intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản việt nam

Chia sẻ: Dương Văn Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

775
lượt xem
330
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Hỏi cho ý vai trò của nguyễn ái quốc trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị: Trả lời: + tình hình trong nước:thực dân pháp đặt chân lên xâm lược nước ta.dùng mọi chính sách để áp bức bóc lột và đẩy nhân dân ta vào ách nô lệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản việt nam

  1. Đề cương ôn tập đường lối cách mạng Đảng Cộng sản việt nam Câu 1: Hỏi cho ý vai trò của nguyễn ái quốc trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị: Trả lời: + tình hình trong nước:thực dân pháp đặt chân lên xâm lược nước ta.dùng mọi chính sách để áp bức bóc lột và đẩy nhân dân ta vào ách nô lệ. Mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiến bộ đều bị dập tắt. cách mạng việt nam lâm vào khủng hoảng về đường lối +tình hình thế giới:tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền,các đế quốc bắt đầu đi xâm lược các nước thuộc địa +sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ chức cho việc thành lập đảng: a)tư tưởng chính trị: • Người viết nhiều sách báo • Nội dung con đường cứu nước việt nam ( hệ thống tư tưởng của nguyễn ái quốc) - muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. - chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn ác và vô nhân đạo,nhân dân lao động ở đâu cũng bị áp bức và bóc lột dã man. Chủ nghĩa đế quốc đều là thù,nhân dân lao động đều là bạn - lãnh đạo: vô sản - lực lượng cách mạng:đoàn kết cả dân tộc. công nông làm gốc ,là động lực của cách mạng.học trò,nhà buôn là bạn đông minh.tập hợp mọi lực lượng của dân tộc vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.đối với những phần tử chưa rõ mặt phản cách mạng thì cần phải lôi kéo hoặc trung lập họ. - phương pháp cách mạng :sử dụng bạo lực cách mạng,không theo còn đường cải lương,thỏa hiệp.gồm lực lưỡng vũ trang và chính trị - vấn đề đoàn kết quốc tế: cách mạng việt nam là 1 bộ phận của cách mạng quốc tế. - cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,quần chúng được giác ngộ và tổ chức thành đội ngũ. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có tính chủ động sáng tạo có thể giành thắng lợi trước cánh mạng giải vô sản ở chính quốc. b) về tổ chức; • Tháng 6/1925 người thành lập việt nam cách mạng thanh niên mà nòng cốt là thanh niên cộng sản đoàn. • Vai trò của tổ chức thanh niên - truyền bá chủ nghĩa mác-lê nin vào việt nam - đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt - tích cự chuẩn bị về mọi mặt cho việc thành lập đảng cộng sản việt nam Hỏi cho ý: ý nghĩa và tác dụng của sự chuần bị đó: 1
  2. Trả lời: • mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc việt nam - chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối - chứng tỏ giai cấp công nhân trưởng thành dư sức lãnh đạo cách mạng. phong trào chuyển hẳn từ tự phát sang tự giác. - Cách mạng việt nam có 1 đảng duy nhất lãnh đạo với đường lối đúng đắn trên nước. ♦ Đảng ra đời là 1 tất yếu khách quan.  Là kết quả của quá trình đấu tranh dân tộc và yêu cầu trong thời đại mới.  Là kết quả của sự chuẩn bị tích cực về tư tưởng chính trị và tổ chức của đồng chí nguyễn ái quốc.  