intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì 1. Ôn tập với đề thi giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ

  1. TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I      BỘ MÔN CÔNG NGHỆ                     NĂM HOC 2022­ 2023 ̣ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về: ­ Khái niệm, đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón thường dùng (Bài 7) ­ Sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông thường (Bài 8). ­ Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (Bài 9) ­ Khái niệm, vai trò và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng (Bài 11, 12) ­ Nhân giống cây trồng (Bài 13) 1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng: ­ Nhận biết, thông hiểu kiến thức về một số phân bón thông thường và các phương pháp chọn tạo,  nhân giống cây trồng. ­ Vận dụng kiến thức làm bài tập trắc nghiệm và bài viết tự luận. ­ HS nắm vững hơn, hiểu rõ hơn về vai trò của phân bón và giống cây trồng trong sự phát triển ngành  nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường của đất nước ta.  2. NỘI DUNG 2.1. Ma trận: Mức độ nhận thức Tổng số câu Nhận  Thông  Vận  TT Nội dung kiến thức biết hiểu Vận dụng dụng cao TL TN  Khái niệm về phân bón và vai trò  1. của phân bón 1 1 1 3 2.  Đặc điểm của một số phân bón 2 1 1 4 3.  Sử dụng và bảo quản phân bón 1 2 1 4 Khái niệm, thành phần, cách sử  4.  dụng phân vi sinh vật 3 1 1 1 4 5.  Chọn lọc giống cây trồng 1 1 6.  Phương pháp tạo giống cây trồng 1 1 7.  Nhân giống cây trồng 1 1 Tổng   7 4 5 3 3 16 2.2. Câu hỏi và bài tập minh họa : Câu 1: Trình bày khái niệm về phân bón và vai trò của phân bón với trồng trọt? Câu 2: Nêu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến? So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa  hoc, phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh?  Câu 3: So sánh biện pháp sử dụng và bảo quản các loại phân bón hóa hoc, phân bón hữu cơ, phân bón  vi sinh? Câu 4: Nêu nguyên lí chung của sản xuất phân bón vi sinh? Trình bày khái niệm, thành phần và cách  sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất  hữu cơ? Mối quan hệ cộng sinh, hội sinh và tự do của vi sinh vật cố định đạm với cây trồng tạo cho  em bài học gì trong cuộc sống? Câu 5: Trình bày khái niệm, vai trò của giống cây trồng? Câu 6: Mô tả phương pháp chọn lọc hỗn hợp, chọn lọc cá thể trong chọn lọc giống cây trồng? Ưu  nhược điểm của 2 phương pháp trên? Câu 7: Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân giống cây trồng.  Cho ví dụ minh họa?
  2. Câu 8: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gene có những  điểm gì giống và khác nhau? Câu 9: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về cây trồng  biến đổi gene? Câu 10: Phân biệt phương pháp nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính ở cây trồng?  2.3. Câu hỏi trắc nghiệm: Bài 7: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN I.Câu hỏi trắc nghiệm Nhận biết Câu 1. Phân hóa học có những đặc điểm chủ yếu nào? A. Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao. B. Hầu hết các loại phân hóa học đều dễ tan nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.. C. Phân hóa học có tác dụng cải tạo đất tốt, không gây chua nên bón càng nhiều phân hóa học càng có  lợi cho việc sản xuất rau sạch. D. Phân hoá học có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng Câu 2. Phân vi sinh có những đặc điểm chủ yếu nào? A. Phân vi sinh thích hợp với nhiều loại cây trồng và không gây hại cho đất. B. Phân vi sinh chứa vi sinh vật sống nhưng mỗi loại chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng   nhất định và thời gian sử dụng ngắn. C. Phân vi sinh có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng và tỉ lệ chất dinh dưỡng cao D. Mỗi loại phân vi sinh chỉ  thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định và thời gian sử  dụng dài. Thông hiểu  Câu  3   . Nên sử dụng phân hóa học như thế nào cho hợp lí khi sản xuất rau sạch?  A. Cần phải bón kết hợp với phân hữu cơ và các loại phân hóa học N, P, K, bón đúng liều lượng quy  định và không bón liên tục nhiều năm khi sản xuất rau sạch. B. Phân hóa học dùng để bón lót là chính khi sản xuất rau sạch. C. Bón càng nhiều phân hóa học càng có lợi cho việc sản xuất rau sạch. D. Phân hóa học dùng để bón thúc là chính khi sản xuất rau sạch.  Câu  4   . Sử dụng phân vi sinh như thế nào là hợp lý khi sản xuất rau an toàn? A. Nên bón nhiều loại phân vi sinh vật khi sản xuất rau an toàn. B. Không được bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sin vật có ích cho đất. C. Nên sử dụng phân vi sinh để bón cho tất cả các loại rau đều rất tốt. Chú ý bón đúng liều lượng quy   định. D. Có thể trộn, tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất Vận dụng thấp  Câu  5   . Sử dụng phân hữu cơ như thế nào là hợp lý khi sản xuất rau sạch? A. Cần phải tăng cường bón lót phân hữu cơ ủ hoai mục khi sản xuất rau an toàn. B. Cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón thúc cho rau. C. Cần bón phân hữu cơ với liều lượng thấp và bón làm nhiều lần. D. Cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ để giảm chi phí giá sản phẩm rau an toàn.  Câu  6   . Không nên lạm dụng sử dụng phân hóa học trong sản xuất rau sạch, vì: A. Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng và tỉ lệ chất dinh dưỡng cao nên nếu bón nhiều cây sẽ  bị lốp, yếu ớt, dễ bị đổ . B. Phân hóa học dễ tan, cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh nên làm cho cây sinh trưởng phát triển   mạnh, hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm rau xanh thấp. C. Phân hóa học thường có gốc axit. Khi bón vào đất sẽ xảy ra tình trạng trao đổi ion với keo đất, tạo   ra các axit, làm cho đất bị chua. Bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất bị chua và trở nên chai cứng. D. Phân hóa học không có tác dụng cải tạo đất. Nếu lạm dụng phân hóa học, không những làm hại  đất mà còn gây hiện tượng tồn dư chất độc hại trong rau, gây hại cho sức khỏe con người.
  3. Vận dụng cao Câu 7. Phân hữu cơ trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục nhằm: A. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. B. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải. C. Tiêu diệt mầm bệnh. D. Cây hấp thụ được chất dinh dưỡng.  Câu  8   . Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần: A. Bón phân hữu cơ. C. Bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí. B. Làm đất, tưới tiêu hợp lí. D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ. Bài 8: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN I. Câu hỏi trắc nghiệm Nhận biết  Câu  1   : Có các cách bón phân nào? A. Bón lót B. Bón thúc C. Bón lót và Bón thúc D. Cả 3 đáp án đều sai  Câu  2   : Phân bón hóa học nào được sử dụng để bón lót là chính? A. Phân lân  B. Phân đạm và phân kali C. Phân vi sinh D. Phân ure Câu 3: Nguyên tắc cơ bản khi bảo quản phân bón hóa học là? A. Chống ẩm, chống nóng B. Chống để lẫn lộn    C. Chống acid D. Cả 3 đáp án  Câu 4: Phân hữu cơ được dùng chủ yếu để? A. Bón lót B. Bón thúc  C. Tẩm vào hạt D. Tẩm vào rễ cây Câu 5: Có mấy phương pháp được dùng để bảo quản phân hữu cơ? A. 1 B. 2  C. 3 D. 4 Thông hiểu Câu 6: Bón phân đạm và phân kali liên tục qua nhiều năm đất sẽ?  