intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT I/ NỘI DUNG ÔN TẬP Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị (4 câu TN: Nhận biết- thông hiểu) - Thể chế chính trị, Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, quốc khánh, quốc hiệu của Việt Nam Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp (4 câu TN: Nhận biết- thông hiểu) - Nội dung về quyền con người. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường. (4 câu TN: Nhận biết- thông hiểu) - Biết được nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (8 câu TN: Nhận biết- thông hiểu) Nêu và hiểu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước CHXHCNVN Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam (8 câu TN: Nhận biết- thông hiểu) - Nêu và hiểu được đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1 câu tự luận vận dụng thấp) - Nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Có thái độ đồng tình, ủng hộ đối với những hành vi thực hiện đúng, không đồng tình, phê phán các hành vi chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 câu TN: Nhận biết- thông hiểu, 1 câu tự luận vận dụng cao) - Nêu và hiểu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, chính phủ và chủ tịch nước, II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA - 7 điểm trắc nghiệm - 3 điểm tự luận III/ MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA 1. Phần trắc nghiệm Bài 15 Câu 1: Hiến pháp năm 2013 quy định lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm A. Đất liền, vùng biển và vùng trời. B. Đất liền, vùng đất và vùng trời. C. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. D. Đất liền, vùng đất, vùng biển và vùng trời. Câu 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Nhân dân, vì Nhân dân. C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân. Câu 3: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nền màu gì?
  2. A. Màu vàng. B. Màu đỏ. C. Màu xanh. D. Màu trắng. Câu 4: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng những hình thức nào? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. C. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại điện, dân chủ nghị viện. D. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đân chủ nghị viện, dân chủ tuyệt đối. Câu 5: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang chính thể A. Quân chủ lập hiến. B. Cộng hoà tổng thống. C. Quân chủ chuyên chế. D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Câu 6: Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào? A. 2 tháng 9 năm 1941. B. 2 tháng 9 năm 1943. C. 2 tháng 9 năm 1945. D. 2 tháng 9 năm 1940. Câu 7. Khẳng định nào sau đây là chưa đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới. B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau. Câu 8: Theo quy định của Hiến pháp 2013, Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai? A. Nhân dân B. Quan chức C. Đảng Cộng sản D. Giai cấp cầm quyền. Bài 16 Câu 1: Đâu không phải là quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013? A. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được phép chỉ trích những sai lầm, sai phạm của các quan chức chính quyền. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. D. Quyền có nơi ở hợp pháp Câu 2: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013? A. Nghĩa vụ học tập B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng Câu 3: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID-19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 4: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền về chính trị thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
  3. B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước. C. Có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Câu 5: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam? A. Quyền tự do đi lại và cư trú. B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bài 17 Câu 1: Nội dung nào sau đây là quy định của Hiến pháp về nền kinh tế của nước ta? A. Nền kinh tế thị trường hướng tới thu hút đầu tư quốc tế. B. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, khép kín. C. Nền kinh tế tự cung, tự cấp, không phụ thuộc. D. Nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập và hợp tác quốc tế. Câu 2: Theo quy định của Hiến pháp 2013, Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường? A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân. C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế. D. Điều tiết, định hướng Câu 3. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí? A. Nhà nước. B. Tòa án. C. Quốc hội. D. Tổ chức xã hội. Câu 4: Theo quy định của Hiến pháp, khoa học, công nghệ giữ vai trò như thế nào trong sự phát triển của đất nước? A. Then chốt. B. Nền tảng. C. Quan trọng. D. Hàng đầu. Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề là trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Kinh tế. D. Giáo dục. Câu 6: Theo Hiến pháp 2013, Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì? A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 7: Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế A. thị trường theo mô hình tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo. B. thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế. C. tập trung, bao cấp, Nhà nước có quyền can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế. D. tự cung, tự cấp, không bị chi phối bởi các quy luật kinh tế trên thị trường. Câu 8: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là quy định của Hiến pháp về chính sách phát triển giáo dục? A. Bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc. B. Từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