Kết quả của sụ kết hợp biện chứng 3 nguyên tố :- chủ nghĩa mác-lênin - phong trào công nhân - phong trào yêu nước Câu 4: hỏi cho ý trình bày hoàn cảnh đất nước; Trả lời 1, thuận lợi: • chính quyền đã giành được trong toàn quốc nhân dân phần khởi xây dựng cuộc sống mới. • uy tín của đảng và của hồ chủ tịch được khẳng định đối với cách mạng việt nam. • Tòa đảng toàn dân quyết tâm củng cố chính quyền cách mạng 2)khó khăn: • Chính trị: - thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía - ở miền bắc 20 vạn quân tưởng kéo theo cá đảng phái phản động vào nước ta với danh nghĩa đồng minh tước vũ khí quân đội nhật nhưng thực chất là nhằm thực hiện âm mưu của mỹ diệt cộng sản,phá mặt trận đồng minh, lật đổ chính quyền cách mạng - ở miền nam: quân anh vào tước vũ khí của nhật nhưng thực chất dọn đường cho pháp xâm lược nam bộ.23/9/1945 pháp nổ súng xâm lược nam bộ - bọn nhật còn chiếm đóng nhiều nơi trên đất nước ta chời quân đồng minh vào tước vũ khí - các tổ chức phản động đảng phái phản động ra sức chống phá cách mạng • Kinh tế:- nạn đói làm hơn 2 triệu người chết thiên tai khắc nghiệt lại ập đến.nguy cơ một nạn đói mới đến gần. - tài chính kiệt quệ,ngân hàng trống rỗng • Văn hóa :- hơn 90% dân số mù chữ • Quân sự: lực lượng mỏng,trang bị thô sơ. 2
  3. • Ngoại giao:các nước không công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với việt nam. Nhận xét: • Sau cách mạng tháng 8: chính quyền non trẻ ,đứng trước những khó khắc thử thách vô cùng to lớn, khó khăn chồng chất khó khăc.vân mệnh của đất dân tộc ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc.2 khả năng đặt ra cho chính quyền cách mạng là : mất chính quyền quay trở lại kiếp sống nô lệ hoặc là củng cố chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng. • Thuận lợi là hết sức cơ bản,khó khăn tuy cao lớn chồng chất nhưng có thể khắc phục được vì vậu đảng quyết tâm lựa chọn con đương củng cố bảo vệ chính quyền cách mạng. Hỏi cho ý chủ trương “kháng chiến- kiến quốc” của trung ương đảng cộng sản đông dương. Trả lời: Chỉ thị: • Kháng chiến – kiến quốc: ngày 25/11/1945 của trung ương đảng đánh giá tình hình và vạch rõ tình chất của cách mạng đông dương lúc này là cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của cách mạng tháng 8/1945 ♦ Đánh giá thái độ của cách tổ chức đảng phái phản động đề ra đối sách với chúng. ♦ Thực dân pháp là kẻ thù chính, cần tập trung mũi nhọn vào chúng bởi 3 lí do:  Pháp đã thống trị việt nam gần 90 năm  Pháp đã xâm lược nam bộ  Pháp đã không từ bỏ dã tâm xâm lược việt nam • 4 nhiệm vụ cơ bản trước mắt: ♦ Củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng ♦ Chống pháp ở nam bộ ♦ Bài trừ nội phản ♦ Cải thiện đời sống nhân dân • Nhận xét: củng cố bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ quan trọng nhất • 5 biện pháp cụ thể: o Nội chính o Kinh tế tài chính o Văn hoá o Quân sự o Ngoại giao Các biện pháp: * • Nội chính 3
  4. o Củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt,xúc tiến cho tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu quốc hội,lập chính phủ chính thức o Đề ra hiến pháp 1946 • Kinh tế - tài chính: o Diệt giặc đói o Tăng gia sản xuất,thực hành tiết kiệm nhường cơm sẻ áo o Phát động tuần lễ vàng ủng hộ quỹ độc lập.thu được hơn 370kg vàng hơn 20 triệu đồng cho quỹ độc lập. • Văn hóa: o Diệt giặc dốt o Mở các lớp bình dân học vụ o Người biết chữ dạy cho người chưa biết,người biết nhiều dạy cho người biết ít. • Quân sự: o Động viên toàn dân tham gia kháng chiến • Ngoại giao: o Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc o Nhân nhượng với tưởng về kinh tế và chính trị và hòa hoãn với pháp bằng việc kí hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9 để có thời gian hòa hõa chuẩn bị lực lượng chống pháp. hỏi 1 “nội dung đường lối kháng chiến chống pháp Câu 5: cách xâm lược 1946-1954” • Mục đích của cuộc kháng chiến: tiếp tục sự nghiệp của cách mạng tháng 8/1945 : đánh phản động, thực dân pháp xâm lược giành thống nhất và độc lập: • Tính chất kháng chiến:cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa mang tính chất toàn dân tộc,toàn diện và lâu dài. • Chính sách kháng chiến: đoàn kết toàn dân ,tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới, đoàn kết 3 nước đông dương, • Chương trình và mục tiêu kháng chiến: đoàn kết toàn dân, huy động nhân tài động lực, tự lực tự cường để giành thống nhất cho dân tộc. • Triển vọng kháng chiến: khánh chiến nhất định thắng lợi • Phương châm kháng chiến:kháng chiến toàn dân ,toàn diên,trường kì,tự lực cánh sinh. o Kháng chiến toàn dân:  Ta phải chống lại kể thù xâm lược lớn mạnh howng nhiều lần nên phải toàn dân kháng chiến  Nội dung: trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của hồ chí minh nêu rõ: “bất kỳ đàn ông hay đàn bà,bất kỳ người già hay người trẻ không phân biệt đảng phái tôn giáo,giai cấp,hễ là người việt nam thì phải cầm súng đứng lên đánh đuổi thực dân pháp. 4
