intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I – MÔN ĐỊA LÝ 12 TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NĂM HỌC 2021 ­ 2022              Chủ đề 1: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa I: KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kiến thức ­ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Tính chất nhiệt đới (biểu hiện, nguyên nhân). + Lượng mưa, độ ẩm lớn (biểu hiện, nguyên nhân). + Gió mùa (biểu hiện, nguyên nhân). ­ Tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên khác: + Địa hình (biểu hiện, nguyên nhân). + Sông ngòi (biểu hiện, nguyên nhân). + Đất (biểu hiện, nguyên nhân). + Sinh vật (biểu hiện, nguyên nhân).                                   2. Kĩ năng ­ Sử dụng các bản đồ Địa lí tự nhiên, khí hậu, đất, thực động vật Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi   bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.     II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Đặc điểm của khí hậu nướ c ta là A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. B. Khí hậu xích đạo nóng, ẩm và mưa nhiều quanh năm. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. D. Khí hậu cận nhiệt đới, có sự phân hóa theo mùa, theo vĩ tuyến và độ cao. Câu 2. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nướ c ta đượ c quy định bởi vị trí địa lí A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. Nằm ở bán cầu Đông trên Trái Đất. C. Nằm ngoài vùng nội chí tuyến. D. Nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 3. Nhân tố làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất trong mùa đông là A. địa hình nhiều đồi núi. B. gió mùa Đông Bắc. C.gió mùa Tây Nam D. ảnh hưởng của biển. Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? A. Vị  trí nướ c ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp  giáp biển Đông. B. Vị  trí nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượ ng bức xạ  rất lớn của Mặt Trời. C. Nướ c ta nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đườ ng chí tuyến nên có lượ ng mưa lớn và góc nhập xạ  lớn quanh năm. D. Nướ c ta nằm  ở  vùng vĩ độ  thấp nên nhận đượ c nhiều nhiệt của Mặt Trời và vị  trí tiế p giáp Biển   Đông nên mưa nhiều. Câu 5. Nước ta có lượ ng mưa và độ ẩm trung bình khoảng A. 1400 – 1800 mm/năm; trên 80%. B. 1500 – 2000 mm/năm; 60 ­ 80%. C. 1500 – 2000 mm/năm; trên 80%. D. 1800 – 2000 mm/năm; 80 ­ 100%. Câu 6. Ở nước ta, nơi lượng mưa có thể đạt tới 3500 – 4000 mm/năm là A. Vị trí đón gió nằm sát biển. 1
  2. B. Sườn núi hướng về phía bắc với địa hình cao. C. Các lòng chảo, cánh đồng, thung lũng ở miền núi. D. Sườn núi đón gió biển và các khối núi cao. Câu 7. Hướng chủ đạo của hai loại gió chính ở nướ c ta là A. Hướ ng đông bắc vào mùa đông và hướ ng đông nam vào mùa hạ. B. Hướ ng tây nam vào mùa hạ và hướ ng đông bắc vào mùa đông. C. Hướ ng tây nam vào mùa đông và hướ ng đông nam vào mùa hạ. D. Hướ ng đông nam vào mùa đông và hướ ng tây nam vào mùa hạ. Câu 8. Hướng thổi chiếm  ưu th ế của Tín phong nửa cầu Bắc từ  khu v ực dãy Bạ ch Mã trở  vào Nam từ  tháng 11 đến tháng 4 năm sau là A. đông bắc. B. tây bắc. C. đông nam.  D. tây nam.  Câu 9. Kiểu thời tiết lạnh khô ở miền Bắc nướ c ta diễn ra trong kho ảng A. nửa đầu mùa đông (tháng 11, 12, 1). B. nửa sau mùa đông (tháng 2, 3, 4). C.nửa đầu mùa hạ (tháng 5, 6, 7) D. nửa cuối mùa hạ (tháng 8, 9, 10). Câu 10. Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời kỳ đầu mùa hạ ở nướ c ta có nguồn gốc từ khối khí nào  sau đây? A. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dươ ng. B. Khối khí chí tuyến bán cầu Nam. C. Khối khí nhiệt đới Nam Thái Bình Dươ ng. D. Khối khí từ phương Bắc. Câu 11. Khối khí nhiệt đới  ẩm Bắc  Ấn Độ  Dươ ng di chuyển theo hướng tây nam vào nướ c ta và gây   mưa lớn cho các khu vực nào sau đây? A. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. C. Miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Câu 12. Gió phơn Tây Nam hoạt động  ở  vùng đồng bằng ven biển Trung B ộ và phần nam của khu vực   Tây Bắc có đặc điểm nào sau đây? A. Nóng, ẩm. B. Lạnh, ẩm. C. Ôn hòa, dịu mát. D. Khô, nóng. Câu 13. Gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho A. Cả miền Bắc và miền Nam. B. vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C.cả nước. D. miền Trung. Câu 14. Ở nước ta, quá trình xâm thực xảy ra mạnh ở A. Miền đồi núi.  B. cao nguyên. C. miền đồi trung du. D. đồng bằng. Câu 15. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nướ c ta là A. Rừng rậm thường xanh quanh năm với thành phần động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế. B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao. C. Rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới. D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 16. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nướ c ta ngắn và dốc là A. Hình dáng lãnh thổ và địa hình. B. khí hậu và địa hình. C.hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng. Câu 17. Theo quốc lộ 1 đi từ Bắc vào Nam, lần lượt phải qua các con sông: A. Sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu. B. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu. C. Sông Hồng, sông Mã, sông Ba, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu. D. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Hậu, sông Tiền. Câu 18. Hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất nằm trên lãnh thổ nướ c ta là A. Sông Hồng. B. sông Đồng Nai.  C. sông Mã. D. sông Mê công. Câu 19. Chế độ nướ c của hệ thống sông ngòi nướ c ta phụ thuộc vào 2
