intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp trình bày thực trạng thu hút vốn FDI trong thời gian qua; Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

  1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP Đoàn Ngọc Phúc Trường Đại học Tài chính Marketing Tóm tắt Sau hơn 30 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đến nay khu vực FDI đã thực sự trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và là nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để có cái nhìn tổng thể về FDI, bài viết đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI ở Việt Nam, qua đó đánh giá những thành tựu cũng như những vấn đề đặt ra trong quá trình thu hút nguồn vốn quan trọng này và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh mới. Từ khóa: FDI, Việt Nam FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM: SITUATION, PROBLEMS AND SOLUTIONS Abstract After 30 years of promulgating the Law on Foreign Investment in Vietnam, the FDI sector has actually become an integral part of the national economy. In recent years, FDI into Vietnam has experienced strong growth and is an important resource for the country's socio-economic development. In order to have an overall view of FDI, the article assesses the real situation of FDI attraction in Vietnam, thereby assessing the achievements as well as issues raised in the process of attracting this important capital source and proposing some key solutions to enhance FDI attraction in the new context. Keywords: FDI, Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với chủ trương mở cửa hội nhập, trong những năm qua, lượng vốn FDI vào Việt nam ngày càng tăng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể nói, FDI là nguồn vốn quan trọng bổ sung nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước; góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thay đổi cơ cấu lao động… Ngoài ra, khu vực FDI còn góp phần quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, không những nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh 441
  2. tế và các doanh nghiệp trong nước thông qua chuyển giao và phát triển công nghệ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, khu vực FDI vẫn còn những hạn chế nhất định, song việc tìm kiếm các giải pháp cho việc thu hút vốn FDI trong bối cảnh mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới vẫn là một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn. 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TRONG THỜI GIAN QUA Đến hết năm 2018, nay cả nước có 29.792 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 401,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI đạt khoảng 191,09 tỷ USD, bằng 47,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư quốc tế. Riêng năm 2018, vốn FDI ước thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017. Khu vực FDI chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp gần 20% GDP; tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp. Bảng 1: FDI cam kết và thực hiện giai đoạn 1991 - 2018 Năm Số dự án Đăng ký (triệu USD) Thực hiện (triệu USD) 1988-1990 211 1.604 - 1991-1995 1.400 17.388 7.155 1996-2000 1.627 25.510 13.514 2001-2005 3.935 20.806 13.843 2006-2010 6.324 148.075 44.635 2011-2015 7.832 100.356 59.547 2016 2.613 26.891 15.800 2017 2.741 37.107 17.500 2018 3.046 25.537 19.100 Tổng 29.792 403.310 191.0940 Nguồn: Tổng cục Thống kê Xét theo lĩnh vực đầu tư: có đến 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó lĩnh vực chế biến, chế tạo thu hút khoảng 201,2 tỷ USD (chiếm 58% tổng vốn FDI); lĩnh vực kinh doanh bất động sản khoảng 58,2 tỷ USD (chiếm 16,8%); sản xuất và phân phố điện, khí khoảng 23 tỷ USD (chiếm 6,6% tổng vốn FDI). Theo đối tác đầu tư: đến nay hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có dự án đầu tư vào Việt Nam, nhưng các nhà đầu tư lớn chủ yếu đến từ các nước châu Á: dẫn đầu là các nước ASEAN với khoảng 22% vốn đầu tư; Hàn Quốc 16,6%; 442
  3. Nhật Bản 13,7%; Đài Loan 9%; EU chiếm 8,2%; Mỹ chiếm khoảng 5,2%. Ngoài ra, nguồn FDI vào Việt Nam còn đến tư nhiều quốc gia khác như Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc… Trong thời gian gần đây, lượng vốn FDI vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng khá nhanh nhưng vốn đăng ký còn thấp (chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI) và quy mô dự án nhỏ (bình quân chỉ khoảng 6,2 triệu USD). Xét theo phân bổ dự án: đầu tư nước ngoài hiện nay đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố, trong đó TP. Hồ chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI khoảng 45,5 tỷ USD (chiếm 13% tổng vốn FDI), Hà Nội 33,4 tỷ USD (chiếm 9,5 tổng vốn FDI); Bình Dương 32,7 tỷ USD (chiếm 9,3 tổng vốn FDI). Bảng 2: Một số địa phương dẫn đầu về thu hút FDI Vốn đăng ký Vốn đăng ký Địa phương Địa phương (triệu USD) (triệu USD) TP.Hồ Chí Minh 44.664 Bắc Ninh 16.573 Hà Nội 32.679 Hải Phòng 15.933 Bình Dương 31.556 Thanh Hóa 13.819 Bà Rịa - Vũng Tàu 28.641 Hà Tĩnh 11.613 Đồng Nai 28.339 Hải Dương 7.847 Nguồn: Tổng cục Thống kê Đạt được những thành tựu về thu hút FDI trong thời gian qua là do trong suốt hơn 30 đổi mới kinh tế và mở cửa hội nhập, Việt Nam đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc tạo ra một môi trường chính trị ổn định; môi trường kinh doanh thông thoáng; nguồn tài nguyên dồi dào và nguồn lao động giá rẻ; hoạt động xúc tiến đầu tư được tăng cường. Đặc biệt, từ năm 2005, Luật Đầu tư chung ra đời thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước trong nước tạo nên bước đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các khu vực kinh tế. Đến năm 2014, Luật Đầu tư này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng tách thủ tục đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp đã tạo động lực và tăng tính hấp dẫn với nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận các nguồn lực về đầt đai, thuế, hải quan… cho các doanh nghiệp FDI. 3. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, thể hiện trên các mặt sau: + Góp phần bổ sung vốn đầu tư xã hội: FDI là nguồn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Trong giai đoạn 1996 - 2000: tỷ trọng vốn FDI chiếm 21,6%; giai đoạn 2001 - 2005 chiếm 15,7%; giai đoạn 2006 - 2010: 25,3%; giai 443
  4. đoạn 2011 - 2015: 22,6%; giai đoạn 2016 - 2018: 25,3%. Tính chung cả giai đoạn 1991 - 2018, tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức từ 15,7 - 25,3%. Năm 2018, FDI thực hiện đạt gần 20 tỷ USD, chiếm khoảng 23,4% vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 20% GDP. Điều này cho thấy rằng, vốn FDI ngày càng có vai trò quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2017 (%) Kinh tế Kinh tế ngoài Kinh tế có Năm nhà nước nhà nước vốn ĐTNN 1996 - 2000 54,3 24,1 21,6 2001 - 2005 51,8 32,5 15,7 2006 - 2010 38,7 36,1 25,3 2011 - 2015 39,1 38,3 22,6 2016 37,5 38,9 23,6 2017 35,7 40,6 23,7 2018 33,3 43,3 23,4 Nguồn: Kinh tế 2018 - 2019: Việt Nam và Thế giới, tr.102 + Thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Khu vực FDI đang giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Thông qua các doanh nghiệp FDI, Việt Nam có thể nhanh chóng hợp tác với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, qua đó từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2018, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 173,72 tỷ USD (đóng góp khoảng 71% kim ngạch xuất khẩu cả nước) và xuất siêu khoảng 32,04 tỷ USD. Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực giai đoạn 2010 - 2018, (%) Năm Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2010 45,8 54,2 2013 33,2 66,8 2014 32,6 67,4 2015 29,4 70,6 2016 28,5 71,5 2017 27,5 72,5 2018 28,3 71,7 Nguồn: Kinh tế 2017 - 2018: Việt Nam và Thế giới, tr. 96 444