  5. Tác dụng:phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân  tộc o Kháng chiến toàn diện:  Lý do:một cuộc kháng chiến toàn dân tự nó bao hàm tính chất toàn diện. đồng thời pháp đánh ta trên nhiều mặt nên ta phải toàn diện kháng chiến  Nội dung:kháng chiến về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,về quân sự.  Tác dung: phát huy được sức mạng tổng hợp của cả dân tộc o Trường kì kháng chiến Lý do: trên cơ sở so sánh  tương quan lực lượng giữa ta và pháp có những điểm mạnh và yếu khác nhau nên ta phải trường kì kháng chiến Pháp Việt nam - đảng lãnh đạo + đường lối đúng đắn Quân sự mạnh: vũ khí hiện đại -Chiến tranh chính nghĩa nên Lực lượng được rèn luyện Điểm mạnh nhận được sự ủng hộ Được đầu tư kinh tế từ nước đế -Đánh địch trên đất ta quốc -đoàn kết + tinh thần Chiến tranh phi nghĩa không được sự Quân sự: vũ khí thô sơ ủng hộ Lực lượng mỏng Tinh thần rệu rã Điểm yếu Kinh tế: phải chống lại nạn Không quen thuộc địa hình,khí đói và thiên tai hậu…. Nội dung: trường kì kháng chiến có nghĩa là không cố  tình kéo dài thời gian cuộc chiến tranh mà phải giành thắng lợi từng bước.  Tác dung: làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và pháp,ta càng đánh càng mạnh,pháp càng đánh càng lún sâu vào cuộc chiến tranh. • Tự lực cánh sinh o Lý do:lúc này tình hình quốc tế có những điểm không thuận lợi cho cuộc kháng chiến của ta. o Nội dung: tự lực về các mặt sau;  Chính trị: đề ra đề đường lối kháng chiến đúng đắn,cách mạng khoa học  Kinh tế: tăng gia sản xuất,nhường cơm sẻ áo…phá đường tiếp lương thực và cướp lương thực thực phẩm của pháp. 5
  6. Quân sự: sử dụng tất cả các phương tiện, trang thiết bị  có trong tay :ai có súng dùng súng,ai có gươm dùng gươm,ai không có súng có gươm thì dùng cuốc, thuổng gậy gộc,dáo,mác.cuốc cày kày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương, mỗi xóm làng trở thành pháo đài chiến mỹ chống pháp, Văn hóa:giải thích sự chính nghĩa của ta và phi nghĩa của  thù,động viên toàn dân tham gia kháng chiến,giải thích đúng đắn cách mạng khoa học của đường lối kháng chiến Ngoại giao: kết hợp thắng lợi trên chiến trường với mặt  trận ngoại giao để kết thúc chiến tranh. Lưu ý:tự lực cánh sinh nhưng không phủ nhận sự giúp đỡ  của quốc tế mà tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của nhân dân tiến bộ pháp và trên thế giới. Tác dụng: giúp chúng ta chủ động trong toàn quốc kháng  chiến Cách hỏi 2:phân tích 1 trong những phương châm kháng chiến trên thì nêu tên các phương châm rồi phân tích cụ thể phương châm đấy. Câu 6: hỏi cho ý đặc điểm tình hình việt nam sau 1954 • Sau chiến thắng điện biên phủ 1954,miền bắc được giải phóng,để đế quốc mỹ nhảy vào miền nam với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta,đất nước ta bị chia cắt 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau và những nhiệm vụ khác nhau là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta lúc này. • Đại biểu đảng toàn quốc lần thứ III(9/1960) đã đề ra đường lối chiến lược của CM việt nam Hỏi cho ý đường lối chiến lược của cách mạng việt nam (ĐH III) • Tăng cường đoàn kết toàn dân,trên cơ sở giữ vững đọc lập chủ quyền.toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, tiền hành đồng thời 2 cuộc cách mạng. o Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam o Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc • Góp phần vào hòa bình độc lập dân tộc và hòa bình dân chủ vủa nhân dân thế giới. • Đại hội vạch rõ nhiệm vụ,vị trí,vai trò mối quan hề giữa 2 cuộc cách mạng. Nhiệm vụ   Cách mạng miền nam có nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc mỹ ra khỏi miền nam. Lật đổ chính quyền ngụy quân,ngụy quyền sài gòn giải phóng miền nam.  Cách mạng miền bắc xây dựng cơ sở vật chât cho chủ nghĩa xã hội là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền nam. Vị trí ,vai trò  6
