intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương An toàn giao thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương An toàn giao thông gồm có 2 phần chính, phần lý thuyết gồm 10 câu hỏi và phần bài tập gồm 9 bài giúp các bạn dễ dàng ôn tập, chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương An toàn giao thông

  1. Đề cương an toàn giao thông I.PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Diễn biến của một vụ tai nạn giao thông đường bộ? - Giai đoạn nhận thức về một vụ tai nạn giao thông đường bộ: quan sát, phát hiện, phân tích tình huống giao thông; - Giai đoạn phản xạ và tác động xử lý: + Giai đoạn 1: quyết định tác động + Giai đoạn 2: tác động + Giai đoạn 3: có hiệu quả + Giai đoạn 4: khắc phục quán tính; - Điểm không lối thoát – điểm chạm đầu tiên: tai nạn xẩy ra; - Điểm chạm đầu tiên: Xuất hiện đồng thời tại điểm không lối thoát, để lại dấu vết trên mặt đường và trên các bên có liên quan trong vụ TNGTĐB - Giai đoạn đẩy nhau: Đã đụng vào nhau cùng đẩy nhau 1 khoảng cách nhất định. Quá trình liên kết, quá trình giải kết phụ thuộc hình dáng, kết cấu của đối tượng, tốc độ, khối lượng, lực tác động, chiều hướng trạng thái di chuyển của các bên trước khi đâm va,...; - Thế cuối cùng: kết thúc gian đoạn đẩy nhau. Câu 2: Những vấn đề cần điều tra, làm rõ trong vụ tai nạn giao thông đường bộ? - Nội dung sự việc, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh xảy ra TNGTĐB; + Cũng như trong điều tra các vụ án hình sự, vấn đề đầu tiên là phải xem xét, làm rõ việc có hay không có tai nạn, nội dung sự việc m tính chất sự việc, thời gian, địa điểm xảy ra (giờ, ngày, tháng, năm, đoạn đường, số km, phố, làng, xã, huyện, tỉnh, hướng di chuyển, …) và một số tình tiết
  2. khác: tình trạng đường, tổ chức giao thông, biển báo, ánh sáng, phương tiện giao thông, thời tiết khi xảy ra tai nạn,… + Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, là cơ sở ban đầu để cơ quan thụ lý điều tra quyết định việc tổ chức tiến hành điều tra. - Chủ thể gây tai nạn, lỗi của các bên có liên quan và những tình tiết ảnh hưởng đến mức độ chịu trách nhiệm của người gây tai nạn; + Cùng với các yêu cầu nêu trên, để kịp thời phát hiện những người có lỗi trong vụ tai nạn, bao giờ cơ quan tiến hành điều tra cũng phải tìm mọi cách để xác đinh rõ ai là người thực hiện hành vi vi phạm về đảm bảo TTATGT gây TNGTĐB, nguyên nhân điều kiện dẫn đến tai nạn và lỗi của các bên liên quan - Hậu quả vụ tai nạn và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về TTATGT với những thiệt hại trong vụ tai nạn; + Là nhiệm vụ quan trọng được tiến hành trong suốt quá trình điều tra. + Việc xác định thiệt hại trong vụ tai nạn tuy còn rất nhiều quan điểm khác nhau, song nhìn chung các cơ quan bảo vệ pháp luật đều dựa trên các cơ sở các quan hệ pháp luật về nhân than, về sở hữu tài sản để tính mức độ thiệt hại như: Số người thiệt mạng, số lượng % sức khỏe hoặc giá trị tài sản quy thành tiền bị thiệt hại trong vụ tai nạn. Câu 3: Đặc điểm của tai nạn giao thông đường bộ? - TNGTĐB xẩy ra bất ngờ, diễn biến nhanh, ít có người chứng kiến đầy đủ, chi tiết toàn bộ diễn biến vụ tai nạn; - Những người biết việc trong vụ TNGTĐB thường không có điều kiện ở lâu tại hiện trường để giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền điều tra; - Hiện trường vụ TNGTĐB dễ bị thay đổi do sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau; - Thiệt hại trong vụ TNGTĐB thường có những biến đổi nhất định, dẫn đến sự thay đổi về tổ chức tiến hành hoạt động điều tra (thay đổi về chủ thể điều tra, trình tự thủ tục tiến hành điều tra); - Các bên có liên quan trong vụ TNGTĐB thường có điều kiện gặp gỡ, trao đổi thoả thuận đền bù dân sự, làm ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động điều tra xử lý; Câu 4: Giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường? - Những việc làm khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ + Tổ chức cấp cứu người bị nạn: Đánh dấu vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu + Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông
  3. + Tổ chức bảo vệ hiện trường: Khoanh vùng bảo vệ hiện trường, có biện pháo bảo quản tài sản, tư trang của người bị nạn, hàng hóa trên phương tiện liên quan đến tai nạn + Tổ chức giao thông: Trường hợp hiện trường vụ tai nạn giao thông không ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông của các phương tiện thì tố chức hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc. Trường hợp hiện trường vụ tai nạn giao thông gây ùn tắc thì báo cáo lãnh đạo chỉ huy đơn vị của mình, phòng Cảnh sát giao thông nơi xảy ra tại nạn có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông để giải quyết. - Khám nghiệm hiện trường vụ TNGTĐB + Những việc làm trước khi khám hiện trường: Tiếp nhận các công việc và nghe báo cáo tình hình vụ tai nạn giao thông của lực lượng bảo vệ hiện trường, mời những người chứng kiến tham gia khám nghiệm,… + Tiến hành khám nghiệm: Phát hiện, xác định vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện để lại hiện trường, đánh dấu vị trí dấu vết, vật chứng, chụp ảnh hiện trường, chụp dấu vết, …. + Vẽ sơ đồ hiện trường + Lập biên bản khám nghiệm hiện trường - Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ TNGTĐB + Đo kích thước thực tế của phương tiện: chiều rộng, dài, cao,… + Kiểm tra, xem xét tỉ mỉ vị trí, kích thước, màu sắc, trạng thái,… những dấu vết để lại trên các phương tiện + Chụp ảnh ghi nhận vị trí, kích thước, màu sắc, trạng thái,.. Những dầu vết để lại trên các phương tiện + Thu lượm dấu vết, vật chứng, bảo quản và lấy mẫu so sánh theo đúng quy định của pháp luật + Kiểm tra thiết bị an toàn kỹ thuật như: Hệ thống phanh, hệ thống điều khiển, đèn, lốp, còi,.. + Kiểm tra hàng hóa trên xe, loại hàng, tải trọng, cách sắp xếp hàng + Kiểm tra toàn bộ giấy tờ xe và giấy tờ của người điều khiển phương tiện - Khám nghiệm cầu, đường, bến phà liên quan đến vụ TNGTĐB Đối với cầu + Đo chiều dài cầu, bề rộng mặt cầu, chiều dài nhịp, số trụ cầu,.. so với chỉ tiêu kỹ thuật cầu + Kiểm tra tình trạng của cầu có hư hỏng hay không Đối với đường, bến phà + Đặc điểm đoạn đường. loại mặt đường, hệ thống báo hiệu
  4. Câu 5: Nguyên nhân của tai nạn giao thông đường bộ? - Quản lý Nhà nước về TTATGT (Hệ thống văn bản pháp luật, việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, việc phát hiện xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT chưa được tiến hành nghiêm túc, trình độ cán bộ quản lý và điều kiện trang thiết bị kỹ thuật,...); - Ý thức chấp hành LGTĐB và tự giác tham gia quản lý TTATGT của người dân còn nhiều hạn chế - Phương tiện tham gia giao thông (không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định và đang có sự bùng nổ vượt quá xa mức cho phép của kết cấu hạ tầng giao thông); - Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội; Câu 6: Khái niệm và đặc tính của tai nạn giao thông đường bộ? - Khái niệm: + Tai nạn là “một sự việc rủi ro, bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người và gây hậu quả nghiệm trọng cho xã hội”. + TNGTĐB là “sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng, nhưng do chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất, không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội". - Đặc tính cơ bản của TNGTĐB: + TNGTĐB trực tiếp xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ (quan hệ nhân thân, tính mạng, sức khỏe và quan hệ về sở hữu tài sản). + TNGTĐB là một dạng tai nạn xã hội, được thực hiện bởi các hành vi cụ thể của con người (các hành vi này có thể vi phạm hoặc không vi phạm các quy định của luật lệ giao thông), nhưng trên thực tế nó đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội. + Trong vụ TNGTĐB, chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng phải là các đối tượng đang tham gia hoạt động giao thông và hậu quả của vụ TNGTĐB phải do chính các hoạt động giao thông cụ thể của họ gây nên. + Đối tượng gây ra TNGTĐB chỉ có thể có lỗi vô ý (quá tự tin hoặc cẩu thả) hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi gây tai nạn. Câu 