intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu hiệu nhận biết về bệnh tim mạch

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không có dấu hiệu nào là đặc hiệu cho bệnh tim mạch, việc đánh gia tùy thuộc vào toàn bộ bệnh cảnh lâm sàng và một số trường hợp tùy thuộc vào xét nghiệm chẩn đoán

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu hiệu nhận biết về bệnh tim mạch

  1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch Không có dấu hiệu nào là đặc hiệu cho bệnh tim mạch, việc đánh gia tùy thuộc vào toàn bộ bệnh cảnh lâm sàng và một số trường hợp tùy thuộc vào xét nghiệm chẩn đoán Mặc dù khám tim mạch thường tập trung vào tim, nhưng các dấu hiệu ngoại biên cũng rất quan trọng. Biểu hiện Trong khi các bệnh nhân tim trông có vẻ khỏe mạnh lúc nghỉ ngơi, thì nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện trong lo lắng và bồn chồn. Vã mồ hôi chứng tỏ hạ huyết áp hoặc tình trạng cường giao cảm, như trong ép tim cấp, rối loạn nhịp nhanh hoặc nhồi máu cơ tim. Các bệnh nhân suy tim ứ trệ nặng hoặc cung lượng tim thấp kéo dài có thể xuất hiện suy mòn. Tím có thể là trung ương do mất bão hòa máu động mạch hoặc ngoại biên, phản ánh sự tổn thương phân bố tới tổ chức của máu được bão hòa đầy đủ trong tình trạng cung lượng
  2. tim thấp, đa hồng cầu hoặc co thắt mạch ngoại biên. Tím trung ương có thể do phổi, suy tim trái hoặc shunt phải – trái gây ra. Tím do shunt phải – trái không được cải thiện khi tăng nồng độ ôxy trong khí hít vào. Xanh tái thường chứng tỏ thiếu máu nhưng có thể là dấu hiệu của cung lượng tim thấp. Các dấu hiệu sống Mặc dù tần số tim bình thường thay đổi từ 50 – 100 lần/phút, cả nhịp chậm hơn hay nhanh hơn có thể xẩy ra ở người bình thường hoặc phản ánh tình trạng ngoài tim như lo lắng, đau, tác dụng của thuốc, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi thiếu máu hoặc giảm thể tích máu. Nếu như các triệu chứng hoặc sự nghi ngờ lâm sàng được xác nhận, nên ghi điện tâm đồ để chẩn đoán rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền hoặc các rối loạn khác. Giới hạn huyết áp bình thường khá rộng, nhưng ngay cả ở những người không có triệu chứng cần đánh giá thêm và theo dõi những người này khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90 mmHg. Ban đầu huyết áp có thể giảm xuống nếu như bệnh nhân được thư giãn và nghỉ ngơi thoải mái. Khó thở nhanh cũng không đặc hiệu nhưng bệnh phổi và suy tim nên được xem xét khi tần số hô hấp vượt quá 16 lần/phút dưới điều kiện bình thường. Thở chu kỳ (kiểu Cheynes- stockes) ít thấy trong suy tim nặng. Mạch ngoại biên và sự đập của tĩnh mạch Mạch ngoại biên giảm thường do bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên gây ra và có thể kèm theo tiếng đập khu trú. Khi thấy mạch đập mất cân đối nên nghi ngờ có hẹp eo động mạch chủ mà thông tin trước đó cũng có thể có trách nhiệm. Mạch nẩy mạnh có thể chứng tỏ hở chủ, hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch hoặc các tình trạng khác có tăng thể tích nhát bóp. Mạch cảnh có giá trị giúp đánh giá sự tống máu của thất trái. Mạch đập chậm trong hẹp chủ và chậm nhiều ( hai đỉn có thể sờ được) trong hẹp chủ và hở chủ hỗn hợp hoặc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Mạch nghịch thường (giảm huyết áp