  7.  Cách mạng miền nam có vai trò quyết định trực tiếp đối vợi sự nghiệp giải phóng miền nam.  Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng việt nam. Sự nghiệp giải phóng miền nam,thống nhất tổ quốc đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội.  Mối quan hệ  Mối quan hệ khăng khít ,gắn bó ,hỗ trợ,tác động,thúc đẩy nhau cùng phát triển là tiền đề cho nhau.  Chung mục tiêu  Chung đảng lãnh đạo  Đường lối đúng đắn  Chung 1 kẻ thù  2 miền chung một nước thống nhất. Nhận xét: việc tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng trên cả 2 miền nam bắc là sự sáng tạo của đảng ta trong điều kiện cụ thể ở việt nam.theo các lý do sau: • Theo quan điểm chủ nghĩa mác- lê nin:sau khi hoàn thành giai đoạn I sang giai đoạn II( từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ). • Trên thế giới có 1 số nước bị chi cắt(vd:đức.triều tiên) nhưng không tiến hành đồng thời như việt nam. Như vậy xét về cả mặt lý luận và thực tiễn chưa hề có tiền lệ trong lịch sử. • Sau năm 1954, đảng quyết định tiến hành đồng thời 2 cuộc cách mạng nhằm phát huy sức mạnh của cả nước trong công cuộc kháng chiến chống mỹ. Đây là 1 hình thái đặc biệt của đường lối dương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Câu 8 hỏi cho ý: trình bày mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa mà đảng cộng sản việt nam đề ra Trả lời: • Mục tiêu chung: cải biến nước ta từ 1 nước nghèo lạc hậu sang 1 nước có công nghiệp hiện đại,văn hóa khoa học tiên tiến có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cơ cấu kinh tế hợp lý qua hệ sản xuất tiến bộ,phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất mức sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng anh ninh vững chắc dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng-văn minh. • Mục tiêu cụ thể: Đại hội đảng lần thứ X xác định “ đấy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kih tế tri thức để sớm đứa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển . tạo tiền đề nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hỏi cho ý: quan điểm và định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa mà đảng cộng sản việt nam đề ra. Hỏi cho ý: quan điểm và định hướng CNH-HĐH mà đảng cộng sản việt nam đã đề ra 7
  8.  Công nghệp hóa gắn với HĐH và CNH gắn với kinh tế tri thức.  CNH-HĐH gắn liền với nhau tạo nên nền tảng về khoa học kỹ thuật cho công cuộc chủ nghĩa xã hội đối với nền kinh tế của đất nước ta thời kì này là CNH gắn với HĐH là yêu cầu có tính chất cấp thiết và khác quan.  CNH-HĐH gắn liền với nền kinh tế tri thức: nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sử sản sinh ra phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,nâng cao chất lượng cuộc sống. trong đó 1 số nghành khoa học kỹ thuật,kinh tế tác động lớn tới sự phát triển như:kinh tế dựa vào nền công nghệ cao(CNTT,CNSH….)  