intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư của công ty xuyên quốc gia (TNC) vào xuất khẩu tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi bắt đầu hình thành và trải qua giai đoạn phát triển, các TNC trên thế giới đã có sự lớn mạnh nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế quốc tế, thậm chí là các hoạt động chính trị của các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu về các TNC tại Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần rút kinh nghiệm để thu hút dạng công ty này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư của công ty xuyên quốc gia (TNC) vào xuất khẩu tại Việt Nam

  1. ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC) VÀO XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng1 – Ths. Vũ Khánh Thịnh2 Tóm tắt: Từ khi bắt đầu hình thành và trải qua giai đoạn phát triển, các TNC trên thế giới đã có sự lớn mạnh nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế quốc tế, thậm chí là các hoạt động chính trị của các quốc gia trên thế giới. Từ khi bắt đầu có mặt tại Việt Nam, TNC ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm,… Việc nghiên cứu về các TNC tại Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần rút kinh nghiệm để thu hút dạng công ty này trong thời gian tới. Từ khóa: TNC, Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Trong kinh tế quốc tế, có 3 dạng công ty gồm Công ty Quốc tế (IC–Interntional Corporation), Công ty Đa quốc gia (MNC–Multinational Corporation) và Công ty Xuyên quốc gia (TNC– Transnational Corporation). Trong đó IC có sự quốc tế hóa thị trường khi hoạt động cả ở thị trường nội địa và nước ngoài, MNC có sự quốc tế hóa nguồn vốn khi chủ đầu tư có những quốc tịch khác nhau và TNC có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường cùng một quốc tịch. Trong quan hệ quốc tế, nhìn chung, 3 dạng công ty trên thường được gọi chung là TNC (Hoàng Khắc Nam, 2008). Các TNC được hình thành và phát triển bên trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. TNC đang đóng vai trò ngày càng lớn trong kinh tế quốc tế khi không chỉ nắm giữ các lĩnh vực kinh tế quan trọng, năng lực tài chính dồi dào, khoa học công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao,.. mà còn có phạm vi hoạt động rộng khắp trên khắp thế giới. Ngoài ra, các TNC chủ yếu xuất phát từ các trung tâm chính trị và kinh tế lớn của thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Chính vì vậy, các TNC không chỉ có tẩm ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn có khả năng tác động về mặt chính trị. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, TNC có thể đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao vị thế chính trị của quốc gia sở tại thông qua đầu tư vốn, kích thích xuất khẩu, mở rộng sản xuất, cải tổ cơ cấu, chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản lý, tạo việc làm,… và duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia lớn khác. Từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới 1986, đến năm 2006 mới có TNC đầu tiên (Intel–Hoa Kỳ) chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh. Kể từ đó đến nay, trải qua 15 năm, các TNC lớn từ các quốc gia bắt đầu có mặt tại Việt Nam (GE, LG, Samsung,…). Tuy nhiên, số lượng các TNC lớn chưa nhiều và quy mô vốn đầu tư còn khiêm tốn so với tiềm lực của các TNC. Do đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích tình hình TNC trên thế giới, tình hình thu hút TNC của Việt Nam trong thời gian vừa qua, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thu hút các TNC khác của thế giới trong thời gian tới, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước. 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: langnguyen2200@gmail.com 2 Trường Đại học Reading University (Anh). NCS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: thinhvukhanh107@gmail.com 505
  2. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế, vừa thúc đẩy sự hợp tác phát triển, vừa làm gia tăng sự cạnh tranh quyết liệt cũng như phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế (Lê Văn Hóa, 2008) và sự xuất hiện và lớn mạnh của các TNC được biết tới như một đặc trưng của quá trình trên (Martina và cộng sự, 2014). TNC đang là động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa (Alexandru và Nicoleta, 2012; Monika, 2016) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu (Mahapatra và Chahal, 2013). Hay nói cách khác toàn cầu hóa tạo những điều kiện thuận lợi để các TNC hình thành, phát triển (Alina–Petronela, 2016) và tham gia tích cực vào các mặt của đời sống quốc tế (Nguyễn Năng Nam, 2016). Ngày nay, sự gia tăng nhanh chóng số lượng các TNC3 tạo nguồn vốn đầu tư lớn (Mentor và cộng sự, 2019), gây ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như các thị trường lớn của thế giới (Lê Văn Hóa, 2008; Mentor và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, TNC cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như phải cạnh tranh với chính các TNC tại quốc gia mình đến đầu tư đặc biệt là trong bối cảnh TNC quốc gia sở tại nhận được những ưu đãi từ Chính phủ để bảo vệ một số ngành kinh tế liên quan an ninh quốc gia (Bogdan và cộng sự, 2011). Ngoài ra, TNC cũng phải đối mặt với các nguy cơ lớn hơn từ suy thoái toàn cầu, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, biến đổi môi trường chính trị và pháp lý, sự khác biệt về hình thái kinh doanh và văn hóa xã hội tại quốc gia nhận đầu tư (René, 2008; René và cộng sự, 2009; Jan và cộng sự, 2020). Về nguồn gốc, TNC là hình thức phát triển cao hơn của hình thức công ty cổ phần vào giữa thế