intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu dò bán dẫn và ứng dụng: phần 2

Chia sẻ: Nhân Chi Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

79
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu dò bán dẫn và ứng dụng - phần 2 gồm có những nội dung chính sau: chuẩn hiệu suất và xác định tốc độ phát, các ứng dụng, số liệu nguyên tử và hạt nhân. cuốn sách này là một tài liệu tham khảo rất tốt về ghi đo bức xạ với các đầu dò bán dẫn ở mức chuyên sâu đối với các sinh viên đại học, cao học và nghiên cứu sinh ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân. quyển sách cũng có thể xem là một tài liệu cẩm nang về ghi đo bức xạ khi sử dụng các đầu dò bán dẫn ở các phòng thí nghiệm. mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu dò bán dẫn và ứng dụng: phần 2

Chương 4. Chuẩn hiệu suất và xác định tốc độ phát<br /> Sự phân tích phổ trong chương 3 đã cung cấp thông tin về vị trí, diện tích của các đỉnh<br /> và chuẩn năng lượng cho phép tính được năng lượng phôtôn và nhận diện được các nhân<br /> phóng xạ trong mẫu. Bước còn lại trong phân tích là xác định số phôtôn đã phát ra. Việc<br /> này cần sự tính toán hoặc đo hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần ε. Tốc độ phát bức xạ<br /> được tính theo công thức<br /> R=<br /> <br /> Ν<br /> C1C 2 C 3 ...<br /> T<br /> <br /> (4.1)<br /> <br /> Trong đó N là số đếm của đỉnh năng lượng toàn phần, T là thời gian đo và C là hệ số<br /> hiệu chỉnh.<br /> Các thảo luận chung về các phương pháp chuẩn hiệu suất được đề cập trong phần 4.1<br /> và 4.2, trong phần này ta xem xét các khía cạnh đặc trưng của việc xác định hiệu suất<br /> trong các khoảng năng lượng dưới 60 keV, từ 60 keV tới 3 MeV và trên 3 MeV. Các thảo<br /> luận về xác định hiệu suất toàn phần trình bày trong phần 4.3 và cách xác định hiệu suất<br /> theo hình học từ cách đo với với một nguồn điểm được trình bày trong phần 4.4. Hai<br /> phần 4.5 và 4.7 trình bày các hiệu chỉnh hiệu ứng trùng phùng tổng, trùng phùng ngẫu<br /> nhiên và các hiệu ứng suy giảm áp dụng trong đo hiệu suất và xác định tốc độ phát. Phần<br /> 4.8 tóm tắt các khía cạnh khác nhau trong xác định tốc độ phát và thảo luận về thuật ngữ<br /> “hiệu suất” trong một số ứng dụng.<br /> 4.1 Các phương pháp chuẩn hiệu suất và giá trị của các đại lượng vật lý đo được<br /> Trong phép đo phổ phôtôn, đại lượng vật lý cần đo là tốc độ phát phôtôn ở một năng<br /> lượng xác định và đại lượng đo được là tốc độ đếm tổng hoặc tốc độ đếm đỉnh. Một cách<br /> tương ứng, ta sẽ phân biệt sự khác nhau giữa hiệu suất tổng εt được thảo luận trong phần<br /> 4.3 và hiệu suất đỉnh. Trong một số trường hợp, hiệu suất đỉnh thoát đơn hoặc đôi cũng<br /> giữ một vai trò quan trọng trong các phép đo năng lượng cao khi độ cao của đỉnh thoát<br /> vượt quá độ cao của đỉnh năng lượng toàn phần hoặc một đỉnh thoát phủ lên trên một<br /> đỉnh năng lượng toàn phần quan tâm (xem phần 4.2.3.3).<br /> Hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần được xác định bằng công thức:<br /> ε(E) = n(E)/R(E)<br /> (4.2)<br /> Trong đó:<br /> n(E) = tốc độ đếm ứng với đỉnh có năng lượng E và<br /> R(E)= tốc độ phát phôtôn có năng lượng E của nguồn.