  3. A. Độ dài của các con sông. B. Đặc điểm địa chất mà sông ngòi chảy qua. C. Hướ ng dòng chảy. D. Chế độ mưa theo mùa. Câu 20. Qúa trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng có khí hậu A. Khô, nóng. B. khô, lạnh. C. nóng, ẩm. D. ôn hòa. Câu 21. Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nướ c ta phụ thuộc chủ yếu vào A. Kĩ thuật canh tác của con người. B. điều kiện khí hậu ở các vùng núi. C.nguồn gốc đá mẹ khác nhau. D. quá trình xâm thực – bồi tụ. Câu 22. Trong hệ đất đồi núi, nhóm đất có độ phì lớn nhất là A. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ axit, đá phiến sét. B. Đất xám phù sa cổ. C. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi. D. Đất mùn alit núi cao. Câu 23. Nhân tố  nào sau đây có  ảnh hưởng quan trọng đến sự  phong phú về  thành phần loài thực vật   nướ c ta? A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. C. Đất đai phong phú về chủng loại. D. Vị trí nướ c ta nằm tiếp giáp với lục địa và đại dươ ng. Câu 24. Thảm thực vật rừng nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu. C. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất. D. Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật. Câu 25. Phương án nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu các miền? A. Miền Bắc có một mùa hạ nóng, mưa nhiều và một mùa đông lạnh, ít mưa. B. Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. C. Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ có sự đối lập về thời gian giữa hai mùa mưa – khô. D. Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ có sự tương đồng giữa hai mùa mưa – khô. Câu 26. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là A. Có kiểu khí hậu cận xích đạo. B. Mùa đông chịu ảnh hưởng của Tín phong. C. Chia thành hai mùa: mưa và khô. D. Mưa nhiều vào thu – đông. Câu 27. Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào A. nửa đầu mùa đông. B. nửa cuối mùa đông.  C. giữa mùa đông.     D. giữa mùa xuân. Câu 28. Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào A. nửa đầu mùa đông. B. nửa cuối mùa đông.     C. giữa mùa đông.   D. giữa mùa xuân. Câu 29. Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là A. làm bề mắt địa hình bị cắt xẻ mạnh.   B. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. 3
  4. C. xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi, đá.  D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc. Câu 30. Nguyên nhân chính khiến cho đất feralit có màu đỏ vàng là do A. các chất bazơ dẽ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh. B.  sự tích tụ ôxit nhôm (Al2O3). C. có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3). D. có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3). Câu 31. Hệ thống sông có mạng lưới dạng nan quạt điển hình ở nước ta là A. hệ thống sông Hồng. B. hệ thống sông Mã. C. hệ thống sông Cả. D. hệ thống sông Cửu Long. Câu 32. Các con sông có đặc điểm nhỏ, ngắn, độ dốc lớn phân bố chủ yếu ở A. vùng đồi núi Đông Bắc. B. Duyên hải miền Trung. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 33. Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hạ là A. đông bắc. B. tây bắc. C. tây nam. D. đông nam Câu 34. Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra A. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. B. quanh năm. C. từ tháng 5 đến tháng 10. D. từ tháng 1 đến tháng 6. Câu 35. Đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ nét nhất qua quá trình A. cacxtơ đá vôi. B. xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. C. phong hóa vật lí.  D. phong hóa hóa học. Câu 36. Vĩ tuyến được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc ­ Nam của nước ta là A. 120B. B. 140B. C. 160B. D. 180B. Câu 37. Đặc điểm không đúng với chế độ nhiệt của nước ta là A. nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao). B. nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc. C. nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn. D. nền nhiệt độ tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ vào thời kì mùa hạ (ở cùng độ cao địa hình). Câu 38. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái A. cận xích đạo gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa. C. cận nhiệt gió mùa. D. xích đạo gió mùa. Câu 39. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là A. ĐBSH và Bắc Trung Bộ.   B. vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc. C. vùng đồi núi Đông Bắc và ĐBSH. D. vùng ĐBSH và vùng đồi núi Tây Bắc Câu 40. Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do A. gió mùa mùa đông bị suy yếu nên tăng độ ẩm. C. khối khí lạnh di chuyển qua biển trước khi đến nước ta B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi đến nước ta. D. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. Câu 41. Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là A. lạnh và ẩm. B. lạnh, khô và trời quang mây. C. nóng và khô. D. lạnh, trời âm u nhiều mây. Câu 42. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là A. kéo dài liên tục trong 3 tháng.         B. mạnh vào nửa đầu mùa đông, bị suy yếu và nửa cuối mùa đông. 4
  5. C. kéo dài liên tục trong 2 tháng. D. không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt. Câu 43. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là A. đất đỏ badan. B. đất feralittrên các đá mẹ khác nhau. C. đất phù sa. D. đất phèn. Câu 44. Cảnh quan rừng xavan cây bụi ở nước ta xuất hiện chủ yếu ở A. sơn nguyên Đồng Văn. B. khu vực Quảng bình ­ Quảng Trị. C. khu vực cực Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 45. Lũ tiểu mãn ở miền thủy văn Đông Trường Sơn thường xảy ra vào A. tháng 2, 3. B. tháng 5, 6. C. tháng 8, 9. D. tháng 10, 11. Câu 46. Trong các loại  đất ven biển loại đất chiếm diện tích nhiều nhất là A. đất cát. B. đất mặn. C. đất phèn. D. đất đầm lầy và than bùn. Câu 47. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là A. tác động của hướng các dãy núi. C. tác động của gió mùa. B. sự phân hóa độ cao địa hình. D. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình. Câu 48. Từ vĩ tuyến 16 B xuống phía Nam, gió mùa mùa đông về bản chất là 0 A. gió mùa Tây Nam. B. gió Tín phong bán cầu Bắc. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Đông Nam. Câu 49. Hiện tượng thời tiết đặc sắc nhất vào thời kì mùa đông ở Bắc Bộ là A. mưa rào. B. mưa ngâu. C. mưa phùn. D. mưa đá. Câu 50. Hướng thổi chiếm ưu thế của gió Tín phong bán cầu Bắc từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam từ tháng  11 đến tháng 3 năm sau là A. đông bắc. B. tây bắc. C. tây nam. D. đông nam. Câu 51. Về mùa đông, khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam có thời tiết đặc trưng là A. lạnh và ẩm. B. lạnh và khô. C. nóng và khô. D. nóng và ẩm. Câu 52. Đặc điểm của gió Mậu dịch (Tín phong) tác động đến nước ta là A. thổi quanh năm với cường độ như nhau. C. hoạt động quanh năm nhưng bị suy yếu vào các thời kì chuyển tiếp xuân ­ thu. B. chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyển tiếp xuân ­ thu.  D. hoạt động quanh năm nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân ­ thu Câu 53. Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (T11 đến T4 năm sau) là A. nắng, ít mây và mưa nhiều. B. nắng nóng, trời nhiều mây. C. nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo. D. nắng nóng và mưa nhiều. Câu 54. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến. C. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió. B. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông. D. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Câu 55. Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc biệt của khu vực A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 56. Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió Lào hoạt động mạnh là A. khô, nóng. B. nhiệt độ và độ ẩm cao. C. nóng khô với nhiệt độ và độ ẩm cao. D. nhiệt độ và độ ẩm thấp. Câu 57. Hai khu vực núi có dạng địa hình cacxtơ phổ biến nhất ở nước ta là 5
  6. A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. C. Đông Bắc và Trường Sơn Băc.  B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.  D. Đông Bắc và Tây Bắc. Câu 58. Nét khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ so với  Nam Bộ là A. có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. C. khí hậu chia thành hai mùa mưa ­ khô rõ rệt. B. mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch mạnh hơn. D. mưa nhiều vào thu ­ đông. Chủ đề 2: Thiên nhiên phân hóa đa dạng I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kiến thức ­ Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam là do sự phân hóa của khí hậu: + Đặc điểm phần lãnh thổ phía Bắc. + Đặc điểm phần lãnh thổ phía Nam. ­ Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây: + Đặc điểm vùng biển và thềm lục địa. + Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển. + Đặc điểm vùng đồi núi. ­ Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:  + Đặc điểm đai nhiệt đới gió mùa. + Đặc điểm đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. + Đặc điểm đai ôn đới gió mùa trên núi. ­ Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên. + Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên. + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên. 2. Kĩ năng ­ Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh). ­ Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để  trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên (địa hình, khí hậu,  sông ngòi, đất, sinh vật). II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Nam và Bắc (ranh giới là dãy Bạch Mã) không phải do sự khác  nhau về A. nhiệt độ trung bình. B. lượng bức xạ. C. số giờ nắng. D. lượng mưa.  