intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì kiểm tra học kì được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Uông Bí

  1. ÔN TẬP CUỐI KỲ I I. KIẾN THỨC Bài 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật a) Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b) Các hình thức thực hiện pháp luật Gồm 4 hình thức sau: Người thực Hình thức Nội dung Ví dụ hiện Sử dụng Sử dụng đúng đắn các quyền của Quyền tự do kinh doanh, PL mình, làm những gì PL cho phép làm lựa chọn ngành nghề… Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ Nghĩa vụ nộp thuế… Thi hành Cá nhân, tổ động làm những gì PL qui định phải PL chức làm. Tuân thủ Không làm những điều PL cấm. Không buôn bán hàng PL cấm… Cơ quan, Căn cứ PL ra quyết định làm phát - Cấp giấy chứng nhận công chức sinh, chấm dứt, thay đổi việc t/h kết hôn. Áp dụng nhà nước quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, - QĐ xử phạt VP về PL có thẩm tổ chức thuế quyền * Giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. * Khác nhau: Trong hình thức sử dụng PL thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình không bị ép buột phải thực hiện. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a) Vi phạm pháp luật * Thứ nhất: Là hành vi trái PL - Hình thức thể hiện + Hành vi có thể là hành động cụ thể, làm những việc không được làm theo quy định PL. VD: Buôn bán và sử dụng ma tuý, giết người... + Hành vi không hành động: Không làm những việc phải làm theo quy định PL VD: Không tố giác tội phạm - Hậu quả: Xâm hại tới các quan hệ XH được PL bảo vệ * Thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của PL, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi và tự quyết định cách xử sự của mình. * Thứ 3: Người vi phạm PL phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái PL, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. => Vi phạm PL là hành vi trái PL, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ XH được PL bảo vệ. b) Trách nhiệm pháp lí * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm PL của mình. * Mục đích:
  2. + Buộc các chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái PL ; ..... + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái PL c) Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí Các loại vi phạm Khái niệm Trách nhiệm pháp lí Đối tượng áp dụng Vi phạm Là hành vi nguy Chịu hình phạt và các - Người đủ 14 tuổi đến dưới hình sự hiểm cho XH, bị biện pháp tư pháp được16 tuổi chịu TNHS về tội coi là tội phạm, quy định trong bộ luậtphạm rất nghiên trọng do cố được qui định tại hình sự. ý hoặc tộ phạm đặc biệt BLHS. nghiêm trọng. - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Vi phạm Là hành vi vi phạm Chịu các hình thức xử - Người đủ 14 tuổi đến dưới hành chính PL có mức độ lí hành chính do cơ 16 tuổi bị xử phạt HC về nguy hiểm cho XH quan Nhà nước có VPHC do cố ý. thấp hơn tội phạm, thẩm quyền áp dụng. - Người đủ 16 tuổi trở lên bị xâm phạm các qui xử phạt HC về mọi vi phạm tắc quản lí của Nhà do mình gây ra. nước. Vi phạm Là hành vi vi phạm Chịu các biện pháp Người đủ 6 tuổi đến dưới 18 dân sự PL, xâm phạm các nhằm khôi phục lại tuổi khi tham gia các quan hệ quan hệ tài sản, tình trạng ban đầu của dân sự phải có người đại quan hệ nhân thân. các quyền dân sự bị vi diện. phạm. Vi phạm kỷ Là vi phạm PL Chịu các hình thức kỷ Cán bộ, CC, VC, người LĐ luật xâm phạm các luật: Khiển trách, cảnh quan hệ lao động, cáo, hạ bậc lương, công vụ nhà nước. buộc thôi việc,... do thủ trưởng CQ, đơn vị áp dụng => KL: Trong 4 loại trách nhiệm trên thì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất mà Nhà nước buộc người có hành vi vi phạm phải thực hiện. Bài 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT Bình đẳng trước PL có nghĩa là mọi CD, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị XH khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo Q Đ của Pl 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân + Mọi CD đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình + Quyền và nghĩa vụ của CD không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần XH => KL: + Về mặt pháp lí, CD được đối xử bình đẳng với nhau nhưng quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi người tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể do PL quy định trong từng trường hợp cụ thể. + Trên thực tế, việc sử dụng quyền và thực hiện các nghĩa vụ còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi cá nhân. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
  3. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của PL Bài 4. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a) Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Bình đẳng trong HN&GĐ là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b) Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình * Bình đẳng giữa vợ và chồng. Luật HN&GĐ ở nước ta quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. - Trong quan hệ nhân thân: + Vợ, chồng có quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú; + Tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau; + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; + Giúp đỡ, tạo đk cho nhau phát triển về mọi mặt, KHHGĐ, chăm sóc con... - Trong quan hệ tài sản: + Vợ, chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt); + Những tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng mà Pl quy định phải đăng kí QSH thì trong giấy chứng nhận QSH phải ghi tên cả vợ và chồng. + Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Ý nghĩa: Tạo cơ sở củng cố tình yêu vợ chồng, sự bền vững hạnh phúc gia đình, phát huy truyền thống dân tộc; khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ. * Bình đẳng giữa cha mẹ và con: + Cha mẹ (cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con, thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc... Không được phân biệt, đối xử, ngược đãi, hành hạ con (cả con nuôi)...Con trai, con gái phải chăm sóc, GD, tạo ĐK như nhau... + Con phải yêu quí, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ... * Bình đẳng giữa ông bà và các cháu: + Ông bà chăm sóc, giáo dục, là tấm gương tốt cho các cháu; + Các cháu kính trọng, phụng dưỡng ông bà. * Bình đẳng giữa anh, chị em: Yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ... 2. Bình đẳng trong lao động a) Thế nào là bình đẳng trong lao động Là Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền LĐ thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng LĐ và người LĐ thông qua hợp đồng LĐ; bình đẳng giữa LĐ nam và LĐ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b) Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động * Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: - QLĐ là quyền của công dân tự do sử dụng SLĐ của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng LĐ nào, bất cứ nơi nào mà PL không cấm, nhằm mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và lợi ích cho XH. - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là: Mọi người đều có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
