intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp: Phần mềm quản lý thư viện

Chia sẻ: Van Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

450
lượt xem
188
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để cung cấp nước sạch, phần lớn là chúng ta khai thác các nguồn nước thiên nhiên như nước mặt, nước ngầm rong tảo lớn. thường dễ nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn thận.  Nước biển: là nguồn nước được sử dụng chủ yếu trong tương lai do trữ lượng lớn, nhưng lại có độ mặn cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như vùng cửa sông, gần hay xa bờ…Ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng, chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Phần mềm quản lý thư viện

  1. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Đồ án xử lý cấp nước ……….., tháng … năm ……. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 1 LÊ THỊ THANH THÚY
  2. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Mục lục Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................................3 1 .1 Cơ sở cấp nước ...................................................................................................................... 3 1.1.1 Nước mặt .............................................................................................................................3 1.1.2 Nước ngầm ...................................................................................................................... 4 1.2 Tính chất và các chỉ tiêu về chất lượng nước ..................................................................... 5 1.3 Hiện trạng nguồn nước Cần Giờ....................................................................................... 11 Chương 2 : ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ .................................................................. 18 2.1 Giới thiệu về màng: .......................................................................................................... 18 2.2 Sơ đồ công nghệ. .............................................................................................................. 20 2.3.Thuyết minh sơ đồ công nghệ. ......................................................................................... 21 Chương 3: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH.......................................................................... 23 Tính toán bể trộn cơ khí. ........................................................................................................23 Tính toán phản ứng vách ngăn ................................................................................................... 25 Bảng : Cường độ rửa và thời gian rửa lọc ..........................................................................30 Chương 4: TÍNH TOÁN KINH TẾ ...........................................................................................39 SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 2 LÊ THỊ THANH THÚY
  3. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Chương 1: TỔNG QUAN 1 .1 Cơ sở cấp nước Để cung cấp nước sạch, phần lớn là chúng ta khai thác các nguồn nước thiên nhiên (nước thô) như nước mặt, nước ngầm. Dựa vào tính chất, nước có thể được phân ra nhiều loại: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước khoáng, nước mưa, nước chua phèn… 1.1.1 Nước mặt Thuật ngữ tổng quát này gồm tất cả nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa. Nước mặt có nguồn gốc từ lớp nước dưới sâu mà sự xuất hiện của nó tạo nên các suối, sông hoặc từ mưa, được hợp lại thành dòng nước đặc trưng bằng một mặt tiếp xúc nước - khí quyển và chuyển động với tốc độ đáng kể. Chúng có thể chứa vào các bể tự nhiên hoặc nhân tạo được đặc trưng bằng trao đổi nước khí quyển, hầu như bất động,có chiều sâu đáng kể và thời gian dừng lại khá lớn. Thành phần hóa học của nước mặt phụ thuộc vào bản chất của đất mà nước chảy qua đến các nơi chứa. Các yếu tố đặc trưng của nước mặt như: - Sự có mặt thường xuyên của khí hòa tan, thực tế là