intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết học phần: Ứng dụng công nghệ web trong hoạt động thông tin thư viện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương chi tiết học phần "Ứng dụng công nghệ web trong hoạt động thông tin thư viện" dành cho các bạn sinh viên và quý giảng viên tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập và nắm vững nội dung các bài học. Hi vọng đề cương này sẽ là tài liệu học tập hiệu quả cho các bạn sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết học phần: Ứng dụng công nghệ web trong hoạt động thông tin thư viện

  1. BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: KHOA HỌC THƢ VIỆN ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Ứng dụng công nghệ Web trong hoạt động thông tin thư viện Mã học phần: CIF2038 Số tín chỉ: 3 Khoa : Văn hóa Thông tin và Xã hội 1
  2. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ WEBSITE VÀ MẠNG MÁY TÍNH (5 giờ lý thuyết) 1.1. Lịch sử phát triển công nghệ web Ngày 6-8-1991, Tim Berners Lee công bố chương trình web. Dự án “World Wide Web” được Tim giới thiệu tại newsgroup alt.hypertext. Ông cho biết dự án nhắm tới việc tạo ra các liên kết giữa các tài liệu bằng cách sử dụng “siêu văn bản” (hypertext) cùng với internet. 3 Ngày 12-12-991: Máy chủ đầu tiên ngoài châu Âu online Paul Kunz, một nhà khoa học thuộc trung tâm Stanford Linear Accelerator Center (SLAC), sau chuyến thăm phòng thí nghiệm Cern (nơi Berners Lee làm việc) quyết định lập một máy chủ cho Bắc Mỹ. Đây là việc làm cần thiết để đưa web ra khắp thế giới. Máy chủ của SLAC dùng các phần mềm do chính Berners Lee phát triển. Tháng 11-1992: Đã có 26 máy chủ web online Ngày 22-4-1993: Trình duyệt Mosaic cho Windows ra đời Mosaic là trình duyệt web đầu tiên chạy trên hệ điều hành Windows, được phát triển tại Trung tâm quốc gia về ứng dụng siêu máy tính (National Center for Supercomputing Applications) Hoa Kỳ. Với trình duyệt này, công chúng có thể tiếp cận web dễ dàng và thân thiện hơn. Ngày 30-4-1993: Cern công bố World Wide Web miễn phí cho tất cả mọi người Tim Berners Lee đã thuyết phục được Cern “cho không” công nghệ web và các mã chương trình để mọi người đều có thể sử dụng và cùng tham gia phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp cho web phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Tháng 5-1993: Viện công nghệ Massachusetts tung ra công nghệ mới, lần đầu tiên đưa một tờ báo lên web. Tháng 6-1993: Ngôn ngữ HTML (Hypertext Mark Language) dùng trong lập trình web được công bố. Tháng 11-1993: Webcam đầu tiên được kết nối, truyền hình ảnh một bình cà phê. Tháng 2-1994: Tiền thân của Yahoo được đưa lên internet. 2
  3. Hai sinh viên đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang là tác giả của “Hướng dẫn về World Wide Web của Jerry”, sau này được đổi tên thành Yahoo. Tháng 4-1994: BBC mở website đầu tiên cho chương trình TV: The Net Ngày 13-10-1994: Bill Clinton đưa Nhà Trắng lên web: whitehouse.gov Ngày 25-10-1994: Quảng cáo trên banner lần đầu xuất hiện tại website của ATT. Tháng 2-1995: Radio HK chính thức trở thành một đài phát thanh trực tuyến “fulltime”. Ngày 1-7-1995: Hiệu sách trực tuyến Amazon khai trương. Được Jeff Bezos thành lập từ năm 1994 với tên ban đầu là Cadabra.com, Amazon.com giờ đây là một trong những công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất trên mạng. Ít người biết rằng siêu thị khổng lồ trực tuyến này ban đầu chỉ là một hiệu sách. Tháng 8-1995: Đã có 18.957 website Ngày 9-8-1995: “Bùng nổ tên miền .com”. Hàng loạt công ty trực tuyến chính thức mở cửa website của mình. 4 Ngày 24-8-1995: Microsoft Internet Explorer (IE) được phát hành và là một phần trong Windows 95. p tv Ngày 4-9-1995: eBay, website đấu giá trực tuyến đầu tiên được -v- thành lập. Chủ nhân của sàn đấu giá trực tuyến này là Pieưe V ' Omidyar. Món hàng đầu tiên được bán là một chiếc đèn chiếu - laser hỏng. Ngày 