7: Khái niệm, công dụng của các thiết bị kiểm soát an toàn giao thông đường bộ? - Khái niệm: Là những sản phẩm khoa học công nghệ được pháp luật quy định và cho phép lực lượng cảnh sát giao thông sử dụng trong công tác quản lý TTATGT. Nhằm hỗ trợ CSGT giám sát chặt chẽ hoạt động giao thông, chủ động phát hiện và xử lý chính xác các hành vi vi phạm TTATGT của các đối tượng tham gia giao thông, góp phần đảm bảo TTATGT, TTATXH - Công dụng: Các thiết bị giám sát an toàn giao thông đường bộ giúp nhanh chóng phát hiện và xác định chính xác đối tượng vi phạm; giảm thiểu nguồn nhân lực CSGT trên mặt đường cùng với những thiệt hại , rủi ro có thể mang đến cho chính họ, hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực trong quá trình xử
  5. lý vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm và cả phía những nhân viên thực hành nhiệm vụ. Ngoài việc góp phần chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm và tội phạm hoạt động, các thiết bị này nâng cao tính vũ trang, biểu dương lực lượng, thể hiện quyền uy của nhân viên công quyền trong bảo vệ chính thể quốc gia Câu 8: Khái niệm, và phân loại an toàn chuyển động của ô tô? a. An toàn chủ động - KN: An toàn chủ động là những giải pháp kỹ thuật và thiết kế chế tạo ô tô để ngăn chặn và tránh được tai nạn khi tham gia giao thông (giảm nguy cơ, xác suất xảy ra tai nạn). Bao gồm: + An toàn về chuyển động: cải thiện, điều chỉnh làm chủ công suất, gia tốc động cơ, đặc tính phanh, ổn định hướng và điều khiển của hệ thống lái, cải thiện hệ thống treo, đặc tính khí động học của vỏ xe,...; + An toàn trạng thái (tiện nghi): Điều hòa, tiếng ồn bên trong xe, chỗ ngồi, kích thích sự thoải mái về tâm lý,...; + An toàn quan sát: Tầm nhìn từ xa, chiếu sáng, tầm nhìn thụ động, thiết bị cảnh báo...; + An toàn điều khiển: Đặc tính chuyển động, lực điều khiển (trợ lực lái, phanh), tín hiệu còi,...; b. An toàn bị động - KN: Là tất cả các biện pháp kỹ thuật cần thiết để giảm thiệt hại về người và phương tiện khi xảy ra tai nạn. Bao gồm: + An toàn bên trong: Những biện pháp bảo vệ hoặc giảm thương vong cho người trong xe; + An toàn bên ngoài: Kết cấu vỏ xe sao cho khi xảy ra tai nạn khả năng xảy ra thương vong là ít nhất; c. An toàn môi trường - KN: An toàn môi trường của ô tô cho phép giảm tác động có hại đến những người tham gia giao thông và môi trường xung quanh như bụi bẩn, tiếng ồn, độc hại của khí xả,... - Các biện pháp: Cải thiện động cơ (ESA, EFI, cải thiện hệ thống nạp và xả,...); dùng các thiết bị (bộ trung hòa khí xả TWC, Kiểm soát nhiên liệu khi giảm tốc DP); Hệ thống tuần hoàn khí xả EGR; Hệ thống thông gió trục khuỷu PCV; Hệ thống kiểm soát hơi nhiên liệu EVAP,... Câu 9: Khái niệm và những quy định chung của luật giao thông đường bộ? a) Khái niệm:
  6. - Tổng hợp các QPPL do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động GTĐB và quản lý TTATGT đường bộ của các cơ quan QLNN, tổ chức xã hội và công dân. b) Những quy định chung của luật giao thông đường bộ: - Nội dung này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc hoạt động, chính sách phát triển, quy hoạch giao thông vận tải đường bộ, tuyên truyền, phổ biến, giao dục pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi bị nghiêm cấm Câu 10: Thiết bị giám sát hành trình: công dụng, các tính năng, yêu cầu, và nguyên lý hoạt động? - Công dụng: + Lưu giữ các thông tin: Thông tin về xe và lái xe; hành trình, tốc độ vận hành; số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe; thời gian lái xe; + Thông tin được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước; + Có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet. - Các tính năng: + Cho phép người quản lý dừng xe, tắt máy hoặc cắt nhiên liệu từ xa + Xác định vận tốc thông qua tọa độ GPS hoặc qua tín hiệu của cảm biến xung + Cho phép thực hiện cuộc gọi từ thiết bị tới người quản lý + Báo động bằng âm thanh cho người quản lý trong trường hợp khẩn cấp + Báo cáo hình ảnh đã chụp trong ngày + Xem hình ảnh trên xe theo thời gian thực + Tự đồng bộ thời gian GPS, tự lưu thời gian thực khi không có tín hiệu GPS - Yêu cầu: + Yêu cầu về điều kiện làm việc: nhỏ gọn, có vỏ bọc cứng, an toàn; + Yêu cầu cổng kết nối: ít nhất 1 cổng kết nối 9 chân + Yêu cầu trao đổi và in dữ liệu thông qua cổng kết nối của thiết bị GSHT: đảm bảo in hoặc sao lưu các dữ liệu tức thời + Yêu cầu dung lượng bộ nhớ: ghi và lưu trữ tối thiểu 30 ngày. + Yêu cầu đồng bộ thời gian GPS: điều chỉnh theo giờ Việt Nam + Yêu cầu phần mềm phân tích: có khả năng cài đặt và sử dụng với các hệ điều hành thông dụng - Nguyên lý hoạt động:
  7. + Mỗi thiết bị giám sát hành trình sẽ có một sim điện thoại GSM và một angen GPS, angten GPS sẽ nhận tín hiệu từ vệ tinh GPS, vệ tinh này sẽ cho biết thiết bị giám sát hành trình đang ở đâu, vị trí nào, Sau đó thiết bị sẽ truyền các dữ liệu về máy chủ, máy chủ sẽ lưu trữ trên mạng Internet. Người quản lý có thể giám sát trực tuyến mọi hoạt động của xe trên máy chủ từ điện thoại hay máy tính. Mỗi người sẽ cung cấp user và password để truy cập vào trang web II.PHẦN BÀI TẬP Bài 1: Trong bối cảnh giao thông ngoài khu đông dân cư, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông như sau: - Khoảng cách từ vỉa hè đến hành lang an toàn của ô tô: 1,2m - Khoảng cách nhìn thấy: 50m - Hệ số bám của đường: 0,6 - Chiều dài và chiều rộng toàn bộ của ô tô tương ứng là 4,6m và 1,8m - Hành lang an toàn: mỗi bên 0,5m - Vận tốc của người đi bộ: 1,4m/s - Thời gian phản xạ của lái xe: t1= 1,0s - Thời gian chậm tác dụng: t2 = 1,0s - Thời gian gia tốc phanh tăng: t3 =0,4s a) Tính các vận tốc an toàn của ô tô. b) Xác định vùng vận tốc không an toàn và khuyến nghị giới hạn vận tốc. Bài 2: Tính toán vận tốc chuyển động an toàn của ô tô trong điều kiện chuyển động trong thành phố, tầm nhìn bị hạn chế, biết: - Thời gian phản xạ của lái xe 1,0s - Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh 1,0s - Thời gian gia tốc phanh tăng: 0,4s - Khoảng cách nhìn thấy 20m Bài 3: Tính toán khoảng cách an toàn giữa các ô tô khi chuyển động trên đường cao tốc, biết: - Thời gian phản xạ của lái xe 1,0s - Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh 1,0s - Thời gian gia tốc phanh tăng: 0,5s - Vận tốc chuyển động cho phép 120km/h Bài 4: Xác định vận tốc an toàn của ô tô để có thể vòng tránh vật cản bằng cách chuyển làn, biết: - Hệ số bám ngang của đường: 0,8 - Khoảng cách nhìn thấy vật cản: 50m - Điểm xa nhất của vật cản so với vỉa hè: 3,0m
  8. - Ô tô đang chuyển động thẳng, trọng tâm cách vỉa hè: 1,5m - Chiều dài cơ sở: 2,7m Bài 5: Xác định vận tốc an toàn để có thể vòng tránh người đi bộ băng qua đường bằng phương pháp chuyển làn trong điều kiện đường trơn trượt, biết: - Hệ số bám ngang của đường: 0,4 - Khoảng cách nhìn thấy vật cản: 20m - Người đi bộ băng qua đường với vận tốc 1,5m/s theo phương vuông góc với tim đường. - Ô tô chuyển đều, trọng tâm của ô tô cách vỉa hè 1,5m Bài 6: Xác định tốc độ của ô tô khi va chạm, biết: - Khoảng cách của vật văng ra so với xe đo theo chiều dọc xe: 10m - Chiều cao của vật văng khi lắp trên ô tô là 2,5m - Giả thiết tại thời điểm va chạm vật đồng thời văng ra theo phương ngang Bài 7: Xác định tốc độ của ô tô khi va chạm, biết: - Khoảng cách giữa các vật rơi đo theo chiều dọc xe: 1,2m - Khoảng cách giữa các vật lắp trên ô tô đo theo chiều dọc xe: 0,28m - Chiều cao của các vật rơi khi lắp trên ô tô là 1,3m và 0,7m - Giả thiết tại thời điểm va chạm các vật đồng thời văng ra theo phương ngang Bài 8: Xác định vận tốc của ô tô khi va chạm lệch tâm với tường cố định, giả tiết 80% năng lượng va chạm gây ra quay thân xe. - Biết hệ số bám ngang của đường 0,8. - Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến điểm va chạm: 2,0m. - Góc quay thân xe sau va chạm 45 độ Bài 9: Xác định vận tốc ô tô khi va chạm với tường cố định trong trường hợp lái xe không đạp phanh, biết: - Khoảng cách từ vị trí dừng lại của ô tô đến tường sau va chạm St=0,9 m; - Gia tốc tách của ô tô sau khi va chạm Jt=5,16 m/s2; - Hệ số phục hồi của xe Kph=0,129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2