oxi. - Nồng độ lớn của các chất lơ lững, chất huyền phù… - Sự có mặt của các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. - Sự có mặt của sinh vật nổi: thực vật nổi và động vật nổi.Trong điều kiện nhất định có sự phát triển của thực vật, động vật, cá… - Chất lượng nước thay đổi từ bề mặt đến đáy bể chứa tùy thuộc vào chu kì mỗi năm. - Ô nhiễm hữu cơ thường dẫn đến phú dưỡng nguồn nước Gồm có các loại như:  Nước sông: nước mưa, hơi nước trong không khí ngưng tụ và một phần do nước ngầm tập trung thành những dòng sông. Có trữ lượng lớn; dễ thăm dò, khai thác; độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên chúng thay đổi theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhệt độ. Sông thường có nhiều tạp chất; hàm lượng cặn cao vào mùa lũ, chứa lượng hữa cơ và vi trùng lớn; dễ bị nhiễm bẩn bởi nước thải nên giá thành xử lý cao. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 3 LÊ THỊ THANH THÚY
  4. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG  Nước suối: cũng được hình thành như nước sông, mùa khô nước trong nhưng lưu lượng nhỏ, mùa lũ nước lớn nhưng đục; có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến. Có thể sử dụng cấp nước cho các bản làng, các đơn vị bộ đội trong khu vựa. Nếu muốn sử dụng cho hệ thống cấp nước quy mô lớn thì phải có công trình dự trữ, chống phá hoại.  Nước ao hồ: hàm lượng cặn bé nhưng độ màu, các hợp chất hữu cơ và phù du, rong tảo lớn. thường dễ nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn thận.  Nước biển: là nguồn nước được sử dụng chủ yếu trong tương lai do trữ lượng lớn, nhưng lại có độ mặn cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như vùng cửa sông, gần hay xa bờ…Ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng, chủ yếu là các phiêu sinh thực vật. 1.1.2 Nước ngầm Nước ngầm có nguồn gốc từ nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và thẩm thấu cào lòng đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra nước ngầm còn có những đặc tính chung:  Độ đục thấp.  Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.  Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S,…  Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là: Fe, Mn, Ca, Mg,…  Không có hiện diện của vi sinh vật.  Hàm lượng cặn nhỏ. Ngoài ra còn có các loại nước như:  Nước lợ: Ở cửa sông, nơi gặp nhau giữa các dòng sông và nước biển và ảnh hưởng của thủy triều là nguyên nhân quan trọng thay đổi độ muối và hàm lượng huyền phù của nước lấy ở điểm quan sát. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 4 LÊ THỊ THANH THÚY
  5. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG  Nước khoáng: khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối do phun trào từ long đất ra, nước có chứa một vài nguyên tố ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh  Nước chua phèn: ở những nơi gần biển. nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại đất này giàu nguyên tố lưu huỳnh ở dạng sunfua hay dạng sunfat và một vài nguyên tố kim loại như Al, Fe. Đất phèn được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất. đồng thời do quá trình bồi tụ, thảm thực vật và lớp sinh vật đáy bị vùi lấp và bị phân hủy yếm khí, tạo ra các axit mùn hữu cơ làm cho nước có vị chua.  Nước mưa: có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hàn toàn tinh khiết vì có thể bị nhiễm bởi các khí, bụi và thm65 chí cả vi khuẩn có trong không hki1. khi rơi xuống nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau. 1.2 Tính chất và các chỉ tiêu về chất lượng nước 1.2.1 Chỉ tiêu lí học  Nhiệt độ. Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu.Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lí nước. Nước mặt có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.  Độ màu Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: hợp chất sắt, mangan không hòa tan làm nước có màu đỏ; các chất mùn humic gay ra màu vàng; nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen. Đơn vị đo độ màu thường dùng là độ theo màu platin-coban. Nước thiên nhiên có dộ màu thấp hơn 200 độ. Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lững trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc. Để loại bỏ màu thực của nước ( do các chất hòa tan tạo nên) phải dùng các biện pháp hóa lí kết hợp.  Độ đ ụ c Nước có độ đục lớn chứng tỏ nước có nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục thướng là mgSiO2/l, NTU, FTU.Nước đục thường có độ đục 20-100 NTU. Nước dùng ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 5 LÊ THỊ THANH THÚY
