intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG MÁY ĐIỆN

Chia sẻ: ĐỖ HỮU DUY DUY | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

306
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Nguyên lí đo sâu bằng bút ghi di động trên băng giấy.Vẽ hình mô tả hoạt động của từng khối. • Nguyên lí đo sâu bằng bút ghi di động: − Khi cho máy đo sâu hoạt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG MÁY ĐIỆN

  1. Page2 ĐỀ CƯƠNG MÁY ĐIỆN Câu 1: Nguyên lí đo sâu bằng bút ghi di động trên băng giấy.Vẽ hình mô tả hoạt động của từng khối. • Nguyên lí đo sâu bằng bút ghi di động: − Khi cho máy đo sâu hoạt động thì động cơ được cấp điện làm quay cam phát cùng với bút ghi gắn trên dây cu roa và băng giấy được dịch chuyển theo hướng vuông góc với kim ghi. Tại thời điểm phát kim ghi nằm ở vị trí 0 của thang đo sâu, tiếp điểm kín mạch xung khởi động điều khiển máy phát phóng điện qua chuyển mạch xuống màng dao động phát sóng siêu âm xuyên thẳng vào trong nước sau đó gặp đáy biển phản xạ trở về qua màng dao động thu. Sóng siêu âm lúc này biến thành dao động điện áp qua chuyển mạch về bộ khuếch đại rồi được đi đến kim ghi phóng điện qua băng giấy tới điểm nối đất kín mạch băng giấy bị cháy thành các vệt đen sau đó độ sâu được đo. Khoảng thời gian phát và thu sóng siêu âm đúng bằng khoảng thời gian kim chạy trên băng giấy một đoạn tỉ lệ với độ sâu. • Ưu điểm : Ghi được độ sâu liên tục khi tàu hành trình do đó có thể biết được sự biến thiên của đáy ở khu vực mà tàu đi qua, đồng thời phán đoán độ dốc của nền đáy. • Nhược điểm : Phải bảo quản giấy tránh ẩm ướt, thay giấy khi giấy hết, vệ sinh tránh bụi bẩn làm mất cách nhiệt của giấy. • Vẽ mô hình hoạt động của từng khối : Page1
  2. Page2 Công tắc điều kiện phát thước đo Độ sâu M/F Khối đ/c vạch O vạch O đ /cơ đ/cơ thang đo quay quay sâu Khuếch đại CM tín hiệu chuyển Màng mạch Khử đ/c khuếch đại điều chỉnh d/đ nhiễu Đáy biển Câu 2: Nguyên lí đo độ sâu bằng chỉ thị đèn hình • Nguyên lí : Khi đặt thang đo sâu toàn bộ máy cấp điện. Bộ − tạo xung khởi động hoạt động đưa điện áp đến mạch tạo quét và khối khuếch đại tạo thành xung răng cưa đưa vào cặp VA – A lệch, quét từ mép trên xuống mép dưới màn hình dọc theo đường kính D. Đồng thời xung khởi động đến màng phát, máy phát xung điện qua chuyển mạch xuống màng dao động phát. Sóng siêu âm phát ra truyền thẳng xuống đáy biển gặp đáy biển phản xạ trở về qua màng dao động thu sau tới chuyển mạch và được khuếch đại tín hiệu đưa về cặp V lệch BB tạo ra vết sáng trên màn ảnh đó chính là độ sâu. • Ưu điểm và nhược điểm: − Có thể tạo ra máy đo sâu màu nhưng không lưu dữ được độ sâu mà tàu đi qua. Page1
  3. Page2 − Nếu lắp với máy tính thì có thể lưu giữ độ sâu tạm thời hoặc lâu dài. − Nếu muốn biết và lưu dữ độ sâu mà tàu đã đi qua thì máy đo sâu phải kết nối với máy in. Sơ đồ máy đo sâu đèn hình: • Range Shift Công tắc thang điện tạo k/c đo sâu A O đồng khối khuếch bộ thu tạo quét đại B B phát Hmax A khuếch CM MF đại Máy d/đ thu phát đáy biển 3. Các sai số khi sử dụng máy đo sâu hồi âm? Phân tích 3 trường hợp mà anh chị cho là gây sai số lớn nhất? • Các sai số: − Sai số vạch chuẩn − Sai số đo độ nghiêng đáy biển − Tính chất của nước biển Page1
