intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương khoa học môi trường và sức khỏe môi trường

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

279
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến với "Đề cương khoa học môi trường và sức khỏe môi trường" các bạn sẽ được tham khảo các câu hỏi xoay quanh hai vấn đề chính là khoa học môi trường và sức khỏe môi trường. Hy vọng tài liệu sẽ hỗ trợ các bạn ôn tập và làm bài tập tốt. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương khoa học môi trường và sức khỏe môi trường

  1. KHMT-SKMT 1011 ĐỀ CƯƠNG KHMT-SKMT PHẦN I: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Câu 1: Trình bày được các khái niệm và nguyên lí chung của sinh thái học. - Khái niệm: + Là môn KH nghiên cứu về quan hệ giữa sinh vật và môi trường. + Là môn KH nghiên cứu về nhà ở, nơi sinh sống của sinh vật. + Công thức của hệ sinh thái: HST = QXSV + MT + NLASMT. - Nguyên lí chung của STH: + Sinh vật tồn tại và phát triển ở môi trường đặc trưng của mình; ngoài mối tương tác này, sinh vật không thể tồn tại được. + Khi môi trường ổn định thì sinh vật sống ổn định, phát triển hưng thịnh. + Khi môi trường suy thoái thì sinh vật bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. + Khi có những biến đổi về môi trường, sinh vật cũng có những biến đổi nhằm thích nghi để giảm bớt tác động bất lợi. + Khi môi trường bị hủy hoại, sinh vật chịu chung số phận. Câu 2: Trình bày được tác động chung của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới môi trường. a. Tác động của CNH: - Nguy cơ do khai thác năng lượng: + Than, dầu mỏ, khí đốt: gây ô nhiễm không khí (gây ra CO, CO2, NO2, bụi…). + Gỗ: phá rừng, ảnh hưởng đến HST => đất trống, đồi trọc, xói mòn, lở đất, lũ lụt… + Thủy điện: ảnh hưởng sinh thái. + Hạt nhân: nguy cơ sự cố phóng xạ. - Yêu cầu khi khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản tái sinh được và không tái sinh được: + Với tài nguyên tái tạo được (nước, tài nguyên sinh vật, gỗ…): khai thác trong giới hạn khôi phục, tái tạo lại được. + Với tài nguyên không tái tạo được (khoáng sản, các nguồn gen quý hiếm…): khai thác ít hơn hoặc bằng lượng tái nguyên, sử dụng tiết kiệm. - Nguy cơ do khai thác, sử dụng các nguồn nước: gây suy giảm tài nguyên nước (do tăng dân số, nhu cầu sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp). - Nguy cơ ô nhiễm không khí: ô nhiêm khí thải (nồng độ SO2, CO2, bụi tại các khu công nghiệp đều gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép). - Nguy cơ nước thải, rác thải công nghiệp gây ô nhiễm đất, các nguồn nước. (cả nước: khoảng 50000 tấn chất thải/ngày, tỉ lệ thu gom từ 20-30%). NHT 23F 0915 Page 1
  2. KHMT-SKMT 1011 - Nguy cơ ô nhiễm do tiếng ồn công nghiệp: làm giảm sức nghe, gây điếc, rối loạn hoạt động thần kinh, tim mạch. b. Tác động của ĐTH: - Nguy cơ do tập trung dân số: gây quá tải cơ sở hạ tầng, dẫn đến nhiều nhà ở, nước sạch, hệ thống nước thải và tắc nghẽn giao thông. - Nguy cơ do chênh lệch thu nhập: làm gia tăng khoảng cách giàu-nghèo, phần lớn dân nghèo thành thị sống trong những khu ổ chuột. - Nguy cơ do lối sống, tệ nạn XH như vận động, ăn quá nhiều, nghiện hút, bạo lực… Câu 3: Trình bày được những thách thức về phát triển bền vững quy mô toàn cầu và ở Việt Nam. a. Trên thế giới: - Dân số phát triển nhanh, sự phát triển vượt bậc của khoa học-công nghệ, tăng trưởng kinh tế, các biến động thể chế xã hội => thách thức lớn với môi trường: + Suy giảm số lượng, và chất lượng tài nguyên thiên nhiên. + Thu hẹp diện tích rừng, diện tích đất nông nghiệp giảm. + Mất cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học. + Ô nhiễm môi trường tăng nhanh, Trái Đất nóng lên. - Những vấn đề xã hội phát sinh như khu vực giàu-nghèo, nạn đói… là nguyên nhân của sự phát triển bất ổn định của xã hội. - Xu thế toàn cầu hóa. b. Việt Nam: Dân số phát triển nhanh. Câu 4: Nhiệm vụ và đáp ứng của y tế đối với thảm họa. - Trước thảm họa: + Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe. + Tổ chức mạng lưới y tế sắn sang. + Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ y tế được tập huấn. + Diễn tập, phối hợp liên ngành. + Dự trữ cơ sở vật chất và phương tiện sẵn sàng đáp ứng. - Trong thảm họa: + Đáp ứng khẩn cấp. + Cấp cứu trì hoãn trong vòng 24h. + Tham gia vận chuyển. + Ngăn ngừa dịch. + Hướng dẫn xử lí. PHẦN II: SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Câu 1: Trình bày được tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người. a. Ảnh hưởng của bụi, hơi khí độc trên SK: - Tùy theo bản chất hóa học, kích thước của bụi: NHT 23F 0915 Page 2
  3. KHMT-SKMT 1011 + Gây tổn thương đường hô hấp: viêm cấp, viêm mãn mũi họng, khí phế quản, phổi, màng phổi. + Gây nhiễm độc, nhiễm trùng. + Gây dị ứng, gây ung thư. - Hơi khí độc: bản chất hóa học -> kích thích, bỏng, ngạt, nhiễm độc, ung thư cho da, niêm mạc, đường hô hấp, các cơ quan thần kinh, nội tiết, tạo máu, sinh dục, tiêu hóa, tiết niệu... b. Ảnh hưởng của các tác nhân vi sinh vật gây ô nhiễm không khí trên SK: - Gây các bệnh lây qua đường hô hấp: lao, bạch hầu, ho gà, cúm, sởi. - Gây các bệnh nhiễm trùng da, niêm mạc. - Gây các bệnh dị ứng. c. Ảnh hưởng của các tác nhân lý học: - Bức xạ ion hóa: bệnh phóng xạ nghề nghiệp, gây ung thư, tổn thương các cơ quan (có nhiều tế bào non: tạo máu, sinh dục...) - Tia tử ngoại (cực tím): ung thư da, đục nhân mắt, say nắng... - Tia laze gây bỏng da, niêm mạc, mắt... - Sóng điện từ, điện từ trường: gây suy nhược thần kinh, tổn thương tim mạch, hệ nội tiết, tạo máu, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, có thể gây ung thư... - Tiếng ồn, rung chuyển: điếc nghề nghiệp, bệnh tim mạch, thần kinh... - Áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp gây bệnh lên cao (giảm Oxy), bệnh thùng lặn (tắc mạch do bọt khí), rối loạn quá trình điều nhiệt, các bệnh tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu. Tác nhân Cơ quan ảnh hưởng Ảnh hưởng tới sức khỏe Bụi Hô hấp: Nhiễm độc chung Trên: viêm mũi họng cấp, mạn Ung thư Dưới: bệnh phổi, phế quản mạn Xơ, bụi phổi Dị ứng Hơi khí độc Đường hô hấp Kích thích đường hô hấp Tiêu hóa Ngạt Da, niêm mạc Ngộ độc toàn thân Ngộ độc hệ thống toàn máu Bụi + khí Toàn thân Hội chứng SBS Vi sinh vật Đường hô hấp Lao, bạch hầu, ho gà, cúm, sởi Da, niêm mạc Viêm da, niêm mạc Lý học Quá trình điều nhiệt Rối loạn quá trình điều nhiệt Da, mắt, thần kinh, thận, tim Điếc nghề nghiệp mạch... Bỏng da, bỏng giác mạc Viêm mắt, đục nhân mắt Ung thư da Suy nhược thần kinh... NHT 23F 0915 Page 3
