intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói riêng và trong các trường đại học nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

  1. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH (HUTECH) Trần Minh Sang, Trần Quốc An, Phạm Thị Thùy Dung, Nguyễn Hữu Khoa, Hồ Thị Kim Phương Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu của một trường đại học. Sinh là lực lượng tiềm năng, là thế hệ trụ cột cho tương lai với tuổi trẻ, sự nhiệt huyết, sáng tạo, thời gian và một tinh thần dám nghĩ, dám làm. Và đến với trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ( HUTECH), nghiên cứu khoa học luôn rất được các bạn sinh viên quan tâm và được chú trọng, là một hoạt động được nhà trường, các Khoa/Viện luôn đầu tư để tạo ra các bước phát triển đột phá về chất lượng lẫn số lượng. Bài viết sẽ tập trung đánh giá hiện trạng và từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Hutech. Các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả tích cực và góp phần thúc đẩy khoa học hoạt động nghiên cứu của sinh viên trường đại học. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học, giải pháp. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu khoa học (NCKH) đã được quy định tại Điểm 4, Điều 40, Điều lệ Trường Đại học năm 2014, trong đó trường đại học có nhiệm vụ: “Xây dựng các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành; xây dựng các nhóm nghiên cứu - giảng dạy kết hợp chặt chẽ giữa NCKH với hoạt động đào tạo; đảm bảo các điều kiện cần thiết để giảng viên thực hiện NCKH; tổ chức hoạt động NCKH cho người học” (Thủ tướng Chính phủ, 2014). Theo Nguyễn Thị Thắng (2015), vấn đề NCKH của SV đã được nhiều tác giả đề cập trong thời gian gần đây, nhìn chung, các nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV ở từng đơn vị cụ thể. Với sứ mệnh “là đơn vị giáo dục tiên phong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện cho nền kinh tế tri thức trong giai đoạn mới; trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp để làm việc độc lập, sáng tạo, thích ứng tốt với công việc; thăng tiến và thành công trong sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế”. 1691
  2. Theo Trần Văn Tùng (2018), trường đại học Công nghệ TP.HCM luôn chú trọng phát triển chất lượng của hoạt động NCKH bên cạnh chất lượng giảng dạy và trách nhiệm phục vụ cộng đồng của một trường đại học. Với lợi thế là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, các hoạt động NCKH trong sinh viên (SV) nhà trường rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, nhiều đề tài NCKH của SV được triển khai, nghiệm thu thành công trên rất nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kinh tế, giáo dục, văn hóa,... Mặc dù vậy, trên thực tế, việc triển khai thực hiện một đề tài NCKH đối với SV là cả một quá trình đầy khó khăn và vất vả. Không thể phủ nhận các lợi ích mà NCKH mang lại cho SV nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thách thức khi một hoặc một nhóm SV thực hiện đề tài NCKH của mình. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần phải nghiên cứu thực trạng một cách nghiêm túc để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói riêng và trong các trường đại học nói chung. 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo Trần Văn Tùng (2018), nghiên cứu khoa học là một quá trình hành động, tìm hiểu, quan sát và thí nghiệm dựa vào các dữ liệu, tài liệu đã thu nhập giúp phát hiện ra những bản chất và quy luật chung của sự vật và hiện tượng. Thông qua đây chúng ta có thể tìm hiểu về các kiến thức mới hay tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật, mô hình mới với ý nghĩa thực tiễn. Xác định được đề tài NCKH của sinh viên và triển khai thực hiện đề tài theo quy định chung của Bộ GD&ĐT và tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên làm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của các sinh viên. Theo Lương Thị Tâm Uyên (2016), nghiên cứu khoa học tập trung vào những nội dung chính như sau: • Là một quá trình nhận thức hướng tới tất cả các góc cạnh trên thế giới nhằm đạt kết quả nghiên cứu mới hơn, cao hơn, giá trị hơn. • Là một hoạt động liên quan tới trí tuệ sáng tạo, giúp góp phần cải tạo về hiện thực, phát hiện ra những phương pháp kĩ thuật tân tiến. • Khám phá về thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm phát hiện những quy luật vận động vốn có của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. 