  3. tâm thu trong thì hít vào trên 10 mmHg) là dấu hiệu có giá trị trong ép tim, mặc dù nó cũng xẩy ra trong hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tĩnh mạc cảnh đập cho phép nhìn thấu vào bên trong nhĩ trái. Nó chỉ ra: 1- Áp lực tĩnh mạch trung tâm cao nếu có trên 3 cm thẳng đứng trên góc Louis 2 -Thể tích máu trung ương cao nếu có tăng trên 1cm khi ấn vào hạn sườn phải 30 giây 3 – Tắc nghẽn van 3 lá hoặc tĩnh mạch phổi nếu như có sóng cv lớn. Hở van 3 lá có thể kết hợp với gan đập. Phân ly nhĩ thất do bloc dẫn truyền hoặc rối loạn nhịp thất có thể được ghi nhận khi có sóng a đại bác cách hồi. Khám phổi Nghe thấy ran ở hai đáy phổi là dấu hiệu của suy tim ứ trệ, nhưng cũng có thể do bệnh phổi khu trú gây ra. Ran tít và ran ngáy chứng tỏ bệnh phổi tắc nghẽn, nhưng cũng có thể xẩy ra do suy tim trái. Tràn dịch màng phổi với gõ đục hai đáy phổi và rì rào phế nang giảm cũng thường gặp trong suy tim ứ trệ. Mạch đập vùng trước tim Sự nhấp nhô cạnh ức thường chứng tỏ phì đại thất trái, tăng áp động mạch phổi (tâm thu > 50 mmHg) hoặc nhĩ trái to. Sự đập của mạch phổi cũng có thể nhìn thấy. Xung động
  4. mỏm thất trái nếu như kéo dài và rộng, chứng tỏ phì đại hoặc rối loạn chức năng tim. Nếu như nó rất rõ rệt nhưng không kéo dài, xung động mỏm có thể chứng tỏ quá tải thể tích hoặc cung lượng tim cao. Sự đập ở vùng trước tim thêm vào có thể phản ánh những bất thường co bóp thất trái cục bộ. Các tiếng tim và tiếng thổi Nghe tim có thể chẩn đoán được hoặc giúp cho chẩn đoán nhiều bệnh tim, kể cả suy tim. Tiếng tim thứ nhất có thể yếu trong rối loạn chức năng thất trái nặng, hoặc mạnh trong hẹp hai lá hoặc PR ngắn. Tiếng thứ hai thường tách đôi với hai thành phần (chủ trước phổi) và có thể phân tích rõ rệt hơn trong thì hít vào. Sự tách đôi của tiếng thứ hai cố định trong thông liên nhĩ, và rộng trong bloc nhánh phải và mất hoặc đảo ngược (tách đôi nghịch thường ) trong hẹp chủ, suy thất trái hay bloc nhánh trái. Với sự tách đôi bình thường, thành phần P2 mạnh là dấu hiệu quan trọng của tăng áp động mạch phổi. Tiếng tim thứ ba và thứ tư (nhịp ngựa phi thất và nhĩ tương ứng) chứng tỏ tăng gánh thể tích tâm thất hoặc sự trương giãn bị tổn thương và có thể nghe thấy ở vùng một trong hai tiếng thất S3 ở mỏm là một dấu hiệu bình thường ở những người trẻ và người có thai. Các dấu hiệu khác về nghe gồm tiếng rít âm sắc cao được phân loại là tiếng clắc. Chúng có thể là tiếng đầu tâm thu và tương ứng với tiếng tống máu (như van động mạch chủ hai mảnh hoặc hẹp van động mạch phổi) hoặc có thể xẩy ra giữa hoặc cuối tâm thu chứng tỏ những thay đổi thoái hóa nhầy ở van hai lá. Trong khi nhiều tiếng thổi tâm thu chứng tỏ bệnh van tim, thì một tiếng thổi tâm thu ngắn thường khu trú dọc theo bờ trái xương ức hoặc hướng xuống mỏm có thể là vô hại, phản ánh tăng lưu lượng phổi. Những tiếng thổi vô hại (cơ năng) này thay đổi theo hô hấp, giảm đi ở tư thế đứng thẳng và thường nghe thấy ở những người gầy. Tiếng thổi tâm thu và toàn tâm thu khi chúng gắn liền với tiếng thứ nhất và kéo dài suốt toàn bộ thì tâm thu hoặc tiếng thổi tống máu khi chúng bắt đầu sau tiếng thứ nhất và kết thúc sau tiếng thứ hai với đỉnh mạnh nhất ở đầu hoặc giữa kỳ tâm thu.
