intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Vũng Tàu” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng học văn, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HKI NGỮ VĂN LỚP 7 TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU Năm học 2022 – 2023 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Văn bản - Thể loại: nghị luận văn học; tản văn, tùy bút; văn bản thông tin. - Chủ điểm: Những góc nhìn văn chương, Quà tặng của thiên nhiên, Từng bước hoàn thiện bản thân. Ngữ liê ̣u: lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Nhận biết được các đặc điểm của tản văn, tùy bút (chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ). - Nhận biết được chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. - Nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Giải thích về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề trong văn bản. 2. Tiếng Việt
  2. - Yếu tố Hán Việt, từ Hán Việt. - Mạch lạc trong văn bản. - Ngôn ngữ các vùng miền. - Thuật ngữ * Yêu cầu cần đạt: - Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của một số từ có yếu tố đó. - Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản. - Nhận biết được ngôn ngữ các vùng miền. Hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của thuật ngữ. II. Viết Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay vận động. * Yêu cầu cần đạt: - Nêu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia). - Trình bày được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động, trình tự các bước cần thực hiện trong trò chơi hay hoạt động đó. - Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đối với con người. PHẦN 2: CẤU TRÚC, MA TRẬN ĐỀ I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Số câu: 8 + Đọc hiểu văn bản: 4 câu trắc nghiệm, 3 câu hỏi ngắn. + Viết: 1 câu - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. II. SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO CÁC CẤP ĐỘ
  3. Nội Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ dung/đ % năng ơn vi ̣ Nhận biết Thông Vận du ̣ng Vận du ̣ng điểm kiến hiểu cao thức TNKQ T TN TL TN TL TN TL L KQ KQ KQ Văn bản 3 câu - - 1 câu - 1 câu - - 1.5 đ 1.5 đ 1.0 đ 1 Đọc 60% hiểu Tiếng 1 câu - - 1 câu - - - - Việt 0.5 đ 1.5 đ 2 Viết Văn 1 - - - - - - - câu 40% thuyết 4.0 minh. đ Tổng điểm, tỉ lệ 20%, 2.0đ 30%, 3.0đ 10%, 1.0đ 40%, 4.0 đ 100
  4. III. MA TRẬN Số câu hỏi theo mức Nội độ nhận Chương dung/Đ thức T / Chủ Mức độ đánh giá ơn vi ̣ T đề N Thô Vận Vận kiến ng dụn thức h dụn hiểu g ậ g cao n bi ết 1 Đọc Nhận biết: hiểu - Nghị - Nhận biết được các đặc luận văn điểm của văn bản nghị học luận( ý kiến, lý lẽ), tản văn, - Tản tùy bút, văn bản thông tin. văn, tùy - Nhận biết được vai trò bút. của chi tiết trong văn bản, - Văn sự mạch lạc của văn bản. bản - Xác định được nghĩa của thông một số yếu tố HV và nghĩa 4 2 TL 1TL tin. của từ HV TN - Nhận biết đặc điểm, chức Tiếng năng của thuật ngữ, ngôn Việt: ngữ vùng miền. - Yếu tố Thông hiểu: Hán - Hiểu chủ đề, thông điệp, Việt, từ ý nghĩa của vb; hiểu tình Hán cảm, cảm xúc của người Việt. viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Mạch - Hiểu được mgh giữa đặc lạc trong điểm văn bản với mục đích văn bản. của nó. - Ngôn - Hiểu công dụng của một ngữ các số từ Hán Việt. vùng Vận du ̣ng: miền. - Biết sd ngôn ngữ vùng - Thu miền. ật - Giải thích được một quy ngữ tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Nêu ý kiến nhận xét của mình về một nhân vật trong
  5. tác phẩm - Nêu được cảm nhận về con người, sự việc. 2 Viết Văn Biết viết bài văn thuyết 1TL thuyết minh về quy tắc hoặc luật minh. lệ trong trò chơi hay vận động. Tổng 4T 2TL 1 1 TL N TL Tỉ lê ̣ % 20 30 10% 40% % % ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK1 MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2022-2023 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Văn bản - Thể loại: nghị luận văn học; tản văn, tùy bút; văn bản thông tin. - Chủ điểm: Những góc nhìn văn chương, Quà tặng của thiên nhiên, Từng bước hoàn thiện bản thân. Ngữ liê ̣u: lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt: * Tản văn: + Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sông thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. * Tùy bút: + là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. - Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc.