<br /> Hiệu suất này liên quan đặc biệt tới hình học giữa nguồn - đầu dò và quá trình phân<br /> tích đỉnh đặc trưng. Đôi lúc, hiệu suất được xem xét trong hai góc độ là hiệu suất ứng với<br /> góc khối và hiệu suất thực εin của đầu dò. Hiệu suất thực là tỉ số của các số đếm trong<br /> một đỉnh với số các phôtôn chạm vào bề mặt của đầu dò. Hiệu suất này có ích trong hình<br /> học đo xác định nhưng hầu như không thể ứng dụng chung được vì hiệu suất nội tại phụ<br /> thuộc vào sự phân bố theo hướng tới của các phôtôn.<br /> Để mô tả đặc điểm thể tích vùng hoạt của đầu dò bán dẫn, các nhà sản xuất so sánh<br /> giá trị hiệu suất tại đỉnh năng lượng toàn phần của phôtôn 1332 keV so với đầu dò tinh<br /> thể NaI(Tl) có đường kính 7.62 cm, độ cao 7.62 cm, khoảng cách giữa nguồn và đầu dò<br /> là 25 cm (thường không ghi cụ thể giá trị hiệu suất của đầu dò NaI này). Giá trị hiệu suất<br /> là tỉ số của các hiệu suất nên được gọi là hiệu suất tương đối εr so với NaI.<br /> Do kỹ thuật chế tạo tinh thể nên kích thước thể tích nhạy của hai đầu dò là rất hiếm<br /> khi giống nhau. Vì vậy người sử dụng phải xác định lại hiệu suất của đầu dò trước khi sử<br /> dụng theo các cách dưới đây.<br /> <br /> 126<br /> <br /> 4.1.1 Tính hiệu suất<br /> Hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần phụ thuộc vào năng lượng phôtôn một cách<br /> phức tạp. Ở năng lượng thấp, hiệu ứng quang điện trong vật liệu đầu dò là chiếm ưu thế.<br /> Hiệu suất này có thể có thể tính hay ước lượng được. Nó là xác suất của các phôtôn tới<br /> được đầu dò và xác suất mà nó bị hấp thụ trong đầu dò. Giả sử phôtôn tới bề mặt đầu dò<br /> một cách bình thường (theo hướng trên trục phía trước), ta có thể tính gần đúng hiệu suất<br /> thực của đầu dò cửa sổ mỏng với năng lượng phôtôn lên đến 30 keV trong đầu dò Si(Li)<br /> hoặc 70 keV trong đầu dò Ge theo công thức:<br /> εin=1-e-μt<br /> (4.3)<br /> Trong đó μ là hệ số suy giảm tuyến tính trong Si hoặc Ge và t là chiều dày tinh thể.<br /> Giả sử rằng phôtôn đi qua đầu dò mà không có tương tác hoặc đóng góp vào đỉnh<br /> năng lượng toàn phần. Các lớp suy giảm ở phía trước đầu dò như cửa sổ, lớp tiếp xúc và<br /> lớp chết có thể tính được từ các hệ số suy giảm và độ dày tương ứng của lớp.<br /> Ở năng lượng cao hơn, các tán xạ compton và tạo cặp đóng góp vào đỉnh năng lượng<br /> toàn phần nên không thể xác định hiệu suất theo phương trình (4.3). Chưa có một hàm<br /> giải tích nào tính được sự thay đổi hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần có năng lượng<br /> trên 100 keV dựa vào các quá trình vật lý trong đầu dò. Một vài biểu thức bán thực<br /> nghiệm đã được đề suất, tuy nhiên không một biểu thức nào có thể loại trừ nhu cầu về số<br /> liệu thực nghiệm.<br /> Một phép tính gần đúng mang lại các kết quả có thể chấp nhận được là phương pháp<br /> Monte Carlo, nó dựa vào sự mô phỏng lịch sử của các phôtôn riêng lẻ. Mỗi phôtôn theo<br /> đường đi của nó từ bên trong nguồn xuyên qua vật liệu nguồn và đi vào đầu dò.<br /> <br /> Hình 4.1. Ví dụ về lịch sử của một phôtôn trong một đầu dò đồng trục, Ph là hấp thụ<br /> quang điện, C là tán xạ compton, Pa là tạo cặp và A là huỷ cặp. Giả thuyết rằng đường đi<br /> của electron là thẳng, bức xạ hãm, tia X và các electron biến hoán trong xem như bỏ qua.