Câu 2. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng A. nhiệt đới. B. gió mùa cận xích đạo. C. xích đạo. D. nhiệt đới gió mùa.  Câu 3. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.  Câu 4. Đặc điểm nào không đúng với đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía Nam nước ta A. quanh năm nóng. B. không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 độ C. C.vào mùa đông có mưa phùn. D. có hai mùa mưa, khô rõ rệt. 6
  7. Câu 5. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm A. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. B. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn. C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp. D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình. Câu 6. Càng về phía Nam thì A. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm. B. biên độ nhiệt càng tăng. C.nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm. D. nhiệt độ trung bình càng tăng. Câu 7. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi là biểu hiện   của sự phân hóa theo A. Bắc – Nam. B. Đông – Tây. C. Sinh vật. D. Đất đai. Câu 8. Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta A. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng. B. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu. C. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. D. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng. Câu 9. Nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Bắc là (độ C) A. 18 – 20. B. 22 – 24. C. 24 – 26. D. 20 – 22. Câu 10. Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc là A. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Cận xích đạo gió mùa. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khi hậu của phần phía Nam lãnh thổ A. Về mùa khô có mưa phùn. B. có hai mùa mưa khô rõ rệt. C.Quanh năm nóng. D. không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 độ C. Câu 12. Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc ­ Nam) là sự phân hóa A. Địa hình.  B. sinh vật. C. đất đai. D. khí hậu. Câu 13. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái A. Xích đạo gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa. C.cận xích đạo gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 14. Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ A. Thú có móng vuốt. B. Thú lớn (Voi, hổ, báo). C.Thú có lông dày (gấu, chồn…) D. Trăn, rắn, cá sấu. Câu 15. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do A. ảnh hưởng của biển Đông. B. thảm thực vật. C.Độ cao địa hình. D. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Câu 16. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ  nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi phía Bắc. Câu 17. Đai cao nào không có ở miền núi nước ta A. Nhiệt đới gió mùa chân núi. B. nhiệt đới chân núi. C.ôn đới gió mùa trên núi.  D. cận nhiệt đới gió mùa trên núi. 7
  8. Câu 18. Đâu là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên A. Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông. B. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập. C. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hòa hơn. D. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Câu 19. Miền Bắc ở độ cao trên 600m, còn ở miền Nam phải hơn 1000 m mới có khí hậu á nhiệt vì A. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc. C. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam. D. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam. Câu 20. Theo độ cao, thiên nhiên nước ta A. Phân hóa thành 4 đai. B. Phân hóa thành 3 đai. C. Phân hóa thành 2 đai. D. Không có sự phân hóa. Câu 21. Đai nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào dưới đây? A. Nhiệt độ trung bình tháng trên 25 độ C. B. Gồm đất đồng bằng và đất đồi núi thấp. C. Có các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới gió mùa, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. Nằm ở độ cao 600 – 700 m lên đến 1600 m. Câu 22. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm nào sau đây? A. Chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25 độ C. B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 25 độ C. C. Không có tháng nào nhiệt độ trên 25 độ C. D. Các tháng có nhiệt độ trên 28 độ C. Câu 23. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao A. từ 2000 m trở lên. B. từ 2200 m trở lên. C.từ 2400 m trở lên. D. từ 2600 m trở lên. Câu 24.  Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam. B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. C. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. Khí hậu ít có sự phân hóa. Câu 25. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. Sắt. B. thiếc. C. bô xít. D. than đá. Câu 26. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ A. Dãy núi Hoành Sơn trở vào. B. sông Bến Hải trở vào. C.sông Hương trở vào. D. dãy núi Bạch Mã trở vào. Câu 27. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là 8