kỷ 19 (Chandler, 1962; Hymer, 1971). Cũng có nghiên cứu cho rằng TNC được hình thành, phát triển từ các công ty có quy mô lớn tại một quốc gia nhất định và thập kỷ Internet những năm 1990 thúc đẩy quá tình hình thành, phát triển trên diễn ra nhanh chóng hơn (Benjamin và Patricia, 1994). Có hai lý do chính dẫn tới sự hình thành TNC. Thứ nhất, mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân dẫn tới việc các công ty phải chia cắt và tìm cách thống lĩnh thị trường. Thứ hai, khi các công ty nỗ lực thoát ra khỏi thị trường nơi mà sản phẩm cạnh tranh hoàn hảo thì đồng nghĩa với việc các công ty này phải tìm được cách để thống trị các thị trường sản phẩm (Roger, 1983). Về định nghĩa, Liên Hợp quốc coi TNC là một thực thể có chi nhánh và/hoặc có thêm chi nhánh tại ít nhất hai quốc gia khác, tạo lập được một hệ thống quản trị đảm bảo các chi nhánh hoạt động nhất quán theo một chiến lược và chính sách chung, và có mạng lưới kết nối các chi nhánh (United Nations, 2009). Ngoài ra, TNC còn được định nghĩa là một công ty tham gia hoạt động đầu tư FDI và thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng ở nhiều hơn một quốc gia (Dunning và Lundan, 2008). Mục tiêu của các TNC là thiết lập chi nhánh ở các quốc gia khác và nắm quyền sở hữu các tài sản tại các quốc gia đó nhằm tối đa hóa lợi nhuận và thu lợi lâu dài (Roger, 1983; Grazia, 2014). Thông thường, để thực hiện mục tiêu trên, các TNC nhắm vào các thị trường mới nổi hoặc/và các quốc gia kém phát triển để tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp (Asean Secretariat, 2014; Alina–Petronela, 2016) và tránh các quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao (Marlene và Aurora, 2012; Aurora và Marlene, 2012). Chiến lược phát triển của các TNC hiện nay chủ yếu dựa trên “các chiến lược cạnh tranh phổ quát” (“generic strategies”) vì các chiến lược này có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, sản phẩm và dịch (Raluca, 2015). Trên thế giới hiện đã có các nghiên cứu về các TNC hoạt động tại một số quốc gia như Úc (Greg, 1980), Hungary (Csaba và Péter, 1995), Áo (Jörg và cộng sự, 2001), Hà Lan (Jörg và cộng sự, 2001; Jansen và Stokman, 2002), Vương Quốc Anh (Jansen và Stokman, 2002; Jörg và cộng sự, 2001; Paul và cộng sự, 2007), Hoa Kỳ (Jansen và Stokman, 2002; Nicolas, 2019), New Zealand (George và Nick, 2002), Đức (Jasen và Stokman, 2002; Stefan, 2010), Pháp (Jasen và Stokman, 2002), Bỉ (Jasen và 3 Số lượng các TNC trên thế giới gia tăng nhanh, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ 2 từ khoảng 7.000 TNC năm 1968 lên khoảng 100.000 TNC vào năm 2012 (Grazia, 2014). 506
  3. Stokman, 2002), Tanzania (Audax, 2006), Malaysia (Hooi, 2008), Thổ Nhĩ Kỳ (Cemal và cộng sự, 2010), Thái Lan (Krit, 2011), Kenya (Elizabeth, 2012), các quốc gia đang phát triển nói chung (Paz, 2012), Ấn Độ (Ruchi, 2012; Jazuyuki, 2014; Madhu và Narender, 2014), Nepal (Shila, 2017), Trung Quốc (Grazia, 2014; Shuo Wang, 2017; Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019; Kim, 2020), Kenya (Agnieszka và cộng sự, 2018), Singapore (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019), Brasil (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan chi, 2019), Mexico (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan chi, 2019), Hàn Quốc (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019), Ukraine (Serhii và cộng sự, 2019), và Philippines (Mark và cộng sự, 2020), Ngoài ra, có những nghiên cứu về các TNC của các quốc gia như Hoa Kỳ (Raymond, 1995; Michelle, 2014; Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019), Đức (Wolfgang, 2004; Dirk và Michael, 2009), Pháp (Pierre và Manuela, 2006; Laura và Nicolae, 2014), Ireland (Patrick và cộng sự, 2007), Nga (Sergey, 2011), Hà Lan (Roos và Roeline, 2011; Agnieszka và cộng sự, 2018), Bồ Đào Nha (Marlene và Aurora, 2012), Ghana (Martin, 2016), các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (Nguyễn Văn Quân, 2017), Liên Bang Nga (Aigul và cộng sự, 2020) và Kazackhstan (Aigul và cộng sự, 2020). Chủ đề nghiên cứu về các TNC cũng rất đa dạng gồm các vấn đề xử lý mối quan hệ giữa các nhân viên trong TNC (Csaba và Péter, 1995), áp dụng hệ thống ERP4 trong TNC (John và Jean–Paul, 2002), mối quan hệ giữa lợi nhuận của TNC với thị trường lao động quốc gia nhận đầu tư (Jansen và Stokman, 2002), bất đồng ngôn ngữ trong TNC (Alan và Anne, 2002; Sigrid, 2009), tuyển dụng và lưu giữ nhân tài làm việc trong TNC (Wolfgang, 2004; Yi, 2014; Agnieszka và cộng sự, 2018; Nicolas, 2019), hoạt động từ thiện tạo hình ảnh của TNC (Tony và cộng sự, 2007; Ruchi, 2012; Madhu và Narender, 2014; Ciprian và Vasile, 2018), vai trò tiếng nói của nhân viên trong TNC (Paul và cộng sự, 2007), mức lương cho người lao động trong TNC (Hooi, 2008), quản trị chiến lược bên trong TNC (Dirk và Michael, 2009), vi phạm quyền con người trong TNC (Olivier, 2010), đầu tư cho công nghệ thông tin của TNC (Cemal và cộng sự, 2010), sự căng thẳng của nhân viên làm việc trong TNC (Krit, 2011), quản trị mạng lưới thông tin bên trong TNC (Danny và Kerry, 2011), khả năng thích nghi của TNC hoạt động tại những môi trường đa văn hóa (Ewa và Andrzej, 2011; Grazia, 2014; Martin, 2016; Shuo Wang, 2017), chiến lược thâm nhập thị trường của TNC (Elizabeth, 2012), đánh giá nguồn lực chính trị quốc gia trong sự phát triển các TNC quốc gia đó (Karina và cộng sự, 2013), động lực thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của nhân viên làm việc trong TNC (Eka, 2014), quy định về thuế và báo cáo tài chính của nước chủ nhà và hoạt động của TNC ở quốc gia khác (Michelle, 20145), vai