intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THCS Chuyên Bảo Lộc

Chia sẻ: Trần Văn Hiếu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là đề cương ôn tập môn Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THCS Chuyên Bảo Lộc giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THCS Chuyên Bảo Lộc

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC<br /> TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD – TD – QP<br /> Môn: Địa lí 12 – cơ bản<br /> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 12 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> A. PHẦN LÍ THUYẾT<br /> Phần 1: Địa lí dân cư:<br /> Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.<br /> Bài 17: Lao động và việc làm.<br /> Bài 18: Đô thị Hóa.<br /> Phần 2: Địa lí ngành kinh tế<br /> Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.<br /> - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp:<br /> Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. (Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới)<br /> Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. (Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp)<br /> Bài 24: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản.<br /> Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.<br /> - Một số vấn đề phát triển và phân bố Công nghiệp:<br /> Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.<br /> Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. ( Công nghiệp năng lượng và<br /> công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm)<br /> Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.<br /> - Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ:<br /> Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc<br /> Bài 31: Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch.<br /> Phần 3: Địa lí vùng kinh tế:<br /> Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.<br /> Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vùng ĐBSH.<br /> Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ.<br /> Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải nam Trung Bộ.<br /> Bài 36: Vấn đề Khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.<br /> Bài 37: Vấn đề Khai thác thế mạnh theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.<br /> Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL<br /> Phần 4: Địa lí kinh tế.<br /> Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông<br /> Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm.<br /> PHẦN B. KĨ NĂNG<br /> I. KĨ NĂNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM<br /> 1. Vai trò, đặc điểm cơ bản:<br /> - Sử dụng Atlat minh họa cho bài học và trả lời các câu hỏi.<br /> - Cấu trúc của Atlat tương tự SGK Địa lí 12: Dân cư, kinh tế, vùng kinh tế.<br /> 2. Cách sừ dụng:<br /> Biết chú giải: chú giải chung ở trang bìa chú giải cho cả tập Atlat, chú giải riêng trong các<br /> trang Atlat.<br /> 3. Khai thác Atlat<br /> a. Tìm mối quan hệ các đối tượng địa lí trên Atlat: tự nhiên- dân cư- kinh tê – phương hướng<br /> phát triển KT- XH,…<br /> b. Khai thác các biểu đồ, số liệu để trả lời câu hỏi.<br /> II. KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU.<br /> Nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu:<br /> <br /> CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 12<br /> I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ<br /> Câu 1. Đặc điêm không đúng với dân cư nước ta là:<br /> A. đân số đông, nhiều thành phần dân tộc.<br /> B. gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ.<br /> C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn.<br /> D. dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.<br /> Câu 2. Số lượng các dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước ta là:<br /> A. 50.<br /> B. 54.<br /> C. 55.<br /> D. 56.<br /> Câu 3. Đối với đồng bào các dân tộc, vấn đề mà Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm là:<br /> A. các dân tộc ít nười sống tập trung ở miền núi.<br /> B. mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.<br /> C. sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.<br /> D. phân bố của các dân tộc đã có nhiều thay đổi.<br /> Câu 4. Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít nười ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do:<br /> A. các dân tộc ít người đống vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.<br /> B. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báo.<br /> C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của đại bộ phận<br /> dân tộc ít người còn thấp.<br /> D. trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.<br /> Câu 5. Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là:<br /> A. Hoa Kì, Ôxtrâylia, châu Âu.<br /> B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.<br /> C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.<br /> D. Châu Âu, Ôxtrâylia, Trung Á.<br /> Câu 6. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng:<br /> A. 0,5 triệu người.<br /> B. 1,0 triệu người.<br /> C. 1,8 triệu người.<br /> D. 2,5 triệu người.<br /> Câu 7. Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hàng năm còn nhiều mặc dù tốc độ tăng dân số<br /> đã giảm ở nước ta là:<br /> A. tác động của chính sách di cư.<br /> B. quy mô dân số lớn.<br /> C. tác dộng của các quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.<br /> D. mức sinh cao và giảm chậm, mức tử xuống thấp và ổn định.<br /> Câu 8. Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do:<br /> A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.<br /> B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.<br /> C. tỉ suất tăng cơ học thấp.<br /> D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao.<br /> Câu 9. Hiện nay, nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do:<br /> A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.<br /> B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.<br /> C. đời sống nhân dân khó khăn.<br /> D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.<br /> Câu 10. Số người tăng thêm hàng năm còn cao ở nước ta cũng tạo thuận lợi cho việc:<br /> A. phát triển nhiều ngành công nghiệp.