  6. - Cái tôi trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất - Ngôn ngữ tản văn, tuỳ bút thưởng tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình *Văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. + Văn bản thông tin + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. Thông tin cơ bản: Là thông tin chính, quan trọng, toát ra từ toàn bộ văn bản. Thông tin chi tiết:Thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ. Cước chú: là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đạt ở chân trang. Ví dụ: chú thích, tr.100, giúp phân biệt “ đọc bằng mắt” với “đọc thầm”. Tài liệu tham khảo: là danh mục các tài liệu ( sách, công trình, bài báo,…) được tác giả văn bản trích dẫn, tham khảo và được trình bày theo một quy cách nhất định. 2. Tiếng Việt a. Yếu tố Hán Việt, từ Hán Việt. - Yếu tố Hán Việt +Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt -Từ Hán Việt + Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của Tiếng Việt. +Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. b. Mạch lạc trong văn bản. Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì mạch lạc là sợi dây vô hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản. c. Ngôn ngữ các vùng miền. - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
  7. - Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nó tạo nên sự phong phú, đa dạng khi người dùng sử dụng. Đồng thời, việc khác biệt đó cũng thể hiện rõ văn hóa đặc trưng giữa các miền trong cùng một đất nước. - Một vài ví dụ thể hiện sử khác biệt ấy: + Miền Bắc gọi là “ngõ”, miền Trung gọi là “kiệt”, miền Nam gọi là “hẻm” + quả dứa: Miền Bắc (quả dứa); miền Trung (trái gai); miền Nam (trái thơm, khóm). + bố mẹ: Miền Bắc (bố -mẹ, thầy- u); miền Trung (bọ- mạ); miền Nam (tía- má). + ngõ: Miền Bắc gọi là “ngõ”, miền Trung gọi là “kiệt”, miền Nam gọi là “hẻm” d. Thuật ngữ *Khái niệm: Thuật ngữ là những từ, ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận *Đặc điểm của thuật ngữ: Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.  “Tay bưng chén muối đĩa gừng  Thuật ngữ  Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”  thủy chung, tình nghĩa  Sắc thái biểu cảm *Chức năng của thuật ngữ Ví dụ: a) Nếu được làm hạt giống để mùa sau -> Có tính biểu cảm --> biểu thị một ẩn ý trong văn chương hoặc trong đời thường. Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa. ( Tố Hữu – Chào xuân 67)
  8. b) Hãy chọn những hạt to, chắc, mọng sẽ để làm hạt giống. -> Không có tính biểu cảm --> biểu thị trong môn sinh học. => Từ ngữ giống nhau nhưng chức năng nhau. ->Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học công nghệ. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Đọc văn bản sau: LÒ CÒ Ô a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ... cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ. b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi từ 3-5 em, nếu đông chia thành nhiều nhóm. - Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà… sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. c. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: + Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi. + Làm “cái” trò chơi (miếng chàm) bằng một miếng nhựa đặc… nhỏ, dẹt hoặc các sợi dây điện nhỏ thắt lại với nhau vừa vặn tay cầm ném vào các ô chơi. + Vẽ đậm vạch đứng để đi “cái”, là vạch ngang ở một đầu ô chơi. + Các người chơi “oẳn tù tì” để xếp thứ tự chơi. - Bắt đầu chơi: Người chơi đứng vào vạch đi “cái” (ném “miếng cái” vào ô có hình vẽ hoa thị), “cái” của ai gần hoa thị nhất là được đi trước, có thể dùng gang tay hoặc đoạn que làm thước đo cho chính xác. Nếu có 2-3 “cái” cùng chạm “vòng tiêu điểm” thì phải tính cụ thể từ điểm tâm O để phân hơn thua, hoặc nếu không xác định được rõ ràng thì những người có “cái” như thế phải đi lại. Sau khi phân định thứ tự xong, người chơi thực hiện các động tác chơi chủ yếu như sau: Đối với kiểu ô chơi hình chữ nhật:
  9. + Đầu tiên, người chơi thảy “miếng cái” vào ô 1 sao cho “cái” không được chạm vào các vạch bốn bên là được, rồi nhảy lò cò lần lượt từ ô số 10 đến hết ô số 6 thì nghỉ bằng cả hai chân, rồi lại lò cò tiếp đến ô số 1 tìm cách lấy bàn chân đang lò cò nhảy lên đánh bạt “miếng cái” thẳng ra ngoài vạch đứng ném “cái”, xong rồi nhảy lò cò ra. Nếu không đẩy được miếng cái ra khỏi ô hoặc nhảy sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc người chơi mất thăng bằng mà ngã (có tay hoặc chân đang chạm đất hoặc dẫm vạch) làm mất lượt chơi. Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”. + Thực hiện các động tác tương tự như trên với các ô số 2, 3, 4…đến 10 kể cả ô vòng bán nguyệt trên đầu ô số 5 và 6. + Đi hết ô số 10 thì được tậu ruộng: Muốn tậu ruộng, phải đứng ở chỗ có hoa thị mà không được giẫm vạch, quay lưng lại các ô, tay cầm “miếng cái” ném qua đầu để “miếng cái” rơi xuống ô nào mà không chạm các vạch trong ô thì được lấy ô đó làm ruộng, được đánh dấu X hoặc gạch vẽ gì tùy ý. Nếu ném cái cái ra ngoài các ô chơi thì mất lượt chơi lần ấy, nếu miếng cái chạm vạch thì vẫn được đi lại lần sau trong ván chơi. Ruộng của ai thì người chơi ấy được nghỉ chân, khi lò cò qua đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, người chơi sẽ cố tình ném “miếng cái” sao cho vào được ô gần với ô ruộng cũ để mỗi khi lò cò qua đó chủ ruộng được nghỉ liên tiếp và lâu hơn. Còn ruộng của người khác, khi đi qua phải lò cò cắt qua mà không được ngã hoặc giẫm vạch, hoặc nếu muốn nghỉ ngơi thì phải xin phép chủ ruộng hoặc phải nộp cống chủ ruộng bằng một cái búng tai (sau nhiều lần xin nghỉ chủ ruộng sẽ tính rồi búng luôn một lần). Đối với kiểu ô chơi có hình tròn xen kẽ: + Cách này với phù hợp với người chơi nhỏ tuổi, vì chỉ phải lò cò ở các ô tròn và được để hai chân ở ô hình chữ nhật. Đến ô số 8 và ô số 9 thì nhảy quay người lại, đổi chân đứng so với chân trước đó. + Khi tậu ruộng có thể đứng trên các ô số 8 và ô số 9 hoặc ở chỗ có hoa thị tùy theo thỏa thuận trước khi chơi. d. Luật chơi: - Nếu người chơi thảy “miếng cái” mà trúng vào vạch trong các ô hoặc đang đẩy “miếng cái” trúng vạch hoặc nhảy sang ô khác là mất lượt chơi. - Khi đang nhặt “miếng cái” hoặc tìm cách đẩy “miếng cái” ra ngoài ở bất cứ ô nào người chơi đều phải trong tư thế lò cò, chân đứng chân co. Nếu thả
  10. chân đang co xuống đất, chống tay xuống đất, bò ra đất, mất thằng bằng ngã xuống đất hoặc chạm vạch… là mất lượt chơi. - Nếu đang chơi mà “miếng cái” cán mức (nằm trên vạch vẽ các ô) thì mất lượt phải đợi đến lượt sau mới được đi tiếp. Khi đến lượt chơi tiếp được tiếp tục thảy “miếng cái” vào ô của lượt chơi trước bị hỏng (ví dụ đang thảy cái đến ô thứ hai mà cái cán mức thì khi đến lượt chơi mới lại được tiếp tục thảy cái vào ô số 2 để chơi tiếp). (In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lò cò ô” thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin D. Văn bản tự sự Câu 2: Văn bản “Lò cò ô” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? A. Mục đích, ý nghĩa; chuẩn bị; hướng dẫn cách chơi; luật chơi B. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, luật chơi C. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt D. Mục đích, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt Câu 3: Ý nào không đúng khi nói về mục đích của trò chơi lò cò ô? A. Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng cho người chơi. B. Góp phần rèn luyện khả năng di chuyển nhanh nhẹn cho người chơi. C. Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ cho người chơi. D. Góp phần rèn luyện tính khéo léo cho người chơi. Câu 4: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn? “Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.” A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét hoạt động của người chơi lò cò ô. B. Các từ ngữ về chân và hoạt động của chân có tác dụng làm rõ cách chơi lò cò ô. C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn. D. Các từ ngữ có sự lặp lại dùng để nhấn mạnh ý giữa các câu. Câu 5: Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao? Câu 6: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ. ĐỀ 2: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của
  11. cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve… Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2009) Câu 1. Em hãy cho biết nét đặc trưng về ngôn ngữ trong đoạn văn A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ gợi cảm C. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn Câu 2: Đoạn văn thể hiện chủ đề gì? A. Kể về nguồn gốc của cốm B. Miêu tả cách làm cốm C. Ca ngợi giá trị của cốm D. Bàn về cách thưởng thức cốm Câu 3. Câu văn nào nói về cách thưởng thức cốm? A. Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. B. Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát… C. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về D. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Câu 4: Từ đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 5: Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ” không? Vì sao
  12. II. Viết Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay vận động. * Yêu cầu cần đạt: - Nêu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia). - Trình bày được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động, trình tự các bước cần thực hiện trong trò chơi hay hoạt động đó. - Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đối với con người. MỘT SỐ DÀN BÀI THAM KHẢO - Giới thiệu về trò chơi “Kéo co”. - Giới thiệu về trò chơi “Đá cầu”. - Giới thiệu về trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. - Giới thiệu về trò chơi “Thả diều”. Dàn bài 1: Giới thiệu về trò chơi “Kéo co”. a. Mở bài: - Giới thiệu về trò chơi dân gian kéo co: Kéo co cũng là một trò chơi độc đáo và thông dụng trong đời sống từ xưa tới nay. b. Thân bài: *Giới thiệu trò chơi kéo co là gì? Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. * Đặc điểm của trò chơi: - Dụng cụ cần thiết: + Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia. + Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng. + Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội. *Cách chơi và luật chơi: Tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có:
  13. Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Ngoài ra, có thể chọn luật thắng như sau: Vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn chiến thắng trong trò chơi kéo co Thứ nhất cần sắp xếp đội hình chuẩn: Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Khi sắp xếp đội hình thì bạn cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực. Ngoài ra các thành viên đứng dãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo. Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu. Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây. Thứ 2 về tư thế kéo co: Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Tư thế kéo co chuẩn đó là bạn cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi dày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu. Thứ 3 cần giữ chặt tay và dây kéo: Trong quá trình thi đấu bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn
  14. thương trong quá trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân. * Đối tượng tham gia trò chơi: Trò chơi dân gian này được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. *Ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Đây còn là môn thể thao vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước. c. Kết bài: - Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi trong đời sống tinh thần của con người. Dàn bài 2: Giới thiệu về trò chơi “Thả diều”. 1. Mở bài: - Thả diều là một thú vui vô cùng quen thuộc đối với trẻ em ở nông thôn, để lại trong mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm. 2. Thân bài: * Ý nghĩa: - Người Trung Quốc cổ đại có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí. - Là một nghi thức cầu an mà các nhà sư. - Được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. - Là một vật dụng để truyền tin trong quân sự. - Ngày nay, cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới. * Đặc điểm: - Hình dáng, chủng loại phong phú: Hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người. - Phong phú về màu sắc, kích thước của diều cũng vô số kể.
  15. * Cách làm diều thông thường: - Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ 70 - 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn. - Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt. - Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều. - Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn. * Cách thả diều: - Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa. - Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao. 3. Kết bài: - Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều. Dàn bài 3: Giới thiệu về trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Mở bài: - Nêu tên luật lệ của trò chơi: - Nêu lí do thuyết minh: biết cách chơi một trò chơi dân gian thú vị,… Thân bài: 1/ Giới thiệu vắn tắt bối cảnh thời gian, không gian diễn ra trò chơi, sự cần thiết thực hiện trò chơi theo quy tắc: Bịt mắt bắt dê thích hợp cho mọi lứa tuổi đặc biệt là với trẻ con, do đó xuất hiện nhiều tại các vùng thôn quê Việt Nam, tại các hội làng. Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến 2/ Trình bày các nội dung của luật lệ - Chuẩn bị: + Một miếng vải- tối màu càng tốt , dài để bịt mắt. + Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe
  16. theo hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê định hình phương hướng và đuổi bắt. + Những người khác đứng xung quanh tạo thành một vòng tròn hò reo tạo không khí sôi động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào. - Luật chơi - Mắt phải được bịt kín - Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê - Không được đi ra khỏi vòng tròn - Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng và thay người khác vào chơi. 3/ Một vài lưu ý để chơi trò chơi tốt hơn - Địa điểm cần an toàn - Có người quan sát Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ luật lệ - Đưa ra khuyến nghị, động viên… Dàn bài 4: Giới thiệu về trò chơi “Đá cầu” Mở bài: - Nêu tên luật lệ của trò chơi: - Nêu lí do thuyết minh: biết cách chơi một trò chơi dân gian thú vị,… Thân bài  Nguồn gốc của trò chơi đá cầu Trò đá cầu bắt nguồn từ Trung Quốc, ra đời từ thế kỉ 5 TCN Ở Việt Nam, trò đá cầu được phát triển từ trò tâng cầu, chuyền cầu Đá cầu không chỉ là một trò chơi dân gian, mà còn là một môn thể thao  Phân loại Gồm hai loại + Đá cầu thi đấu + Đá cầu nghệ thuật  Cách chơi Cách chơi đá cầu được hiểu đơn giản đó là hai hay một nhóm người cùng chuyền đi chuyền lại cho nhau một quả cầu Ai không đỡ được trái cầu và làm cầu rơi xuống đất sẽ thua
  17.  Tác dụng của trò chơi đá cầu Tăng độ nhanh nhạy, khéo léo Thể hiện được tinh thần đồng đội Rèn luyện sức khỏe cho người chơi Kết bài Đây là một trò chơi lành mạnh và bổ ích mà chúng ta cần phát triển Trò chơi đá cầu đã gắn bó suốt quãng thời gian học sinh của em TTCM KÍ DUYỆT Nguyễn Thị Ái Châu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0