15-12-1995: Alta Vista, công cụ tìm kiếm đa ngôn ngữ đầu tiên ra mắt người sử dụng Internet. Ngày 4-7-1996: Hotmail khai trương đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ. Tháng 8-1996: Số website đạt 342.081 Tháng 5-1997: BBC News mở một website về cuộc bầu cử trong năm. Tháng 6-1997: Tên miền business.com được bán với giá 150.000USD (80.000 bảng) Ngày 17-12-1997: Jorn Barger đưa ra khái niệm weblog, sau này rút gọn thành blog. Ngày 1-3-1998: Kozmo.com khai trương Được thành lập bởi Joseph Park và Yong Kang, Kozmo.com quyên góp được 280 triệu USD, trong đó 60 triệu từ Amazon.com và tuyên bố sẽ chuyển phát miễn phí bất 3
  4. kì thứ gì trong vòng 1g, từ DVD đến... cà phê. Website này sập tiệm vào tháng 4- 2001 khi “bong bóng .com” ... xì hơi. Tháng 9-1998: Gã khổng lồ Google mở cửa văn phòng đầu tiên của mình tại một gara ở California. Ngày 19-10-1998: Open Diary, blog community đầu tiên ra đời. Tháng 5-1999: Shawn Fanning, một sinh viên ở Boston thành lập Napster. Đây là chương trình P2P (peer to peer) đầu tiên được sử dụng rộng rãi, bắt đầu từ chương trình Fanning viết từ khi còn học trung học để chia sẻ file mp3 với bạn bè. Napster ngay lập tức thu hút được đông đảo người dùng Internet và cả. các công ty kinh doanh âm nhạc, những người coi P2P là phạm pháp. Ngày 16-8-1999: Everquest trở thành game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) đầu tiên. Ngày 19-8-1999: MySpace khai trương. Đây là một trong những website đầu tiên về lưu trữ trực tuyến. Website này được thành lập bởi Tom Anderson, Chis DeWolfe và một nhóm lập trình viên. Hiện nay MySpace có gần 100 triệu người sử dụng và có cả hệ thống tin nhắn, blog âm nhạc, ảnh,. Tháng 11-1999: Boo.com trở thành site đầu tiên kinh doanh thời trang. Ngày 10 -1-2000: AOL mua lại Time Warner, một trong những vụ sát nhập lớn nhất trong lịch sử. Ngày 2-7-2000: Hacker đánh sập 8 website lớn trong đó có Yahoo, CNN và Amazon. Tháng 8-2000: Đã có gần 20 triệu Website 5 Ngày 15-1-2001: Jimmy Wales sáng lập Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. Ngày 22-11-2001: Giáo hoàng John Paul II gửi bức thư điện tử đầu tiên từ chiếc laptop trong phòng làm việc của ông. Ngày 11-12-2002: FBI bắt đầu đăng tin truy nã tội phạm trực tuyến. Ngày 28-4-2003: Apples đưa dịch vụ tải nhạc iTunes vào hoạt động. Tháng 5-2003: Lần đầu tiên “flash mob” (một nhóm người tụ tập để làm một điều gì đó không bình thường) được tổ chức tại Manhattan. Ngày 27-1-2004: Amazon.com lần đầu tiên thu được lợi nhuận của năm. 4
  5. Ngày 5-2-2004: Bộ ngực Janet Jacksons trở thành hình ảnh được tìm kiếm nhiều nhất trong lịch sử web. Trong giờ nghỉ giải lao giữa buổi diễn cùng Justin Timberlake tại Superbowl, ngôi sao nhạc pop này gặp một rắc rối với trang phục. Các engine tìm kiếm sau đó cho biết đã có một làn sóng tìm kiếm hình ảnh về sự kiện trên với các từ khóa như Janet Jackson hay Super Bowl Tháng 7-2004: Tim Berners Lee được phong tước hiệp sĩ. Ngày 9-11-2004: Mozilla Firefox ra mắt công chúng Tháng 2-2005: Website chia sẻ video youtube.com ra đời Tháng 10-2005: Thống kê cho thấy lượng website mới trong năm 2005 nhiều hon trong thời kì bùng nổ Lịm Berners Lee đươc dotcom. 17 triệu site mới được thành lập. ph0ng tước hiệp sĩ Ngày 12-4-2006: Google khai trương một dịch vụ thu hẹp ở Trung Quốc mang tên... Gu Ge Năm 2006: Đã có.. .92.615.362 website 1.2. Cơ sở hạ tầng mạng máy tính 1.2.1. Phần cứng - Máy chủ - Máy trạm - Các thiết bị mạng 1.2.2. Phần mềm - Web server - Quản trị webserver - WebBrowser 1.3. Mô hình mạng máy tính 1.3.1. Một số mô hình vật lý của mạng - Mạng hình sao - Mạng tuyến tính - Mạng dạng vòng 1.3.2. Một số mô hình logic của mạng - Mạng client/server - Mạng ngang hàng (peer to peer) 1.3.3. Địa chỉ trong môi trƣờng mạng - Địa chỉ IP (LAN/WAN/loopback) - Địa chỉ tên miền 1.4. Giới thiệu các dịch vụ cơ bản của mạng máy tính 1.4.1. Dịch vụ www Là dịch vụ cơ bản, quan trọng nhất của mạng máy tính cho phép làm việc theo mô hình mạng để duyệt các dữ liệu kịch bản web. 1.4.2. Dịch vụ FTP Là dịch vụ sử dụng giao thức truyền tệp tin cho phép làm việc với dữ liệu dung lượng lớn thông qua cổng 21. 5