trò và tầm quan trọng của trí thông minh cảm xúc (EQ) của các nhà quản lý trong TNC (Y. Benazir và cộng sự, 2014), tôn giáo của nhân viên trong TNC (Mitra, 2014), quản trị nhân lực của TNC (József Poór và cộng sự, 2015), cải cách pháp luật và thể chế của TNC (Nguyễn Văn Quân, 2017), chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019) và vai trò mức lương hưu tới mức độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh của các nhà quản lý trong TNC (Jeffrey và cộng sự, 2020). Nghiên cứu về các TNC cụ thể có nghiên cứu về Siemens (Danny và Kerry, 2011) và Microsoft (Susana, 2015), Tesco (Kim, 2020) hay các nghiên cứu về các TNC trong một số ngành công nghiệp như công nghiệp sản xuất (Greg, 1980), công nghiệp sản xuất ô tô (Michael, 1992; Olga, 2019), công nghiệp thuốc lá (Goerge và Nick, 2002), công nghiệp khai thác mỏ (Audax, 2006), công nghiệp trồng 4 ERP viết tắt của Enterprise resource planning systems: Là một giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình. 5 Ưu đãi về thuế và báo cáo tài chính của Hoa Kỳ là động lực thúc đẩy các TNC của nước này tái đầu tư ra bên ngoài thay vì trả cổ tức cho cổ đông. 507
  4. và kinh doanh hoa (Agnieszka và cộng sự, 2018), công nghiệp chăm sóc sức khỏe (Gibson, 2019) và tư vấn luật (Aigul và cộng sự, 2020). 2.1. Các tác động tích cực của TNC Thông qua việc thiết lập các chi nhánh mới tại các quốc gia và thực hiện các hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A), TNC thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh sâu hơn quá trình toàn cầu hóa (Gábor, 2012; Darko, 2012). Trên thực tế, TNC từng bước chuyển đổi nền kinh tế thế giới theo hướng sản xuất quốc tế sau khi đã mở rộng cơ cấu vốn và các ngành công nghiệp (Dudauri, 2019). Ngoài ra, TNC thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa thông qua hoạt động xuất khẩu và đầu tư FDI (Monika, 2016). Các TNC có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia có quy mô nền kinh tế nhỏ. Một số lợi ích mà các TNC có thể đem lại cho các quốc gia nhận đầu tư bao gồm tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy tăng trưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hỗ trợ phát triển con người, nâng cao chất lượng hàng hóa,… (Walter, 1984; Olivier, 2004; Laura và Nicolae, 2014; Hioki và cộng sự, 2015; Alina–Petronela, 2016). Do đó, việc thu hút FDI từ các TNC là hiện một mục tiêu quan trọng của các quốc gia đang phát triển (Ugwu, 2016; Shila, 2017; Dudauri, 2019; Mentor và cộng sự, 2019). Đặc biệt, nếu quốc gia nhận đầu tư nằm trong một khu vực thương mại tự do thì sẽ thúc đẩy TNC sản xuất và xuất khẩu hơn so với một quốc gia không nằm trong một khu vực thương mại tự do nào (Birgitta, 1990). Theo ước tính, TNC chiếm toàn bộ FDI thế giới6 và chiếm vai trò trong 3/4 hoạt động thương mại thế giới (UNCTAD, 2013) trong khi 1/3 hoạt động thương mại còn lại là giữa các chi nhánh của các TNC nằm rải rác ở khắp các quốc gia khác nhau (Grazia, 2014). Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm thu hút FDI từ các TNC với công nghệ mới và phương thức quản lý tân tiến, thực tế chứng minh TNC góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế đất nước nói riêng (Trần Thị Lan Hương, 2016) và địa phương nói riêng (Nguyễn Phương Bắc, 2016) phát triển. Hiện tại, Việt Nam đang là điểm dừng chân của các TNC đến từ các nền kinh tế lớn của thế giới như Hoa Kỳ (Phan Thế Công và Tạ Quang Bình, 2016), Nhật Bản (Đinh Trung Thành, 2009) và Hàn Quốc (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019). 2.2. Các tác động tiêu cực của TNC Bên cạnh những tác động tích cực, TNC cũng là nguồn gốc của nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường7, vi phạm quyền của người lao động, hành vi trốn thuế8, tình trạng độc quyền, bảo vệ tài sản và thậm chí là nguy cơ phá sản (Olivier, 2004; Sonal, 2007; Gandar, 2017; Mentor và cộng sự, 2019). Trong một số trường hợp, TNC có quyền kiện Chính phủ quốc gia nhận đầu tư vì gây bất lợi tới khả năng sinh lời của các TNC khi làm việc tại quốc gia đó theo các hiệp ước đầu tư song phương giữa hai quốc gia (Roos và Roeline, 2011). Một ví dụ điển hình của hành vi gian lận của TNC là Enron. Enron được thành lập vào năm 1985 và nhanh chóng trở thành một TNC lớn mạnh trong lĩnh vực năng lượng, buôn bán xăng dầu và khí đốt, xây dựng các nhà máy điện và cung cấp điện. Giai đoạn 1985–2001, giá cổ phiếu của TNC này liên tục tăng. Cuối năm 2001, Enron tuyên bố phá sản và cho nghỉ việc hàng ngàn nhân viên. Bộ Tư 6 TNC được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy chuyển dịch dòng vốn FDI (Marjanovi và Ahmatagic, 2013. 7 Các TNC bị truy cứu trách nhiệm trong các vụ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực Đông Nam Á như trường hợp vụ cháy rừng tại Indonesia khiến cho ô nhiễm lan san Malaysia và Singapore (Gandar, 2017). 8 Theo thống kê, TNC có 7 kỹ thuật tránh thuế chính (Farok, 2016). Ngoài ra, TNC có thể chuyển lợi nhuận ra khỏi quốc gia đang phát triển bằng cách chuyển lợi nhuân sang các chi nhánh tại các quốc gia có mức thuế thấp (Caroline, 2018). 508