  5. + Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế và năng lực sản xuất công nghiệp: Khu vực FDI tạo ra hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới, năng suất và có khả năng cạnh tranh. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng kinh tế nhà nước ngày càng giảm. Đến năm 2018, tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP cao hơn khu vực kinh tế nhà nước (29,88% so với 29,34%). Bảng 5: Cơ cấu GDP chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2017 (%) Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn ĐTNN 2000 38,52 29,17 32,31 2005 37,62 29,42 32,96 2010 29,34 38,59 32,07 2011 29,01 38,44 32,55 2012 29,39 37,96 32,65 2013 29,01 39,28 31,71 2014 28,73 39,77 31,50 2015 28,69 39,98 31,33 2016 28,81 40,76 30,43 2017 28,63 42,03 29,34 2018 29,34 42,98 29,88 Nguồn: Kinh tế 2018 - 2019: Việt Nam và Thế giới, tr. 99 + FDI góp phần đáng kể cho thu ngân sách nhà nước với giá trị ngày càng tăng: năm 2002 thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI chỉ khoảng 460 triệu USD nhưng đến năm 2011 đạt 3.500 triệu USD; năm 2012: 3.980 triệu USD; năm 2013: 5.000 triệu USD; năm 2014: 5.430 triệu USD; năm 2015: 5.800 triệu USD; năm 2016: 6.000 triệu USD. Bình quân khu vực FDI đóng góp khoảng 15% tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2018, thu ngân sách của khu vực FDI đạt khoảng hơn 8 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2017 (trong khi đó thu ngân sách từ khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng khoảng 4%). + Tạo tác động lan tỏa công nghệ, thúc đẩy tăng năng suất lao động; nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. FDI là kênh quan trọng để phát triển công nghệ, tạo ra áp lực đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, thông qua khu vực FDI, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới, giảm dần các ngành thâm dụng lao động hướng tới phát triển các ngành thâm dụng vốn, các ngành sử dụng công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều chất xám, 445
  6. từ đó thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động và làm dịch chuyển lao động từ khu vực kinh tế trong nước có năng suất thấp sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có năng suất cao hơn. Bảng 6: Năng suất lao động theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2018 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn ĐTNN 2005 62,9 11,8 124,5 2010 124,0 22,0 189,4 2011 153,6 28,1 256,1 2012 178,2 32,6 305,5 2013 195,1 34,6 348,6 2014 206,7 37,7 342,5 2015 231,9 39,9 343,8 2016 247,8 41,9 395,7 2017 311,9 46,5 433,6 Nguồn: Kinh tế 2018 - 2019: Việt Nam và Thế giới, tr. 98 + Tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực: Năm 1995 cả nước có khoảng 330 nghìn lao động làm việc trong DN FDI; năm 2000 khoảng 358,5 nghìn người thì đến năm 2017 là khoảng 4 triệu người, chiếm khoảng 26% lực lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, khu vực FDI còn gián tiếp tạo ra khoảng 5 - 6 triệu lao động. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ DN FDI tham gia đào tạo cho người lao động đạt 57% (năm 2017), trong đó tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm 17%, qua đó góp phần hình thành và phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng nghề và du nhập nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến. 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập. Cụ thể: Liên kết giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI và khu vực kinh tế trong nước: FDI chưa tạo được liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước để cùng tham gia vào chuỗi giá trị cũng như thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp có vốn FDI còn thấp; phần lớn phụ tùng, nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho hoạt động của khu vực doanh nghiệp FDI được nhập khẩu thay vì được cung ứng bởi các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, khu 446
  7. vực FDI cũng chưa thật sự tạo được hiệu ứng lan tỏa công nghệ và năng suất chưa cao như kỳ vọng thông qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước. Phân bổ vốn FDI không đều giữa các khu vực, tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi như TP. Hố Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương… Năm 2017, có khoảng 42,4% vốn FDI đầu tư vào vùng Đông Nam Bộ và 27,7% vốn FDI đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Hồng, trong khi chỉ có 4,7% vốn FDI đầu tư vào miền núi và trung du Bắc Bộ. Ngoài ra, cơ cấu đầu tư còn mất cân đối chủ yếu đầu tư vào những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, những ngành lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, hoặc những ngành sản xuất được nhà nước ưu đãi thuế, những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghệ trung bình, gây ô nhiễm môi trường, các dự án FDI chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chưa chú trọng đầu tư ở các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao cao như tài chính, công nghệ cao, nghiên cứu phát triển. Khả năng tiếp cận công nghệ chưa đạt được mục tiêu đặt ra: thiết bị, máy móc chuyển giao vào nước ta còn lạc hậu; một số dự án đầu tư không hiệu quả đã hạn chế khả năng thu hút công nghệ. Nhiều dự án FDI tập trung ở một vài công đoạn trong các ngành sử dụng nhiều lao động để gia công, lắp ráp và chế biến. Đầu tư của khu vực FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn còn hạn chế dẫn đến việc tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ chưa đạt được như mục tiêu kỳ vọng. Quy mô vốn bình quân 1 dự án đầu tư nhỏ: bình quân vốn đầu tư 1 dự án FDI khoảng 12,3 triệu USD; dự án có quy mô vốn bình quân lớn nhất là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện cũng chỉ có vốn bình quân 192,4 triệu USD; quy mô lớn thứ 2 là bất động sản với quy mô bình quân 74,4 triệu USD; khai khoáng 45,3 triệu USD. Lĩnh vực chế biến chế tạo có quy mô khoảng 14,9 triệu USD; các lĩnh vực khoa học công công nghệ với quy mô trung bình chỉ khoảng 1,1 triệu USD. FDI vẫn còn nhiều hành vi tiêu cực, mức độ động viên vào ngân sách nhà nước còn thấp; một số doanh nghiệp FDI luôn báo lỗ và có dấu hiệu cơ chế chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Cách thức chuyển giá mà các doanh nghiệp FDI thường sử dụng là mua hàng hóa, nguyên vật liệu và các dịch vụ với giá cao trong nội bộ tập đoàn hoặc chuyển giá thông qua các khoản vay từ công ty mẹ, công ty liên kết với lãi suất cao để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Ngược lại, còn xuất hiện hiện tượng chuyển gia, chuyển lợi nhuận vào Việt Nam và chuyển giá giữa các doanh nghiệp FDI trong nước có quan hệ liên kết được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiệu quả đầu tư chưa cao: hiệu suất sử dụng vốn đầu ra gia tăng của khu vực FDI có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001 - 2015 và giảm xuống trong giai đoạn 2006 447
  8. - 2018. Điều này có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu này chưa thật sự hiệu quả. Số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, số lượng doanh nghiệp lỗ hàng năm từ 44% đến 52%. Riêng năm 2017, khoảng 52% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ với giá trị lỗ tương đương 4 tỷ USD và trong số này có khoảng 20% doanh nghiệp lỗ mất vốn. Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các khu vực kinh tế giai đoạn 2001 - 2018 ICOR ICOR khu vực ICOR khu ICOR khu vực Năm toàn nền có vốn đầu tư vực nhà nước ngoài nhà nước kinh tế nước ngoài 2001 - 2005 4,88 6,90 3,80 5,30 2006 - 2010 6,96 8,70 4,80 6,00 2011 - 2015 6,91 8,80 4,50 7,40 2016 6,42 10,26 6,42 5,78 2017 6,11 12,62 6,11 4,47 2018 5,97 12,48 5,97 4,33 Nguồn: Kinh tế 2018 - 2019: Việt Nam và Thế giới, tr. 102 Nguyên nhân của những bất cập trên là do nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương về vị trí vai trò nguốn vốn FDI chưa thật sự đầy đủ và nhất quán. Môi trường kinh doanh hiện nay của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển và các công ty đa quốc gia. Hệ thống pháp luật nói chung và luật đầu tư nói riêng mặc dù tương đối đồng bộ và thông thoáng nhưng việc thực thi còn tùy tiện. Kết cấu hạ tầng lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển và năng lực doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng yêu cầu nên chưa tạo được sự liên kết với các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, cơ chế quản lý vẫn còn chồng chéo; việc thu hút vốn FDI trong thời gian qua chưa gắn với tổng thể quy hoạch và phát triển vùng; chưa tạo sự liên kết giữa các địa phương trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng; tình trạng cạnh tranh trong thu hút vốu FDI khá phổ biến đã tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và dẫn đến những hệ lụy như trên mà còn tạo ra sự thiếu nhất quán giữa mục tiêu thu hút đầu tư, thiết kế và thực thi chính sách trong thu hút nguồn lực quan trọng này. 5. GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TRONG BỐI CẢNH MỚI Trong bối cảnh khu vực và trong nước đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với việc thu hút và sử dụng FDI. Quy mô dòng vốn FDI toàn cầu giảm, xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc, nguy cơ khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi; sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch; cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 448
