intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình ôn tập, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức". Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN CÔNG NGHỆ 12 I. Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra 1. Phạm vi kiến thức: Bài 8, 13,14,15 Sách giáo khoa Công nghệ 12 2. Hình thức đề kiểm tra - 100% Trắc nghiệm khách quan câu TNKQ. 3. Mức độ đánh giá - Nhận biết: 40% - Thông hiểu: 30% - Vận dụng: 20% - Vận dụng cao: 10% II. Nội dung: 1. Lý Thuyết Bài 8: Mạch khuếch đại, mạch tạo xung Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu Bài 15: Mạch điểu khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha 2. Một số dạng câu hỏi tham khảo: Câu 1: Chức năng của mạch khuếch đại là A. Khuếch đại tín hiệu về mặt điện áp, công suất, dòng điện B. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, công suất, dòng điện C. Khuếch đại tín hiệu D. Không có đáp án đúng Câu 2: Mạch khuếch đại có thể dùng: A.Tranzito B. OA(IC khuếch đại thuật toán) C. Cả tranzito và OA D. Tranzito hoặc OA Câu 3: Ở mạch khuếch đại đảo dùng OA, tín hiệu ra sẽ: A. Ngược dấu tín hiệu vào B. Cùng dấu tín hiệu vào C. Cùng dấu hoặc ngược dấu với tín hiệu vào tùy thuộc tín hiệu đưa vào ở cổng đảo hay cổng không đảo D. Mang dấu (-)
  2. Câu 4: Để điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA, người ta điều chỉnh: A. Rht B. R1 C. Rht hoặc R1 D. Không thể điều chỉnh hệ số khuếch đại. Câu 5: Tìm phát biểu đúng: Ở mạch khuếch đại điện áp dùng OA: A.Tín hiệu vào là tín hiệu một chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều B. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu một chiều C. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều D. Tín hiệu ra cùng dấu hoặc ngược dấu với tín hiệu vào tùy thuộc tín hiệu đưa vào ở cổng đảo hay cổng không đảo Câu 6: Tìm phát biểu đúng: A Mạch điện tử điều khiển là mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển. B. Mạch điện tử điều khiển dùng để tự động hóa các máy móc thiết bị C. Mạch điều khiển tốc độ động cơ quạt là mạch điện tử điều khiển D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 7:Công dụng của mạch điện tử điều khiển là: A. Điều khiển tín hiệu B. Điều khiển trò chơi, giải trí và các thiết bị dân dụng C. Tự động hóa các máy móc thiết bị D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 8: Đáp án nào sau đây không thuộc phân loại mạch điện tử điều khiển: A. Điều khiển cứng bằng mạch điện tử B. Điều khiển không có lập trình C. Điều khiển có lập trình D. Không có đáp án nào trong 3 đáp án trên Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không thuộc ứng dụng mạch điện tử điều khiển: A. Vệ tinh Vinasat 1 B. Máy giặt C. Máy tiện CNC D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 10: Dựa vào đâu để phân loại mạch điện tử điều khiển: A. Dựa vào chức năng B. Dựa vào công suất C. Dựa vào mức độ tự động hóa D. Cả 3 đáp án đều đúng
  3. Câu 11:Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu là A. Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh B. Thông báo tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị C. Thông báo tình trạng thiết bị khi gặp sự cố D. Cả 3 đáp án trên Câu 12: Sự thay đổi trạng thái của tín hiệu đó là: A. Thay đổi màu sắc của đèn giao thông B. Tiếng còi báo cháy khi có sự cố cháy nổ C. Hàng chữ chạy trên các biển quảng cáo D. Cả 3 đáp án trên Câu 13: Mạch điều khiển tín hiệu : A. Điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu B. Điều khiển sự thay đổi tốc độ của tín hiệu C. Điều khiển sự thay đổi trạng thái và tốc độ của tín hiệu D. Không có đáp án đúng Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai: A. Mạch điều khiển tín hiệu giúp thông báo về tình trạng hoạt động của máy móc B. Ở đèn tín hiệu giao thông, khối chấp hành phát lệnh thông báo bằng chuông C. Ở hệ thống báo cháy, khối chấp hành thường phát lệnh thông báo bằng chuông và đèn D. Mạch điều khiển tín hiệu được dùng rất phổ biến Câu 15: Nhiệm vụ của các khối trong mạch điều khiển tín hiệu: A. Khối nhận lệnh: Nhận lệnh báo hiệu từ các cảm biến B. Khối khuếch đại: Khuếch đại tín hiệu đến công suất cần thiết C. Khối chấp hành: Phát lệnh thông báo bằng chuông, đèn, chữ nổi… D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 16:Trong các động cơ sau, động cơ nào là động cơ 1 pha không thay đổi tốc độ: A. Quạt trần B. Máy bơm nước C. Quạt treo tường D. Quạt để bàn Câu 17: Để thay đổi tốc độ động cơ một pha, người ta có thể: A. Thay đổi số vòng dây stato B. Điều khiển điện áp đưa vào động cơ C. Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ D. Cả 3 đáp án đều đúng
  4. Câu 18: Đối với mạch điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp, người ta: A. Thay đổi điện áp, giữ nguyên tần số B. Thay đổi điện áp, thay đổi tần số C. Thay đổi tần số, giữ nguyên điện áp D. Giữ nguyên tần số, giữ nguyên điện áp Câu 19: Đối với mạch điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số, người ta: A. Thay dổi tần số, giữ nguyên điện áp B. Thay đổi tần số, thay đổi điện áp C. Giữ nguyên tần số, thay đổi điện áp D. Giữ nguyên tần số, giữ nguyên điện áp Câu 20: Công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha: A. Thay đổi tốc độ động cơ điện 1 chiều B. Thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha C. Thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha D. Giữ nguyên tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha ------ HẾT ------