A .    ất bị chua      Đ B. Đất bị mặn  C. Đất có tính kiềm D. Đất tơi xốp Câu 7: Phân hữu cơ trước khi sử dụng cần? A. Bón lót sớm B. Ủ cho hoai mục C. Giã nhỏ  D. Trộn lẫn  Câu  8   : Khi bảo quản phân hóa học nên để trên nền bằng vật liệu nào sau đây? A. Gỗ, tre B. Gạch, gỗ C.  Đất D. Gạch, xi măng  Câu  9   : Khi bảo quản phân hóa học cần đảm bảo mấy nguyên tắc cơ bản? A. 3 B. 4 C. 5 D.6   Câu  10   : Điều kiện để ủ nóng phân hữu cơ là gì?  A. Thoáng khí nhi   ệt độ tăng nhanh đạt 60  0 C – 70  0 C  B. Phân được nén chặt, tưới nước đẩy hết không khí ra khỏi đóng ủ. C. Thoáng khí nhiệt độ tăng nhanh đạt 200C – 350C D. Kị khí nhiệt độ tăng nhanh đạt 600C – 700C  Câu  11   : Khi bón phân hóa học, cần đảm bảo mấy nguyên tắc? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4  Câu  12    : Bảo quản phân hữu cơ cần làm gì để đảm bảo vệ sinh môi trường? A. Ủ nguội B. Trát bùn C. Ủ nguội D. Ủ trên nền gạch  Câu  13    : Phân vi sinh có thời gian bảo quản là: A. 4 tháng B. 6 tháng          C. 3 tháng D. Từ 4 tháng – 6 tháng tùy nhiệt độ Vận dụng Câu 14: Bác Sáu đang chuẩn bị đất trồng rau xanh ăn lá. Để tăng thêm dinh dưỡng cho đất trước  khi trồng Bác nên bón phân gì?
  4. A. Phân chuồng B. Phân đạm C. Phân kali D. Phân NPK  Câu 15: Đối với cây trồng ngắn ngày phân vi sinh thường dùng để bón vào giai đoạn nào? A. Bón lót sau mỗi vụ thu hoạch B. Bón lót trong quá trình chăm sóc C. Bón lót trước khi trồng D. Bón lót vào giai đoạn gần thu hoạch  Câu  16    : Vì sao không nên bón phân hóa học vào ngày mưa? A. Nước mưa làm trôi phân. B. Gây lãng phí.  C. Nước mưa làm trôi phân, gây lãng phí. D. Cây trồng không hấp thụ được.  Câu  17    :  Ưu điểm của phân hóa học đó là: A. Mất cân bằng sinh thái trong môi trường đất. B. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. C.  Cây trồng hấp thụ nhanh và cho hiệu quả lập tức.  D. Hiệu quả lâu dài, bền vững, cây không bị ngộ độc khi bón nhiều.  Câu  18    : Nhược điểm của phân hữu cơ đó là? A. Phải tốn công và thời gian xử lý (ủ, khử mùi, trộn,…) mới có thể sử dụng được. B. Hiệu quả lâu dài, bền vững, cây không bị ngộ độc khi bón nhiều. C. Không tác động xấu đến môi trường, làm giảm rác thải tự nhiên. D. Gây mất cân bằng sinh thái trong môi trường đất.  Câu  19    : Phân bón hóa học và phân hữu cơ có đặc điểm chung đó là? A. Đều chứa các dinh dưỡng mà cây trồng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển. B. Giúp cây có sức khỏe, tăng chất lượng cây trồng giúp năng suất cao, sản lượng thu hoạch tăng. C. Đều có các dụng cung cấp là bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá. D.  Cả 3 đáp án   Bài 9: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN Nhận biết Câu 1: Nguyên liệu để vi sinh vật sử dụng để sản xuất dinh dưỡng đạm: A. Các chất thải hữu cơ B. Phân xanh  C. Nito tự do trong không khí. D. Quặng Apatit Câu 2: Để sản xuất phân vi sinh vật, người ta thực hiện nguyên lý: A. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Nhân chủng vi sinh vật với sinh khối lớn ? Phối trộn với  chất nền. B. Nhân chủng vi sinh vật với sinh khối lớn ? Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Phối trộn với chất  nền. C. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Phối trộn với chất nền? Nhân chủng vi sinh vật với sinh  khối lớn. D. Phối trộn với chất nền? Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Nhân chủng vi sinh vật với sinh  khối lớn. Câu 3: Sử dụng phân vi sinh vật cần chú ý:
  5. A. Vùi vào trong đất có độ ẩm phù hợp B. Tránh ánh nắng trực tiếp C. Không trộn với phân hóa học D. Tránh ánh nắng trực tiếp, không trộn với phân hóa học, vùi vào trong đất có độ ẩm phù hợp . Câu 4: Thành phần quan trọng nhất để tạo nên phân vi sinh vật: A. Than bùn  C. Các dinh dưỡng khoáng đa và vi lượng B. Vi sinh vật đặc hiệu.  D. Quặng Apatit hoặc photphorit Câu 5: Chất nền để sản xuất phân vi sinh vật có đặc điểm: A. Là những chất hữu cơ B. An toàn với vi sinh vật, cây trồng, động vật, con người C. Thường là than bùn D. Là những chất hữu cơ, an toàn với vi sinh vật, cây trồng, động vật, con người và thường sử dụng  nhất là than bùn Câu 6: Sử dụng phân vi sinh vật bón cho đất và cây trồng thường xuyên có tác dụng: A. Tạo nguồn dinh dưỡng bền vững và ổn định cho cây trồng. B. Không gây chua đất C. An toàn với con người và động vật D. Tạo nguồn dinh dưỡng bền vững và ổn định cho cây trồng; Không gây chua đất; An toàn với con  người và động vật. Câu 7: Để chất hữu cơ ủ nhanh hoai mục, người ta trộn với: A. Đạm, lân, kali  B. Men vi sinh vật    C. Đất mùn D. Nốt sần cây họ đậu. Câu 8: Chất hữu cơ sau khi được phân giải hoàn toàn sẽ tạo ra chất dinh dưỡng khoáng sau: A. Đạm  C. Các khoáng vi lượng cho cây trồng B. Kali  D. Đạm, lân, kali, và các khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng Câu 9: Luân canh cây họ đậu có tác dụng: A. Tăng lượng vi sinh vật có ích trong đất C. Tăng lượng chất hữu cơ trong đất B.. Tăng lượng đạm trong đất D. Tăng số lượng vi sinh vật có ích, đạm trong đất. Câu 10: Loại phân bón nào sau thuộc phân vi sinh vật: A. Phân chuồng đã được ủ hoai mục C. Phân hữu cơ vi sinh B. Than bùn được sấy khô, nghiền nhỏ D. Phân khoáng vi lượng Câu 11: Kết quả của việc bón nhiều phân đạm, lân, kali vào đất: A. Tăng độ phì nhiêu cho đất C. Tăng lượng hữu cơ cho đất B. Tăng độ chua cho đất D. Tăng số lượng vi sinh vật cho đất Câu 12: Các chất nào sau đây không phải chất hữu cơ: A. Tàn dư cây ngô đã thu hái bắp C. Xơ dừa B. Vỏ trấu (vỏ hạt gạo) D. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Câu 13: Loại phân nào sau đây được gọi là phân hữu cơ: A. Phân tổng hợp NPK C. Bã mía thải của nhà máy chế biến đường B. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân D. Phân lân Câu 14: Cách sử dụng nào sau không đúng với phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. A. Trộn và ủ với phân chuồng  C. Trộn trực tiếp với hạt giống trước khi gieo trồng B. Trộn và ủ với các chất hữu cơ   D. Trộn trực tiếp với đất trước khi gieo trồng Câu 15: Thành phần nào sau không thuộc loại phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ A. Các chất hữu cơ      C. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ B. Quặng Apatit D. Than bùn Thông hiểu Câu 16: Để tăng dinh dưỡng cho đất, bón phân đúng cách như sau: A. Bón nhiều các loại phân hóa học cho đất. B. Bón trực tiếp phân chuồng, thân cây còn lại sau thu hoạch vào đất. C. Trộn đề phân tổng hợp NPK vào đất