  6. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Hàm lượng chất rắn lơ lững cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước.  Mùi vị Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên thường có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khih khử trùng thường nhiễm mùi clo hay clophenol. Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát ,đắng.  Độ nhớt Độ nhớt là đại lượng biểu thị sự ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các muối hoà tan trong nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.  Độ dẫn điện. Nước có độ dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 200C có độ dẫn điện là 4,2 μS/m (tương ứng điện trở 23,8MΩ/cm). Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hoà tan trong nước và dao động theo nhiệt độ. Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm lượng chất khoáng hoà tan trong nước.  Tính phóng xạ. Tính phóng xạ của nước là do sự phân huỷ các chất phóng xạ trong nước tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán phân huỷ rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới hạn cho phép. Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ α và β thường được dùng để xác định tính phóng xạ của nước. Các hạt α bao gồm 2 proton và 2 nơtron có năng lượng xuyên thấu nhỏ, nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, gây tác hại cho cơ thể do tính ion hoá mạnh. Các hạt β có khả năng xuyên thấu mạnh hơn, nhưng dễ bị ngăn lại bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể. 1.2.2 Chỉ tiêu hóa học  Độ p H Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 6 LÊ THỊ THANH THÚY
  7. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG - pH = 7 nước có tính trung tính. - pH < 7 nước có tính axit. - pH > 7 nước có tính kiềm. Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan trong nước. Ở độ pH < 5, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hoà tan và một số loại khí như CO2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Độ pH được ứng dụng để khử các hợp chất sunfua và cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc.  Độ kiềm (HCO3- ), Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion hydrocacbonat hyđroxyl (OH -) và ion muối của các axit yếu khác. Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO2 tự do có trong nước Độ kiềm là một chỉ tiêu quan trọng trong công nghệ xử lý nước. Để xác định độ kiềm thường dùng phương pháp chuẩn độ mẫu nước thử bằng axit clohydric ( HCl ) hay axit sunfuric ( H2SO4 ) và theo dõi theo chất chỉ thị màu, đầu tiên là phenolphatalein sau dó là metylloran.  Độ cứng Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng: Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước. Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước.Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước. Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối axit mạnh của canxi và magie. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau: Độ Đức (o dH): 1 o dH = 10 mg CaO/l nước - Độ Pháp (o dH ): 1 o dH = 10 mg CaCO3/0,7 l nước - Độ Anh (oe ): 1 oe = 10 mg CaCO3/0,7 l nước - SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 7 LÊ THỊ THANH THÚY