CNH-HĐH gắn liền với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  Từ đại hội VI đảng chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. nhằm phát huy thế mạnh của 1 số thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo  Trong xu thề toàn cầu hóa hiện nay bên cạnh việc phát huy nội lực cần phải mở rộng hội nhập với kinh thế quốc tế nhằm:  Thu hút vốn đầu tư nước ngoài  Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại  Học hỏi khoa học quản lý tiên tiến của thế giới Nhằm phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới  Phát huy nguồn lực của con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững  Để phát huy nên kinh tế cần nhiều yếu tố :  Vốn,khoa học công nghệ  Cơ cấu kinh tế,thể chế chính trị, quản lý nhà nước và con người. trong đó,con người là yếu tố quyết định nhất. vì vậy, cần phải chú ý tới phát triển giáo dục và đào tạo “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi nhất”  Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, khoa học quản lý, công nhân lành nghề có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp CNH-HĐH. Vì vậy, cần phải chú trọng làm cho đội ngũ ấy được nâng cao về trình độ chuyên môn có phẩm chất đạo đức vững vàng, nắm được thành tựu khoa học –công nghệ tiên tiến của thế giới, sáng tạo công nghệ mới.  Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghệp CNH- HĐH  Khoa học và công nghệ có tác dụng nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí từ đó nâng cao đời sống của nhân dân.  Khoa học – công nghệ được đảng ta rất quan tâm phát triển. coi đó là yêu cầu bức xúc cần phải quan tâm đến. một số nghành công nghiệ như : CNTT, CNSH,CNVL mới…  CNH-HĐH gắn liền với tăng trưởng kinh tế , đi đôi với công bằng xã h ội, phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn sinh học.  Thực chất của công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh.  Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, giảm bớ hố ngăn cách giàu nghèo . 8
  9.  Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững cần phải chú ý tới vấn đề kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, đó chính là bảo vệ điều kiện sống của con người tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Câu 10 hỏi ý:mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đảng đề ra: Trả lời: 1. Mục tiêu chung tới năm 2020; Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “ làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế, thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ,xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa. 2. Mục tiêu trước mắt  Xây dựng nền kinh tế thị trường từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển thuận lợi, chú trọng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.  Từng bước hoàn thiện nền kinh tế nhiều thành phần. trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.  Phát triển đồng bộ đa dạng các loại thị trường, cơ bản thống nhất trong cả nước từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.  Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường  Nâng cao nội lực hiệu quả quản lý của nhà nước phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn theerr chính trị xã hội và nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội Hỏi ý: quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trả lời:  CNH- HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và CNH gắn với HĐH  Khoa học và công nghệ sẽ có những bước phát triển nhảy vọt, kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng trog quá trình phát triển lực lượng sản xuất.  Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội  Xu hướng toàn cầu hóa tạo ra cơ hội và thách thức đối với nước ta. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh và thực hiện CNH-HĐH để có thể rút ngắn thời gian.  Kinh tế tri thức là nên kinh tế trong đó sự sản sinh ra phổ cập và sử dụng tri thức giữ vững vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao chất lượng cuộc sống. trong nền kinh tế tri thức những nghành kinh tế có tác động lớn đến sự phát triển là những nghành dựa vào KH-CN (CNTT,CNSH…)  CNH- HĐH gắn liền với kinh tế thị trường, định hưỡng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 9