  4. KHMT-SKMT 1011 Câu 2: Trình bày khái niệm, các nguồn lây nhiễm, đường truyền bệnh, một số loại nhiễm trùng bệnh viện chính hiện nay ở Việt Nam. a. Khái niệm: Là nhiễm trùng mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý do nhập viện không phải do nhiễm trùng đó, xuất hiện 48 giờ sau nhập viện và 30 ngày đối với nhiễm trùng vết mổ. b. Các nguồn lây nhiễm: - Con người: BN, NVYT, người nhà, khách thăm - Vật liệu dụng cụ y tế - Môi trường: không khí, đất, bề mặt, nước. c. Đường truyền bệnh: - Qua tiếp xúc trực tiếp (đường bàn tay). Chủ yếu qua bàn tay hoặc dụng cụ y tế (90% tất cả các loại NKBV) - Qua các giọt nhỏ (>5µm): 9% NKBV - Qua không khí (
  5. KHMT-SKMT 1011 Cơ chế lan truyền: Người - Đất - Người: Người bệnh/người Người lành lành mang trùng Sinh hoạt Chất thải Ăn uống Vật trung gian Đất ô nhiễm Súc vật - Đất - Người: Súc vật bệnh Người lành Chất thải Lao động Xác động vật Sinh hoạt Vật trung gian Đất ô nhiễm Đất - Người: Nguồn: Người lành Bệnh ở người/súc vật Lao động Tiếp xúc Bụi Thức ăn Đất ô nhiễm NHT 23F 0915 Page 5
  6. KHMT-SKMT 1011 Tác nhân Người - Đất - Người Súc vật - Đất - Người Đất - Người truyền bệnh - Đa số là các bệnh lây - Các bệnh súc vật, vật - Tác nhân rất bền truyền qua đường tiêu nuôi. vững ở môi trường hóa: tả, lị, thương hàn, - Con người ngẫu nhiên do tạo nha bào. Đặc điểm giun đũa, giun xoắn, rơi vào chu trình dịch - Nguồn ẩn, đất là nơi chung viêm gan A... súc vật. lưu giữ tác nhân. - Các tác nhân có khả năng tồn tại khá bền vững ở môi trường đất. - Gặp ở mọi lứa tuổi, đặc - Gặp ở mọi người tiếp - Gặp ở những người biệt ở trẻ em và người xúc với súc vật: địa có tiếp xúc với mầm già. chất, lâm nghiệp, bệnh. - Thường gây dịch, liên nông nghiệp, chăn - Dịch thường lẻ tẻ. quan đến mùa xuân hè. nuôi, du lịch sinh - Cộng đồng thiếu Đặc điểm - Gặp ở cộng đồng trình thái... trang thiết bị bảo hộ dịch tễ độ văn hóa thấp, nghèo - Đôi khi có dịch lớn, lao động, vệ sinh an học đói, tập quán lạc hậu, thường lẻ tẻ, có đặc toàn thực phẩm điều kiện vệ sinh kém. điểm dịch tự nhiên. chưa tổt. - Thiếu kiến thức và hành - Cộng đồng hiểu biết vi vệ sinh chưa đúng. hạn chế, thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động. - Quản lí và xử lí chất thải - Kiểm soát, dự báo thú - Nâng cao nhận “ba diệt”. y thức. - Cung cấp nước sạch, cải - Vệ sinh môi trường, - Quản lí, xử lí chất Biện thiện kinh tế. chuồng trại. thải. pháp dự - Nâng cao kiến thức vệ - Bảo hộ lao động khi - Vệ sinh an toàn phòng sinh phòng bệnh. tiếp xúc vật nuôi. thực phẩm. - Nâng cao nhận thức - Bảo hộ lao động. cộng đồng, vệ sinh phòng bệnh. NHT 23F 0915 Page 6
  7. KHMT-SKMT 1011  Lị:  Nhiễm khuẩn:  Các bệnh nấm: Hầu hết  Trực khuẩn lị chết tương đối  Trong số bệnh của súc các bệnh nấm nặng ở da ăn nhanh trong phân tươi. vật truyền sang người, sâu vào trong hay lan toàn  Có thể tồn tại lâu nhờ chất hữu đất có thể giữ vai trò chủ thân được gây ra do nấm cơ trong đất. yếu truyền tác nhân hoặc xạ khuẩn  Thường bị các tia bức xạ mặt nhiễm khuẩn từ vật nuôi (Actinomicetes). trời tiêu diệt. sang người.  Chúng phát triển bình  Người bị nhiễm khuẩn là do ăn  Bệnh xoắn khuẩn vàng thường như những vi phải rau quả bị nhiễm bẩn đất ô da (bệnh do Leptospira): khuẩn hoại sinh ở nhiễm hay tiếp xúc với phân  Leptospira gây bệnh trong đất. tươi. đồng thời cho vật  Xâm nhập vào da qua nuôi và cho người vết thương.  