  8. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Đông Âu ( mgđl/ l): 1 mgđl/l = 2,8 o dH. - Tuỳ theo giá trị độ cứng, nước được phân loại thành: - Độ cứng < 50 mg CaCO3/l : nước mềm. - Độ cứng 50 – 150 mg CaCO3/l : nước trung bình. - Độ cứng 150 – 300 mg CaCO3/l : nước cứng. - Độ cứng > 300 mg CaCO3/l : nước rất cứng. Việt Nam dùng dơn vị đo dộ cứng là mili dương lượng trong 1 lit (mđlg/l) khi đo độ cứng < 0.001 mđlg/l dùng micro dương lượng gam trong lit µmđlg/l. 1 mgđlg/l =1.8 o dH.  Độ oxy hoá được bằng permanganat Độ oxy hoá là một đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đó là lượng oxy cần có để oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ trong nước.Chất oxy hóa thường dùng để xác định chỉ tiêu này là pecmanganat kali (KMnO4). Trong thực tế, nguồn nước có độ oxy hoá lớn hơn 10 mgO2/l đã có thể bị nhiễm bẩn. Nếu trong quá trình xử lý có dùng clo ở dạng clo tự do hay hợp chất hypoclorit sẽ tạo thành các hợp chất clo hữu cơ [trihalomentan(THM)] có khả năng gây ung thư. Tổ chức Y tế thế giới quy định mức tối đa của THM trong nước uống là 0,1mg/l. Ngoài ra, để đánh giá khả năng ô nhiễm nguồn nước, cần cân nhắc thêm các yếu tố sau đây Độ oxy hoá trong nước mặt, đặc biệt nước có màu có thể cao hơn nước ngầm. Khi nguồn nước có hiện tượng nhuộm màu do rong tảo phát triển, hàm lượng oxy hoà tan trong nước sẽ cao nên độ oxy hoá có thể thấp hơn thực tế Sự thay đổi oxy hoá theo dòng chảy: Nếu thay đổi chẩm, lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước chủ yếu là các axit humic. Nếu độ oxy hoá giảm nhanh, chứng tỏ nguồn ô nhiễm là do các dòng nước thải từ bên ngoài đổ vào nguồn nước. Cần kết hợp vói các chỉ tiêu khác như hàm lượng ion clorua, sunfat, photphat, oxy hoà tan, các hợp chất nitơ, hàm lượng vi sinh vật gây bệnh để có thể đánh giá tổng quát về mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.  Các hợp chất nitơ Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra amoniac (NH4+), nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-).Do đó các hợp chất này thường được xem là những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao như độ oxy hoá, amoniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời gian NH4+, NO2- bị oxy hoá thành NO3- . Phân tích sự tương quan giá trị các đại SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 8 LÊ THỊ THANH THÚY
  9. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG lượng này có thể dự đoán mức độ ô nhiễm nguồn nước. Việc sử dụng rộng rãi các loại phân bón cũng làm cho hàm lượng nitrat trong nước tự nhiên tăng cao. Ngoài ra do cấu trúc địa tầng tăng ở một số đầm lầy, nước thường nhiễm nitrat. Nồng độ NO3- cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho tảo, rong phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng trong sinh hoạt.  Các hợp chất Silic Trong nước thiên nhiên thường có các hợp chất silic. Ở pH < 8, silic tồn tại ở dạng H2SiO3. Khi pH = 8-11, silic chuyển sang HSiO–3. Ở pH > 11, silic tồn tại ở dạng HSiO–3 và SiO32- .Do vậy trong nước ngầm, hàm lượng silic thường không vượt quá 60mg/l, chỉ có ở những nguồn nước có pH > 9,0 hàm lượng silic đôi khi cao đến 300mg/l. Trong nước cấp cho các nồi hơi áp lực cao, sự tồn tại của các hợp chất silic rất nguy hiểm do cặn silic đóng lại trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống. Trong quá trình xử lý nước, silic có thể được loại bỏ một phần khi dùng các hoá chất keo tụ để làm trong nước.  Clorua Clorua làm cho nước có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hoà tan các muối khoáng hoặc bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay ở đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua các muối khoáng hoặc bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay ở đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra bệnh về thận. Ngoài ra, nước chứa nhiều clorua có tính xâm thực đối với bêtông.  Sunfat Ion sunfat thường có trong nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng sunfat cao hơn 400mg/l, có thể gây mất nước trong cơ thể.  Florua Nước ngầm từ các vùng đất chứa quặng apatit, đá alkalic, granit thường có hàm lượng florua cao đến 10mg/l. Trong nước thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững và khó loại bỏ trong quá trình xử lý thông thường  Hợp chất sắt Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dưới dạng ion Fe2+, kết hợp với các gốc bicacbonat, sunfat, clorua đôi khi tồn tại dưới keo của axit humic hoặc keo silic. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hoá, ion Fe2+ bị oxy hóa thành ion Fe2+ và kết SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 9 LÊ THỊ THANH THÚY