  5. pháp Hoa Kỳ đã điều tra và phát hiện nguyên nhân của việc phá sản trên có liên quan đến những gian lận kế toán đối với các bên liên quan của Enron. Cụ thể đó là Enron đã lập ra các đơn vị có mục đích đặc biệt (Special Purpose Entity–SPE) để thực hiện các giao dịch mua đi bán lại xăng dầu, khí đốt nhằm đẩy cao doanh thu của TNC trong các kỳ kế toán (Norouzi và Ghalandari, 2012). Tại Việt Nam, đang xảy ra tình trạng các TNC tận dụng những ưu đãi về thuế và thuê đất để chiếm lĩnh thị trường trong nước (Nguyễn Ngọc Sơn, 2016). Đây là thực trạng đáng báo động trong bối cảnh ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu kém, làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm sản xuất ra trong nước nhưng không phải do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mà do các TNC đến đầu tư và xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh hầu hết các TNC khi vươn ra ngoài đều mong muốn tìm được quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết về nguồn nguyên liệu, nhân lực thì các TNC tại Việt Nam đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu bên ngoài (Trần Hồng Nhạn, 2016). Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và đây cũng là động lực để các TNC có các hoạt động gian lận tinh vi để trốn thuế thông qua chuyển giá và chuẩn mực kiểm toán số 550 “Các bên liên quan” do Bộ Tài chính ban hành năm 2012 theo Thông tư 214/2012–BCT được cho là còn nhiều kẽ hở (Trần Trung Vinh, 2015). 2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của TNC Để thu hút hiệu quả TNC, một số quốc gia đã có những biện pháp chính sách cụ thể. Các quốc gia có thể kể tới là Singapore, Malaysia và Đài Loan. Chính phủ Singapore trong chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ là không tách rời giữa “năng lực công nghệ nội sinh” và “năng lực công nghệ ngoại nhập”9. Singpore cho rằng hai dạng năng lực trên cần phải được kết hợp lại thành một “năng lực công nghệ” thống nhất. Cách thức mà Chính phủ nước này đưa ra đó là thu hút nguồn công nghệ từ bên ngoài để từng bước xây dựng năng lực công nghệ trong nước và chủ trương lợi dụng sức mạnh của các TNC để làm đòn bẩy phát triển Khoa học và Công nghệ (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019). Trước đó, Singapore từng định hướng thu hút TNC có hoạt động có giá trị gia tăng cao và thâm dụng R&D (Lall và Teubal, 1998). Chính phủ Malaysia tiến hành xây dựng Chiến lược Quốc gia về Internet kết nối vạn vật (IoT) từ năm 2014. Theo đó, Malaysia thiết lập nhóm công tác khoảng 60 tổ chức, bao gồm các cơ quan nhà nước (Bộ Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo, Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện,…) các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các TNC (IBM, Cisco, Intel, Microsoft,…). Nhóm công tác này tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, phiên làm việc nhằm thu thập các ý tưởng của các bên liên quan và cộng đồng về chiến lược phát triển và ứng dụng IoT (Dương Khánh Dương và Bạch Tân Sinh, 2019). Đài Loan tập trung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thiết lập quan hệ với các TNC, không dựa vào TNC để học hỏi công nghệ mà hình thành những viện nghiên cứu để phát triển công nghệ mới dành riêng cho Đài Loan, gửi kỹ sư sang các quốc gia có công nghệ cao để học tập (Hoàng Văn Tuyên, 2017; Hoàng Văn Tuyên và Nguyễn Thị Minh Khai, 2019). 9 “Năng lực công nghệ nội sinh” ở đây được hiểu là năng lực công nghệ của ban thần nên Khoa học và Công nghệ Singapore. “Năng lực công nghệ ngoại nhập” là năng lực công nghệ được thu hút từ bên ngoài (từ các TNC, thu hút các chuyên gia giỏi từ các quốc gia khác, cả những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,…). 509
  6. Đối với Việt Nam, Việt Nam cần tạo ra những sản phẩm linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng được đa dạng nhu cầu của các TNC, nhằm giữ chân các TNC và thu hút nhiều hơn các TNC đến Việt Nam (Trần Hồng Nhạn, 2016). Các doanh nghiệp phụ trợ khi tham gia vào mạng lưới của các TNC cần chú ý nguy cơ phải đói mặt với chi phí giao dịch tăng cao để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng nhân công và môi trường của chính các TNC đó (Marc, 2004). Ngoài ra, Việt Nam cần kiên quyết định hướng thu hút FDI từ các TNC nắm công nghệ cao, công nghệ nguồn (Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Tiến Dũng, 2016). 3. TÌNH HÌNH THU HÚT TNC VÀO VIỆT NAM 3.1. Về cơ cấu các TNC Việt Nam thu hút được trong thời gian vừa qua Tính đến thời điểm năm 2020, các TNC lớn vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển như Anh và Hà Lan (Unilever), Hoa kỳ (Procter& Gamble–P&G, IBM, Microsoft, Pepsico Foods, Abbott), Nhật Bản (Honda), Thụy Sỹ (Nestlé) và Hàn Quốc (Samsung). Các quốc gia trên cũng là các quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất của Việt Nam. Tính đến ngày 20/9/2020, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào Việt Nam trong 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra, đó có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Na, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,17 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo đó là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan (Cục Đầu tư nước ngoài). 3.2. Một số MNC đang hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Trong các TNC đến từ các quốc gia thì các TNC đến từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả Việt Nam. Trong các tập đoàn của Hoa Kỳ tiêu biểu có Intel và General Electric (GE); trong các tập đoàn của Hàn Quốc tiêu biểu có Samsung. Intel có thể nói là TNC đầu tiên vào Việt Nam (từ năm 2006) từ sau khi Việt Nam tiến hành Đổi mới vào năm 1986, đánh giấu bước đi bình thường hóa quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ sau nhiều năm cấm vận sau chiến tranh. Bảng 1: Những cột mốc sản xuất của Intel tại Việt Nam STT Thời gian Nội dung 1 2006 Công ty TNHH Intel Products Vietnam (IPV) được thành lập Intel khởi công xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh 2 Đầu 2007 với diện tích 46 nghìn mét vuông, trở thành nhà máy lớn nhất trong số các nhà máy kiểm định và lắp ráp của Intel trên toàn cầu. 3 2010 Những sản phẩm Intel gắn mác “Made in Vietnam) được xuất xưởng tại IPV 4 2016 IPV cán mốc 600 triệu sản phẩm được xuất xưởng tại Việt Nam Nguồn: Internet Tính đến thời điểm tháng 7/2020, hiện diện tại Việt Nam từ trước khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận, 27 năm qua GE gắn liền với quá trình mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam. GE đã sản xuất được sản phẩm công nghiệp nặng “made in Vietnam” ra thị trường toàn cầu; tham gia sâu rộng và xây 510