Thương hàn và phó thương hàn: tất cả mọi nơi trên  Những u nấm hay gặp  Đất trồng là môi trường không thế giới. trước hết ở những thuận lợi: trực khuẩn thương hàn  Chủ yếu vẫn là ở người đi chân đất hoặc và phó thương hàn sẽ chết sau 1 trâu bò, trong 1 số đi giày dép, mặc quần thời gian rơi vào đất vì không vùng, dê, cừu, ngựa áo không đủ bảo vệ cạnh tranh được với các vi cũng bị nhiễm da. khuẩn hoại sinh ở đất. khuẩn. Chuột cống,  Bệnh nấm  Tùy theo mức độ nhiễm và loại chuột chù, chuột Coccidioides do nấm đất, trực khuẩn thương hàn có đồng thường mang Coccidioides imitis Một thể tồn tại khá lâu (2-4 tuần hoặc mầm bệnh. gây ra thường được số hơn nữa) trong đất.  Sự lan truyền xoắn gặp ở những vùng khô nguy khuẩn Leptospira hạn hay bán khô hạn. cơ  Tả: liên quan rõ rệt khi  Phẩy khuẩn tả trong đất: Vibrio tiếp xúc với vật nuôi  Uốn ván: Uốn ván là một cholerea cổ điển, Vibrio Eltor. mắc bệnh, với nước bệnh nặng của người do  Phẩy khuẩn tả tồn tại ở trong đất bùn nhiễm xoắn độc tố của trực khuẩn không quá một tháng. khuẩn. Nicolaire gây ra. Chúng  Khả năng tồn tại chịu ảnh hưởng phát triển kị khí ở những của nhiều yếu tổ:  Bệnh than (người mắc vết thương nhiễm khuẩn.  Đất bị nhiễm bẩn bởi phân bệnh than ít gặp):  Bệnh thường gặp ở tươi, các chất hữu cơ kéo dài  Trực khuẩn than đề những người làm nông thời gian tồn tại của phẩy kháng cao với những tác nghiệp, chủ yếu do khuẩn tả từ 5-7 tháng. nhân hóa học và với những vết thương xây  Thành phần cơ bản của đất. những điều kiện bất xát, bị nhiễm khuẩn  Hiện tượng đối kháng vi thuận lợi của môi trường tiếp xúc với đất bón khuẩn và những yếu tổ sinh bao quanh. phân. học.  Có thể sống hàng năm  Tác nhân nhiễm khuẩn trong đất và trong những Clostridium tetani do tổ chức của động vật những súc vật bị  Nhiễm kí sinh trùng (như giun như da, lông ngựa, lông nhiễm khuẩn đặc biệt sán...): cừu. là ngựa.  Kí sinh trùng được truyền qua  Khi mầm bệnh lưu trú  Nguồn gây nhiễm tức đất hoặc trứng giun sán, ấu trùng trong vật nuôi ở 1 vùng thời có thể là đất, bụi của chúng sau thời gian ủ bệnh nào đó, ổ gây bệnh sẽ hoặc những chất thải NHT 23F 0915 Page 7
  8. KHMT-SKMT 1011 trong đất, trở thành tác nhân gây được phát sinh đối với của súc vật và người. bệnh cho người. các động vật do khả  Vi khuẩn uốn ván gặp  Giun đũa, giun xoắn Necator năng thường trú của khá nhiều trong đất americanua và giun móc, tác mầm bệnh trong đất. canh tác cũng như (đôi nhân gây bệnh giun móc. lúc) trong đất bỏ  Giun lươn ít truyền bệnh qua đất  Bệnh sốt phát ban: hoang. Càng lên cao hơn. Những giai đoạn tự do của Rickettsia (vùng núi) càng ít gặp giun sán lan truyền qua đất  Rickettsia có thể có mặt vi khuẩn này. Đất bón nhiều nguy cơ. trong đất và bụi, ở nơi phân chuồng chứa  Bệnh lị đường ruột: Entamoeba mà chúng có thể sinh tồn nhiều vi khuẩn này. dysenteria có thể tồn tại ở trong trong những thời kì dài  Vi khuẩn uốn ván đất nhất là đất bị ô nhiễm phân. nhờ ở sức đề kháng phân bố rất không đều mạnh mẽ của chúng với trong các loại đất khác  Nhiễm virus đường ruột: điều kiện khổ hạnh. nhau.  