  10. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG hợp tủa thành các bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ. Nước mặt thường chứa sắt (Fe3+), tồn tại ở dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù. Trong nước thiên nhiên, chủ yếu là nước ngầm, có thể chứa sắt với hàm lượng đến 40 mg/l hoặc cao hơn. Với hàm lượng sắt cao hơn 0,5mg/l, nước có mùi tanh. Các cặn sắt kết tủa có thể làm tắc hoặc giảm khả năng vận chuyển của các ống dẫn nước.  Các hợp chất mangan. Cũng như sắt, mangan thường có trong nước ngầm dưới dạng ion Mn2+ nhưng với hàm lượng tương đối thấp, ít khi vượt quá 5mg/l. Tuy nhiên, với hàm lượng mangan trong nước lớn hơn 0,1mg/l sẽ gây nguy hại trong việc sử dụng, giống như trường hợp nước chứa sắt với hàm lượng cao.  Nhôm Vào mùa mưa, ở những vùng đất phèn, đất ở trong điều kiện khử không có oxy, nên các chất như Fe2O3 và jarosite tác động qua lại, lấy oxy của nhau vào tạo thành sắt, nhôm sunfat hoà tan vào nước. Do đó, nước mặt ở vùng này thường rất chua, pH = 2,5 – 4,5, sắt tồn tại chủ yếu là Fe2+( có khi cao đến 300mg/l), nhôm hoà tan ở dạng ion Al3+ ( 5 – 7mg/l). Khi chứa nhiều nhôm hoà tan, nước thường có màu trong xanh và vị rât chua. Nhôm có độc tính đối với sức khoẻ con người.  Khí hoà tan Các loại khí hoà tan thường thấy trong nước thiên nhiên là khí cacbonic (CO2), khí oxy (O2) và sunfua huyđro (H2S). Nước ngầm không có oxy. Khi độ pH < 5,5 trong nước ngầm thường chứa nhiều khí CO2. Đây là khí có tính ăn mòn kim loại và ngăn cản việc tăng pH của nước. Các biện pháp làm thoáng có thể đuổi khí CO2, đồng thời thu nhận oxy hỗ trợ cho các quá trình khử sắt và mangan. Ngoài ra, trong nước ngầm có thể chứa khí H2S có hàm lượng đến vài chục mg/l. Đây là sản phẩm của quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước. Trong nước mặt, các hợp chất sunfua thường được oxy hoá thành dạng sunfat. Do vậy, sự có mặt của khí H2S trong các nguồn nước mặt, chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn và có quá thừa chất hữu cơ chưa phân huỷ, tích tụ ở đáy các vực nước. Khi độ pH tăng, H2S chuyển sang các dạng khác là HS- và S-. 1.2.3 Chỉ tiêu vi sinh  Vi khuẩn SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 10 LÊ THỊ THANH THÚY
  11. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Vi khuẩn thường ở dạng đơn bào. Tế bào cco1 cấu trúc don9 giản sao với các sinh vật khác. Vi khuẩn trong nước uống có thể gây nên các bệnh đường ruột.  Virut Virut không có hệ thống trao đổi chất nên không sống độc lập được.Virut trong nước có thể gây bệnh viêm gan vim đường ruột.  Nguyên sinh động vật Nguyên sinh động vật là những cơ thể đơn bào chuyển động được trong nước. Chú ý nhất là Giardia lamblia gây bệnh giardiase.  Tảo Tảo dơn bào thuộc loại quang tự dưỡng.Chúng tổng hợp các chất cần cho cơ thể từ chất vô cơ đơn giản nhờ ánh sáng mặt trời. Tảo không trực tiếp gây bệnh cho người nhưng sản sinh độc tố. Đánh giá chất lượng nước chỉ chú ý đến dạng chỉ thị: coli tổ và coli phân. 1.3 Hiện trạng nguồn nước Cần Giờ Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C - 290C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm. Cần Giờ giống như một bán đảo bị cắt rời khỏi đất liền bởi các con sông lớn: phía Bắc là sông Nhà Bè – sông Lòng Tàu, phía Đông là sông Đồng Tranh – sông Thị Vải, phía Tây là sông Soài Rạp, còn phía Nam là Biển Đông. Được bao bọc 4 phía bởi sông và biển, Cần Giờ còn bị chia cắt bởi các con sông, rạch tắc… lớn nhỏ khác, ngang dọc chằng chịt khắp vùng rừng Sác. Diện tích sông rạch chiếm 32% diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ. Các sông chính ở Cần Giờ gồm : Sông Dài (km) Rộng (km) Sâu (m) Nhà Bè 29.5 1.67 10 – 20 Soài Rạp 14.5 3.1