  6. 1.4.3. Dịch vụ Email Dịch vụ cho phép thực hiện việc nhận và chuyển E-mail, sử dụng kết hợp 02 giao thức: SMTP (sử dụng cổng 25) và POP3(sử dụng cổng 110). 1.5. Những lƣu ý khi thiết kế web Tính cân bằng: Đó là sự cân bằng về thị giác, về hình khối và về màu sắc. Tính cân bằng đem lại cảm giác về sự an toàn, tin tưởng. Một website có được sự cân bằng tốt phải có những hình khối vững chắc, các mảng sáng tối rõ ràng, là những khối thành phần với các hiệu ứng thị giác. Độ tương phản: Đây là tiêu chí tiếp theo để đánh giá mức độ truyền cảm của một website tới người xem. Vì bản thân website cũng là một dạng tài liệu nhằm cung cấp thông tin cho người xem qua hệ thống thị giác. Và với hệ thống thị giác của con người vốn đã nhạy cảm thì với một website thiết kế tốtphải tạo cho người xem cảm giác tốt về độ tương phản. Đó là sự tương phản giữa chữ với nền, giữa các khối với nền, và giữa các hình ảnh với nền background. Độ tương phản giữa chữ và nền phải rõ ràng, vừa phải, các khối màu chắc khỏe. Dưới đây là 2 điều ta nên tránh khi thiết kế website: * Quá tương phản: 2 mảng màu trắng - đỏ đặt cạnh nhau sẽ gây ức chế và nhức mắt khi nhìn lâu. * Kém tương phản: Đó là những gam màu có độ tương đồng như chữ màu vàng đặt trên nền trắng, chữ đỏ thẫm đặt trên nền đen. Điểm nhấn: Điều này rất quan trọng, với một website được thiết kế đẹp thì điểm nhấn của websiteluôn là nơi được người thiết kế tính toán kỹ lưỡng. Không thể đánh giá một website đẹpnếu nó cứ trơn tuồn tuột từ trên xuống dưới như một lá đơn được. Vì vậy trong hội họa thường dùng từ "truồi truội" để chỉ một tác phẩm không có điểm nhấn, không có sự thu hút, không có "eyes catching" Không gian: Một website đẹp mang đến cho người xem một cảm giác mới mẻ về không gian mà người xem có thể cảm nhận thấy rõ ràng nhất. Đó có thể là một không gian nhiều ánh sáng, nhiều màu xanh của lá cỏ. Hay một không gian trang trọng trong một nhà hát. Tất cả điều này có thể đã bị bỏ quên trong phần lớn các sản phẩm thiết kế web ở Việt Nam. Đó là hệ quả của việc sử dụng màu sắc tùy tiện, gam màu tùy tiện và các mảng màu không có được giai điệu nhịp nhàng. Ai đó có thể vẽ được một hình mẫu đẹp, một chi tiết tinh xảo, nhưng nếu đặt vào trong một không gian không hợp lý thì tự nó sẽ chuốc lấy thất bại. Giống như nền văn hóa Cồng chiêng của người dân tộc vùng Tây Nguyên vậy, chúng ta không thể thấy những cái cồng hay cái chiêng đẹp khi nó đặt trong một không gian bảo tàng hay một căn phòng sang trọng. Mà cái đẹp của nó chỉ có thể thấy và cảm nhận trong cái không gian mà nó vốn 6
  7. được sinh ra, là buôn làng, là trong nhà rông với không gian văn hóa Tây Nguyên. Tính thống nhất: Đây là điều không thể bỏ qua khi đánh giá một website, sự thống nhất được đánh giá ở các thành phẩn của website như font chữ, góc bo tròn, độ chuyển màu hay độ trong suốt của một hình khối. Nếu để ý bạn có thể dễ dàng bắt gặp những lỗi tưởng như rất nhỏ này ở các website được thiết kế cẩu thả, qua quýt hoặc người thiết kế không có được đủ kinh nghiệm cần thiết để hiểu và kiểm soát tính thống nhất. CHƢƠNG 2 CÔNG NGHỆ WEB VÀ NGÔN NGỮ KỊCH BẢN WEB (18 giờ, 12 giờ lý thuyết+06 giờ thực hành) 2.1. Giới thiệu hệ điều hành mạng Microsoft Windows Windows NT là hệ điều hành mạng cao cấp của hãng Microsoft. Phiên bản đầu có tên là Windows NT 3.1 phát hành năm 1993, và phiên bản server là Windows NT Advanced Server (trước đó là LAN Manager for NT). Năm 1994 phiên bản Windows NT Server và Windows NT Workstation version 3.5 được phát hành. Tiếp theo đó ra đời các bản version 3.51. Năm 1995, Windows NT Workstation và Windows NT Server version 4.0 ra đời. Là hệ điều hành mạng đáp ứng tất cả các giao thức truyền thông phổ dụng nhất. Ngoài ra nó vừa cho phép giao lưu giữa các máy trong mạng, vừa cho phép truy nhập từ xa, cho phép truyền file v.v... Windows NT là hệ điều hành vừa đáp ứng cho mạng cục bộ (LAN) vừa đáp ứng cho mạng diện rộng (WAN) như Intranet, Internet. Windows NT server hơn hẳn các hệ điều hành khác bởi tính mềm dẻo,đa dạng trong quản lý. Nó vừa cho phép quản lý mạng theo mô hình mạng phân biệt (Clien/Server), vừa cho phép quản lý theo mô hình mạng ngang hàng (peer to peer). Cài đặt đơn giản, nhẹ nhàng và điều quan trọng nhất là nó tương thích với hầu như tất cả các hệ mạng Năm 2000, hãng Microsoft cho ra đời phiên bản thay thế cho Windows NT Server 4.0 đó là Windows Server 2000, nó được thiết kế cho người dùng là những doanh nghiệp lớn, hướng phục vụ cho các “mạng lớn”. Nó thừa hưởng lại tất cả những chức năng của Windows NT Server 4.0 và thêm vào đó là giao diện đồ họa thân thiện với người sử dụng. Họ hệ điều hành Windows 2000 Server có 3 phiên bản chính là: Windows 2000 Server, Windows 2000 Advanced Server, Windows 2000 Datacenter Server. Với mỗi phiên bản Microsoft bổ sung các tính năng mở rộng cho từng loại dịch vụ 2.2. Một số trình duyệt web cơ bản 2.2.1. Internet Explorer Trình duyệt phổ biến được cung cấp đi kèm với các hệ, các loại hệ điều hành của hãng Microsoft. Cung cấp các tính năng duyệt web cơ bản và có nhiều 7
  8. hạn chế về các tiện ích sử dụng duyệt web như: hầu như không hỗ trợ tính năng resume khi download, việc hiển thị các thành phần của các ngôn ngữ kịch bản web bị hạn chế. 2.2.2. Mozillar Firefox Mozilla Firefox là một trình duyệt web mã nguồn mở tự do xuất phát từ Gói Ứng Dụng Mozilla, do Tập đoàn Mozilla quản lí. Firefox đạt được 25% thị phần trình duyệt web vào tháng 12 năm 2011, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới, sau Internet Explorer. Trình duyệt này giành được thành công đặc biệt tại Đức và Ba Lan với tỉ lệ sử dụng cao nhất (52%). Để hiển thị các trang web, Firefox sử dụng bộ máy trình bày Gecko, vốn bao gồm đầy đủ một số tiêu chuẩn web hiện nay cộng thêm một vài tính năng có thể sẽ được chuẩn hóa trong tương lai. Firefox có các tính năng duyệt web theo thẻ, kiểm tra chính tả, tìm ngay lúc gõ từ khóa, đánh dấu trang trực tiếp (live bookmarking), trình quản lí tải xuống, và một hệ thống tìm kiếm tích hợp sử dụng bộ máy tìm kiếm do người dùng tùy chỉnh. Nhiều chức năng có thể bổ sung vào trình duyệt thông qua tiện ích (add-on) do nhà phát triển thứ ba tạo ra, một số tiện ích thông dụng nhất bao gồm tiện ích tắt JavaScript NoScript, trình tùy biến Tab Mix Plus, thanh công cụ chơi media FoxyTunes, tiện ích chặn quảng cáo Adblock Plus, StumbleUpon (khám phá trang web), Foxmarks Bookmark Synchronizer (đồng bộ hóa trang đánh dấu), trình cải thiện việc tải xuống DownThemAll!, và thanh công cụ Web Developer. Firefox chạy được trên các phiên bản khác nhau của Microsoft Windows, Mac OS X, Linux, và nhiều hệ điều hành Tương tự Unix khác. Phiên bản ổn định mới nhất là bản 3.5, phát hành vào tháng 6, 2009. Mã nguồn của Firefox là phần mềm tự do, được phát hành theo một bộ ba giấy phép GPL/LGPL/MPL. Mozilla là tổ chức phi lợi nhuận (đối với người sử dụng). Nhưng lý do khiến Firefox được liên tục phát triển và quảng cáo rầm rộ là vì Mozilla được Google trả tiền để đặt Google làm default search engine. Số tiền Mozilla được trả rất lớn, chiếm 85% doanh thu của cả tập đoàn này. Càng nhiều người dùng Firefox thì sẽ có càng nhiều người dùng Google search. Google sẽ thu lại tiền từ các link quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Đây cũng chính là lí do khiến Google là trang chủ của Firefox 2.2.3. Google Chrome Google Chrome là một trình duyệt web miễn phí, được phát triển bởi Google, sử dụng nền tảng V8 engine. Dự án mã nguồn mở đứng sau Google Chrome được biết với tên gọi Chromium. Bản công bố chính thức được công bố ngày 3 tháng 9 năm 2008 Ngày 21 tháng 5 năm 2012, Google Chrome chính thức vượt qua Internet Explorer và trở thành trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới. Tính đến tháng 8 năm 2016, theo thống kê của StatCounter, Chrome đã có một thị phần toàn cầu khoảng 62% của trình duyệt web máy tính để bàn 8