3 .PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu theo phương pháp thống kê mô tả. Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát với nội dung sơ qua về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Hutech. Đối tượng khảo sát là sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của Khoa TC-TM đang theo học các Ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử. Khảo sát được thực hiện từ tháng 2/2022 đến tháng 3/2022 thông qua Google Form. Số lượng sinh viên hồi đáp mà chúng tôi nhận được là 125 phiếu với 110 phiếu hợp lệ. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1692
  3. 4.1 Kết quả mô tả mẫu Kết quả khảo sát có 110 người trả lời hợp lệ, số liệu tốt để làm bài nghiên cứu. Trong đó có 18.2 % là sinh viên năm nhất; 36,4% là sinh viên năm 2; 27,3% là sinh viên năm 3 và 18,2% là sinh viên năm cuối. Hình 1: Thống kê đối tượng khảo sát theo năm học (Nguồn: Tác giả thống kê và vẽ hình) Sau khi thống kê kết quả, chúng tôi nhận thấy điều đáng mừng ở đây: đa phần các bạn sinh viên đều đã nghe qua, biết đến hoạt động NCKH tại khoa của mình. Có đến 36,4% sinh viên đã có nghe qua và biết đến, đặc biệt hơn trong cuộc khảo sát này các bạn sinh viên đã hoặc đang tham gia NCKH chiếm phần lớn lên đến (63,6%) cao hơn rất nhiều so với trước đây. Hình 2: Thống kê đối tượng khảo sát theo mức độ nhận biết về hoạt động NCKH (Nguồn: Tác giả thống kê và vẽ hình) Có thể nói trong những năm gần đây hoạt động NCKH đã thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, và việc mong muốn được cùng tham gia NCKH của sinh viên tại Khoa TC-TM chiếm số lượng đông đảo (90,9% sinh viên mong muốn cùng tham gia NCKH) bên cạnh đó vẫn còn số ít (9,1% trên số lượng được khảo sát) các bạn 1693
  4. không muốn tham gia mặc dù có thể các bạn đều biết đến, và việc các bạn biết đến các hoạt động hội thảo / workshop về NCKH hỗ trợ sinh viên còn nhiều ( 36.4% các bạn không biết đến hoạt động hỗ trợ NCKH này). Để tìm ra được giải pháp để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của sinh viên Hutech đối với nghiên cứu khoa học trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên. Hình 3: Thống kê đối tượng khảo sát về mong muốn thma gia NCKH (Nguồn: Tác giả thống kê và vẽ hình) 4.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) Căn cứ vào kết quả khảo sát, đồng thời qua nghiên cứu tình hình thực tế tại Nhà trường, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong SV Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM như sau: 4.2.1. Nhóm giải pháp tạo động cơ, động lực thúc đẩy sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Động lực, động cơ thúc đẩy con người hành động chính là yếu tố quan trọng nhất để hoạt động đạt được mục đích và kết quả cao nhất. Nắm bắt được nhận thức của SV về các lợi ích khi tham gia NCKH, Nhà trường cần có các biện pháp để thúc đẩy động cơ tham gia NCKH của SV bằng các việc làm cụ thể như: - Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, trao đổi về những lợi ích cụ thể khi tham gia NCKH dành cho SV, chú ý hướng đối tượng vào những SV khá, giỏi và đang có nhu cầu tham gia NCKH thông qua các khảo sát định hướng trước khi tổ chức các hoạt động. - Tìm kiếm nguồn lực về kinh tế đẩy mạnh giá trị các giải thưởng về NCKH trong SV nhằm kích thích sự chinh phục của SV từ đó tạo động lực tích cực tham gia NCKH. Yếu tố kinh tế vẫn luôn có giá trị tạo động lực tốt. 1694