  12. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Lòng Tàu 32 0.55 10 – 25 Ngã Bảy 10 0.9 10 – 30 Gò Gia 12 0.6 10 - 20 Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Có chiều dài chỉ khoảng 10 km, nhưng đây là một vị trí đặc biệt vì là nơi giao thoa mạnh nhất giữa nguồn triều biển Đông và dòng nước thượng nguồn trên hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính: ngả Soài Rạp đổ ra vịnh Đồng Tranh, dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Khi triều lên dòng chảy có hướng Bắc – Tây Bắc, khi triều xuống dòng chảy có hướng Nam – Đông Nam. Dòng chảy vùng cửa sông: chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông với biên độ triều vào loại lớn của Việt Nam. Cần Giờ thuộc vào khu vực bán ngập, thủy triều mang tính chất bán nhật triều không đều. Số ngày nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Hàng ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống với chênh lệch rõ ràng độ cao mực nước. Biên độ triều khoảng 3 – 4 m trong thời kỳ nước cường. Giữa thời kỳ nước cường và kỳ nước kém, độ lớn triều chênh lệch đáng kể, nhưng ngay trong kỳ nước kém, triều vẫn lên xuống khá mạnh, độ lớn triều có thể đạt tới 1,5 – 2 m. Do nằm trên đại hình thấp (độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m) kết hợp với thủy triều dễ dàng xâm nhập vào đất liền thông qua các nhánh sông và hệ thống kênh rạch chằng chịt nên nguồn nước Cần giờ bị mặn hóa (vào mùa mưa độ mặn khoảng 2 - 4‰, mùa khô có khi lên tới khoảng 32‰). Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng - xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 12 LÊ THỊ THANH THÚY
  13. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tại Tp.HCM đã có 6 trạm đi vào hoạt động gồm: Bến Than (Phú Cường), Bình Phước, Nhà Rồng (sông Sài Gòn), Nhà Bè (sông Nhà Bè), Hoá An (sông Đồng Nai) và Bình Điền (sông Chợ Đệm). Đến năm 1997, hệ thống quan trắc mở rộng thêm 02 trạm Lý Nhơn (sông Soài Rạp) và Tam Thôn Hiệp (sông Lòng Tàu). Tháng 01/2005, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt của thành phố mở rộng thêm 02 trạm: Cát Lái (trên sông Đồng Nai) và trạm cửa sông Vàm Cỏ (trên sông Vàm Cỏ) nâng tổng số trạm lên 10 trạm. Từ tháng 11/2006 tiếp tục mở rộng thêm hai trạm Thị Tính và Bến Củi (sông Sài Gòn) và cuối cùng đến tháng 3/2007, hệ thống quan trắc nước mặt mở rộng thêm 08 trạm bao gồm: Bến Súc, Rạch Tra (sông Sài Gòn), Thầy Cai (Tân Thái – kênh Thầy Cai), N46 (Kênh N46 thuộc hệ thống kênh Đông) và các trạm cửa sông là Đồng Tranh, Ngã Bảy, Cái Mép nâng tổng số trạm quan trắc nước mặt của Tp.HCM lên thành 20 trạm và đi vào hoạt động ổn định. Đối với khu vực Nhà Bè - Cần Giờ: kết quả quan trắc từ năm 2001 đến 9 tháng đầu năm 2006 cho thấy chất lượng nước sông tại khu vực Nhà Bè - Cần Giờ không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nhiễm mặn quanh năm, nồng độ ôxy hòa tan dao động từ 3,0 đến 4,1mg/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước loại B (2mg/l). Nhu cầu ôxy sinh hóa BOD5 dao động từ 1 đến 3mg/l đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước loại B (
  14. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Cl -(mg/l) 110.7 1328.5 4649.6 2656.9 332.1 221.4 1439.2 Độ đ ụ c 372 68 105 20 42 150 171 BOD(mg/l) 3 3 10 6 7 4 19 COD(mg/l) 8 31 92 33 14 11 27 TSS(mg/l) 339 139 138.1 84.55 122.27 113.6 100.63 Tổng N 1.3 1 1.8 1.8 0.6 1.3 1.5 Tổng P 0.2 0.07 0.31 0.16 0.65 1.1 0.17 Tổng Fe 2.43 0.06 1.47 2.13 4.16 3.49 2.59 Cr(mg/l) 0.0008 0.0006 0.0019 0.0052 0.0042 KPH KPH 18.10 -6 15.10 -6 35.10 -5 49.10 -5 32.10 -5 51.10 -4 As(mg/l) KPH Dầu mở KPH 0.1 KPH 0 0.1 2.8 KPH 5 4 Coliform 43.10 93000 24000 23100 24. 10 93000 43000 Bảng tiêu chuẩn nước vệ sinh ăn uống (Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QÐ ngày 18/4/2002) Ðơn Giới Mức vị hạn độ STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử giám tính tối đa sát I Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ 1. Màu sắc (a) TCU 15 TCVN 6185-1996(ISO A 7887-1985) 2. Mùi vị (a) Không Cảm quan A có mùi, Vị lạ 3. Ðộ đục (a) NTU 2 (ISO 7027 -A 1990)TCVN 6184- 1996 SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 14 LÊ THỊ THANH THÚY
