dài toàn bộ: 190 m. - Đường địa phương + Đất sụt lở: 70.000 m3. + Sập 7 cầu tổng chiều dài: 97 m. - Đường dây bị đổ: 400 m. - Số hộ bị ngập: 1.450 hộ. - Số hộ bị mất trắng: 31 hộ. - Người bị chết: 5 người. - Lợn trôi: 21 con của nhân dân và nông trường trên 100 con. - Trâu chết: 2 con. Ở Cao Bằng do thực tế năm 1950 mực nước tới 19,7 m nên quy hoạch nhà cửa kho tàng chủ yếu được bố trí ở địa hình cao nên mức tổn thất so với Lạng Sơn không lớn. Tỉnh đã kịp thời thông báo cho cán bộ, nhân dân và huy động kịp thời phương tiện để chống lũ lụt nên hạn chế nhiều thiệt hại về người và của. Sau lũ lụt, tỉnh đã triển khai lực lượng lo cứu trợ các gia đình thiệt hại nặng và gia đình thương binh, liệt sĩ, tăng cường cán bộ các ngành xuống cơ sở để xử lý các hậu quả và ổn định tổ chức, chỉ đạo sản xuất. Đang tập trung lực lượng để khai thông việc thông tin liên lạc và giao thông. Chỉ đạo hợp tác xã thu hoạch vụ đông xuân và chăm sóc cây trồng vụ mùa. Về Cao Bằng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước sẽ bổ sung nhu cầu cho tỉnh trong điều chỉnh tới, trước mắt để giúp tỉnh sớm ổn định 676
  13. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội sản xuất, tôi đã quyết định giải quyết ngay cho tỉnh một số vật tư thiết yếu: 1. Xe tải 4 - 6 tấn: 1 cái. 2. Máy ủi 75 cv: 1 cái. 3. Xe uoat tải 1,5 tấn: 1 cái. 4. Tôn lợp: 30 tấn. 5. Cáp nhôm: 15 tấn (số này đã ghi chỉ tiêu thanh toán quyền sử dụng ngoại tệ nay cho thanh toán bằng tiếng Việt). 3. Tỉnh Bắc Thái - Lũ gây ngập lụt lớn, ngập 8.400 ha lúa trong đó bị mất trắng 3.000 ha, người chết 24 người, các tuyến đê chính đều được giữ vững, lãnh đạo tỉnh đã tập trung lực lượng với mức cao bảo vệ được cống số 1 đê Phổ Yên, Bắc Thái không bị vỡ bảo đảm bảo vệ được tài sản của Nhà nước và nhân dân. Ở xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn nước chảy mạnh, cây que đất trôi về lấp mất đường hầm xuyên qua núi đá dẫn nước xuống hồ Ba Bể, làm nước dâng lên cao ngập một vùng rộng lớn 100 km2, hiện nay 50 - 60 nóc nhà đang chìm dưới nước. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang triển khai công tác khắc phục hậu quả lũ lụt. Tôi cùng Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh dành nhiều thì giờ thảo luận về lương thực thực phẩm - công tác lâm nghiệp và định canh, định cư. - Về vấn đề lương thực hằng năm tỉnh xin Trung ương 6 vạn tấn chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của Trung ương trên lãnh thổ, riêng nhu cầu của tỉnh 2 vạn tấn đã tự cân đối được với bình quân lương thực đầu người trên địa bàn 250 kg/năm. Mấy năm vừa qua, 677
  14. Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới tốc độ sản lượng lương thực tăng bình quân hằng năm là 6%, xét điều kiện cụ thể và tiềm năng của Bắc Thái dự kiến tới năm 1990 phấn đấu bình quân đầu người trên địa bàn trên 350 kg/năm. Thâm canh tăng năng suất và tăng vụ là chủ yếu, giải quyết lương thực nói chung là cả loại hoa màu có chất bột. Các cây có chất bột ở trung du miền núi khá phong phú. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, các lâm sản phát huy thế mạnh tạo ra nhiều nông lâm sản xuất khẩu để cân đối thêm lương thực. Cải tiến cơ cấu lương thực bữa ăn ở Bắc Thái cần được tiến hành sớm và có ý nghĩa rất lớn để cân đối lương thực. Với những phương hướng trên đầu tư và cung ứng vật tư thỏa đáng đẩy mạnh sản xuất thì tỉnh Bắc Thái có khả năng tự cân đối được lương thực tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể cần đủ đạm, lân, kali và thuốc trừ sâu theo tỷ lệ. Đi sâu vào khai thác từng