intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên. Hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em hệ thống kiến thức đã học để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời giúp quý thầy cô có thêm kinh nghiệm biên soạn đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I  MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Năm học: 2019­2020 Phần I: Trắc nghiệm  Câu 1: Biểu hiện nào sau đây đúng nhất về tự tin? A. Luôn cho rằng mình tự làm được mọi việc. B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ dám làm. C. Luôn cho rằng mình làm gì cũng đúng. D. Không cần ai giúp đỡ. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tự tin? A. Luôn cho rằng mình tự làm được mọi việc. B. Biết tự giải quyết công việc của mình, không trông chờ vào người khác. C. Luôn cho rằng mình làm bất cứ việc gì cũng đúng. D. Gặp bài toán khó không làm được thì bỏ qua, không cần hỏi ai. Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình.     B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ. C. Nói trống không, cộc lốc khi trả lời thầy cô. D. Không thay đổi thói quen xấu khi đã bị thầy cô nhắc nhở nhiều lần. Câu 4: Ý kiến nào đúng nhất về ý nghĩa của tự tin? A. Có thêm sức mạnh, nghị lức, sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. B. Được sự nổi tiếng và nhiều người biết đến. C. Có thêm nhiều bạn bè và mở rộng được mối quan hệ. D. Có được sự bản lĩnh và được mọi người nể phục. Câu 5: Việc làm nào dưới đây rèn luyện sự tự tin? A. Thường xuyên kêu gọi mọi người theo ý kiến của bản thân mình. B. Chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động tập thể. C. Chỉ làm việc cá nhân, không tham gia hoạt động nhóm. D. Tự làm theo ý kiến cá nhân, không chấp hành sự phân công của tập thể. Câu 6: Đoàn kết tương trợ là A. yêu thương, gắn bó và giúp đỡ bạn bè thân thiết. B. sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những nhóm khác. C. luôn đùm bọc và hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi trường hợp. D. thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Câu 7: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ giúp  chúng ta A. có sự nghiệp ổn định, bền vững. B. trở nên giàu có và góp phần xây dựng đất nước. C. có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. D. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 8: Chọn câu đúng nhất trong các câu dưới đây.
  2. A. Con cháu không cần quan tâm đến truyền thống của cha ông. B. Truyền thống là cái từ xa xưa, xã hội ngày nay không cần đến. C. Cần trân trọng, tự hào phát huy truyền thống của gia đình. D. Tất cả truyền thống đều đã lạc hậu. Câu 9: Em đổng ý với ý kiến nào sau đây? A. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. C. Truyền thống là điều xa vời, không thực tế trong xã hội hiện nay. D. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống đáng tự hào. Câu 10: Việc làm nào sau đây phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,  dòng họ? A. Trang mặc cảm, tự ti và xấu hổ với bạn bè  vì quê hương mình nghèo. B. Tốt nghiệp đại học Hùng về quê hương và phát triển nghề làm gốm gia  truyền. C. Tú coi thường nghề dệt vải của bà vì cho rằng nghề đó không làm giàu  được. D. Khi cha kể về truyền thông của dòng họ, Lan luôn phớt lờ không nghe. Câu 11: Gia đình văn hóa là A. gia đình rất giàu có và nhiều tài sản để lại cho con cái. B. gia đình mà tất cả thành viên đều có bằng cấp và địa vị cao trong xã hội. C. gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, đoàn kết với xóm giềng. D. gia đình có công lao đóng góp cho đất nước. Câu 12: Câu nào dưới đây đúng nhất về ý nghĩa của gia đình? A. Gia đình là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. B. Gia đình là nơi để ở, nơi cung cấp các nhu cầu cần thiết. C. Gia đình là nơi để trút mọi bực nhọc, áp lực. D. Gia đình chỉ là nơi cha mẹ có mọi quyền hành. Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào trong những ý kiến sau? A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái. B. Gia đình nhiều con là gia đình hạnh phúc. C. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai. D. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để nuôi dạy con tốt. Câu 14: Ý kiến nào sau đây đúng về xây dựng gia đình văn hóa? A. Học sinh cần chăm ngoan, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. B. Học sinh chỉ cần học tập tốt là đủ. C. Chỉ có cha mẹ mới có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa. D. Học sinh không cần quan tâm đến việc của gia đình. Câu 15: Gia đình nào sau đây là gia đình văn hóa? A. Gia đình giàu có, con cái ăn chơi và sa vào tệ nạn xã hội. B. Gia đình hòa thuận, có 2 con ngoan ngoãn, luôn giúp đỡ xóm giềng. C. Gia đình đông con, không có điều kiện nuôi dạy con chu đáo. D. Gia đình hay bất hòa, cha mẹ thiếu gương mẫu. Câu 16: Khoan dung là
  3. A. rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. B. ai làm gì cũng nên bỏ qua và không để lòng những việc làm sai của họ. C. không bắt nạt, hăm dọa, đánh đập người khác. D. luôn suy nghĩ mọi điều tốt nhất cho mọi người xung quanh Câu 17: Hành vi nào sau đây thể hiện tính khoan dung? A. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. B. Ôn tồn, góp ý, thông cảm khi người khác mắc lỗi. C. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. D. Hay đổ lỗi cho người khác. Câu 18: Câu ca dao nào dưới đây thể hiện sự khoan dung? A. Chị ngã em nâng B. Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại. C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Là lành đùm lá rách. Câu 19: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây nói về lòng khoan dung? A. Khoan dung là né tránh mọi sự mâu thuẫn. B. Người không bao giờ phản đối người khác là người khoan dung. C. Khoan dung là bỏ qua lỗi lầm của người khác khi họ sửa lỗi. D. Khoan dung là mặc kệ lỗi lầm hay khuyết điểm của người khác. Câu 20: Em không tán thành với ý kiến nào? A. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử giữa mọi người. B. Người khoan dung không có tính ganh ghét, đố kị. C. Người khoan dung sẽ có cuộc sống thanh thản. D. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối. Phần II: Tự luận Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn về truyền thống tốt đẹp của gia đình,  dòng họ của em  theo gợi ý: ­ Gia đình, dòng họ có ảnh hưởng tới em như thế nào? ­ Em tự hào điều gì về truyền thống của gia đình, dòng họ mình? ­ Em dự định sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,  dòng họ? Câu 2: Em hãy lập kế hoạch tham gia xây dựng gia đình văn hóa của bản thân  theo gợi ý: ­ Liệt kê những công việc chính của gia đình em. ­ Những việc em có thể làm để xây dựng gia đình văn hóa Câu 3: Mỗi người cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?  Em có những việc làm cụ thể nào để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? Câu 4: Tan học, Trung vừa lấy xe đạp ra và lên xe chuẩn bị đi thì một bạn  Nam tông mạnh vào xe Trung. Trung bị ngã, cặp sách bị văng ra, chiếc áo  Trung mặc bị lấm bẩn. Nếu là Trung, em sẽ làm gì? Câu 5: Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu trung thực ở học sinh. Em hãy đưa  ra một số biện pháp để khắc phục các biểu hiện thiếu trung thực ấy. Câu 6:  Em hãy cho biết ý nghĩa của lòng khoan dung?  Em đã thể  hiện lòng 
  4. khoan dung của mình như thế nào? Câu 7: Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách nào? ­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2