  9. 2.3Giới thiệu webserver 2.3.1. Apache Apache HTTP server hay còn được gọi là Apache là phần mềm web server được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache được phát hành với giấy phép Apache License, là một phần mềm tự do, miễn phí. Tính đến tháng 6 năm 2013, apache ước tính phục vụ cho 54.2% các trang web đang hoạt động và 53.3% số máy chủ hàng đầu trong các lĩnh vực. Apache chạy trên các hệ điều hành như windows, linux, unix, freeBSD, solaris, …. Apache có các tính năng như chứng thực người dùng, virtual hosting, hỗ trợ CGI, FCGI, SCGI, WCGI, SSI, ISAPI, HTTPS, Ipv6, … 2.3.2. Nginx Nginx là một web server nhẹ, không chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống. Nginx còn là một reserse proxy mã nguồn mở. Nginx là phần mềm ổn định, cấu hình đơn giản và hiệu suất cao. Nginx được phát triển bởi Igor Sesoev vào năm 2002 chủ yếu là để phục vụ cho website rambler.ru (trang web được truy cập nhiều thứ hai của nước Nga). Theo thống kê của Netcaft, trong một triệu website lớn nhất thế giới có 6.52% sử dụng Nginx. Tại Nga, quê hương của Nginx, có 46.9% sử dụng máy chủ này. Nginx là phần mềm mã nguồn mở. Nginx là phần mềm miễn phí, được phát hành rộng rãi theo giấy phép BSD. Nginx được phát triển bằng ngôn ngữ C. Nginx chạy được trên các hệ điều hành như Linux, FreeBSD, Windows, Solaris, MacOS… Nginx có các tính năng như chứng thực người dùng, hỗ trợ HTTPS, virtual hosting, hỗ trợ FastGCI, hỗ trợ Ipv6… 2.3.3. Wamp Wamp là viết tắt của Window+Apache+MySQL+PHP là một phần mềm giả lập server giúp chúng ta chạy các website ngay trên máy tính của mình với đường dẫn là http://localhost, đây là một phần mềm hoàn toàn miễn phí. 9
  10. Giao diện thân thiện và dễ dùng của Wamp Cái tiện lợi của Wamp chính là cái dễ dàng cấu hình từ Version của MySQL cho tới bật các Module của Apache, cực kì dễ, các bạn xem hình. Các module trong Apache được bật tắt dễ dàng qua Wamp Ngoài ra, bạn có thể chọn phiên bản cho MySQL rất tiện lợi: 10
  11. Cấu hình version cho Mysql và các thứ khác Với PHP cũng tương tự, bạn có thể bật tắt các chức năng của PHP một cách dễ dàng, trong khi không cần phải mở file PHP.ini lên: Cấu hình PHP trong WAMP Ngoài ra, bạn dễ dàng lấy lại toàn bộ dữ liệu nếu hệ điều hành của bạn không thể vào được, bạn làm như sau: Copy toàn bộ thư mục Wamp của bạn sau đó cài lại hệ điều hành, sau khi cài xong hệ điều hành bạn thực hiện cài lại Wamp như bình thường, lưu ý tới thư mục C:wampbinmysqlmysql[version]data ta sẽ ghi đè toàn bộ dữ liệu từ Wamp cũ sang folder này. 11
  12. Tại thư mục đó sẽ chứa toàn bộ cơ sở dữ liệu của bạn ! Tiếp đến bạn cóp nguyên phần WWW trong đường dẫn C:/wamp/www lại, bạn đã làm xong ! * Điểm yếu của Wamp là chỉ chạy trên hệ điều hành Window, cả 32bit và 64bit 2.4. Phân loại website 2.4.1. Theo mục đích sử dụng - Website cá nhân - Thuơng mại điện tử (web bán hàng) - Báo điện tử (báo online) - Cổng thông tin (trường đại học) - Mạng xã hội - Trang tìm kiếm (Google) - Blog - Danh bạ - Sàn giao dịch - Dịch vụ trực tuyến (nhạc, phim, ảnh) - Trang việc làm - Diễn đàn,… 2.4.2. Theo nội dung quản trị Loại thứ nhất là “Phần mềm website” dành cho các hệ thống website sử dụng code để thể hiện các chức năng mang tính “xử lý, tính toán...” ví dụ website chứng khoán, ngân hàng để xử lý dữ liệu hay các website TMĐT để ứng dụng tương tác dịch vụ, sản phẩm. Đặc điểm của loại website này là thiên hướng về công nghệ bên trong nhân nhằm đem lại mức độ xử lý tốt nhất, nhanh nhất và chính xác nhất các yêu cầu tương tác của bên cung cấp dịch vụ và người dùng. Loại này chiếm khoảng 10% nhu cầu website hiện nay và chi phí dành cho loại này thường cao nhất