  15. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG pH (a) 4. 6,5- AOAC hoặc SMEWW A 8,5 5. Ðộ cứng (a) mg/l 300 TCVN 6224 - 1996 A 6. Tổng chất rắn hoà tan mg/l 1000 TCVN 6053 –1995(ISO B (TDS)(a) 9696 –1992) 7. Hàm lượng nhôm (a) mg/l 0,2 ISO 12020 – 1997 B 8. Hàm lượng Amoni, mg/l 1,5 TCVN 5988 –B tính theo NH4+ (a) 1995(ISO 5664 1984) 9. Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 AOAC hoặc SMEWW C 10. Hàm lượng Asen mg/l 0,01 TCVN 6182 –B 1996(ISO 6595 –1982) 11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7 AOAC hoặc SMEWW C 12. Hàm lượng Bo tính mg/l 0,3 ISO 9390 - 1990 C chung cho cả Borat và Axit boric 13. Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 TCVN6197 - 1996(ISO C 5961-1994) 14. Hàm lượng Clorua (a) mg/l 250 TCVN6194 - 1996(ISO A 9297- 1989) 15. Hàm lượng Crom mg/l 0,05 TCVN 6222 - 1996(ISO C 9174 - 1990) 16. Hàm lượng Ðồng mg/l 2 (ISO 8288 -C (Cu) (a) 1986)TCVN 6193- 1996 17. Hàm lượng Xianua mg/l 0,07 TCVN6181 - 1996(ISO C 6703/1-1984) SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 15 LÊ THỊ THANH THÚY
  16. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 18. Hàm lượng Florua mg/l 0,7 – TCVN 6195- B 1,5 1996(ISO10359/1- 1992) 19. Hàm lượng Hydro mg/l 0,05 ISO10530-1992 B sunfua(a) 20. Hàm lượng Sắt (a) mg/l 0,5 TCVN 6177-1996 (ISO A 6332-1988) 21. Hàm lượng Chì mg/l 0,01 TCVN 6193- 1996 (ISO B 8286-1986) 22. Hàm lượng Mangan mg/l 0,5 TCVN 6002- 1995 (ISO A 6333 - 1986) 23. Hàm lượng Thuỷ ngân. mg/l 0,001 TCVN 5991-1995 (ISO B 5666/1-1983 ¸ISO 5666/3 -1983) 24. Hàm lượng Molybden mg/l 0,07 AOAC hoặc SMEWW C 25. Hàm lượng Niken mg/l 0,02 TCVN 6180 -1996 C (ISO8288-1986) 50 (b) 26. Hàm lượng Nitrat mg/l TCVN 6180- 1996(ISO A 7890-1988) 3 (b) 27. Hàm lượng Nitrit mg/l TCVN 6178- 1996 (ISO A 6777-1984) 28. Hàm lượng Selen mg/l 0,01 TCVN 6183-1996 (ISO C 9964-1-1993) 29. Hàm lượng Natri mg/l 200 TCVN 6196-1996 (ISO B 9964/1-1993) 30. Hàm lượng Sunphát mg/l 250 TCVN 6200 -A (a) 1996(ISO9280 -1990) SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 16 LÊ THỊ THANH THÚY
  17. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 31. Hàm lượng kẽm (a) mg/l 3 TCVN 6193 -1996 C (ISO8288-1989) 32. Ðộ ô xy hoá mg/l 2 Chuẩn độ bằng KMnO4 A Giải thích: 1. A: Bao gồm những chỉ tiêu sẽ được kiểm tra thường xuyên, có tần suất kiểm tra 1 tuần (đối với nhà máy nước) hoặc một tháng (đối với cơ quan Y tế cấp tỉnh, huyện). Những chỉ tiêu này là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các trung tâm YTDP tỉnh thành phố làm được. Việc giám sát chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước để có biện pháp khắc phục kịp thời. 2. B: bao gồm các chỉ tiêu cần có trang thiết bị khá đắt tiền và ít biến động theo thời tiết hơn. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu rất cơ bản để đánh giá chất lượng nước. Các chỉ tiêu này cần được kiểm tra trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng và thường kỳ mỗi năm một lần (hoặc khi có yêu cầu đặc biệt) đồng thời với 1 đợt kiểm tra các chỉ tiêu theo chế độ A bởi cơ quan y tế địa phương hoặc khu vực.3. C: đây là những chỉ tiêu cần có trang thiết bị hiện đại đắt tiền, chỉ có thể xét nghiệm được bởi các Viện Trung ương, Viện Khu vực hoặc một số trung tâm YTDP tỉnh thành phố. Các chỉ tiêu này nên kiểm tra hai năm một lần (nếu có điều kiện) hoặc khi có yêu cầu đặc biệt bởi cơ quan y tế Trung ương hoặc khu vực.4. AOAC: Viết tắt của Association of Official Analytical Chemists (Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống). SMEWW: Viết tắt của Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water (Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải) của Cơ quan Y tế Công cộng Hoa kỳ xuất bản. Do Việt Nam chưa xây dựng được phương pháp xét nghiệm cho các chỉ tiêu này do đó đề nghị các phòng xét nghiệm nước sử dụng các phương pháp của các tổ chức này.(a) Chỉ tiêu cảm quan.(b) Khi có mặt cả hai chất Nitrit và Nitrat trong nước ăn uống thì tổng tỉ lệ nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa của chúng không lớn hơn 1 (Xem công thức sau).Cnitrat GHTÐ nitrat + Cnitrit/GHTÐnitrit < 1C: nồng độ đo đượcGHTÐ:giới hạn tối đa theo theo quy định trong tiêu chuẩn này. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 17 LÊ THỊ THANH THÚY