  9. A. than nâu và vật liệu xây dựng. B. dầu khí và bô xít. C.sắt và than nâu. D. than nâu và bô xít. Câu 28. Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao A. dưới 600 ­ 700m. B. 900 ­ 1000m. C. 1600 ­ 1700m. D. trên 2600m. Câu 29. Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là A. đất feralit có mùn và đất mùn thô.     B. đất xám và đất feralit nâu đỏ.    C. đất đen và đất phù sa cổ.    D. đất feralit có mùn và đất đen. Câu 30. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta hiện nay là A. 2 miền. B. 3 miền. C. 4 miền. D. 5 miền. Câu 31. Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là A. tây bắc ­ đông nam. B. tây nam ­ đông bắc. C. đông ­ tây. D. đông bắc ­ tây nam Câu 32. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do A. sự phân bố thảm thực vật.   C. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. B. sự phân hóa độ cao địa hình. D.ảnh hưởng của Biển Đông. Câu 33. Đai cao chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là A. đai cận xích đạo.        B. đai nhiệt đới gió mùa chân núi. C. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.          D. đai ôn đới gió mùa núi cao. Câu 34. Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng (3143m) có nhiệt độ là 20C thì theo quy luật đai cao nhiệt độ ở chân núi này  sẽ là A. 2,00C. B. 15,90C. C. 20,90C. D. 25,90C. Câu 35. Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là A. mưa đá và dông. B. mưa phùn và mưa rào. C. sương mù, sương muối và mưa phùn. D. hạn hán và lốc tố. Câu 36. Mùa đông ở miền Bắc và Đông Băc Bắc Bộ có đặc điểm là A. đến muộn và kết thúc muộn. B. đến muộn và kết thúc sớm. C. đến sớm và kết thúc muộn. D.đến sớm và kết thúc sớm. Câu 37. Miền tự nhiên duy nhất có đầy đủ hệ thống đai cao ở nước ta là A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Đông Bắc. Câu 38. Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên  nước ta là A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m. B. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển. C. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. D. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc ­ đông nam và hướng vòng cung. Câu 39. Tác động của các khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là A. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước. B. tạo các bức chắn để hình thành ranh giới các miền khí hậu. C. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. D. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. Câu 40. Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực duyên hải cực Nam trung Bộ là A. rừng cận nhiệt đới gió mùa thường xanh quanh năm.         B. xavan cây bụi. 9
  10. C. rừng nhiệt đới.      D. rừng cận nhiệt đới lá rộng. Câu 41. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất của miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. tình trạng rửa trôi đất diễn ra mạnh ở các đồng bằng. B. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. C. thiếu nươc nghiêm trọng vào mùa khô. D. bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chủ đề 3 : Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kiến thức: ­ Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra. + Bão : hoạt động, phân bố, hậu quả, biện pháp phòng chống. + Ngập lụt : nơi thường xảy ra, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống. + Lũ quét : nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống. + Hạn hán : nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống. + Động đất : nơi thường xảy ra, hậu quả. ­ Biết được sự suy thoái của tài nguyên rừng, đất, một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi   trường. + Tài nguyên rừng : sự suy giảm, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ. + Tài nguyên đất : sự suy giảm, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ. 2. Kĩ năng ­ Phân tích bảng số liệu về sự biến động tài nguyên rừng ở nước ta. ­ Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương. II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Nhìn chung ở nước ta mùa bão bắt đầu và kết thúc trong thời gian A. Từ tháng V đến tháng X. B. từ tháng VI đến tháng XI. C.từ tháng VII đến tháng XI. D. từ tháng VI đến tháng XII. Câu 2. Mùa bão của nước ta  A. chậm dần từ Bắc vào Nam. B. chậm dần từ Nam ra Bắc. C. bắt đầu ở miền Trung rồi lan ra hai miền Bắc, Nam. D. đồng đều ở tất cả các miền. Câu 3. Hiện tượng lụt úng ở đồng bằng sông Hồng không chỉ do mưa lớn mà còn do A. ảnh hưởng của triều cường. B. địa hình dốc, nước tập trung nhanh. C. địa hình thấp lại bị bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển. D. không có các công trình thoát lũ. Câu 4. Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do A. vùng có lượng mưa lớn. B. sông không có hệ thống đê bao. C.thủy triều dâng cao và triều cường. D. mưa lớn và triều cường. Câu 5. Lũ quét thường xảy ra ở A. miền núi. B. miền đồi trung du. C.đồng bằng. D. ven biển. 10