Trong đất ngưởi ta tìm thấy  Nguồn bệnh: cừu, dê,  Nó có thể duy trì sức virus bại liệt ECHO và mèo. sống vài năm trong đất Coxsackie (chủng ECHO7 và trồng trọt, nhưng có ít ECHO9) gây viêm màng não và  Bệnh sốt Q: Bệnh sốt Q khả năng sinh sản ở sốt phát ban, viêm cơ tim, viêm được gây ra bởi Coxiella các lớp đất dưới. não trẻ sơ sinh. Burnetii  Độc tố của vi khuẩn  Virus đường ruột chịu đựng bền này bị phân hủy khá vững các tác nhân lý-hóa và  Bệnh viêm da do giun/ấu nhanh bởi các vi sống dai dẳng ở ngoại cảnh. trùng lạc chỗ: Bệnh viêm khuẩn hiếu khí trong da này thường gặp ở những các lớp đất trồng nơi có nhiều mèo, chõ nhiễm thoáng. Ankylostoma brazilienne.  Người bị nhiễm bệnh do  Bệnh ngộ độc thịt (do sự xâm nhập vào da của Clostridium Botulium): những ấu trùng giun  Bệnh ngộ độc thịt là 1 móc và/hoặc nhiễm giun bệnh ngộ độc thường đũa chủng động vật. gây chết người do  Nhiễm bệnh này thường những độc tố của ở những người phải tiếp Clostridium Botulium xúc với chất phóng uế gây ra. của vật nuôi thải ra, đặc  Nguồn mầm bệnh là biệt trẻ em. đất hoặc từ ruột súc vật bị bệnh.  Độc tố được tạo nên do sự phát triển kị khí của các nha bào trong thức ăn và gây ngộ đọc tức thời.  Cl. Botulium có nhiều ở đất canh tác, trồng trọt, kiềm, trung tính và ở một vài loại động vật trong đất. NHT 23F 0915 Page 8
  9. KHMT-SKMT 1011 Câu 4: Những nguy cơ cho sức khỏe do ô nhiễm nước và các bệnh do ô nhiễm nước gây ra. Có 2 dạng nguy cơ cho sức khỏe con người liên quan tới nước: - Nguy cơ do các vi sinh vật có khả năng truyền bệnh cho người qua việc uống nước và qua tiếp xúc với nước hoặc do các vật chủ trung gian và côn trùng gây bệnh. - Nguy cơ do các chất hóa học, phóng xạ có trong nước: Nguy hại đến sức khỏe con người do: + Uống nước trực tiếp + Ăn các loại thực phầm + Sử dụng nước trong vệ sinh cá nhân, trong lao động phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, trong nghỉ ngơi + Sống gần các nguồn nước 1. Do tác nhân sinh học: Những tác nhân sinh vật chính truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: vi khuẩn gây bệnh, virus, kí sinh trùng và các tác nhân sinh vật khác.  Vi khuẩn gây bệnh: - Các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người trực tiếp qua uống nước hoặc gián tiếp qua các loại thực phẩm và nước dùng để chế biến thực phẩm. - Các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước có thể gây ra các bệnh hiểm nghèo như: + Tả (phẩy khuẩn tả El Tor) + Thương hàn (Salmonella typhi) - Các bệnh dễ lan truyền nhanh như: + Ỉa chảy (Escherichia coli) + Lị trực khuẩn (Shigella) + Các bệnh đường ruột do phó thương hàn + Bệnh Leptospira  Virus: - Một số virus phát triển trong bộ máy tiêu hóa của người và có thể được đào thải một lượng lớn trong phân. Trong nước thải vầ nước bị ô nhiễm hay có virus đường ruột như các loại: + Enterovirus: virus bại liệt (Poliovirus), Coxsackie, virus viêm gan A, Echovirus + Adenovirus, Reovirus - Bệnh viêm gan do virus có thể truyền qua sò hến sống ở vùng nước bị nhiễm phân.  Kí sinh trùng: - Kí sinh trùng (Entamoeba histolytica): gây lị amip đường ruột (lị amip và những biễn chứng của nó). - Kí sinh trùng Cyclospora (hoặc Cyanobacterium like bodie): có trong nước gây bệnh tiêu chảy kéo dài  Truyền qua nước bằng những con đường khác: - Bệnh do kí sinh trùng thâm nhập từ nước qua da và niêm mạc: Khi tiếp xúc với nước, các kí sinh trùng có thể thâm nhập qua da, niêm mạc như: NHT 23F 0915 Page 9