<br /> Các tương tác của phôtôn như hấp thụ quang điện, tán xạ compton hay tạo cặp tạo ra<br /> các electron, positron và các phôtôn thứ cấp (bao gồm bức xạ hãm, bức xạ huỳnh quang<br /> và các lượng tử hủy cặp). Các hạt này và phôtôn thứ cấp sau đó đi theo cách của chúng<br /> trong đầu dò. Tại mỗi điểm tương tác, xác xuất có thể có của mỗi loại tương tác và góc<br /> tán xạ được dùng để xác định kết quả tương tác. Bằng việc theo dõi tất cả các sự kiện đến<br /> giai đoạn cuối cùng, ta có thể tính toàn bộ phân bố phổ. Phân bố này sẽ không bao gồm<br /> việc mở rộng thống kê hay các hiệu ứng của bức xạ bị tán xạ đi vào đầu dò từ vật liệu<br /> xung quanh. Quá trình theo dõi sẽ kết thúc sau khi hạt hay bức xạ biến mất khỏi đầu dò.<br /> Hình 4.1. là ví dụ về lịch sử của các sự kiện dẫn tới tạo ra các xung trong đỉnh năng<br /> lượng toàn phần.<br /> Về mặt lý thuyết, không có giới hạn nào về hình học của nguồn, đầu dò hay khoảng<br /> cách. Tuy nhiên để đơn giản, nguồn hoặc đầu dò thường có dạng hình trụ và bố trí đối<br /> xứng để làm đơn giản tính toán. Các thông tin đầu vào cần thiết cho các chương trình<br /> Monte Carlo như vậy bao gồm:<br /> - Kích thước, hình học của nguồn, khoảng cách đầu dò nguồn.<br /> <br /> 127<br /> <br /> - Kích thước vỏ bọc đầu dò, kích thước của vùng nhạy và không nhạy của đầu dò.<br /> - Thành phần cơ bản và tỉ trọng của tất cả các vật liệu mà phôtôn đi qua.<br /> - Hệ số suy giảm của phôtôn với các vật liệu này.<br /> - Năng lượng và sự phụ thuộc tiết diện góc của vật liệu đầu dò với các tương tác<br /> phôtôn khác nhau.<br /> - Thông tin về sự di chuyển của positron và electron trong vật liệu đầu dò.<br /> Có rất nhiều nhóm đã phát triển các chương trình và kỹ thuật mô phỏng tính hiệu suất<br /> của đầu dò. Kết quả so với thực nghiệm thường sai lệch trong khoảng ±5% đến ±10%.<br /> Do sai số của thực nghiệm trong các phép đo này là nhỏ vì vậy sự khác biệt từ 5% đến<br /> 10% được cho là sai số của quá trình tính toán. Mức độ sai số này là hợp lí và có ba<br /> nguyên nhân chính sau:<br /> Thứ nhất là do hạn chế về thống kê. Chương trình mô phỏng theo quá trình vật lý có<br /> thật về sự mất năng lượng trong tinh thể mà không làm quá đơn giản các phép tính gần<br /> đúng sẽ cần thời gian đáng kể của máy tính cho mỗi điểm năng lượng nếu muốn kết quả<br /> có một sai số thống kê thấp. Do đó đây sẽ là vấn đề trong tính toán với các tinh thể lớn và<br /> năng lượng cao. Để có sai số thống kê thấp, chẳng hạn 2% cho đầu dò có kích thước<br /> trung bình tại năng lượng 3 MeV, các thủ tục lấy mẫu cần phải tích luỹ được 2500 sự<br /> kiện hấp thụ năng lượng hoàn toàn. Trong khi đó, chỉ có một vài phần trăm của tất cả các<br /> sự kiện dẫn đến hấp thụ năng lượng hoàn toàn do đó cần theo dõi lịch sử của khoảng 105<br /> phôtôn phát vào các góc khối của đầu dò. Do đó để tiết kiệm thời gian, người tính thường<br /> bằng lòng với sai số vài phần trăm của kết quả.