cánh đồng, từng đồi nương sản xuất có hiệu quả. - Vấn đề thực phẩm hằng năm Bắc Thái vẫn xin Trung ương cấp 1.500 tấn thịt hơi, sau khi tính toán Bắc Thái đủ điều kiện đẩy mạnh chăn nuôi tự lo được thực phẩm trên địa bàn, Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho tỉnh cân đối đủ thức ăn gia súc để gia công cho cán bộ, công nhân viên chăn nuôi và cung ứng cho lực lượng vũ trang tự chăn nuôi. Ngoài ra thu mua thịt hàng hóa với người chăn nuôi lấy giá thóc làm chuẩn để tính toán thu mua có thể khoảng 6 kg thóc/1 kg thịt hơi là phù hợp. Những phí lưu thông về vận tải trước đây Trung ương phải chuyển thịt cho Bắc Thái thì Trung ương giao số đó cho tỉnh để thúc đẩy chăn nuôi. Trong năm 1986 này, đề nghị Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 6.000 tấn thức ăn để chăn nuôi giải quyết thịt tại chỗ làm đà và tạo cơ sở để đẩy mạnh trong năm 1987. 678
  15. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Mía đường khẳng định tự sản xuất trong tỉnh không xin Trung ương mỗi huyện bố trí từ 250 - 300 ha để tự cân đối, tỉnh tập trung xây dựng vùng mía đường hàng hóa của tỉnh ở Võ Nhai - Đồng Hỷ. - Về vấn đề lâm nghiệp và định canh, định cư. Diện tích rừng 404 nghìn ha, trên 650 nghìn ha diện tích tự nhiên, rừng gỗ 124 nghìn ha, rừng vầu 16 nghìn ha, rừng nứa 14 nghìn ha, rừng cọ 4.700 ha, rừng đang kinh doanh 220 nghìn ha trữ lượng 1 triệu m3. Đất trống đồi trọc phải trồng cây còn rất lớn khoảng 250 nghìn ha trong những năm trước mắt tới năm 1990 chủ trương của tỉnh là ngăn chặn phá rừng, bảo vệ tái sinh rừng, một phần trồng rừng - trồng cây đặc sản, khai thác hợp lý hằng năm khoảng 2 vạn 5 m3 gỗ. Để giải quyết vấn đề này phải sử dụng tốt kinh tế quốc doanh, tập thể và đặc biệt là kinh tế gia đình vào bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng bằng cách giao đất giao rừng. Đặc biệt trước mắt là gắn công tác định canh, định cư với công tác lâm nghiệp, chuyển đồng bào làm nghề rừng. Bắc Thái hiện còn 11.000 người du canh, du cư ở trên 6 huyện 66 xã và 77 điểm. Năm 1987 tỉnh chủ trương hoàn thành dứt điểm để ổn định đồng bào. Đây là hai mục tiêu quan trọng nhất của Bắc Thái, cụ thể sẽ được xây dựng trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, có những việc sẽ triển khai ngay trong kế hoạch năm 1987. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 25. 679
  16. PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ VÙNG CAO VÀ DÂN TỘC MÔNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC Ngày 28 tháng 12 năm 1991 (Trích) Hội nghị đã nghe báo cáo của Văn phòng Miền núi và Dân tộc, của Bộ Lâm nghiệp và của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; Hội nghị cũng đã nghe phát biểu ý kiến của đồng chí Nông Đức Mạnh và ý kiến của các đồng chí đại diện các tỉnh phía Bắc có vùng cao và dân tộc Mông. Tôi muốn nhấn mạnh thêm về ý nghĩa của hội nghị này: Tiếp theo các cuộc hội nghị về các chính sách đối với dân tộc Khmer, các dân tộc Tây Nguyên và dân tộc Chăm, cuộc hội nghị này tập trung bàn về các chính sách đối với các dân tộc vùng cao và dân tộc Mông là nhằm tiếp tục thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng trong vấn đề dân tộc, một nội dung rất quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên Tổ quốc ta. Với ý nghĩa ấy, tôi nghĩ rằng các vấn đề được nêu lên trong Hội nghị này cần được bàn kỹ và khi đã kết luận, cần được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ và đạt kết quả thiết thực. Tôi xin phát biểu một số ý kiến sau đây nhằm nhấn mạnh thêm các nội dung đã thảo luận. 680