  9. đang tác động mạnh mẽ tới đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghệ… sẽ tác động không nhỏ đến sự di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế. Do vậy để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất các giải pháp chủ yếu sau: Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thu hút FDI; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Đặc biệt cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý; sớm loại bỏ hoàn toàn tính tùy tiện trong thực thi pháp luật. Cần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và khả năng liên kết của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ; hoàn thiện hệ thống quy hoạch theo hướng hiện đại, đồng bộ giữa các địa phương và giữa các vùng trong cả nước. Việc thu hút vốn FDI gắn với tổng thể quy hoạch và phát triển vùng, tạo sự liên kết giữa các địa phương trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng, tránh tình trạng cạnh tranh trong thu hút vốu FDI giữa các địa phương như trong thời gian qua. Có chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc: cần xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mục tiêu nhằm định hướng thu hút đầu tư một cách chủ động, đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu thu hút đầu tư, thiết kế và thực thi chính sách trong thu hút FDI; Cần tập trung ưu tiên thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều chất xám và ưu đãi dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; phát triển các dự án kinh doanh; tạo sự liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý vốn FDI; hạn chế cấp phép các dự án FDI sử dụng công nghệ lạc hậu; thẩm tra chặt chẽ các dự án sử dụng nhiều tài nguyên, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều đất; cần giao đất theo tiến độ triển khai dự án đầu tư và nên cần quy định về tỷ suất đầu tư/đơn vị diện tích đất đối với các dự án đầu tư FDI. Có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp FDI về chuyên môn nghiệp vụ, tác phong; nâng cao trình độ của người lao động; xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng suất lao động, tăng cường hàm lượng tri thức trong sản phẩm; cải cách hệ thống đào tạo nghề và hệ thống giáo dục đào tạo nói chung nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho toàn bộ nền kinh tế để đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực của khu vực FDI. 449
  10. 6. KẾT LUẬN Sau hơn 30 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI có vai tro to lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng năng suất lao động cũng như tạo tác động lan tỏa công nghệ… Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập như liên kết giữa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI và khu vực kinh tế trong nước; phân bổ vốn FDI không đều giữa các khu vực; Quy mô vốn bình quân đầu tư nhỏ; hiệu quả đầu tư chưa cao; mức độ động viên vào ngân sách nhà nước còn thấp; khu vực FDI vẫn còn nhiều hành vi tiêu cực, đặc biệt là vấn đề chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh khu vực và trong nước đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với việc thu hút và sử dụng FDI, việc lựa chọn các giải pháp phù hợp vẫn có thể tạo động lực mạnh mẽ trong thu hút nguồn vốn quan trọng này./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030. 2. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư 2014, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2018), Kinh tế 2018 - 2019: Việt Nam và Thế giới, Nxb Thông tin và Truyền Thông. 4. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2019), Kinh tế 2018 - 2019: Việt Nam và Thế giới, Nxb Thông tin và Truyền Thông. 5. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2010, 2015, 2018. 450
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2