  4. Page2 Dòng chảy − Sai số cố định − Sai số do tốc độ động cơ quay khác định mức − Sai số do tàu lắc ngang qua và ảnh hưởng của bọt nước − • Phân tích sai số của các trường hợp: − Sai số vạch chuẩn: là do máy móc tạo ra, để khắc phục được trường hợp này thì ta có thể điều chỉnh kim ghi.Có nghĩa là trong quá trình sử dụng thì công tác bảo quản và phải thường xuyên kiểm tra thanh kim ghi đã ở vị trí vạch chỉ đúng. − Sai số đo độ nghiêng đáy biển: trong quá trình tàu đang hành trình ở các khu vực trên biển thì ta phải thường xuyên kiểm tra hải đồ, nếu độ sâu thay đổi thì chuyển hướng tàu. − Chạy khu vực gần xích đạo: Các khu vực Nhật, Hàn, mức độ mặn của nước biển cũng là nguyên nhân gây sai số cho máy đo sâu. − Sai số của dòng chảy: khi tàu chạy luôn tạo ra nước cuốn và sóng biển chay qua, tác động của dòng chảy như sóng biển, nước cuốn cũng là nguyên nhân sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ truyền của sóng. 4. Khai thác khi sử dụng máy đo sâu a. Chuẩn bị : − Kiểm tra tình trạng chung của máy để đảm bảo rằng máy đã ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. − Kiểm tra nguồn cung cấp cho máy đã đúng hay chưa. − Kiểm tra các nút núm đã để đúng vị trí hay chưa: núm khuếch đại độ sáng công tắc nguồn ở vị trí Off, tốc độ băng giấy đặt ở vị trí nhỏ nhất… − Chọn thang đo sâu một cách phù hợp: căn cứ vào độ sâu của vùng tàu, ghi trên hải đồ để chọn thang do sâu. Để nâng cao độ chính xác ta chọn thang đo nhỏ nhất mà có thể đảm bảo đo được sâu. − Kiểm tra tình trạng băng giấy, nếu cần thiết phải thay thế b. Đưa máy vào hoạt động : − Bật công tắc nguồn Power/Source từ Off sang On. Page1
  5. Page2 Bật công tắc thang đo sâu về vị trí đã chọn (Range/Depth − range). − Vặn Gain theo chiều kim đồng hồ tới khi bắt đầu xuất hiện nhiễu trên giấy ghi, sau đó vặn ngược kim đồng hồ một chút. − Nếu vạch số O độ sâu bị lệch khỏi vị trí “O” trên thang đo thì phải điều chỉnh lại núm Zezo line. − Nếu cần phân biệt ảnh của đáy biển với ảnh của các mục tiêu nhỏ, lơ lửng và không liên tục thì tăng dần núm (White line) theo chiều kim đồng hồ cho đến chi xuất hiện một đường trắng dọc theo đường chiều của đáy biển .Nếu không cần thiết thì để núm này ở hết trái. − Điều chỉnh tốc độ băng giấy cho phù hợp với yêu cầu sử dụng − Ấn núm đánh dấu nếu cần (Button Marker nếu có máy thiết kế) − Thay đổi công suất nếu cần − Nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh núm TVG/TSC (Time very gain/Sentitive time control, nếu có) một cách phù hợp, bản chất của núm này là giảm khuếch đại ở thang tầm gần và loại bỏ độ say o ÷ 5m. − Ban đêm ta điều chỉnh độ sáng của mặt máy và thước đo bằng cách xoay Dimmer/Illumination Control. − Ta hiệu chỉnh độ sâu theo mớn nước của tàu: Hmax = Hđo + T Hđo: là giá trị đọc ở trên máy đo sâu. T; là đường mớn nước chuyên chở của tàu. c. Tắt máy : − Giảm nút Gain, White line Paper Speed hết trái. − Công tắc nguồn ở vị trí Off. − Công tắc thang đo sâu ở vị trí nhỏ nhất. d. Bảo quản máy đo sâu : − Thay thế giấy ghi: trong quá trình khai thác phải thường xuyên kiểm tra giấy ghi, nếu thấy gần hết hoặc không bảo đảm thì phải thay ngay. Page1