Loại thứ hai là “Trang web trình diễn hoặc là trang web marketing - Kể cả Landing page hay Microsite” dành cho các chiến dịch tiếp thị, trình diễn sản phẩm hay các website chính thức của doanh nghiệp nhằm mục đích coi website là phương tiện online marketing để quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty hay sản phẩm đối với người dùng internet. Đặc điểm của loại này là cần phải có thiết kế độc quyền, đẹp, nặng về trình diễn, có thể thêm hiệu ứng đa phương tiện để đem lại hiệu quả hình ảnh ấn tượng nhất. Những website này cần phải được thiết kế bởi những công ty thiết kế web uy tín vì website đó chính là bộ mặt doanh nghiệp hay hình ảnh thương hiệu. Website loại này chiếm 80% nhu cầu thiết kế web hiện nay và chi phí cũng khá bình dân và chấp nhận được với hầu hết các doanh nghiệp Loại thứ ba là “Web vệ tinh” dành cho doanh nghiệp đã có nhiều website chính và muốn phát triển các website vệ tinh khác nhằm phân khúc thị trường cho sản phẩm hay làm SEO cho các dịch vụ riêng biệt. Đặc điểm website này là đơn giản, tập trung vào các nội dung chính và cung cấp thông tin rõ ràng, code được tối ưu hóa tốt để dễ dàng làm SEO. Website loại này có thể sử dụng mã nguồn mở hay web mẫu có sẵn để giảm chi phí triển khai, tuy nhiên cũng cần phải được các chuyên gia về Seo tư vấn để 12
  13. chọn chiến lược tốt nhất. Loại website này chiếm 10% nhu cầu hiện nay và chi phí cũng ở mức thấp nhất và thường gọi là web giá rẻ. 2.5. Bố cục cơ bản của trang web 2.5.1. Outline Cấu trúc chung của trang, thường gồm các thành phần: - Banner - Button - Navigation - Location Bar - Menu left - Menu right - Header - Footer - Content 2.5.2. Banner, navigation, button a. Banner Là thành phần được thường nằm trên cùng trong outline của trang, và có định dạng được dùng là png, jpg, gif hoặc swf,… Trong đó định dạng swf có ưu điểm là banner động dung lượng thấp tuy nhiên khi thiết kế để nhúng vào trang cần có thêm code html. (kích thước thông thường 200x1000 px). b. Navigation Thanh điều hướng: Là thanh chỉ trạng thái đang ở trong cấu trúc chiều sâu của website (đối với website nhiều lớp). Trong outline thanh navigation thường được thiết kế phía dưới của Banner c. Button Nút được thiết kế để liên kết với các chức năng đặc biệt, định dạng tương tự như banner tuy nhiên kích thước nhỏ hơn banner 2.6. Ngôn ngữ kịch bản web 2.6.1. Khái niệm Là các ngôn ngữ đặc biệt (giao tiếp giữa ngôn ngữ của con người sử dụng và máy tính) được sử dụng trên công nghệ web nhằm mục đích thiết kế ý tưởng của con người cho máy tính thực hiện trên công nghệ web. 2.6.2. Chức năng - Thực hiện kịch bản của chương trình thông qua mạng máy tính; - Thực hiện kịch bản giữa máy chủ và máy khách 2.6.3. Giới thiệu một số ngôn ngữ phổ biến ứng dụng trong hoạt động thông tin – thƣ viện - HTML - Perl - PHP - java 2.7. Định dạng dữ liệu ứng dụng web trong hoạt động thông tin – thƣ viện 2.7.1. Định dạng ảnh thiết kế giao diện web 13
  14. - PNG : (Portable Net Graphics) là định dạng ảnh có nhiều đặc điểm giống GIF ngoại trừ phần động (Có thể nén để đưa lên net, hỗ trợ lưu ảnh transparancy) nhưng do có dải tần màu rộng hơn, có thể đến 16 triệu màu, nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trên WWW với các ảnh có chất lượng như ảnh chụp. - JPG : là định dạng ảnh nén hiệu quả (Joint Photographic Experts Group), có thể nén ảnh đến vài chục lần, tuy nhiên chất lượng lượng ảnh sẽ suy giảm tỉ lệ thuận với hệ số nén (Compression) dựa trên nguyên tắc loại bỏ những thông số màu để giảm thông tin cho file dựa trên xu hướng nhận thức về màu sắc của mắt người. Do vậy, JPG còn được gọi là định dạng ảnh nén chịu thiệt. Thường được dùng để lưu ảnh chụp, tất nhiên tuỳ theo nhu cầu mà chọn độ nén thích hợp để bảo toàn chất lượng. Các Lab đều dùng định dạng này với hệ màu RGB để xuất ảnh. - TIFF : (Tagged Image File Format) là định dạng chủ yếu để lưu trữ ảnh, bao gồm cả đồ thị lẫn hình ảnh. Đầu