<br /> Thứ hai, độ chính xác về hình dạng, thể tích nhạy của tinh thể, đặc biệt là với các đầu<br /> dò đồng trục thường có vài vùng không nhạy. Các nhà sản xuất đầu dò cung cấp thông tin<br /> về kích thước của đầu dò và các vùng không nhạy, nhưng các kích thước này thường<br /> không đủ chính xác.<br /> Thứ ba, hạn chế về vật lý, đó là xác suất tương tác của phôtôn và electron và sai lệch<br /> trong phân bố góc. Độ tin cậy của số liệu thư viện, các hệ số suy giảm cường độ chùm<br /> phôtôn có thể có sai số từ 2% đến 5% phụ thuộc vào năng lượng. Do đó gây ra sai số hệ<br /> thống trong phân bố không gian của các chuyển giao năng lượng. Với các quang electron,<br /> tiết diện tán xạ compton và tạo cặp, sai số dường như lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, độ<br /> tin cậy cũng bao gồm trong các tính toán về các dịch chuyển electron/positron. Vì vậy sẽ<br /> rất khó để định lượng được các sai số này đóng góp bao nhiêu vào độ tin cậy của hiệu<br /> suất đỉnh năng lượng toàn phần.<br /> Một vấn đề khác nữa nảy sinh khi so sánh hiệu suất thực nghiệm và hiệu suất tính<br /> toán là số đếm được quy định thuộc về đỉnh năng lượng toàn phần không cần phải tương<br /> ứng với số sự kiện hấp thụ năng lượng toàn phần được tính bằng chương trình mô phỏng.<br /> Đặc biệt đuôi năng lượng thấp của một đỉnh đo được có thể chỉ được tính phần nào trong<br /> diện tích đỉnh thực nghiệm. Vì thế, khi so sánh kết quả tính mô phỏng và thực nghiệm<br /> cần phải lưu ý đến sự khác biệt này.<br /> Các hạn chế này làm giới hạn kết quả tính chính xác hiệu suất tuyệt đối. Tuy nhiên, ta<br /> có thể dùng các tính toán mô phỏng để tính chính xác hiệu suất tương đối của đầu dò. Vì<br /> thế, tính toán mô phỏng Monte Carlo có thể cung cấp chính xác hình dạng của đường<br /> cong hiệu suất và từ đó có thể ngoại suy ra đường hiệu suất thựuc nghiệm khi có một số<br /> điểm chuẩn.<br /> 4.1.2 Các phép đo hiệu suất<br /> Xác định hiệu suất đầu dò bằng thực nghiệm với các nguồn chuẩn thường dễ và chính<br /> xác hơn các tính toán. Nếu ta có một nguồn chuẩn của các nhân phóng xạ được nghiên<br /> <br /> 128<br /> <br /> cứu, ta sẽ không cần xác định sự phụ thuộc của năng lượng vào hiệu suất. Ta có thể thay<br /> thế R(E) trong phương trình (4.2) bằng hoạt độ A và biểu diễn tỉ số n(E)/A như hiệu suất<br /> ghi của nhân phóng xạ liên quan cho từng năng lượng phôtôn. Tuy nhiên, trong hầu hết<br /> các phép đo, một nguồn chuẩn của các nhân phóng xạ như vậy là không có sẵn, nên phải<br /> nội suy từ các giá trị hiệu suất thu được ở những năng lượng khác. Một hệ phổ kế thường<br /> được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, vì vậy thiết lập một đường cong chuẩn hiệu<br /> suất trong các vùng năng lượng phù hợp với đầu dò là cần thiết.<br /> Các thủ tục chuẩn hiệu suất phụ thuộc vào mức độ chính xác yêu cầu. Nếu độ chính<br /> xác cần sai số khoảng 5%, có thể chuẩn nhanh bằng một hoặc hai nguồn đa năng lượng<br /> và một thủ tục nội suy đơn giản là có thể mang lại độ chính xác thoả đáng. Nếu độ chính<br /> xác cần cao hơn, sai số từ 1% đến 2%, các thủ tục chuẩn cần tinh tế và phức tạp hơn. Các<br /> phép chuẩn tốt có thể đạt sai số khoảng 0.5% trong vùng năng lượng từ 120 đến 1500<br /> keV và 1% trong các vùng từ 5 đến 120 và 1500 đến 3000 keV.