  7. dựng hạ tầng thiết yếu quốc gia, góp phần nhỏ vào hành trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam; tạo dựng vị thế cho sản phẩm và giải pháp GE, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài tại Việt Nam. Hiện 30% nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng các thiết bị chính của GE. Bảng 2: Những cột mốc sản xuất của GE tại Việt Nam STT Thời gian Nội dung Tổng thống Mỹ George Bush lần đàu tiên cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở 1 14/12/1992 văn phòng đại diện tại Việt Nam. Sáu tháng sau, GE trở thành một trong số ít các công ty Hoa Kỳ lần đầu tiên quay trở lại Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra một hành trình mới cho riêng GE và quan hệ 2 3/2/1994 kinh doanh song phương nói chung của các doanh nghiệp giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. GE bàn giao tua bin khí công suất lớn đầu tiên cho nhà máy điện Phú Mỹ 2, sau đó 3 1995 cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ 4, nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1. Nhà máy sản xuất máy phát điện tuabin gió Hải Phòng do GE đầu tư đi vào hoạt 4 2010 động. Tính đến nay, nhà máy này xuất khẩu hơn 6.000 hệ thống máy phát điện gió, tạo giá trị xuất khẩu hàng năm hơn 300 triệu USD. GE thành lập trung tâm Thiết kế Kỹ thuật Việt Nam (GE VEC) đầu tiên với khoảng 5 2012 40 kỹ sư, cung cấp các thiết kế sản phẩm và dịch vụ ứng dụng tập trung vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tại Việt Nam và các khu vực lân cận. GE ký cung cấp 40 động cơ Genx cho đội Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Cuối năm 6 Airlines và một hợp đồng khác cung cấp 40 động cơ CFM cho máy bay A320/321 2013 CEO của VietJet Air. GE cung cấp hai lò tầng sôi tuần hoàn (CFB) lớn nhất Việt Nam để cung cấp năng 7 2015 lượng than sạch cho lưới điện quốc gia tại Nhiệt điện Thăng Long GE Power tiếp tục mua nhà máy sản xuất lò hơi thu hồi nhiệt (HRSG) Doosan E&C 8 2016 tại Dung Quất, mở rộng chuỗi sản xuất của GE trên bản đồ công nghiệp Việt Nam. Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam, VietJet ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing B737–MAX sử dụng động cơ LEAP–1B của CFM, 9 2017 trị giá 5,3 tỷ USD theo công bố của hãng. GE Renewable Energy cung cấp 1 GW điện gió với các dự án quan trọng và đang tiếp tục nâng công suất khi lĩnh vực điện gió Việt Nam đang trở nên sôi động. Nguồn: Internet, tác giả tập hợp Samsung hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 như một nhà khai thác thị trường nhà máy lắp ráp thô sơ tại Thủ Đức. Bước ngoặt lớn nhất khi nhà máy điện thoại di động mở ra tại Bắc Ninh được triển khai “thần tốc”, nhận giấy phép đầu tư 670 triệu USD giữa năm 2008, tháng 7/2009 nhà máy đạt sản lượng 1 triệu điện thoại, tháng 9/2010 cán mốc doanh thu 1 tỷ USD với 6 triệu điện thoại sản xuất tại Samsung Electronics Vietnam (SEV). Tính đến tháng 7/2020, Việt Nam là cứ địa sản xuất lớn nhất của Samsung ở nước ngoài, đồng thời Samsung trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn công bố 17,3 tỷ USD. Hàng tỷ thiết bị xuất khẩu ra thị trường toàn cầu từ sáu nhà máy tại Việt Nam, năm 2019 mang lại doanh số xuất khẩu 59 tỷ USD, tương đương 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 511
  8. Hình 1: Tăng trưởng xuất khẩu của Samsung trong cán cân xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2010–2019 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Internet Tính đến tháng 7/2020, 12 năm kể từ khi Samsung nhận giấy phép đầu tư 670 triệu USD vào nhà máy điện thoại đầu tiên tại Việt Nam, vốn đầu tư Hàn Quốc tăng lên 26 lần doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng trung bình 20–25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Năm 2019, tổ hợp SEVT (Thái Nguyên) sản xuất 500 triệu sản phẩm. Giữa năm 2020, con số này là 700 triệu. Samsung tại Việt Nam có 06 nhà máy và trung tâm R&D, trong đó SEV và SEVT là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của hãng trên toàn cầu, Samsung Electrics Ho Chi Minh Complex (SEHC) là nhà máy điện tử gia dụng và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại khu vực Đông Nam Á. Bảng 3: Những cột mốc sản xuất của Samsung tại Việt Nam STT Năm Nội dung Nhận giấy phép dự án Samsung Vietnam Electronics (SEV) có vốn đầu tư 670 triệu 1 2008 USD, đặt tại Bắc Ninh. 2 4/2009 Nhà máy SEV bắt đầu vận hành, đạt cột mốc 1 triệu điện thoại từ tháng 7/2009. 3 9/2010 Đạt mốc 6 triệu điện thoại, cán mốc doanh thu xuất khẩu 1 tỷ USD. 4 2012 SEV đạt cột mốc xuất xưởng 100 triệu điện thoại, 95% được xuất khẩu ra toàn cầu. 5 2013 Tăng vốn đầu tư vào SEV lên 2,5 tỷ USD, cán mốc 300 triệu điện thoại. Nhà máy Samsung Vietnam Electronics Thái Nguyên (SEVT) có tổng vốn đầu tư 5 6 3/2014 tỷ USD đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên. Samsung nhận giấy phép đầu tư khu phức hợp sản xuất hàng điện tử gia dụng. 7 10/2014 (Samsung Electronics HCMC Complex–SEHC) tại khu công nghiệp cao Tp. Hồ Chí Minh có tổng vốn 1,4 tỷ USD. 8 4/2016 SEHC chính thức đi vào sản xuất, nâng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD Mở trung tâm R&D tại SEHC (Samsung HCMC Research & Development Center– 9 2017 SHRD). 512