  5. Vì vậy, giá trị giải thưởng càng cao, mong muốn chinh phục của SV càng lớn thì giá trị của các NCKH sẽ càng có chất lượng. - Đổi mới cách thức, quy trình thực hiện đề tài NCKH trong SV theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo thủ tục về mặt pháp lí và khoa học, trong đó chú ý giải quyết vấn đề thanh quyết toán kinh phí sao cho đơn giản và nhanh chóng nhất. 4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học - Kết quả khảo sát cho thấy, sự hỗ trợ mà SV cần nhất khi tham gia NCKH chính là người hướng dẫn. Vì vậy, nhà trường cần bố trí các GV có chuyên môn gắn với đề tài mà SV có định hướng nghiên cứu để kịp thời hỗ trợ, định hướng cho SV nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất; cũng cần chú ý đến chế độ dành cho GV khi tham gia hướng dẫn SV NCKH để tạo động lực cho GV khi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Điều kiện tiến hành các nghiên cứu cũng là yếu tố mà SV cho rằng cần phải được hỗ trợ khi tham gia NCKH. Vì vậy, nhà trường cần chú ý đầu tư các phòng thí nghiệm chuyên ngành, nhà xưởng, phòng thực hành,... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho SV có thể tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài NCKH của mình. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần mở rộng và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng... ngoài trường nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho việc sử dụng các trang thiết bị của các đơn vị ngoài trường giúp SV có thêm điều kiện thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, gắn với thực tế. - Nhà trường cần nghiên cứu, cải tiến chương trình đào tạo, trong đó cần điều chỉnh việc giảng dạy các học phần phương pháp NCKH cho SV càng sớm càng tốt trong quá trình đào tạo nhằm khơi gợi, tạo mong muốn được tham gia NCKH của SV từ những năm thứ nhất, năm thứ hai thì khả năng SV tham gia NCKH vào năm thứ hai, năm thứ ba là rất cao; đồng thời, giảng viên giảng dạy học phần này cũng cần có kiến thức chuyên môn gần với chuyên ngành mà SV theo học, hoặc những GV có nhiều đề tài NCKH trong lĩnh vực đó vì như vậy giảng viên sẽ định hướng tốt nhất các hướng nghiên cứu cho SV khi theo học học phần này từ đó có thể phát triển thành những đề tài NCKH trong tương lai. - Phát huy vai trò của các đơn vị chức năng và các đoàn thể nhà trường trong việc tổ chức đa dạng các hình thức hỗ trợ SV NCKH như: báo cáo chuyên đề, tập huấn các kĩ năng bổ trợ (thuyết trình, viết báo cáo, làm việc nhóm,...), tìm kiếm thêm các nguồn lực, tổ chức các hội nghị SV NCKH, hội thi báo cáo kết quả NCKH,... tạo môi trường đa dạng giúp SV rèn luyện các kĩ năng, bổ sung các kiến thức cần thiết giúp quá trình NCKH thuận tiện và dễ dàng hơn. 1695
  6. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê về tình hình NCKH trong SV và kết quả khảo sát về nhận thức, nhu cầu của SV trong vấn đề NCKH, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề đang tồn tại trong hoạt động NCKH của SV Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM; từ đó đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong SV Nhà trường. Hai nhóm giải pháp này bao hàm nhiều biện pháp khác nhau, đều là những biện pháp cụ thể và hoàn toàn có khả năng triển khai trong thực tế. Hi vọng rằng, các giải pháp sẽ được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh hoạt động NCKH trong SV Nhà trường; đồng thời các cơ sở giáo dục khác cũng có thể nghiên cứu, áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp để phát triển hoạt động NCKH trong SV của đơn vị mình. Tài liệu tham khảo 1. Lương Thị Tâm Uyên (2016). Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 103-106. Nguyễn Thị Thắng (2015). Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu của sinh viên - Nút nhấn để nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, tr 42-44. 2. Trần Văn Tùng (2018), Xây dựng phương pháp NCKH trong lĩnh vực kế toán – tài chính – ngân hàng tại trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Đề tài NCKH cấp cơ sở Rường ĐH Công nghệ TP.HCM. 1696
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2