<br /> Ta có thể dùng mọi nguồn phôtôn có tốc độ phát đã biết để chuẩn hiệu suất. Tốc độ<br /> phát R(E) của tia gamma ở năng lượng E có thể biết được từ một số phép đo trực tiếp tốc<br /> độ, hoặc từ phép đo hoạt độ nguồn A, xác suất phát tia gamma đã biết p(E), khi đó<br /> R(E)=A.p(E)<br /> (4.4)<br /> Cần phân biệt sự khác nhau giữa hai loại nguồn chuẩn. Loại thứ nhất là “các nguồn<br /> chuẩn sơ cấp”, là các nguồn mà hoạt độ phóng xạ A đã được đo bằng các phương pháp<br /> tuyệt đối, như phương pháp trùng phùng 4πβ-γ và p(E) đã thu được từ nghiên cứu sơ đồ<br /> phân rã, tính toán hoặc các phép đo với các kiểu đầu dò khác mà hiệu suất đã được tính từ<br /> các nguyên lý cơ bản không phải từ các phương pháp chuẩn với nguồn. Hầu hết các nhân<br /> phóng xạ sử dụng chế tạo các nguồn chuẩn nguyên thuỷ có sơ đồ phân rã đơn giản và có<br /> một dịch chuyển phôtôn với xác xuất gần 100%.<br /> Loại thứ hai là “các nguồn chuẩn thứ cấp”, gồm tất cả các nguồn mà p(E) hoặc R(E)<br /> đã thu được từ các phép đo với một đầu dò đã được chuẩn bằng các nguồn chuẩn sơ cấp.<br /> Như vậy một quá trình chuẩn bằng các nguồn thứ cấp, có thể không chính xác bằng<br /> chuẩn với các nguồn sơ cấp, bởi vì tất cả sai số của các nguồn sơ cấp “truyền” vào việc<br /> đánh giá tốc độ phát của các nguồn thứ cấp.<br /> Hầu hết những người làm việc trong các lĩnh vực ứng dụng sẽ không phải bận tâm là<br /> sử dụng nguồn chuẩn sơ cấp hay thứ cấp. Điều quan trọng là độ tin cậy của tốc độ phát.<br /> Tuy nhiên, khi dùng cho mục đích chuẩn hiệu suất với độ chính xác cao hay khi các phép<br /> đo tương ứng với các đầu dò bán dẫn khác không thực hiện được thì việc sử dụng các<br /> nguồn chuẩn sơ cấp là cần thiết.<br /> Để làm giảm đến mức tối thiểu các đòi hỏi liên quan đến đến quá trình chuẩn, các nhà<br /> phổ học thường sử dụng các nguồn chuẩn thứ cấp phát nhiều tia gamma như 152Eu, 133Ba,<br /> 110<br /> Agm, 226Ra và 56Co. Nhược điểm của các nguồn chuẩn này là xuất hiện nền phông tán<br /> xạ compton liên tục của các tia gamma năng lượng cao, các đỉnh năng lượng thấp bị<br /> chồng lên trên một phông tương đối cao do đó kết quả diện tích đỉnh có thể bị sai lệch<br /> đáng kể. Hiệu ứng này là một vấn đề rắc rối nếu một đỉnh năng lượng thấp chồng lên<br /> mép compton của một tia gamma năng lượng cao. Do có nhiều năng lượng nên giá trị xác<br /> suất phát phôtôn được sử dụng trong quá trình chuẩn cũng bé hơn. Sự có mặt của các<br /> dịch chuyển nối tầng là đặc trưng của các quá trình phát gamma đa năng lượng sẽ dẫn<br /> đến sự cần thiết phải hiệu chỉnh hiệu ứng trùng phùng tổng.<br /> Ngoài các nguồn một nhân phát đa năng lượng, các nguồn đa nhân phóng xạ cũng<br /> được cung cấp. Các nhân phóng xạ này được lựa chọn để chúng có năng lượng phân bố<br /> <br /> 129<br /> <br /> đều trên một dải năng lượng rộng, thời gian bán rã dài một cách hợp lý nên tránh được<br /> các dịch chuyển nối tầng và các đỉnh tia gamma không chồng chập lên nhau.<br /> Các phép đo chuẩn hiệu suất cung cấp một tập hợp các giá trị về hiệu suất tại những<br /> năng lượng nhất định. Từ tập hợp các giá trị này, sử dụng phương pháp khớp bình<br /> phương tốis thiểu sẽ thu được hàm chuẩn hiệu suất. Các hàm giải tích được sử dụng<br /> thường là các đa thức có dạng log(E/E0) hoặc 1/E, dạng hàm mũ, hàm luỹ thừa, hàm tổ<br /> hợp và một số dạng đặc biệt khác. Phương pháp tiếp cận toán học để thu được một hàm<br /> chuẩn hiệu suất trọn vẹn sẽ được thảo luận trong các phần sau.