  6. Page2 Thay thế kim ghi: Kim ghi bị mòn và chở nên bị ngắn sẽ làm − giảm chất lượng ghi. khi đó ta phải thay thế kim ghi. Trong trường hợp thay thế kim ghi thì để giấy giáp mịn lên trên giấy ghi và quay dây cu roa ghi 2÷3 vòng để đầu bút ghi tròn lại. − Để kéo dài tuổi thọ của máy ghi cần thiết phải bảo dưỡng và kiểm tra máy thường xuyên, các chỗ nối đầu giắc phải được giữ sạch và chặt chẽ. − Giấy khô nhạy cảm điện được sử dụng trong máy này nên bột cacbon có thể sẽ vương lên các bộ phận bên trong cua roa ghi.quét sạch bụi than bằng chổi để tránh hư hỏng có thể sảy ra. Chi lau chùi mở nắp trước về phía mình sau khi mở chốt giữ và giây cheo rồi quét sạch bột than. − Lau chùi thường xuyên mặt ngoài bằng vải nhúng nước ngọt đối với mặt trước. Không sử dụng các loại hóa chất vì có thể gây ra những thay đổi mang tính chất hóa học hoặc hoen ố đối với mặt máy. − Khi cuốn giấy không khởi động trơn tru hay có tiếng động lạ thì tháo móc cheo và kiểm tra sự ăn khớp giữa các bánh răng, nếu cần thiết thì bôi trơn. − Kiểm tra bảo dưỡng mặt ngoài của màng dao động khi tàu lên đà, không dùng búa gõ gỉ vào màng dao động thu phát, lấy giấy giáp đánh sạch mặt ngoài, không sơn phủ lên màng phát. − Xả bọt khí ra khỏi màng dao động khi tàu xuống đà đốc. − Kiểm tra bộ phát điện của màng phát với vỏ máy yêu cầu lớn hơn 2MΩ. 5. Công tác chuẩn bị máy lái khi tàu rời bến • Kiểm tra máy lái ở hầm đặt máy lái (Thuyền phó) − Hệ thống thủy lực: kiểm tra rò rỉ dầu thủy lực, mức dầu thủy lực trong két. − Kiểm tra các khớp truyền động, vệ sinh, tra mỡ. − Thử hệ thống liên lạc trực tiếp từ hầm máy lái với cabin lái. − Kiểm tra la bàn phản ảnh ở hầm lái điều chỉnh đồng bộ theo la bàn chính, đèn chiếu sáng la bàn phản ảnh, đèn chiếu sáng khu vực đặt máy lái. − Khẳng định không có trở ngại khi máy lái hoạt động. Page1
  7. Page2 − Báo với buồng máy kiểm tra xong và cấp điện cho hệ thống máy lái. • Thử máy lái.(Phó 3 ở cabin lái, phó 2 ở hầm may lái) − Bật 02 môtơ lai bơm thủy lực tại chỗ (tại hầm lái) và cabin bằng cách bấm nút RUN. − Bật công tắc cấp nguồn cho trạm điều khiển về vị trí: NO1; NO2. Kiểm tra đồng bộ góc quay của bánh lái. Ta có thể để ở a. chế độ HAND phó 3 quay vô lăng hết lái phải, hết lái trái, đồng thời thông báo cho phó 2 ở hầm máy lái biết các góc bẻ lái. Thuyền phó 2 theo dõi và báo cho phó 3 biết các quay thực tế của bánh lái, để phó 3 so sánh góc bẻ lái của vô lăng và đồng hồ chỉ góc bẻ lái ở cabin, các trị số của góc bẻ lái ở phía trên và phía dưới phải gần giống nhau, sai số cho phép khoảng ±1˚ ứng với góc lái ≤20˚ và ±2˚5 ứng với góc lái >20 đến 35˚. Kiểm tra thời gian quay bánh lái. Quay từ hết lái mạn này b. sang hết lái mạn đối diện và ngược lại khoảng 3 lần, thời gian cho phép trung bình không quá 28s, nếu quá chậm thì phải kiểm tra lại áp lực hoặc trục quay bánh lái không trơn và đường ống dò dỉ thủy lực ra ngoài nặng hơn nữa là cong trục quay bánh lái… Thử thông