intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2016-2017

Chia sẻ: Nguyễn Văn Toàn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2016-2017 tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2016-2017

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA LÍ 8- HK2<br /> NĂM HỌC 2016-2017<br /> Câu 1: Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vưc? Trình bày các khu vực địa hình.<br /> Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm<br /> lục địa.<br /> <br /> Khu vực đồi núi:<br /> + Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, đi từ dãy núi Con Voi đến ven biển<br /> Quảng Ninh. Vùng núi này nổi bật với những cánh cung núi lớn.<br /> + Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả là những dãy núi cao hiểm trở chạy<br /> theo hướng Tây Bắc Đông Nam.<br /> + Vùng núi Trường Sơn Bắc từ phía Nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, đây là vùng núi<br /> thấp có hai sườn không đối xứng.<br /> + Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.<br /> +Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi Trung du Bắc Bộ, phần lớn là<br /> những thềm phù sa cổ, mang tính chất chuyển tiếp.<br /> <br /> Khu vực đồng bằng:<br /> + Đồng bằng châu thổ hạ lưu các con sông lớn: Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng<br /> sông Cửu Long, có diện tích 40.000km2, sau đó là đồng bằng sông Hồng có diện tich<br /> 15.000 km2.<br /> + Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ có diện tích khoảng 15.000km2 và chia thành<br /> nhiều đồng bằng nhỏ.<br />  Địa hình bờ biển và thềm lục địa:<br /> + Bờ biển dài 3260 km và có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài<br /> mòn chân núi hải đảo<br /> + Thềm lục địa mở rộng tại các vùng biển Bắc bộ và Nam Bộ với độ sâu không quá<br /> 100m.<br /> Câu 2: Cho biết đặc điểm chung của khí hậu nước ta? Với đặc điểm đó có ảnh hưởng gì<br /> đến sông ngòi và sinh vật của nước ta.<br /> Trả lời:<br /> *Khí hậu nước ta có đặc điểm: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường<br /> * Ảnh hưởng đến sông ngòi:<br /> + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước (có tới 2360<br /> con sông dài trên 10km, trong đó 93% là sông nhỏ ngắn và dốc…)<br /> + Sông ngòi nước ta có hai mùa lũ, cạn khác nhau rõ rệt, mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng<br /> nước cả năm.<br /> * Ảnh hưởng đến sinh vật: Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng.<br /> + Đa dạng về thành phân loài ( 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật…)<br /> + Đa dạng về hệ sinh thái ( Ở cửa sông ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, Ở<br /> đồi núi thì có hệ sinh thái đồi núi như rừng kín thường xanh, rừng tre nứa, rừng ôn đới<br /> núi cao, các vườn quốc gia…Ngoài ra còn có hệ sinh thái nông nghiệp do con người xây<br /> dựng…)<br /> Câu 3: Em hãy cho biết đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.<br /> <br /> Trả lời: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:<br /> * Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.<br /> * Việt Nam là một nước ven biển.<br /> * Việt Nam là sứ sở của cảnh quan đồi núi.<br /> * Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng và phức tạp.<br /> Câu 4: Theo em nguyên nhân nào làm cho tài nguyên đất bị suy giảm. Chúng ta cần phải<br /> làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này.<br /> Trả lời: Nguyên nhân làm cho tài nguyên đất suy giảm:<br /> * Do tự nhiên: Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên mưa nhiều, nhiệt độ<br /> không khí cao, phong hóa mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn, do cháy rừng…<br /> * Do con người canh tác không hợp lí: Đốt nương làm rẫy, sử dụng quá nhiều phân,<br /> hóa học…<br /> Biện pháp bảo vệ: Cần sử dụng hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi…<br /> Câu 5: Em hãy sắp xếp các hệ thống sông lớn nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam, từ đó<br /> cho biết giá trị kinh tế của sông ngòi. Em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô<br /> nhiễm sông ngòi hiện nay?<br /> Trả lời: Các hệ thống sông lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Sông Hồng, sông Kì<br /> Cùng- Bằng Giang, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông<br /> Đồng Nai, sông Cửu Long.<br /> Giá trị kinh tế của sông ngòi: Cung cấp phù sa, cung cấp nước sinh hoạt, thủy điện, giao<br /> thông, du lịch…<br />  Nguyên nhân: Do chặt phá rừng đầu nguồn, chất thải công nghiệp và chất thải sinh<br /> hoạt, đánh bắt cá bằng thuốc nổ…<br />  Biện pháp: Bảo vệ rừng đầu nguồn, xử lí chất thải, khai thác hợp lí các nguồn lợi<br /> từ sông ngòi.<br /> Câu 6: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy Phân tích và giải thích<br /> tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?<br /> Trả lời:a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.<br /> - Nước ta có nguồn nhiệt lớn, số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ trong một năm. Nhiệt độ<br /> trung bình năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.<br /> - Lượng mưa lớn, trung bình năm 1500- 2000mm. Một số nơi có địa hình đón gió, mưa<br /> nhiều: Bắc Quang( Hà Giang) 4802 mm; Hòn Ba( Quảng Nam) 3752 mm…Độ ẩm không<br /> khí cao trên 80%.<br /> - Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:<br /> + Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4, lạnh khô với gió mùa Đông Bắc<br /> + Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.<br /> b. Giải thích:- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, có nhiệt<br /> độ cao, càng vào nam càng giáp xích đạo, nên nhiệt độ tăng dần<br /> - Mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa lạnh, khô từ phương Bắc tràn xuống.<br /> - Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí đại dương nóng, ẩm từ phương Nam thổi lên.<br /> - Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, khúc khuỷu, dải đồng bằng thấp<br /> phân bố ở phía Đông làm cho gió biển và hơi nước vào sâu trong đất liền, tạo điều kiện<br /> gây mưa lớn và độ ẩm không khí cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2