  11. Câu 6. Ở miền Bắc, tại các thung lũng nào sau đây không có tình trạng hạn hán trong mùa khô ? A. Yên Châu (Sơn La). B. Sông Mã (Sơn La). C.Móng Cái (Quảng Ninh). D. Lục Ngạn (Bắc Giang). Câu 7. Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là A. Thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước bị ô nhiễm. B. Lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm nguồn nước sông. C. Ô nhiễm nguồn nước, nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt. D. Lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng. Câu 8. Vùng thường chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là A. Ven biển Đông Bắc Bắc Bộ. B. Ven biển miền Trung. C.Ven biển Đông Nam Bộ. D. Ven biển đồng bằng sông Hồng. Câu 9. Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là A. Châu thổ sông Hồng. B. Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ. C. Các đồng bằng ở duyên hải miền Trung. D. Châu thổ sông Cửu Long. Câu 10. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. Củng cố đê chắn sóng ven biển. B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão. C. Huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão. D. Dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh. Câu 11. Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi phải tiến hành A. Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá. B. Trồng cây theo băng, làm ruộng bậc thang. C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác. D. Trồng cây gây rừng, làm ruộng bậc thang. Câu 12. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc. B. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. C. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. D. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Câu 13. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách A. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí. B. Ap dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm. C. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.  D. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất. Câu 14. Diện tích rừng của nước ta hiện nay chủ yếu là A. Rừng đặc dụng. B. rừng giàu. C. rừng mới phục hồi. D. rừng nghèo. Câu 15. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng sản xuất A. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. B. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. C. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. D. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Câu 16. Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là 11
  12. A. Vùng Tây Bắc.                                B. Vùng Đông Bắc. C. Vùng Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 17. Đặc điểm của bão ở nước ta A. mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. B. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. C. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. D. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. Câu 18. Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần A. xây dựng các công trình thủy lợi.        B. tăng cường trồng và bảo vệ rừng. C. bố trí nhiều trạm bơm nước.                D. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. Câu 19. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng nước ta vẫn bị suy thoái vì A. chất lượng rừng không ngừng giảm sút. B. diện tích rừng giàu và rừng phục hồi tăng lên. C. khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. D. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn Câu 20. Tại sao lũ quét thường xảy ra ở miền núi? A. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mưa lớn. B. Chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi ở miền núi. C. Địa hình có độ dốc lớn, nhiều nơi bị mất lớp phủ thực vật. D. Mất lớp phủ thực vật, mưa lớn tập trung theo mùa. Chủ đề 4. KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ. 1. Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là A. Quảng Trị.   B. Đồng Hới.          C. Đông Hà.                D. Hội An. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 ­ 7, đỉnh núi cao nhất vùng núi Trường Sơn Nam là A. Vọng Phu.            B. Chư Yang Sin.          C. Ngọc Linh.           D. Kon Ka Kinh. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào mùa thu ­ đông tiêu biểu ở  nước ta là A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội. B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn. C.  Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang.  D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, tỉnh nào sau đây có đường biên giáp với cả hai nước Lào và  Trung Quốc? A. Lai Châu.  B. Điện Biên.        C. Hòa Bình.            D. Kon Tum. Câu 5. Căn cứ vào các biểu đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm nào dưới đây có  nhiệt độ trung bình tháng luôn dưới 200C? A. Hà Nội.  B. Lạng Sơn.       C. Điện Biên Phủ.         D. Sa Pa Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tíc lớn nhất nước ta là A. đất phù sa sông.  B. đất feralit trên đá vôi. C.  đất feralit trên các loại đá khác.  D. đất phèn. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, tỉnh nào sau đây có diện tích lớn nhất A. Cao Bằng.  B. Sơn La.        C. Gia Lai.           D. Qảng Nam. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở A. vùng núi Hoàng Liên Sơn.            B. vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng. C.  vùng núi Ngọc Linh.            D. vùng cao nguyên Lâm Viên. Câu 9. Căn cứ vào các biểu đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nơi nào sau đây ở nước  ta có tổng lượng mưa từ tháng XI – IV lớn nhất? 12
  13. A. Bắc Trung Bộ.        B. Đông Nam Bộ. C.  Đồng bằng sông Hồng.        D. Đông Trường Sơn (từ Huế trở vào). Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 ­ 7, hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là từ A. tây bắc xuống đông nam.          B. tây nam lên đông bắc.    C.  bắc xuống nam.          D. đông bắc xuống tây nam. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, tỉnh ở Tây Nguyên không có đường biên giới với nước ngoài  là A. Kon Tum. B. Đắk Lắk      C. Gia Lai.     D. Lâm Đồng. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ khoáng sản nào sau đây không phải mỏ sắt. A. Cổ Định.  B. Thạch Khê.       C. Trại Cau.    D. Trấn Yên. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. sông Mã. B. Sông Cả.  C. Sông Gianh. D. Sông Bến Hải Câu 14. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, chế độ nhiệt của trạm khí tượng nào  sau đây có 2 cực đại, 2 cực tiểu? A. Sa Pa.     B. Cần Thơ.   C. Thanh Hóa.         D. Đồng Hới. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, các tỉnh ven biển nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là A. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam. B. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam. D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 ­ 7, khu vực nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta? A. Tây Bắc.  B. Tây Nguyên  C. Đông Bắc.  D. Duyên hải miền Trung. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diên tích lơn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất phù sa sông.       B. đất cát biển.        C. đất mặn. D. đất phèn. Câu 18 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, đá vôi xi măng không có ở khu vực nào sau đây? A. Đông Bắc.  B. Tây Bắc. C.  Đồng bằng sông Cửu Long.  D. Tây Nguyên. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển  là A. Bến Tre, Trà Vinh.  B. Hậu Giang, Vĩnh Long. C.  Sóc Trăng, Bạc Liêu. D. Cà Mau, Kiên Giang. Câu 20. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu  hướng A. tăng dần từ Bắc vào Nam.  B. giảm dần từ Bắc vào Nam. C.  giảm dần từ Tây vào Đông.  D. tăng dần theo độ cao. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Pù Mát.  B. Bù Gia Mập.  C. Hoàng Liên.  D. Phước Bình. Câu 22. Căn cứ vào biểu đồ Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công ở Atlat Địa lí  Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công lần lượt là A. tháng 11, tháng 8, tháng 10.            B. tháng 10, tháng 8, tháng 10. C.  tháng 10, tháng 8, tháng 11.            D. tháng 9, tháng 8, tháng 11. Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn diện tích lưu vực hệ thống sông Mê Công ở nước ta  thuộc hai vùng là A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất mặn phân bố nhiều nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng   B. Bắc Trung Bộ. C.  Duyên hải Nam Trung Bộ.  D. Đồng bằng sông Cửu Long. 13