  5. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN CÔNG NGHỆ 11 I. Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra 1. Phạm vi kiến thức: Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Sách giáo khoa Công nghệ 11 2. Hình thức đề kiểm tra - 100% Trắc nghiệm khách quan câu TNKQ. 3. Mức độ đánh giá - Nhận biết: 40% - Thông hiểu: 30% - Vận dụng: 20% - Vận dụng cao: 10% II. Nội dung 1. Lý Thuyết Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Bài 2: Hình chiếu vuông góc (Phương pháp góc chiếu thứ nhất) Bài 3: Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản (Kích thước khung tên, khung bản vẽ, kích thước của vật thể được thể hiện trên mỗi hình chiều) Bài 4: Mặt cắt và hình cắt Bài 5: Hình chiếu trục đo Bài 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể Bài 7: Hình chiếu phối cảnh 2. Một số câu hỏi và bài tập tham khảo Câu 1: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu: A. Song song B. Vuông góc C. Xuyên tâm D. Bất kì Câu 2: Mặt tranh là: A. Mặt phẳng nằm ngang đặt vật thể B. Mặt phẳng đặt vật thể C. Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng D. Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn Câu 3: Theo vị trí mặt tranh, hình chiếu phối cảnh được chia làm mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Mặt cắt là gì? A. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt B. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng hình chiếu C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng hình chiếu D. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt
  6. Câu 5: Hình cắt là gì? A. Là hình biểu diễn mặt cắt B. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt D. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng: A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn Câu 7: Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi: A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Câu 8: Hình chiếu vuông góc được xây dựng bằng phép chiều nào? A. Song song B. Vuông góc C. Xuyên tâm D. Bất kì Câu 9: Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu nào? A. Song song B. Vuông góc C. Xuyên tâm D. Bất kì Câu 10: Có mấy loại mặt cắt? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 ------ HẾT ------
  7. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN CÔNG NGHỆ 10 I. Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra 1. Phạm vi kiến thức: Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11 Sách giáo khoa Công nghệ 110 2. Hình thức đề kiểm tra - 100% Trắc nghiệm khách quan câu TNKQ. 3. Mức độ đánh giá - Nhận biết: 40% - Thông hiểu: 30% - Vận dụng: 20% - Vận dụng cao: 10% II. Nội dung: 1. Lý Thuyết Bài 6: Ứng dụng của 1 số công nghệ mới Bài 7: Đánh giá công nghệ Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Bài 9: Hình chiếu vuông góc Bài 10: Mặt cắt và hình cắt Bài 11: Hình chiếu trục đo 2. Một số dạng câu hỏi tham khảo: Câu 1: Công nghệ vật liệu Nano được ứng dụng trong lĩnh vực nào: E. Y học F. Công nghệ thông tin G. Quân sự H. Tất cả các đáp án đều đúng Câu 2: Công nghệ nào tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm: A.Công nghệ vật liệu Nano B.Công nghệ in 3D C. Công nghệ CNC D. Công nghệ năng lượng tái tạo Câu 3: Đâu không phải là nguồn năng lượng tái tạo: C. Năng lượng mặt trời D. Năng lượng thủy triều
  8. E. Năng lượng hóa thạch F. Năng lượng gió Câu 4: Bản vẽ kĩ thuật là căn cứ để: E. Gia công, chế tạo B. Lắp ráp, thi công E. Kiểm tra sản phẩm D. Tất cả các phương án đều đúng Câu 5: Có mấy loại khổ giấy chính dùng trong vẽ kĩ thuật: A.2 B. 3 C.4 D. 5 Câu 6: Tìm phát biểu sai: Phương pháp chiếu góc thứ nhất A. Có 3 hình chiếu: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh B. Hình chiếu bằng nằm bên dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng C. Hình chiếu bằng nằm bên trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng D. Việt Nam và 1 số nước châu Á, Châu Âu thường sử dụng. Câu 7: Hình cắt nào là hình cắt của vật thể đối xứng: A. Hình cắt toàn phần B. Hình cắt bán phần C. Hình cắt cục bộ D. Không có hình cắt nào Câu 8: Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, đáp án nào sau đây không chính xác: A. Hệ số biến dạng p=q=r=1 B. 3 góc trục đo bằng nhau C. p=r=1, q=0.5 D. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Câu 9: Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, đáp án nào sau đây không chính xác: A. Hệ số biến dạng p=q=r=1 B. Mặt phẳng (XOZ) // Mặt phẳng hình chiếu (P’) C. p=r=1, q=0.5 D. Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Câu 10: Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn nằm trong các mặt phẳng // với các mặt phẳng tọa độ là: E. Hình tròn B. Hình elip F. Hình tròn hoặc hình elip D. Hình tròn và hình elip ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2