  6. D. Sử dụng cân đối hợp lý giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật Câu 17: Biện pháp không thể thiếu trong quá trình cải tạo các loại đất xấu: A. Luân canh với cây họ Đậu. C. Làm ruộng bậc thang B. Cày sâu, phơi ải. D. Bón vôi. Câu 18: Đất phèn hoạt động có màu gì có màu gì: A. Màu xám đen B. Màu vàng nhạt C. Màu nâu đỏ D. Màu xám xanh Câu 19: Loại phân vi sinh vật nào sau đây không được dùng để tẩm vào hạt hoặc rễ cây trước khi  gieo: A. Phân vi sinh vật cố định đạm  C. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ B. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân D. Phân chứa nấm Tricodecma Câu 20: Trồng cây phủ xanh đất có vai trò: A. Giữ lớp đất mặt C. Tăng độ mùn và bề dày cho đất B. Tăng lượng hữu cơ cho đất D. Giữ đất, tăng mùn và tăng lượng chất hữu cơ cho đất Vận dụng  Câu 2 1  : Loại phân có thể dùng bón lót nhưng chỉ bón với lượng ít là: A. Đạm, kali C. Men vi sinh vật B. Lân                        D. Nốt sần cây họ đậu  Câu  22    : Phân hóa học gồm các loại như sau: A. Đạm, lân, kali, khoáng vi lượng, phân phức hợp NPK. B. Đạm, lân, kali, khoáng vi lượng, phân chuồng. C. Đạm, lân, kali, khoáng vi lượng, phân vi sinh vật cố định đạm. D. Đạm, lân, kali, khoáng vi lượng, Rơm rạ được ủ hoai mục.  Câu  23    : Luân canh cây họ đậu có tác dụng: A. Tăng lượng vi sinh vật có ích trong đất C. Tăng lượng chất hữu cơ trong đất B. Tăng lượng đạm trong đất D. Tăng số lượng vi sinh vật có ích, đạm  trong đất.  Câu  24    : Kỹ thuật  sử dụng không đúng với phân hữu cơ: A. Trước khi bón cho cây trồng phân hữu cơ phải ủ hoai mục  C. Bón lót là chủ yếu B. Bón thúc là chủ yếu D. Cả A, B, C.  Câu  25    : Sử dụng phân đạm, và kali đúng cách như sau: A. Bón thúc vào giai đoạn cây đang sinh trưởng mạnh B. Trộn trực tiếp với hạt giống trước khi gieo C. Bón lót trước khi gieo trồng hạt giống hoặc cây con giống D. Có thể sử dụng bất kì lúc nào.  Câu  26    : Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất phân đạm hóa học: A. Các chất thải hữu cơ B. Phân xanh   C. Nito tự do trong không khí. D. Quặng Apatit  2.5. Đề minh họa: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  HÀ NỘI  ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC  2022 ­2023 TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ                               Môn thi:                                Ngày thi:….. Thời gian làm bài: 45 phút               ĐỀ CHÍNH THỨC                       Mã đề:……    PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm): Chọn câu đúng nhất và duy nhất Câu 1: Nguyên liệu để vi sinh vật sử dụng để sản xuất dinh dưỡng đạm:
  7. A. Các chất thải hữu cơ B. Phân xanh  C. Nito tự do trong không khí. D. Quặng Apatit Câu 2: Để sản xuất phân vi sinh vật, người ta thực hiện nguyên lý: A. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Nhân chủng vi sinh vật với sinh khối lớn ? Phối trộn với  chất nền. B. Nhân chủng vi sinh vật với sinh khối lớn ? Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Phối trộn với chất  nền. C. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Phối trộn với chất nền? Nhân chủng vi sinh vật với sinh  khối lớn. D. Phối trộn với chất nền? Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu ? Nhân chủng vi sinh vật với sinh  khối lớn. Câu 3: Sử dụng phân vi sinh vật cần chú ý: A. Vùi vào trong đất có độ ẩm phù hợp B. Tránh ánh nắng trực tiếp C. Không trộn với phân hóa học D. Tránh ánh nắng trực tiếp, không trộn với phân hóa học, vùi vào trong đất có độ ẩm phù hợp . Câu 4: Thành phần quan trọng nhất để tạo nên phân vi sinh vật: A. Than bùn  C. Các dinh dưỡng khoáng đa và vi lượng B. Vi sinh vật đặc hiệu.  