  17. Phần II: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội 1. Về cách đặt vấn đề vùng cao phía Bắc và dân tộc Mông trong tình hình hiện nay Vùng núi cao phía Bắc (tính từ Nghệ An trở ra đến Lạng Sơn) có số dân trên 2 triệu người, gồm 30 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là dân tộc Mông có khoảng 53 vạn người, dân tộc Dao có khoảng 15 vạn người. Đây là một vùng có vị trí rất quan trọng của nước ta, trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cũng như về quốc phòng và an ninh. Khác với trước đây, lần này, chúng ta bàn về các chính sách đối với vùng cao và dân tộc Mông trong tình hình có hai điểm cần đặc biệt chú trọng sau đây: Thứ nhất, trải qua quá trình đổi mới theo đường lối Đại hội VI và được cụ thể hóa bằng các nghị quyết hội nghị trung ương, nền kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được những tiến bộ bước đầu rất quan trọng, mà nổi bật là cả ba mặt chính trị, kinh tế, xã hội vẫn giữ được ổn định về cơ bản. Cơ chế thị trường đang được vận dụng ngày càng phù hợp với điều kiện nước ta và đang được triển khai trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các vùng, các dân tộc, với những mức độ khác nhau. Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng cao phía Bắc, trong các dân tộc vùng cao cũng phải đặt trong bối cảnh cơ chế mới: đó là phát huy mọi khả năng, thế mạnh của các dân tộc vùng cao khắc phục tính tự túc, tự cấp, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong cả nước. Thứ hai, các tỉnh miền núi phía Bắc có biên giới dài với các tỉnh Trung Quốc, có quan hệ lâu đời về kinh tế, xã hội với nhân dân bên kia biên giới. Đồng bào dân tộc Mông có nhiều quan hệ về dòng họ, về hôn nhân với phía Trung Quốc. 681
  18. Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Ngày nay, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đã được bình thường hóa; quá trình bình thường hóa này sẽ mở ra những điều kiện thuận lợi mới đồng thời cũng thúc đẩy, chúng ta phải đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế - văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc với một tốc độ nhanh hơn. Điều có ý nghĩa lớn là việc khôi phục quan hệ giữa nhân dân biên giới sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các tỉnh phía Bắc, từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao. Để có căn cứ xác định nhiệm vụ trong các năm tới, mỗi tỉnh đều phải đánh giá cụ thể sự phát triển trong mấy năm qua, có những thay đổi gì trong tỉnh, trong các dân tộc, thậm chí có vùng chưa có thay đổi gì cả cũng cần đánh giá cho rõ, nói cho rõ mức độ khác nhau. Tôi muốn nhấn mạnh rằng mỗi tỉnh đều phải theo dõi, nắm chắc tình hình hơn nữa, toàn diện, khách quan hơn. Tôi nghĩ rằng mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, các vùng dân tộc của nước ta cũng đã có mức phát triển, có thể ít, nhiều khác nhau, không phải một chiều tốt cả, nhưng chắc cũng không phải là không có gì thay đổi. 2. Một số điểm về phát triển sản xuất a) Trước hết là về phương hướng, cơ cấu sản xuất của các tỉnh vùng cao phía Bắc Cần khẳng định rằng các tỉnh vùng cao phía Bắc có tiềm năng lớn về lâm nghiệp, nông nghiệp và một số khoáng sản quý. Về kế hoạch 1991 - 1995 các tỉnh đã làm việc với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; rồi đây, Chính phủ sẽ giao kế hoạch năm 1992 cho các tỉnh, thể hiện mức phát triển của năm 1992 theo các định hướng của chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2000 của nước ta 682
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2