  9. SEV và SEVT cán mốc 1 tỷ thiết bị thông minh sản xuất tại Việt Nam và sản phẩm 10 6/2018 điện thoại thứ 600 triệu. 11 3/2019 SEVT cán mốc 500 triệu sản phẩm. Khởi động trung tâm R&D có quy mô lớn nhất Đông Nam Á được đầu tư 220 triệu 12 3/2020 USD. 13 6/2020 SEV cán mốc sản phẩm điện thoại di động thứ 700 triệu. Nguồn: Tác giả tập hợp Mặt hàng xuất khẩu chính của Samsung là nhóm hàng điện thoại và linh kiện. Ngoài ra, xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện có sự đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài như Samsung, LG, Foxconn, Nokia… Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất là tập đoàn Samsung. Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2009–2020 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan, tính toán của tác giả Có thể thấy từ trước khi Samsung vào Việt Nam, Việt Nam chưa có hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng điện thoại và linh kiện. Samsung tại Việt Nam tạo ra nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mới mà vừa đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 5. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC TNC TẠI VIỆT NAM Việc gia tăng các TNC tại Việt Nam tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh các công ty trong nước vốn đã phải cạnh tranh gay gắt. Do đó, để đứng vững ở thị trường trong nước, các công ty phải tập trung đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phầm, xây dựng cơ chế giá cạnh tranh và linh hoạt, đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải thiện bộ phậm chăm sóc khách hàng và đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết. Chuyển giá trong giao dịch quốc tế có đặc trưng là thường xuyên thu hút được sự quan tâm của ít nhất ba nhóm lợi ích gồm TNC, cơ quan tài chính và cơ quan thuế của các quốc gia có liên quan (Phạm Hùng Tiến, 2012). 5. KẾT LUẬN Các MNC đang hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam thông qua hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm và xuất khẩu. Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc 513
  10. gia có nền kinh tế lớn, có kinh nghiệm và thực tế đã thành thông trong quá trình tận dụng chính sách thu hút MNC để thúc đẩy xuất khẩu trong nước. Kinh nghiệm của hai quốc gia trên là đáng để Việt Nam nghiên cứu, bổ sung kinh nghiệm trong quá trình thu hút các MNC lớn. Các MNC đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu nổi bật hiện nay của Việt Nam có Samsung (Hàn Quốc) và Intel (Hoa Kỳ). Hai tập đoàn này có công nghệ cao, mạng lưới sản xuất và hệ thống thị trường phân phối rộng lớn. Thời gian tới, Việt Nam cần tích cực tìm kiếm và thu hút các MNC có quy mô tương tự, tập trung vào những ngành nghề và lĩnh vực mà Việt Nam đặt làm trọng tâm phát triển. Tuy nhiên, ngoài những tác động tiêu cực đã đề cập ở trên, do có tiềm lực mạnh, các TNC hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và nắm phần lớn thị phần tại các quốc gia và do đó tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của quốc gia sở tại. Ngoài ra, Việt Nam cần thận trọng với các TNC có các đơn vị lập ra với mục đích đặc biệt (mua đi bán lại) để tránh trường hợp như Enron. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Cục Đầu tư nước ngoài, truy cập vào ngày 13 tháng 12 năm 2020, từ địa chỉ trang web https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6387/Tinh–hinh–Dau–tu–nuoc–ngoai–9–thang–nam–2020 2. Dương Khánh Dương và Bạch Tân Sinh (2019), Kinh nghiệm Malaysia trong xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng Internet kết nối vạn vật bài học gợi suy cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 8(1), tr. 90–98. 3. Đinh Trung Thành (2009), Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trước làn sóng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2(96), tr. 34–43. 4. Hoàng Khắc Nam (2008), Công ty Xuyên quốc gia – chủ thể quan hệ quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 24(2008), tr. 157–157. 5. Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi (2019), Thách thức đối với tham gia vào sản xuất–kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 8(3), tr. 38–47. 6. Hoàng Văn Tuyên (2017), Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới: Phân tích từ góc độ cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 6(3), tr. 56–66. 7. Hoàng Văn Tuyên và Nguyễn Thị Minh Nga (2019), Chính sách công nghiệp thân công nghệ: Một số kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 8(1), tr. 71–80. a. Lê Văn Hóa (2008), Nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Bộ, Bộ Công Thương. 8. Phạm Hùng Tiến (2012), Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 28(2012), tr. 36–48. 9. Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Tiến Dũng (2016), Những bất cấp đối với động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay ở Việt Nam và đề xuất điều chỉnh, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 19–32. 10. Ngô Thị Phương Thảo và Bùi Thị Việt Anh (2016), Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển nông nghiệp nông thôn – động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 225–238. 11. Nguyễn Năng Nam (2016), Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương của quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Tp.HCM, 4(49), tr. 117–125. 514
