intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Vật lí lớp 7 để chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ VẬT LÝ 7  I/ TRẮC NGHIỆM : Câu 1/ Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. B. Khi ta mở to mắt. C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chắn sáng. Câu 2/ Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật được chiếu sáng. C. Là những vật hắt lại ánh sáng. D. Là những vật được nung nóng. Câu 3/ Trường hợp nào dưới đây là nguồn sáng? A. Quyển sách đặt trên bàn vào ban ngày. B. Mặt trời. C. Đôi dép để ngoài hè vào buổi sáng. D. Quần áo phơi ngoài nắng. Câu 4/  Vật nào sau đây không được coi là nguồn sáng? A. Mặt trời C. Ngọn nến đang cháy sáng B. Mặt trăng D. Con đom đóm  Câu 5/ Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực: A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất.  C. Mặt trời bị  mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được mặt  đất. D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái đất, không được Mặt trời chiếu sáng. Câu 6/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được. D. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là một nguồn sáng. Câu 7/ Một vật cao 1m đặt cách gương phẳng 0,5m cho ảnh: A. Cao 1m cách gương 2m C. Cao 1m cách gương 0,5m B. Cao 2 m cách gương 1m D. Cao 2m cách gương 2m Câu 8/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương   cầu lồi: A. Là ảnh ảo mắt không thấy được. B. Là ảnh ảo, hứng được trên màn chắn. C. Là ảnh ảo. D. Là một ảnh không thấy được. Câu 9/ Có một gương cầu, để nhận ra gương đó là gương cầu lồi ta làm theo cách nào  dưới đây? A. Sờ bằng tay vào mặt gương xem có lồi không. B. Nhìn nghiêng xem mặt gương có nghiêng không. C. So sánh ảnh với vật xem ảnh có nhỏ hơn vật không. D. So sánh ảnh với vật xem ảnh có lớn hơn vật không. Câu 10/ Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước  gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Nhận xét nào về đặc điểm của hai ảnh sau đây đúng: A. Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. Cùng là ảnh ảo, bằng vật. C. Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Cùng là ảnh ảo. Câu 11/ Câu nào sau đây sai khi nói về tác dụng của gương cầu lõm? A. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ  hội tụ  tại   một điểm.
  2. B. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thách hợp thành một chùm tia phản xạ song  song. C. Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật. D. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ là chùm phân   kì. Câu 12/ Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở   phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng? A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng. B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng  có cùng kích thước. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương  phẳng có cùng kích thước. Câu 13/ Chiếu một chùm sáng hẹp lên một bề mặt một gương phẳng, ta thu được một  tia phản xạ tạo với  tia tới một góc 400. Tìm giá trị góc tới . A.200 B.800. C.400 . D.600  Câu 14/ Chiếu tia tới SI đến một gương phẳng, góc phản xạ có số đo 600. Số đo góc tới  là: A. i = 600 B. i = 300 C. i = 1200 D. i = 900 Câu 15/ Trong pha đèn pin, người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát  ra từ dây tóc bóng đèn. Chùm phản xạ là chùm gì để đèn có thể chiếu ánh sáng đi xa mà  vẫn sáng rõ? A. Chùm phản xạ là chùm phân kì. B. Chùm phản xạ là chùm hội tụ. C. Chùm phản xạ là chùm song song. D. Chùm phản xạ là đường thẳng. II/ LÝ THUYẾT: Câu 16: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Lấy 2 ví dụ về nguồn sáng, vật sáng. Câu 17:  Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Câu 18: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 19: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? Câu 20: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy  của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước. Câu 21:  Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? Câu 22: So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng với gương cầu lồi. III/ BÀI TẬP: Câu 23: Cho vật AB cao 3cm, cách gương phẳng 5cm. Hãy vẽ ảnh của AB. Ảnh của  vật cao bao nhiêu cm? Cách gương bao nhiêu cm? Câu 24. Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy dựng ảnh của các  vật sáng sau:
  3.                     Câu 25. Chiếu tia sáng tới SI lên gương phẳng (M) sao cho góc tới bằng 600. Vẽ tia  phản xạ IR và xác định số đo góc phản xạ. Câu 26. Chiếu tia sáng tới SI lên gương phẳng (M) sao cho góc tới bằng 450. Vẽ tia  phản xạ IR và xác định số đo góc phản xạ. Câu 27: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo bởi  tia tới một góc 1300. Vẽ hình và tính góc tới i. Câu 28: Chiếu một tia tới SI tới một gương phẳng hợp với gương một góc 300 . Vẽ  hình xác định tia phản xạ và tính góc phản xạ. Câu 29: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ hợp với  tia tới một góc 800. Tìm giá trị góc tới, vẽ hình. Câu 30:  Cho một điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng. Hãy tìm cách vẽ tia tới từ S  đến gương và tia phản xạ của nó đi qua điểm N.                                                               . N . S    Câu 31. Tại sao gương cầu lồi thường được dùng làm kính chiếu hậu trên ô tô, xe  máy? GỢI Ý TRẢ LỜI II – LÝ THUYẾT Câu 16: ­ Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Ví dụ: mặt trời, ngọn nến đang thắp  sáng, con đom đóm lập lòe, ………………………………………………………………… ­ Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Ví dụ:  quyển sách, cây thước kẻ,  ……………………………………………………………………………  Câu 17: ­ Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh   sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 18: Định luật phản xạ ánh sáng: ­ Tia phản xạ  nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của   gương ở điểm tới.             ­ Góc phản xạ bằng góc tới.  Câu 19:  Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. 
  4. + Khoảng cách từ  một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ  ảnh  của điểm đó tới gương. Câu 20: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:  ­ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.    .  Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.  Câu  21 Câu 22: So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng với gương cầu lồi : * Giống nhau: ­ ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi đều là ảnh ảo không hứng được trên màn  chắn. * Khác nhau: ­ ảnh ảo tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật. ­ ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. Câu 31. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có  cùng kích thước, vì vậy giúp cho người lái xe quan sát được khoảng rộng hơn ở phía sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2