  10.  Trong thời kì đổi mới nước ta xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước dống vai trò chủ đạo đảng chủ trương phát huy sực mạnh của mỗi thành phần.  CNH gắn liền với hội nhập quốc tế tranh thủ ngoại lực kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.  Lấy phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững  Để tăng trưởng kinh tế đất nước cần phải có nhiều yếu tố: con người, vốn, KH- CN, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và cơ chế quản lý. Vì vậy, để phát huy nhân tố con người cần phải chú trọng đến phát triển giáo dục đào tạo.  Lực lượng cán bộ KH-KT, cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng, phải giúp họ nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nắm bắt được KH –CN tiên tiến và sáng tạo công nghệ mới.  Khoa học và công nghệ là nền tảng của động lực CNH-HĐH  KH-CN có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng năng suất 1 lao động và cạnh tranh tốc độ phát triển của nền kinh tế. vì vậy, phát triển KH-CN là yếu cầu tất yếu và cấp bách  Cần phải đẩy mạnh việc chọn lọc công nghệ, mua sáng chế, phát triển công nghệ nội sinh, đặc biệt nâng cao trình độ về công nghệ….  Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững tăng trưởng kinh tế đi dôi với th ực hiện tiến bộ và công bằng Xã hội. bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.  Thực chất của việc CNH-HĐH là thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tăng trưởng kinh tế cần phải chú ý tới công bằng trong xã hội,xóa đói, giảm nghèo, hạn chế hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội ta. Câu 16 một số chủ trương chính sách lớn của đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại 1) đưa các quan hệ quốc tế đã dc thiết lập đi vào chiều sâu ,ổn định bền vững: -những quan hệ đã có từ trước cần dc mở rộng và đi vào chiều sâu đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước -hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền k.tế thế giới đưa vị thế của nước ta bình đẳng với các nước khác khi tham gia hoạch định chính sách thương mại toan cầu 2) chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp - cần phải có bươc đi dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lí - tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho 3)bổ sung vào hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các quy định nguyên tắc của WTO -đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật -phát triển kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh 4)đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy nhà nước -tinh giảm gọn nhẹ bộ máy hành chính nhà nước 10
  11. -nâng cao trình độ về mọi mặt của bộ máy hành chính nhà nước 5)nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế -nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thu hút đầu tư nc ngoài -xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường điều chinhrquy định cho phù hợp 6)giải quyết vấn đè văn hóa-xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập -bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa trong quá trình hội nhập xây dựng các cơ chế kiểm soát và chế tài để xử lí những hành vi vi phạm về mặt văn hóa và những dịch vụ không lành mạnh tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới -xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới dân sinh xã hội như giáo dục bảo hiểm y tế đẩy mạnh côn tác xóa đói giảm nghèo chú ý đến việc bảo vệ môi trường -trong quá trình phát triển kinh tế cần phải chú ý đến việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 7)giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong quá trình hội nhập -xây dựng nền quốc phòng vững mạnh -có các phương án chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch 8)phối hợp chặt chẽ hoạt đọng đối ngoại của đảng ngoại giao nhà nước đối ngoại nhâ dân cính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại 9)dổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đ vai trò quản lí của nhà nc trong hđ KTĐN 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2