intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con dọn đồ chơi mà bé 'nhờn'

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thua cách này, bày cách khác Đến một độ tuổi nhất định nào đó, biện pháp động viên bé thu dọn đồ chơi (trước kia rất hiệu quả) nhưng bây giờ thì thất bại. Nguyên nhân có thể do bé đã hiểu biết hoặc do cách giáo dục của bố mẹ chưa thật sự hợp lý. - Nếu bé lười dọn đồ thì cha mẹ sẽ nghĩ ngay đến cách phạt con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con dọn đồ chơi mà bé 'nhờn'

  1. Dạy con dọn đồ chơi mà bé 'nhờn' Thua cách này, bày cách khác Đến một độ tuổi nhất định nào đó, biện pháp động viên bé thu dọn đồ chơi (trước kia rất hiệu quả) nhưng bây giờ thì thất bại. Nguyên nhân có thể do bé đã hiểu biết hoặc do cách giáo dục của bố mẹ chưa thật sự hợp lý. - Nếu bé lười dọn đồ thì cha mẹ sẽ nghĩ ngay đến cách phạt con. Chẳng hạn, không cho con xem phim hoạt hình, không cho ra ngoài chơi, không cho đi siêu thị (hoặc tạm thời cắt bất kỳ hoạt động yêu thích nào của bé). Ban đầu, bé sợ và chăm chỉ làm theo. Tuy nhiên, khi lớn hơn, bé sẽ biết: "Nếu không được xem phim hoạt hình hôm nay thì mai, ngày kia xem cũng được". Khi đó, mẹ có dọa "cắt phim", bé cũng vẫn ỳ ra. Để khắc phục tâm lý này của con, cha mẹ có thể dùng "phần thưởng bổ sung". Đồng thời với việc phạt, cần cho bé một cơ hội khác, như: "Nếu con dọn dẹp, mẹ sẽ tặng con một miếng dán bé ngoan". Nếu có đủ 7 miếng bé ngoan, chẳng hạn thì bé sẽ được một món quà hoặc một trò chơi yêu thích. Nhiều bé rất "trơ" với hình phạt nhưng luôn háo hức với phần thưởng. Nhiều bậc phụ huynh khuyến khích con độc lập, có tinh thần trách nhiệm; ví dụ: "Con chơi xong thì phải dọn dẹp. Con đi về thì phải cất giày, dép...". Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế nên việc hiểu về tinh thần trách nhiệm của con còn chưa hoàn thiện. Khi đó, nếu cha mẹ thường xuyên nói: "Con tự làm đi" hoặc "Ai chơi người nấy phải dọn" thì đến một lúc nào đó, bé sẽ "vặn" lại cha mẹ: "Mẹ tự làm đi"... Cách tốt nhất là cha mẹ cần cho bé thấy việc thu dọn đồ chơi là một
  2. việc tốt, khiến cha mẹ vui. Nếu rảnh, phụ huynh có thể hỗ trợ dọn đồ chơi với con. Nếu bận, có thể nói: "Con dọn đồ chơi nhé, mẹ sẽ chuẩn bị quần áo tắm cho con"... - Khi bé biết bố mẹ không vứt đồ chơi đi mà chỉ cất, vài hôm là mang trả lại thì có thể nói: "Nếu con không dọn là mẹ cất hết". Sau đó, cất đồ chơi của bé ở một chỗ bé biết nhưng không thể lấy được. Khi thấy bé nhớ đồ chơi, hãy thỏa thuận với con về việc dọn đồ chơi sau đó; nếu không, đồ chơi sẽ bị "tịch thu" tiếp. Nên kết hợp với biện pháp "thêm hình phạt, thêm quà tặng" ở trên. Cuối cùng, cha mẹ nên kiên trì, linh hoạt trong cách dạy con. Phải liên tục giám sát, nhắc nhở con hàng ngày. Ngoài ra, có thể có một cách dạy bé nào rất hiệu quả nhưng đến giờ không còn tác dụng thì cha mẹ tránh lo lắng. Mỗi giai đoạn của bé ứng với mốc nhận thức khác nhau, đòi hỏi cách giáo dục cần phù hợp, cải tiến. Nếu xây dựng cho bé những thói quen tốt ngay từ sớm thì sau này, việc dạy con sẽ nhàn mà hiệu quả hơn. Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ khi dùng hình phạt mới có thể ép con học thật tốt. Tuy nhiên, roi vọt không phải là cách thức để bé học tốt hơn, ngược lại nó có thể gây ức chế khiến một ngày nào đó bé sẽ phản kháng, thậm chí chống đối và nảy sinh những hành vi tiêu cực. Cái việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào con để rồi trút giận lên trẻ bằng nhiếc móc, roi vọt mỗi khi con thua kém bạn bè thực ra là một phương pháp giáo dục tệ hại. Nó đặt áp lực lên con bạn, khiến trẻ học vì sợ chứ không hề hăng hái với việc tiếp thu kiến thức. Hãy là những người bạn, tạo một không khí học tập thật thoải mái cho bé, khuyến khích con bằng lời nói hoặc phần thưởng, đó mới là những điều bé cần để có hứng thú học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2