tiên được xấy dựng bởi hãng Aldus kết hợp với Microsoft để dùng cho kỹ thuật in PostScript. TIFF là định dạng thông dụng cho các ảnh có dãi tần màu rộng và sâu, phát triển song song với các máy quét ảnh do đó ngày càng trở thành 1 định dạng hữu dụng được dùng trong in ấn nhờ vừa bảo toàn được thông tin, vừa có thể chấp nhận các kỹ thuật nén LZW, ZIP... có thể làm giảm đáng kể dung lượng. - GIF : (Graphis Interchange Format : Định dạng trao đổi hình ảnh) là 1 định dạng ảnh quản lý không quá 256 màu cho 1 ảnh tĩnh cũng như từng khuôn hình cho các ảnh động, được dùng rộng rãi trên WWW do dùng kỹ thuật nén bảo toàn LZW làm giảm kích thước file mà không làm thất thoát dữ liệu. Do giới hạn về màu sắc nên thường được dùng cho các hình vẽ nét, sơ đồ vốn không cần dùng đến dải 16 triệu màu và không phù hợp để lưu các ảnh chụp. - SWF: Flash là đối tượng được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế giao diện web nói chung và giao diện thư viện điện tử nói riêng, vì hầu hết thiết kế các flash có qui trình đơn giản và với khả năng giảm tối đa về dung lượng nhưng vẫn đảm bảo được hình ảnh động ấn tượng trên các thiết bị hiện thị. Định dạng SWF dùng để lưu trữ các flash cho việc thiết kế banner hoặc các button ấn tượng với khả năng tùy biến cao như : độ sâu ảnh trong khung hình ảnh tĩnh (frame) thường tối đa là 8 bit, tương đương 256 màu (256 colors) và số khung hình chuyển động trong 1 giây (thường dao động từ 10, 15, 20, 25, 30 fps(frames per second)) 2.7.2. Định dạng dữ liệu văn bản Định dạng xử lý văn bản nhằm để lưu trữ các đối tượng thông tin dạng văn bản (text) và hình ảnh tĩnh (graphic). Hiện nay, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông, thế giới có sự thay đổi lớn vừa tạo ra nhiều thời cơ đồng thời không ít thách thức trong vấn đề quản trị và sử dụng thông tin, vì thế các chuẩn định dạng để xử lý đối tượng thông tin dạng văn bản cũng ngày càng xuất hiện nhiều nhằm đảm bảo yếu tố kỹ thuật phát huy những ưu 14
  15. điểm của công nghệ thông tin và hạn chế những nhược điểm. Sau đây là một số định dạng xử lý văn bản được sử dụng phổ biến: - docx và docm: định dạng được tạo ra bởi Microsoft Word 2007. - sxw: định dạng file được tạo bởi OpenOffice và StartOffice Text. - dotx, dotm: file mẫu của Word 2007. - rtf và txt: 2 định dạng thuần văn bản. - doc: định dạng của Word 97-2007. - dot: định dạng mẫu của Word 97-2007 - psw: định dạng văn bản Pocket Word (Pocket PC) - pwd: định dạng của Handheld PC - odt: định dạng văn bản của OpenDocument CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG WEB TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN (21 giờ, 09 giờ lý thuyết + 12 giờ thực hành) 3.1. Giới thiệu một số ứng dụng web trong hoạt động thông tin - thư viện 3.1.1. Ứng dụng trong xây dựng cổng thông tin (portal) 3.1.2. Ứng dụng trong quản trị thư viện điện tử tích hợp 3.1.3. Ứng dụng trong quản trị bộ sưu tập số 3.1.4. Ứng dụng trong hướng dẫn sử dụng 3.1.5. Ứng dụng giới thiệu các hoạt động thông tin – thư viện 3.2. Cài đặt hệ thống thực nghiệm bằng phần mềm mã nguồn mở 3.2.1. Cài đặt nhanh hệ thống 3.2.2. Thực nghiệm hệ thống 3.3. Xây dựng và tùy biến giao diện web trên hệ thống 3.3.1. Xây dựng giao diện portal 3.3.2. Tùy biến giao diện hệ thống thư viện điện tử tích hợp 3.3.2. Tùy biến giao diện hệ quản trị bộ sưu tập số 6. Học liệu - Tài liệu bắt buộc: 1. Phạm Quang Quyền (2014), “Hướng dẫn xây dựng thư viện điện tử bằng phần mềm mã nguồn mở”, Hà Nội, Vụ thư viện – Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch. 2. Hoàng Gia Tuấn (2007), “Thực hành thiết kế web chuyên nghiệp bằng Microsoft Front Page 2003”, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Hoàng Hải (2007), “Giáo trình tự học thiết kế web động”, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. - Tài liệu tham khảo: 3. Hà Thành (2014), “Hướng dẫn cách bảo mật và quản trị mạng cho người tự học”, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 15