  14. Câu 25. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất nước ta  là A. ven biển Bắc Bộ.  B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc.  D. ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang  Trung Quốc là A. sông Hồng  B. sông Kì Cùng – Bằng Giang C.  sông Mê Công  D. sông Thái Bình Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là A. hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk  B. hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An C.  hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ  D. hồ Trị An, hồ Thác Bà Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao  là A. 167m  B. 839m  C. 986m  D. 716m Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hai tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ giáp với Campuchia là A. Tây Ninh, Bình Dương.     B. Bình Dương, Bình Phước. C.  Bình Phước, Đồng Nai.     D. Tây Ninh, Bình Phước. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu  vực nào của nước ta A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. B. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị. D. Ven biển Nam Trung Bộ. Câu 31. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí  hậu phía Bắc phổ biến là A. dưới 140C.  B. dưới 180C.  C. từ 180C đến 200C.  D. trên 200C. Câu 32. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực chịu tác động của bão với tần  suất lớn nhất nước ta là A. ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.  B. ven biển Bắc Bộ. C.  ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.  D. ven biển Nam Trung Bộ. Câu 33. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ  phổ biến là A. từ 140C – 180C  B. từ 180C – 200C      C. từ 200C – 240C         D. trên 240C Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Vọng Phu  B. Bà Rá  C. Bà Đen  D. Chứa Chan Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá ba dan có quy mô  lớn nhất ở nước ta là A. Đông Bắc  B. Bắc trung Bộ  C. Tây Nguyên  D. Đông Nam Bộ Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy  theo hường tây – đông ở nước ta là A. vùng núi Đông Bắc  B. Đồng bằng sông Hồng C.  Duyên hải miền Trung  D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn các sông ở vùng Tây Nguyên chảy vào dòng chính  sông Mê Công qua hai sông là A. Đak Krông, Ia Súp  B. Xê Xan, Xrê Pốk C.  Xê Công, Sa Thầy  D. Xê Xan, Đak Krông 2. Một số câu hỏi chọn dạng biểu đồ thích hợp  Bài 1. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM                                                                                                                                                Đơn vị. nghìn ha 14
  15. Năm 1990 2000 2010 2014 Cây lương thực 6474,6 8399,1 8615,9 9392,3 Cây công nghiệp 1199,3 2229,4 2808,1 2844,6 Các loại cây khác 1366,1 2015,8 2637,1 2967,2 Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây qua các năm là  biểu đồ. A. tròn B. miền C. đường D. cột chồng Câu 2. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ  cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và  năm 2014 là biểu đồ. A. tròn B. miền C. đường D. cột chồng Câu 3. Biểu đồ  thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây qua các  năm là biểu đồ. A. tròn B. miền C. đường D. cột chồng 3. Chọn nội dung thể hiện thích hợp của biểu đồ (tên biểu đồ) Bài 2. Cho biểu đồ sau: Biểu đồ sau thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta B. Qui mô và cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta C.Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta   D. Giá trị sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta Bài 3. Cho biểu đồ. 15
  16. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2005 – 2016 B. Cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2005 – 2016 C. Quy mô GDP của Campuchia, giai đoạn 2005 – 2016 D. Quy mô và cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2005– 2016 4. Nhận xét, xử lí số liệu từ bảng số liệu  Bài 4. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, SỐ DÂN MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2016 TT Quốc gia Diện tích (nghìn km2) Số dân (triệu người) 1 Campuchia 181,0 15,8 2 Lào 236,8 7,1 3 Thái Lan 513,1 65,3 4 Việt Nam 331,2 92,7 Theo bảng số liệu, năm 2016, nước có mật độ dân số cao nhất so với nước có mật độ dân số thấp nhất chênh  nhau A. 7,3 lần. B. 3,3 lần. C. 9,3 lần. D. 2,2 lần. Bài 5. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị. tỉ USD) Năm 2010 2013 2015 2016 Giá trị Xuất khẩu 857,1 820,6 773,0 797,5 Nhập khẩu 773,9 940,0 787,2 745,7 Theo bảng số liệu, trong giai đoạn 2010 – 2016, Nhật Bản  xuất siêu các năm nào? A. Năm 2010 và năm 2013 B. Năm 2013 và năm 2015 C. Năm 2010 và năm 2016 D. Năm 2015 và năm 2016 Bài 6. Cho bảng số liệu về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm. Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Cả Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh đều có cân bằng ẩm dương. 16
  17. B. Huế có lượng mưa cao nhất. C.  Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất. D.  Huế có cân bằng ẩm cao nhất vì có lượng mưa cao nhất. Bài 7. Hãy chọn câu nhận xét đúng theo bảng số liệu sau.     Bảng số liệu nhiệt độ trung bình tại một số địa  điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng I (0C) tháng VII (0C) năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 27,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 A .các khu vực có nhiệt độ giống nhau. B. các khu vực có nhiệt độ khác nhau. C .nhiệt độ giảm từ bắc vào nam. D .nhiệt độ tăng từ bắc vào nam. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2