  18. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG Chương 2 : ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1 Giới thiệu về màng: 2.1.1 Khái niệm: Màng là bất cứ vật liệu hình thành lớp mỏng và có khả năng chịu đựng áp suất lớn để tách các thành phần trong dung dịch như chất lơ lửng, dung môi, chất hòa tan. Màng được chia làm 3 loại: - Lọc: màng bán thấm, màng này cho nước đi qua, thành phần khác giữ lại ở bề mặt do sợi màng (sự vận chuyển đối lưu của dung môi qua môi trường rỗng) - Thấm: hỗn hợp khí - nước được tách ra, khí thấm qua màng và nước được giữ lại. - Thẩm tích:màng cho ion đi qua nhưng không cho nước đi qua. Các màng này có thể là tự nhiên hoặc tích điện. nếu là màng tích điện, nó chỉ cho phép các ion tích điện ngược dấu đi qua, màng có thể là cationic chỉ cho phép các cation đi qua hoạc màng anionic chỉ cho phép anion đi qua. 2.1.2 Cấu trúc màng: - Màng thường được chế tạo từ cenlullose acetate (như màng thẩm thấu ngược), polymer hữu cơ (polymide) và polymer vô cơ. - Màng có cấu trúc không đối xứng: + Lớp màng polymer mỏng nhằm giảm lực cản qua màng. + Lớp màng thấm này được giữ lại trên lớp màng dày hơn có cấu trúc rỗ cùng vật liệu với lớp mỏng, tạo nên kết cấu khung đỡ chịu được áp suất cao. 2.1.3 Các loại màng lọc: lọc có thể loại bỏ theo thứ tự từ phân tử có kích thước lớn đến Kích thước nhỏ để tránh tắc lọc. Và cũng cần phải rửa thiết bị lọc thường xuyên để việc lọc được ổn định. Có 4 loại màng lọc: - Màng vi lọc (microfiltration): tách hạt rắn/ nhũ tương, vi khuẩn, không loại bỏ virut, protein,đường,muối. Kích thước khe rỗng khoảng 0.1 – 5 μm. Dãy áp suất vận hành là từ 10 – 50 psi. Bao gồm lọc ngang hoặc lọc đơn dòng. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 18 LÊ THỊ THANH THÚY
  19. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG - Màng lọc ultra (ultrafiltration): tách các phân tử lớn, micel keo, nhũ tương mịn, virut, protein, không loại bỏ các ion. Kích thước khe rỗng khoảng 0,005 – 0,1 μm. Dãy áp suất vận hành từ 25 – 120 psi. Chỉ có lọc ngang. - Màng lọc nano (nanofiltration): là sự biến đổi RO, loại bỏ được các ion hóa trị II hay lớn hơn (Pb, Fe, Ni, Hg), tỉ lệ chất hữ cơ qua màng tương tự như qua RO. - Màng thẩm thấu ngược ( reverse osmosis RO): là màng bán thấm, chỉ cho nước đi qua, còn ion, cặn bị giữ lại. Lượng chất bẩn được giữ lại lớn. Áp suất vận hành từ 300 – 400 psi (khử muối nước lợ) và 800 – 1000 psi (khử muối nước biển). 2.1.4 Màng thẩm thấu ngược ( reverse osmosis RO): Màng thẩm thấu ngược sử dụng đặc tính củ màng bán thấm là cho nước đi qua trong khi giữ lại các chất hòa tan trừ một vài phần tử hữu cơ rất giống nước (có trọng lượng phân tử bé và độ phân cực lớn). Hiện tượng thẩm thấu thường xảy ra trong tự nhiên, dựạ theo nguyên tắc nước đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Còn trong kỹ thuật khử muối, sẽ thực hiện quá trình ngược với quá trình thẩm thấu tự nhiên, gọi là thẩm thấu ngược, nghĩa là nước sẽ chuyển động ngược lại từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp dưới một áp lực nén. SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 19 LÊ THỊ THANH THÚY
  20. ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD:TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 2.2 Sơ đồ công nghệ. NGĂN LẮNG Nước sông vào NGĂN LẮNG CÁT CÁT Song chắn rác NGĂN HÚT Điều chỉnh pH Trạm bơm cấp 1 PAC BỂ KEO TỤ Polymer TẠO BÔNG BỂ LẮNG VÀ Bùn thải CHỨA NƯỚC SAU LẮNG Clo hóa và khử trùng sơ bộ BỂ LỌC ÁP LỰC Anti Sodiometabisufit BỂ LỌC TINH 5µm Hóa chất rửa RO Nước thải THẨM THẤU THẨM THẤU NGƯỢC RO NGƯỢC RO Acid citric, sodio Chỉnh pH KHỬ TRÙNG NƯỚC HỒ CHỨA NƯỚC SẠCH Trạm bơm cấp 2 SVTT : NGUYỄN THỊ MAI 20 LÊ THỊ THANH THÚY
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2