  16. 4. Đỗ Quang Vinh (2009), “Thư viện số chỉ mục và tìm kiếm”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Đỗ Quang Vinh (2009), “Ứng dụng công nghệ thong tin trong quản lý văn hóa”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung Phân bổ giờ tín chỉ theo hình thức tổ chức dạy Tổng số Nội dung học giờ Lý thuyết Bài tập/Thảo luận Thực hành Chƣơng 1 6 6 Khái quát chung về website và mạng máy tính Chƣơng 2 12 6 18 Công nghệ web và ngôn ngữ kịch bản web Chƣơng 3 9 12 21 Thực nghiệm ứng dụng web trong hoạt động thông tin – thƣ viện TỔNG SỐ 27 24 45 7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể Buổi 1, chƣơng 1 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Lý thuyết 3 giờ 1.1. Lịch sử phát triển Đọc tài liệu số (Trên công nghệ web 3 [tr.5-10] 1.2. Cơ sở hạ tầng lớp) mạng máy tính Đọc tài liệu số 1.2.1. Phần cứng 3 [tr.77-96] 1.2.2. Phần mềm Buổi 2, chƣơng 1 16
  17. Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Lý thuyết 3 giờ 1.3. Mô hình mạng Đọc tài liệu số (Trên máy tính 3 [tr.15-63] 1.3.1. Một số mô hình lớp) vật lý của mạng 1.3.2. Một số mô hình logic của mạng 1.3.3. Địa chỉ trong môi trường mạng 1.4. Giới thiệu các dịch vụ cơ bản của mạng máy tính 1.4.1. Dịch vụ www 1.4.2. Dịch vụ FTP 1.4.3. Dịch vụ Email 1.5. Những lưu ý khi thiết kế web Buổi 3, chƣơng 2 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Lý thuyết 3 giờ 2.1. Giới thiệu hệ điều Đọc tài liệu 3 (Trên hành mạng Microsoft [tr.103-113] Windows lớp) 2.2. Một số trình duyệt web cơ bản 2.2.1. Internet Explorer 2.2.2. Mozillar Firefox 2.2.3. Google Chrome Buổi 4, chƣơng 2 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Lý thuyết 3 giờ 2.3. Giới thiệu (Trên webserver 2.3.1. Apache lớp) 2.3.2. Nginx 2.3.3. Wamp 17
  18. Buổi 5, chƣơng 2 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Thực hành 3 giờ Tìm các tiện ích, cài đặt (Phòng webserver, tìm kiếm đánh máy) giá các webbrowser trong buổi trước được giới thiệu. Buổi 6, chƣơng 2 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Lý thuyết 3 giờ 2.4. Phân loại website (Trên 2.4.1. Theo mục đích sử dụng lớp) 2.4.2. Theo nội dung quản trị 2.5. Bố cục cơ bản của trang web 2.5.1. Outline 2.5.2. Banner, navigation, button Buổi 7, chƣơng 2 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm 18
  19. Lý thuyết 3 giờ 2.6. Ngôn ngữ kịch bản (Trên web 2.6.1. Khái niệm lớp) 2.6.2. Chức năng 2.6.3. Giới thiệu một số ngôn ngữ phổ biến ứng dụng trong hoạt động thông tin – thư viện - HTML - Perl - PHP - java 2.7. Định dạng dữ liệu ứng dụng web trong hoạt động thông tin – thư viện 2.7.1. Định dạng ảnh thiết kế giao diện web 2.7.2. Định dạng dữ liệu văn bản 2.7.3. Định dạng dữ liệu đa phương tiện Buổi 8, chƣơng 2 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Thực hành 3 giờ Khảo sát một số trang web (Phòng giao diện thư viện, một số máy) giao diện làm việc trên nền web của hoạt động thư viện, sau đó phân tích về ngôn ngữ kịch bản được sử dụng, sao chép về và tùy chỉnh thành giao diện 1 trang chủ thư viện. Buổi 9, chƣơng 3 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị 19
  20. điểm Lý thuyết 3 giờ 3.1. Giới thiệu một số (Trên ứng dụng web trong hoạt động thông tin - thư viện lớp) 3.1.1. Ứng dụng trong xây dựng cổng thông tin (portal) 3.1.2. Ứng dụng trong quản trị thư viện điện tử tích hợp 3.1.3. Ứng dụng trong quản trị bộ sưu tập số 3.1.4. Ứng dụng trong hướng dẫn sử dụng 3.1.5. Ứng dụng giới thiệu các hoạt động thông tin – thư viện Buổi 10, chƣơng 3 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm Lý thuyết 3 giờ 3.2. Cài đặt hệ thống thực (Trên nghiệm bằng phần mềm mã nguồn mở lớp) 3.2.1. Cài đặt nhanh hệ thống 3.2.2. Thực nghiệm hệ thống Buổi 11, chƣơng 3 Hình thức tổ Thời Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học gian, địa viên chuẩn bị điểm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0