  10. KHMT-SKMT 1011 + Các loại sán máng gây nên bệnh sán máng. Bệnh này gây nên những tổn thương bệnh học lớn làm suy kiệt, giảm sức đề kháng và năng lực lao động và có thể phát triển thành ổ dịch. + Sán máng có loại gây rối loạn đường ruột + Sán máng có loại gây bệnh sán máng đường sinh dục, tiết niệu, bàng quang. - Loại nhiễm sán do vật chủ trung gian sống trong nước: Các bệnh: sán lá gan (clonorchiasis), sán lá ruột (Fassei – slipsiasis), sán máng (Schistosomiasis), sán lá phổi (Paragonimiasis). - Do các côn trùng liên quan đến nước: + Muỗi gây bệnh sốt rét gồm 4 loài chính: Anophen minimus, Anophen dirus, Anophen sundaicus, Anophen subpictus. + Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết gọi là Aedes aegyppti hay còn gọi là muỗi vằn. Chúng sống và đẻ trứng trong nước, đốt người và gây ra bệnh sốt xuất huyết. + Muỗi gây bệnh giun chỉ gọi là Tulex pipiens, sống trong ao tù nước động, các vùng nước bẩn lưu cữu lâu ngày. - Các bệnh về mắt, ngoài da, chấy, rận. + Cách lây truyền: Trực tiếp từ người bệnh sang người lành. + Nguyên nhân: thiếu nước sử dụng trong vệ sinh cá nhân hoặc dùng phải nước không sạch. + Các bệnh thường gặp: mắt hột, viêm màng tiếp hợp, các bệnh ngoài da: ghẻ, lở, hắc lào, chàm, nấm ngoài da và chấy, rận. 2. Do tác nhân hóa học và phóng xạ: Các tác nhân hóa học gây hại cho sức khỏe con người khi sự có mặt của chúng vượt quá nồng độ cho phép trong nước. Các chất này ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua các đường: • Trực tiếp:  Qua ăn uống  Vệ sinh cá nhân  Sử dụng nước để nghỉ ngơi, giải trí • Gián tiếp:  Qua việc phá hủy môi trường  Tích lũy các chất gây ô nhiễm nước vào cơ thể khi con người sử dụng thực phẩm 2.1. Các chất hóa học: a. Vô cơ: - NO3-: Nguy hại khi vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa NO3- -> NO2- + Gây bệnh Methemoglobin (hội chứng xanh tím) + Nguy cơ gây ung thư tiềm tàng: NO2- + amin/amid (cơ thể) -> nitrosamin, là 1 chất có khả năng gây ung thư - Floride (F-): Là chất độc tích lũy, phơi nhiễm lâu dài: + Tích lũy trong xương răng + Làm xương giòn, rạn nứt xương + Fluorosis răng: làm xốp men răng, làm cho răng có nhiều lỗ thủng, hoen ố răng NHT 23F 0915 Page 10
  11. KHMT-SKMT 1011 + Có thể tương tác với Al gây bệnh Alzheimer - Arsen (As): Phơi nhiễm lâu dài qua nước uống: + Ung thư: da, phổi, bàng quang, gan, thận + Thay đổi khác về da: sắc tố, chai cứng da + Có thể một số ảnh hưởng khác: bệnh tim mạch, tiểu đường, ảnh hưởng sinh sản + Bệnh máu ngoại vi: Bệnh đen chân dẫn đến chứng hoại thư - Chì (Pb): + Nồng độ cao gây nhiễm độc cấp + Nồng độ thấp là chất độc tích lũy + Gây phá hủy nghiêm trọng đến não, thận, hệ thống thần kinh, tế bào hồng cầu + Trẻ em: nhạy cảm với Pb do hấp thu nhanh lượng Pb tiêu thụ => kìm hãm sự phát triển trí tuệ, thể lực b. Hữu cơ: - Vòng thơm: benzen, pyren, benzidin, hợp chất nitro => ung thư, phát triển khối u của người và động vật. - Chất trừ sâu, diệt cỏ, côn trùng: phân hủy chậm, tích lũy trong môi trường qua chuỗi thức ăn theo nước và các thực phẩm vào cơ thể con người => ảnh hưởng đến di truyền, gây quái thai, dị dạng (dioxin) 2.2. Các chất phóng xạ: - Làm chết sinh vật và người - Làm thay đổi cấu trúc tế bào - Bệnh di truyền, bệnh máu, ung thư. NHT 23F 0915 Page 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2