  4. C. Thực hiện chính sách học bổng. D. Ưu tiên phát triển giáo dục khu vực thành thị. Bài 18 Câu 1. Cơ quan nào quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước? A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C. Chính phủ D. Chủ tịch nước Câu 2. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhiệm vụ của cơ quan nào? A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C.Hội đồng bầu cử quốc gia D. Chủ tịch nước Câu 3. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là…? A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C. Chính phủ D. Chủ tịch nước Câu 4. Cơ quan nào nắm giữ quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân? A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C. Chính phủ D. Chủ tịch nước Câu 5. Cơ quan nào của nước ta do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật? A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C.Hội đồng bầu cử quốc gia D. Kiểm toán nhà nước Câu 6. Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Bảo Lộc là cơ quan nào? A. UBND Tỉnh Lâm Đồng B. Hội đồng nhân dân Tỉnh Lâm Đồng C. UBND thành phố Bảo Lộc D. UBND các xã, phường. Câu 8. Tổ chức thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội là nhiệm vụ của cơ quan nào? A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C. Chính phủ D. Chủ tịch nước Câu 9. Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao? A. Chủ tịch nước. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Hội đồng nhân dân. Câu 10. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân. B. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân. C. Chủ tịch nước và Chính phủ. D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Bài 19 Câu 1. Trung tâm thực hiện quyền lực chính trị là vai trò của tổ chức nào trong hệ thống chính trị ở nước ta? A. Quốc hội B. Đảng cộng sản Việt Nam C. Chính phủ D. Nhà nước Câu 2. Thực hiện công tác đối nội và đối ngoại là vai trò của tổ chức nào trong hệ thống chính trị ở nước ta? A. Quốc hội B. Đảng cộng sản Việt Nam C. Chính phủ D. Nhà nước Câu 3. Tổ chức nào có vai trò cầm quyền, lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước ta? A. Quốc hội B. Đảng cộng sản Việt Nam C. Chính phủ D. Nhà nước Câu 4. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, tổ chức nào có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân? A. Quốc hội B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam C. Chính phủ D. Nhà nước Câu 5. Tổ chức nào được coi là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta? A. Quốc hội B. Đảng cộng sản Việt Nam C. Chính phủ D. Nhà nước
  5. Câu 6. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng, điều này thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của hệ thống chính trị? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản C. Tập trung dân chủ D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa Câu 7. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của người dân hoặc phải do nhân dân quyết định, điều này thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của hệ thống chính trị? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân B. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản C. Tập trung dân chủ D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa Câu 8. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước phải được quyết định bởi tập thể, điều này thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của hệ thống chính trị? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân B. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản C. Tập trung dân chủ D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa Câu 9. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, điều này thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của hệ thống chính trị? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân B. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản C. Tập trung dân chủ D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa Câu 10. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” (Khoản 4 Điều 120). Điều này thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của hệ thống chính trị? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân B. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản C. Tập trung dân chủ D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện đặc điểm nào của hệ thống chính trị? A. Tính nhất nguyên chính trị B. Tính nhân dân C. Tính thống nhất D. Tính đa nguyên chính trị Câu 12. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Điều này thể hiện đặc điểm nào của hệ thống chính trị? A. Tính nhất nguyên chính trị B. Tính nhân dân C. Tính thống nhất D. Tính đa nguyên chính trị Câu 13. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” là thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị? A. Tính nhất nguyên chính trị B. Tính nhân dân C. Tính thống nhất D. Tính đa nguyên chính trị Bài 21 Câu 1. Chủ tịch nước có thể uỷ nhiệm cho ai thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình? A. Quốc Hội. B. Phó Chủ tịch nước. C. Hội đồng nhân dân. D. Chính phủ. Câu 2. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  6. C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan. D. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội? A. tổ chức các kì họp công khai. B. tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ. C. làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì. Câu 3: Công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của: A. Quốc hội. B. Thủ tướng Chính phủ. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Chủ tịch nước. Câu 4: Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của: A. Chủ tịch nước B. Chủ tịch Quốc hội C. Thủ tướng Chính phủ D. Quốc hội Câu 3: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc: A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. B. Thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng đối nội. C. Ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết. D. Đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 2. Phần tự luận - Làm bài tập 1, 2 SGK/130, bài tập 4 phần luyện tập và bài 1 phần vận dụng SGK/139
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2