<br /> 4.2. Chuẩn hiệu suất theo năng lượng<br /> Hầu hết các ứng dụng đo phôtôn thông thường có năng lượng trong khoảng từ 60 keV<br /> đến 3 MeV. Quá trình chuẩn hiệu suất mô tả trong phần 4.2.1 có thể sử dụng được cho<br /> các năng lượng thấp hơn và cao hơn nhưng có một số đặc điểm cần lưu ý trong các vùng<br /> từ 1-60 keV và từ 3-15 MeV.<br /> 4.2.1. Hiệu suất trong vùng từ 60 keV đến 3 MeV<br /> 4.2.1.1 Nguồn chuẩn<br /> Bảng 4.1 liệt kê hầu hết các nhân phóng xạ dùng trong các nguồn chuẩn sơ cấp. Đây<br /> là những nguồn chuẩn được cung cấp thương mại và có thời gian sống lớn hơn 30 ngày.<br /> Các tia gamma trong phân rã của 139Ce, 203Hg, 54Mn, 60Co và 22Na có xác suất lớn hơn<br /> 99.8% hoặc 100% khi hạt nhân phân rã về trạng thái cơ bản. Các hạt nhân này có sơ đồ<br /> phân rã đơn giản nên rất thích hợp cho chuẩn hiệu suất.<br /> Đồng vị 22Na phân rã pôsitron dẫn tới bức xạ huỷ ở 511 keV có xác suất phát cao (p=<br /> 99,93%) và được nhận biết một cách chính xác. Tuy nhiên, nó không được liệt kê trong<br /> bảng 4.1 và không được giới thiệu cho các phép chuẩn hiệu suất chính xác. Tia 511 keV<br /> phát ra từ các điểm huỷ positron, các điểm huỷ có thể xảy ra bên ngoài thể tích của nguồn<br /> 22<br /> Na vì thế hình học nguồn-đầu dò sẽ khác với sự huỷ cặp và bức xạ phôtôn 1275 keV<br /> của nguồn. Hơn nữa, đỉnh 511 keV bị mở rộng hơn một cách đáng kể so với một đỉnh tạo<br /> ra từ các tia gamma của cùng năng lượng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích<br /> đỉnh 511 keV.<br /> Bảng 4.1. Các nhân phóng xạ dùng làm nguồn chuẩn (số liệu trong bảng 6.6).<br /> Nhân phóng xạ<br /> Năng lượng (keV) Xác suất phát (%)<br /> Chu kì bán rã<br /> 57<br /> Co<br /> 122.0614(3)<br /> 85.68(13)<br /> 271.79(9)<br /> 139<br /> Ce<br /> 165.857(6)<br /> 79.9(3)<br /> 137.640(23)d<br /> 203<br /> Hg<br /> 279.1967(12)<br /> 81.56(8)<br /> 46.595(13)d<br /> 113<br /> Sn<br /> 391.702(4)<br /> 64.89(17)<br /> 115.09(4)d<br /> 85<br /> Sr<br /> 514.0076(22)<br /> 98.0(10)<br /> 64.849(4)d<br /> 134<br /> Cs<br /> 604.69(2)<br /> 97.63(3)<br /> 754.28(22)d<br /> 137<br /> Cs<br /> 661.660(3)<br /> 85.20(20)<br /> 30.25(11)y<br /> 54<br /> Mn<br /> 834.843(6)<br /> 99.976(2)<br /> 312.3(4)d<br /> 60<br /> Co<br /> 1173.238(4)<br /> 99.89(2)<br /> 5.2719(14)y<br /> 1332.502(5)<br /> 99.983(1)<br /> 22<br /> Na<br /> 1274.542(7)<br /> 99.93(2)<br /> 2.603(2)y<br /> 88<br /> Y<br /> 1836.063(13)<br /> 99.36(5)<br /> 106.630(25)d<br /> Ngoài các nhân trong bảng 4.1 có thể bổ sung thêm các nhân khác như 207Bi(570<br /> keV), 110Agm(695 keV), 95Nb(766 keV), 58Co(811 keV), 46Sc(889 và 1121 keV) và các<br /> nhân có thời gian sống ngắn hơn như 99Tcm(141 keV), 111In(171 và 245 keV), 131I(364<br /> keV), 198Au(412 keV), 140La(1596 keV và 24Na(1369 và 2754 keV). Số liệu phân rã của<br /> các nhân này được trình bày trong bảng 6.6.<br /> <br /> 130<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2