<br /> B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.<br /> C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.<br /> D. mở rộng thị trường tiêu thụ.<br /> Câu 11. Mật độ dân số nước ta có xu hướng:<br /> A. ngày càng giảm.<br /> B. ngày càng tăng.<br /> C. giữ nguyên và ít biến động.<br /> D. thấp so với mức mức trung bình của thế giới.<br /> Câu 12. Vùng có mật đô dân số cao nhất nước ta là:<br /> A. ĐBSH.<br /> B. ĐBSCL.<br /> C. DHMT.<br /> D. Đông Nam Bộ.<br /> Câu 13. Vùng có mật đô dân số thấp nhất nước ta là:<br /> A. Tây Nguyên.<br /> B. Bắc Trung Bộ.<br /> C. Đông Nam Bộ.<br /> D. Tây Bắc.<br /> <br /> Câu 14. Vùng có số dân ít nhất nước ta hiện nay là:<br /> A. TD&MN Bắc Bộ.<br /> B. Đông Nam Bộ.<br /> C. Bắc Trung Bộ.<br /> D. Tây Nguyên.<br /> Câu 15. Nguyên nhân cơ bản làm ĐBSH có mật độ dân số cao hơn ĐBSCL là:<br /> A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.<br /> B. khí hậu thuận lợi hơn.<br /> C. giao thông thuận tiện hơn.<br /> D. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn.<br /> Câu 16. Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là do:<br /> A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.<br /> B. lịch sử định cư muộn hơn.<br /> C. nguồn lao động ít hơn.<br /> D. phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp.<br /> Câu 17. Nhận định không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta là:<br /> A. phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.<br /> B. mật độ dân số ở nông thôn cao hơn so với đô thị.<br /> C. dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.<br /> D. tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng cao.<br /> Câu 18. Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là:<br /> A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.<br /> B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.<br /> C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.<br /> D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.<br /> Câu 19. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì:<br /> A. nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.<br /> B. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.<br /> C. sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lí.<br /> D. tỉ lệ thiếu việc là và thất nghiệp của nước ta còn cao.<br /> Câu 20. Mục tiêu chính của việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi và phát triển tiểu<br /> thủ công nghiệp nông thôn là:<br /> A. khai thác có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.<br /> B. nâng cao tỉ lệ dân thành thị,<br /> C. phân bố lại dân cư.<br /> D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội.<br /> Câu 21. Đặc điểm lao động không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là:<br /> A. nguồn lao động nước ta rất dồi dào.<br /> B. lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhất là trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.<br /> C. chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.<br /> D. cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển dịch nhanh<br /> chóng và mạnh mẽ.<br /> Câu 22. Bình quân mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng:<br /> A. hơn nữa triệu người.<br /> B. gần 1 triệu người.<br /> C. hơn 1 triệu người.<br /> D. hơn 2 triệu người.<br /> Câu 23. Đặc điểm không đúng về chất lượng nguồn lao động của nước ta là:<br /> A. cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.<br /> B. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.<br /> C. có tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp.<br /> D. chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng lên.<br /> Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không phải là mặt mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay?<br /> A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – thủy sản.<br /> B. tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.<br /> C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.<br /> D. có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động cao.<br /> Câu 25. Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là:<br /> A. số lượng quá đông đảo.<br /> B. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế.<br /> C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.<br /> D. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với trình độ còn hạn chế.<br /> Câu 26. Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ:<br /> <br /> A. số lượng lao động làm việc trong các công ty liên doanh tăng lên.<br /> B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.<br /> C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.<br /> D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.<br /> Câu 27. Đặc điểm không đúng về nguồn lao động của nước ta hiện nay là:<br /> A. có chất lượng ngày càng cao.<br /> B. lực lượng lao động có trình độ còn ít.<br /> C. ở các thành phố lớn lực lượng lao động có trình độ đã đáp ứng được nhu cầu trong khi ở nông thôn vẫn<br /> còn thiếu nhiều.<br /> D. chất lượng lao động nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.<br /> Câu 28. Thu nhập bình quân của người lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do:<br /> A. năng suất lao động thấp.<br /> B. lao động nước ta chỉ chuyên sâu một nghề.<br /> C. phần lớn lao động làm trong ngành dịch vụ.<br /> D. đa số hoạt động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp.<br /> Câu 29. Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở khu vực:<br /> A. nông – lâm – thủy sản.<br /> B. công nghiệp.<br /> C. xây dựng.<br /> D. dịch vụ.<br /> Câu 30. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng:<br /> A. giảm tỉ trọng lao động của các ngành dịch vụ.<br /> B. tăng tỉ trọng lao động của các ngành nông, lâm , ngư nghiệp.<br /> C. tăng tỉ trọng lao động của công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.<br /> D. giảm tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp – xây dựng.<br /> Câu 31. Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do:<br /> A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.<br /> B. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.