  5. Tiếng thổi toàn tâm thu gặp trong hở van hai lá nếu chúng nghe tối đa ở mỏm hoặc ở nách và trong hở van ba lá hoặc thông liên thất nếu như nghe rõ nhất ở cạnh ức. Tiếng thổi tâm thu động mạch chủ ngắn kèm với thành phần A2 thường gặp ở người già đặc biệt là tăng huyết áp và ngay cả khi tiếng thổi to vừa phải chúng thường phản ánh tình trạng van dầy (xơ hóa) hơn là hẹp. Sự kết hợp các tiếng thổi với sự rung có thể sờ thấy được (rung miu) luôn có ý nghĩa lâm sàng như tiếng thổi tâm trương. Phù ngoại biên Phù ngoại biên, đặc biệt khi xuất hiện cả hai bên và kết hợp với các triệu chứng khác, có thể chứng tỏ suy tim. Các nguyên nhân khác của phù gồm các rối loạn ngoại biên , bệnh gan, thận và tuyến giáp, tích tụ ứ dịch do thuốc (đặc biệt là thuốc chẹn dòng canci hoặc thuốc không steroid) hoặc tác dụng của ostrogen. Thở dốc Các bệnh về tim mạch thường gây ra cảm giác đuối hơi, khó thở, đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi chốc lát là có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần vận động nhẹ là tình trạng thở dốc lại tái phát. Triệu chứng này thường gặp ở người già nên nhiều người dễ ngộ nhận đây là bệnh tuổi già mà không hề biết rằng đó là biểu hiện của bệnh tim. Đau hàm dưới Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau ở hai bên hàm dưới, có lúc ở vùng cổ… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Chớ nên chủ quan coi đó là chứng mệt mỏi thông thường. Đau cánh tay Biểu hiện rõ nhất của bệnh tim là hiện tượng đau cánh tay trái. Trường hợp bị bệnh nặng, cơn đau sẽ lan truyền sang cả cánh tay phải. Biểu hiện chung chỉ là đau đơn thuần, không xác định được vị trí chính xác, tuy nhiên, bạn vẫn cần hết sức cảnh giác. Tiêu hoá kém
  6. Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày nên nhiều người không để ý đến. Những cơn đau dạ dày do bệnh tim gây ra thường rất ít khi đau thắt hoặc đau dữ dội mà chỉ thấy đầy bụng, ngột ngạt, hơi có cảm giác nóng rát và buồn nôn. Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh mạch vành, chủ yếu là do vách sau của tim bị tổn thương, động mạch vành bên phải bị nhồi tắc, truyền tới dây thần kinh nối liền với dạ dày và gây ra những triệu chứng ở dạ dày như đã nói trên. Nhìn chung, những người ưa vận động mạnh cần lưu ý tới những triệu chứng này. Mệt mỏi thường xuyên Người bị bệnh tim thường có cảm giác mệt mỏi toàn thân. Ngay cả việc thả lỏng cơ thể, duỗi hết các cơ cũng trở nên rất khó khăn. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, hãy khẩn trương đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác! Cảm giác bất an Trước khi phát bệnh, tim thường có giai đoạn ổn định, yên tĩnh nhưng sau đó, cơ thể sẽ có những biể hiện khác thường, phần lớn là cảm giác khó chịu, bất an. Khi có triệu chứng như trên, bạn cần hết sức chú ý. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 15 phút, cho dù ở mức độ nào đi nữa cũng phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra, không nên chủ quan! Không ít người mắc bệnh tim bị đột tử mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu cảnh giác. Vì thế, đối với bất kỳ ai, việc phát hiện kịp thời, làm chủ thời gian là nhân tố vô cùng quan trọng nhằm giảm thiểu mối đe dọa của các bệnh về tim mạch tới mức thấp nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2