tuyến chế độ Auto. Ta đưa vô lăng về 0˚ và c. chuyển công tắc sang Auto ấn nút đặt hướng quay đi 5˚ thì ta quan sát thấy kim chỉ thị góc bẻ lái đúng β ≤5˚là tốt. Thử chế độ lái LEVER. Bằng cách chuyển công tắc sang vị d. trí Lever và quay cần gạt từ 35˚phải sang 35˚trái, làm như vậy đến 2 đến 3 lần lấy giá trị trung bình thời gian bẻ lái không quá 30s. e. Thử chế độ lái REMOTE. Bật công tắc về vị trí Remote, cắm giắc điều khiển để quay bánh lái. Thử chế độ lái sự cố tại chỗ. Lái điện trực tiếp tại hầm lái f. bằng cách ấn nút điện quay phải, quay trái, sau đó đổi van thủy lực lái trực tiếp. Page1
  8. Page2 Sau khi thử xong các chế độ lái chuyển trạm điều khiển về chế độ lái tay. Báo cho Thuyền Trưởng máy lái đã chuẩn bị xong và ghi • công việc kiểm tra vào nhật ký tàu. Tổng quan máy lái tự động: 6.  Các chế độ lái : a) Chế độ lái tay; Còn gọi là lái lặp hoặc lái truy theo (Hand/FollowUp/Fu/Man). Chế độ lái tay được sử dụng khi tàu đi vào luồng, cập cầu, rời cầu, thả neo, tránh neo, tránh va….hoặc khi tàu hành trình trong vùng có nhiều chướng ngại vật hàng hải. b) Chế độ lái tự động: Được sử dụng khi tàu hành trình ở các khu vực ít chướng ngại vật hàng hải. c) Chế độ lái từ xa: Thì người sĩ quan trực ca đứng ở ngoài cánh gà buồng lái có thể điều khiển tàu mà không cần vào buồng lái. d) Chế độ lái cần: Được dùng trong trường hợp khi chế độ lái tay bị hỏng, ta chuyển công tắc chức năng sang vị trí Lever/ Non fllow Up và dùng cần để lái tàu. Ngoài công tắc trên còn bố trí thêm các núm điều chỉnh như: đồng bộ la bàn, điều chỉnh theo thời tiết (Weather ADJ); núm đặt hướng (Course setting Knob); núm điều chỉnh độ sáng mặt điều khiển (Dimmer); núm điều chỉnh tốc độ bẻ lái(Rate ADJ); núm điều chỉnh góc bẻ lái (Rudder ADJ); núm đặt góc lái giới hạn (Rudder Limit) cho phép bánh lái được dao động 5÷15˚; công tắc đèn báo động (Buzze Switch); đèn báo động. Ngoài ra còn bố chí các đèn báo bánh lái đang chuyển động về mạn trái hay mạn phải. e) Chế độ lái sự cố: Được sử dụng khi các chế độ lái: tự động, lái tay, lái lever, lái từ xa bị sự cố không sử dụng được .Lái sự cố thì cần ít nhất là 3 người (một người nhận lệnh, một người bẻ lái, một người bơm). 7. Nguyên lí hoạt động máy đo tốc độ Doppler hai tia Page1
  9. Page2 Để giảm sai số khi tàu lắc, đồng thời nâng cao độ chính xác khi đo tốc độ tàu. Người ta phát thêm một tia thứ 2 về phía lái đối xứng với tia thứ qua mặt phẳng ngang, trong mặt phẳng trục dọc của tàu. Trong phương pháp này cả 2 bộ phát cùng phát đồng thời hoặc trễ thời gian với nhau bằng chiều rộng của xung (г = 10÷13ms) với cùng một tần số fố và tại đáy biển phản xạ phân kỳ; tần số thu được ở phía mũi là f1, ở phía lái là f´1. Nguyên lí hoạt động máy đo tốc độ Doppler bốn tia 8. Ở dưới đáy tàu người ta phát ra 4 tia đồng thời cùng một lúc có chung tần số fố và phát chéo đối xứng nhau qua mặt phẳng trục dọc của tàu một góc ӨӨ, hai tia chéo nhau về mũi, hai tia chéo nhau về lái và người ta thu tín hiệu phản xạ trở về của các tia 1,2,3,4 có tần số f1, f2, f3, f4. Page1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2