<br /> C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.<br /> D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.<br /> Câu 32. Đặc điểm không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta là:<br /> A. lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.<br /> B. số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.<br /> C. khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.<br /> D. lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.<br /> Câu 33. Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực:<br /> A. nông – lâm – thủy sản.<br /> B. công nghiệp – xây dựng.<br /> C. có vốn đầu tư nước ngoài.<br /> D. ngoài Nhà nước.<br /> Câu 34. Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế trong thời<br /> gian qua không phải là do:<br /> A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.<br /> B. sự phát triển của khoa học kĩ thuật.<br /> C. chính sách điều tiết của Nhà nước.<br /> D. chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.<br /> Câu 35. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do:<br /> A. tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới.<br /> B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu lãnh thổ.<br /> C. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.<br /> D. năng suất lao động tăng cao.<br /> Câu 36. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực:<br /> A. đồng bằng.<br /> B. nông thôn.<br /> C. thành thị.<br /> D. miền núi.<br /> Câu 37. Ở nước ta, tỉ lệ thiếu việc làm tương đối cao là ở khu vực:<br /> A. đồng bằng.<br /> B. nông thôn.<br /> C. thành thị.<br /> D. miền núi.<br /> Câu 38. Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do:<br /> A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.<br /> B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.<br /> C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.<br /> D. ngành dịch vụ kém phát triển.<br /> Câu 39. Dòng người chuyển cư tạm thời từ nông thôn ra thành thị xuất phát chủ yếu là do:<br /> <br /> A. lối sống ở nông thôn đơn điệu.<br /> B. tình cảm gắn bó với nông thôn đã giảm sút.<br /> C. tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập.<br /> D. tìm kiếm cơ hội học tập, khám chữa bệnh.<br /> Câu 40. “Thực hiện đa dạng hóa các hoạt dộng sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công<br /> nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ” là phương hướng giải quyết việc làm ở:<br /> A. vùng nông thôn nước ta.<br /> B. vùng trung du nước ta.<br /> C. vùng miền núi nước ta.<br /> D. vùng đô thị nước ta.<br /> Chủ đề 2. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ<br /> 2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:<br /> Câu 1. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở:<br /> A. Nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.<br /> B. Nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.<br /> C. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí.<br /> D. Tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.<br /> Câu 2. Biểu hiện cho thấy cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng<br /> công nghiệp hóa – hiện đại hóa là:<br /> A. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất; tỉ trọng công nghiệp<br /> – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.<br /> B. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm;<br /> tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng mạnh; dịch vụ không tăng.<br /> C. Nông – lâm – ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng khá cao nhưng có xu<br /> hướng giảm; tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng,<br /> nhất là công nghiệp – xây dựng.<br /> D. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng dịch vụ tăng<br /> nhanh; công nghiệp tăng chậm.<br /> Câu 3. Trong khu vực nông – lâm – ngư sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu<br /> hướng tăng chủ yếu là do:<br /> A. Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác.<br /> B. Trang thiết bị phục vụ ngành khai thác thủy sản ngày càng hiện đại.<br /> C. Đã chiếm lĩnh được các thị trường đầy tiềm năng và đem lại hiệu quả<br /> Kinh tế cao.<br /> D. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn.<br /> Câu 4. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến khu vực công nghiệp – xây dựng ở nước<br /> ta có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nhanh nhất trong nền kinh tế là:<br /> A. Xu hướng chuyển dịch của thế giới và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.<br /> B. Đường lối chính sách, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và xu thế phát triển kinh tế thế giới.<br /> C. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào.<br /> D. Đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.<br /> Câu 5. Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là:<br /> A. kinh tế ngoài Nhà nước.<br /> B. kinh tế Nhà nước.<br /> C. kinh tế cá thể.<br /> D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.<br /> Câu 6. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do:<br /> A. khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.<br /> B. Tận dụng tốt thế mạnh nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao.<br /> C. Đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển.<br /> D. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO…<br /> Câu 7. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần nhà nước thể hiện qua việc:<br /> A. kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây.<br /> B. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo thành phần<br /> kinh tế ở nước ta.<br /> C. Kinh tế nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước.<br /> D. Kinh tế nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại.<br /> Câu 8. Hướng phát triển Không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là:<br /> A. Hình thành các vùng KTTĐ.<br /> B. Phát triển hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.<br /> C. Phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào.<br /> D. Hình thành các vùng chuyên canh.<br /> Câu 9. Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2