  11. 12. Nguyễn Ngọc Sơn (2016), Động lực để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 43–64. 13. Nguyễn Phương Bắc (2016), Tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh nghiên cứu tác động từ các dự án FDI lớn, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016– 2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 543–557. 14. Nguyễn Văn Quân (2017), Nguồn gốc và sự phát triển của nguyên tắc quản trị tốt, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 33(1), tr. 31–39. 15. Phan Thế Công và Tạ Quang Bình (2016), Nghiên cứu sự dịch chuyển dòng vốn FDI từ các nước TPP vào Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 659–673. 16. Trần Hồng Nhạn (2016), Tác động của công nghiệp hỗ trợ tới tăng trưởng kinh tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 213–224. 17. Trần Thị Lan Hương (2016), Luận bàn về động lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 33–42. 18. Trần Trung Vinh (2015), Mối quan hệ giữa hình ảnh quốc gia xuất xứ và giá trị thương hiệu: Trường hợp thương hiệu Honda tại thị trường xe máy thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 4(89), tr. 143–147. Tiếng Anh 1. Agnieszka Kazimierczuk (2018), Never a Rose without a Prick: (Dutch) multinational companies and productive employment in the Kenyan flower sector, ASC Working Paper 142/2018, African Studies Center Leiden, The Netherlands. 2. Aigu Nukusheva, Gulzhazira Ilyassova, Larisa Kudryavtseva, Zhanna Shayakhmetova, Amina Jantassova, and Larisa Popova (2020), Transnational corporations in private international law: Do Kazakhstan and Russia have the potential to take the lead, Entrepreneurship and sustainability issues, 8(1), p. 496–512. 3. Alan J Feely and Anne–Wil Harzing (2002), Language management in multinational companies, Cross Cultural Management: An International Journal 10, 2, p. 37–52. 4. Alexandru Ionescu and Nicoleta Rossela Dumitru (2012), Multinational companies under the globalization context, Romanian Economic and Business Review, 7(1), p. 86–95. 5. Alina–Petronela Haller (2016), Globalisation, multinational companies and emerging markets, FCOFORUM, 1(8), p. 9–15. 6. Asean Secretariat (2014), ASEAN Investment Report 2013–2014: FDI Development and Regional Value Chains. 7. Audax Rukonge (2006), The Socio–economic Impact of Transnational Corporation on Mining Community and Artisanal Small–scale Miners. A case study of Mererani Tanzania, Department of Social Sciences and Philoshophy, Jyväskylä University. 8. Aurora A. C. Teixeira and Marlene Grande (2012), Entry mode choices of multinational companies (MNCs) and host countries’ corruption: A review, African Journal of Business Management, 6(27), p. 7942–7958. 9. Benjamin M. Oviatt and Patricia Phillips McDougall (1994), Toward a theory of international new ventures, Journal of International Business Studies, 25(1), tr.45. 515
  12. 10. Birgitta Swedenborg (1990), The EC and the locational choice of Swedish multinational companies, IUI Working Paper, No.284. 11. Bogdan Glăvan, Lucian Botea, Flavia Anghel, Alina Avrigeanu, and Bogdan Opreanu (2011), Romanian economic and business review, Romania–American University. 12. Caroline Schimanski (2018), Do multinational companies shift profits out of developing countries, WIDER Working Paper 2018/52. 13. Cemal Zehir, Busra Muceldili, Bulent Akyuz, and Ali Celep (2010), The impact of information technology investments on firm performance in national and multinational companies, Journal of Global Strategic Management, p. 143–154. 14. Chandler, A.D. (1962), Strategy and Structure: Chapters in the History of the Industrial Enterprise, Cambridge, MA: MIT Press. 15. Ciprian Obrad and Vasile Gherhes (2018), A Humand Resources Perspective on Responsible Corporate Behavior. Case Study: The Multinational Companies in Western Romania, Sustainability 2018, 10. 16. Csaba Makó and Péter Novoszáth (1995), Employment relations in multinational companies: The Hungarian case. 17. Danny Ardianto and Kerry Tanner (2011), Knowledge Management Governance in Multinational Companies: A Case Study of Siemens, PACIS. 18. Darko Marjanovié, Miloš Pjanić, and Predrag Radojević (2012), The effects of tax competition on the operations of multinational companies, II International Symposium Engineering Management and Competitiveness 2012 (EMC 2012), Zrenjanin, Serbia. 19. Dirk Ulrich Gilbert and Michael Behnam (2009), Strategy process management in multinational companies: status quo, deficits and future perspectives, Problems and Perspectives and Management, 7(1), p. 70–85. 20. Dudauri Tamar (2019), The impact of transnational corporations on the economy of recipient countries. 21. Dunning, J.H. and Lundan, S.M. (2008), Multinational Enterprises and the Global Economy, 2nd edition. Glos, UK: Edward Elgar Publishing Limited. 22. Elizabeth Wanjiru Mutambah (2012), Entry strategies adopted by multinational manufacturing companies in Kenya, Research project, University of Nairobi. 23. Ewa Grandys and Andrzej Grandys (2011), Transnational Corporations and Cross–Cultural Managment, Organization and Management, 5(148), p. 53–66. 24. Eka Chokheli (2014), The peculiarities of the Employee Behavior Management in Multinational Companies (the Case of Georgia), Ivane Javakhishvili Tbilisi State University. 25. Farok J. Contractor (2016), Tax Avoidance by Multinational Companies: Methods, Policies, and Ethics, Rutgers Business Review, 1(1). 26. Gábor Hunya (2012), The Role of Multinational Companies in International Business Integration, wiiw Research Report, No. 384, The Vienna Institute for International Economic Studies. 27. Gandar Mahojwala Paripurno (2018), Transnational corporation responsibility concerning transboundary haze pollution under polluter pays principle: A case study of Southeast Asia, A bachelor degree thesis, Universitas Islam Indonesia. 28. George Thomson and Nick Wilson (2002), The Tobacco Industry in New Zealand: A Case Study of the Behaviour of Multinational Companies, Department of Public Health, Wellington School of Medicine and Health Sciences. 516