D. Quặng Apatit hoặc photphorit Câu 5: Chất nền để sản xuất phân vi sinh vật có đặc điểm: A. Là những chất hữu cơ B. An toàn với vi sinh vật, cây trồng, động vật, con người C. Thường là than bùn D. Là những chất hữu cơ, an toàn với vi sinh vật, cây trồng, động vật, con người và thường sử dụng  nhất là than bùn Câu 6: Sử dụng phân vi sinh vật bón cho đất và cây trồng thường xuyên có tác dụng: A. Tạo nguồn dinh dưỡng bền vững và ổn định cho cây trồng. B. Không gây chua đất C. An toàn với con người và động vật D. Tạo nguồn dinh dưỡng bền vững và ổn định cho cây trồng; Không gây chua đất; An toàn với con  người và động vật. Câu 7: Để chất hữu cơ ủ nhanh hoai mục, người ta trộn với: A. Đạm, lân, kali  B. Men vi sinh vật    C. Đất mùn D. Nốt sần cây họ đậu. Câu 8: Chất hữu cơ sau khi được phân giải hoàn toàn sẽ tạo ra chất dinh dưỡng khoáng sau: A. Đạm  C. Các khoáng vi lượng cho cây trồng B. Kali  D. Đạm, lân, kali, và các khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng Câu 9: Luân canh cây họ đậu có tác dụng: A. Tăng lượng vi sinh vật có ích trong đất C. Tăng lượng chất hữu cơ trong đất B.. Tăng lượng đạm trong đất D. Tăng số lượng vi sinh vật có ích, đạm trong đất. Câu 10: Loại phân bón nào sau thuộc phân vi sinh vật: A. Phân chuồng đã được ủ hoai mục C. Phân hữu cơ vi sinh B. Than bùn được sấy khô, nghiền nhỏ D. Phân khoáng vi lượng Câu 11: Kết quả của việc bón nhiều phân đạm, lân, kali vào đất: A. Tăng độ phì nhiêu cho đất C. Tăng lượng hữu cơ cho đất B. Tăng độ chua cho đất D. Tăng số lượng vi sinh vật cho đất Câu 12: Các chất nào sau đây không phải chất hữu cơ: A. Tàn dư cây ngô đã thu hái bắp C. Xơ dừa B. Vỏ trấu (vỏ hạt gạo) D. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Câu 13: Loại phân nào sau đây được gọi là phân hữu cơ: A. Phân tổng hợp NPK C. Bã mía thải của nhà máy chế biến đường B. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân D. Phân lân
  8. Câu 14: Cách sử dụng nào sau không đúng với phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. A. Trộn và ủ với phân chuồng  C. Trộn trực tiếp với hạt giống trước khi gieo trồng B. Trộn và ủ với các chất hữu cơ   D. Trộn trực tiếp với đất trước khi gieo trồng Câu 15: Thành phần nào sau không thuộc loại phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ A. Các chất hữu cơ      C. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ B. Quặng Apatit D. Than bùn Câu 16: Để tăng dinh dưỡng cho đất, bón phân đúng cách như sau: A. Bón nhiều các loại phân hóa học cho đất. B. Bón trực tiếp phân chuồng, thân cây còn lại sau thu hoạch vào đất. C. Trộn đề phân tổng hợp NPK vào đất D. Sử dụng cân đối hợp lý giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của giống cây trồng? Câu 2: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gene có những  điểm gì giống và khác nhau? Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về cây trồng  biến đổi gene?                                                                           Hoàng Mai, ngày  30   tháng 11  năm 2022                                                                                        TỔ (NHÓM) TRƯỞNG                    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2