  13. 29. Gibson B. (2019), Transnational corporations, oral health and human agency: a sociological perspective, Community Dental Health, 36, p. 169–174. 30. Grazia letto–Gillies (2014), Reply to John Cantwell’s Commentary on Grazia letto–Gillies’ paper: “The Theory of the Transnational Corporation at 50+”, Economic Thought, 3(2), p. 67–69. 31. Grazia letto–Gillies (2014), The Theory of the Transnational Corporation at 50+, Economic Thought, 3(2), p. 38–57. 32. Greg Crough (1980), Transnational corporations and the Australian Manufacturing Industry, Australian Left Review, 1(75), p. 6–13. 33. Hiroki Idota, Teruyuki Bunno, Yasushi Ueki, and Sobee Shinohara (2015), Empirical Analysis of Factors Promoting Product Innovation in ASEAN Economies: Focusing on Absorptive Capacity and ICT Use, International Telecommunications Society (ITS). 34. Hooi Lai Wan (2008), Current Remuneration Practices in the Multinational Companies in Malaysia: A Case Study Analysis, Research and Practice in Human Resource Management, 16(1), p. 78–103. 35. Hymer, S.H. (1971), The multinational corporation and the law of uneven development, in J.W. Bhagwati (ed.), Economics and World Order, London: Macmillan, p. 113–40. 36. Jan Bena, Serdar Dinc, and Isil Erel (2020), The international propagation of economic downturns through multinational companies: The real economy channel, NBER Working Paper 27873, National Bureau of economic research, Cambridge, MA 02138. 37. Jansen W. Jos and Stokman Ad C.J. (2002), The important of Multinational Companies for Global Economic Linkages, MEB Working Paper 2002–22/Research Memerandum WO 720. 38. Jeffrey (Jun) Chen, Yun Guan, and Ivy Tang (2020), Optimal Contracting of Pension Incentive: Evidence of Currency Risk Management in Multinational Companies, Journal of Risk and Financial Management. 39. John Gunson and Jean–Paul de Blasis (2002), Implementing ERP in Multinational Companies: their Effects on the Organization and Individuals at Work, University of Geneva. 40. Jörg Markowitsch, Iris Kollinger, John Warmerdam, Hqans Moerel, John Konrad, Catherine Burell, and David Guile (2001), Competence and human resource development in multinational companies in three European Union Member States: A comparative analysis between Austria, the Netherlands and the United Kingdom, Cedefop Reference series 18, Office for Official Publications of the European Communities, Luxembourg. 41. József Poór, Allen D. Engle, Sr, Ildikó Éva Kovács, Agnes Slavic, Geoffrey Wood, Katalin Szabó, Marzena Stor, Kinga Kerekes, Zsuzsa Karoliny, Ruth Alas, and Krisztina Némethy (2015), HR Management at Subsidiaries of Multinational Companies in CEE in Light of Two Surveys of Empirical Research in 2008–2009 and 2012–2013, 12(3), p. 229–250. 42. Kazuyuki Motohashi (2014), India as a Destination of the R&D of Multinational Companies: Importance and Management Strategies of Local R&D Centers, Seoul Journal of Economics 27, p. 115–136. 43. Karina Regina Vieira Bazuchi, Suelen Alice da Silva Zacharias, Laurent Wiliam Broering, Maria Fernanda Arreola, and Rodrigo Bandeira–de–Mello (2013), The Role of Home Country Political Resources for Brazillian Multinational Companies, BAR–Brazillian Administration Review, 10(4), p. 415–438. 44. Kim Woohyoung, Hyun Kim, and Jinsoo Hwang (2020), Transnational Corporation’s Failure in China: Focus on Tesco, Sustainability 2020, 12. 45. Krit Jarinto (2011), Understanding Stress in Multinational Companies in Thailand, International Business Research, 4(4), p. 153–163. 517
  14. 46. Lall S. and Teubal M. (1998), Marketing stimulating Techonology policies in developing countries: a framework with examples from East Asia, World Development, 26(8). 47. Laura Brancu and Nicolae Bibu (2014), The impact of multinational companies on the employment in Romania, Procedia–Social and Behavioral Sciences, 124(2014), p. 186–193. 48. Madhu Bala and Narender Singh (2014), Empirical Study of the Components of CSR Practices in India: A Comparison of Private, Multinational and Public Sector Companies, Pacific Business Review International, 7(1), p. 61–72. 49. Mahapatra, S.N. and Chahal Aarti (2013), Transnational Corporations and Marketing Ethics, International Journal of scientific research and management, 1(4), p. 176–183. 50. Marc T. Jones (2004), The transnational corporation and cascading networks: Implications for SMEs in the global economy, Conference on Clusters, Industrial Districts and Firms: The Challenge of Globalization, Modena, Italy. 51. Marjanovic Darko and Ahmetagic Deniz (2013), Multinational Companies as carriers of foreign direct investment. 52. Mark Moses H. Pagdonsolan, Denise Joy S. Balan, Karmi D. Mariscal, and Jason L. Chiu (2020), Impact of Continuous Performance Management on Job Autonomy, Motivation, and Turnover Intent of Employees in Multinational Companies within Metro Manila, Review of Intergrative Business and Economics Research, 9(2), p. 63–89. 53. Marlene Grande and Aurora AC Teixeira (2012), Corruption and Multinational Companies’ Entry Modes–Do Linguistic and Historical Ties Matter?, SAJEMS NS, 15(3), p. 269–281. 518
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2