  4. - Người LĐ nếu đủ tuổi theo QĐ của BLLĐ, có khả năng LĐ và giao kết HĐLĐ, đều có quyền tìm việc làm cho mình. Người có chuyên môn, kỹ thuật cao được Nhà nước ưu đãi, tạo ĐK thuận lợi để phát triển tài năng. * Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động - HĐLĐ là sự thoả thuận giữa người LĐ và người SDLĐ về việc làm có trả công, ĐKLĐ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái PL và thoả ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp giữa người LĐ và người SDLĐ. - Ý nghĩa của HĐLĐ: là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả 2 bên, đặc biệt là người LĐ. * Bình đẳng giữa LĐ nam và nữ - Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; - Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; - Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm XH, ĐK LĐ và các ĐK làm việc khác. 3. Bình đẳng trong kinh doanh a) Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh - KN kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ SX đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. - Để quá trình kinh doanh phát triển cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của PL. - Bình đẳng trong kinh doanh: Là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình SX, KD đều bình đẳng theo quy định PL. b) Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh (5 nội dung) - Thứ nhất: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. - Thứ 2: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà PL không cấm khi có đủ ĐK theo quy định PL. - Thứ 3: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh - Thứ 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức KT trong và ngoài nước theo quy định PL; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Thứ 5: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động SX, KD. II. LUYỆN TẬP: 1. Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 (45’) Mức độ Thông Vận dụng Vận dụng Tổng Nhận biết hiểu thấp cao cộng Chủ đề Bài 2: Thực hiện pháp 3 3 4 2 12 luật. Bài 3: Công dân bình 2 2 1 0 5 đẳng trước pháp luật. Bài 4: Quyền bình đẳng 5 5 4 3 17 của công dân trong một
  5. số lĩnh vực của đời sống xã hội. Số câu 10 10 9 5 34 Số điểm 2,941 2,941 2,647 1,471 10 Tỉ lệ 29,41% 29,41% 26,47% 14,71% 100% 2. Đề minh họa Câu 1. Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật. B. Xây dựng pháp luật. C. Thực hiện pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. Câu 2. Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật. Câu 3. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi A. vi phạm pháp luật của mình. B. coi thường pháp luật. C. thiếu hiểu biết pháp luật. D. thiếu suy nghĩ. Câu 4. Chị X không kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này chị X đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 5. Người thực hiện hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. B. Điều khiển xe máy đi ngược đường một chiều. C. Không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng. D. Nghỉ làm không có lí do. Câu 6. Hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng A. Kiểm lâm nhận 20 triệu đồng của lâm tặc và cho họ mang gỗ ra khỏi rừng. B. Vi phạm hợp đồng kinh tế. C. Chủ nhà nhận trông xe nhưng lại làm mất xe của người gửi. D. Bà L vay của ông T 10 triệu, đến hẹn trả nhưng cố tình không trả. Câu 7. Trong khi đốt nương để làm rẫy, do bất cẩn nên ông H đã làm cháy 15ha rừng đặc dụng. Ông H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. hành chính . B. hình sự . C. kỉ luật. D. dân sự. Câu 8. Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường tiểu học thuộc các xã khó khăn trong huyện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. Câu 9. Người có hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Trách nhiệm hình sự, hành chính hoặc kỉ luật. B. Trách nhiệm dân sự hoặc hành chính. C. Trách nhiệm kỉ luật hoặc dân sự.
  6. D. Trách nhiệm hình sự hoặc dân sự. Câu 10. Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy cắp một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật. Câu 11. Trên đường chở vợ về quê bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh M đã đâm vào xe của chị H đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy anh B là người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, vợ chồng anh M vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Vợ chồng anh M . B. Chị H, anh M và anh B. C. Vợ chồng anh M và anh B. D. Anh M và chị H. Câu 12. Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị ông T Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện đúng pháp luật? A. Ông T và người dân xã X. B. Người dân xã X và ông K. C. Ông T và ông K. D. Kế toán M, ông K và người dân xã X. Câu 13. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm công dân bình đẳng A. trước nhà nước. B. trước pháp luật. C. về trách nhiệm. D. về nghĩa vụ. Câu 14. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào A. khả năng, hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. B. năng lực, nhu cầu, điều kiện của mỗi người. C. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người. D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. Câu 15. Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lí? A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ B. Đoàn viên TN phải chấp hành Điều lệ của già. Đoàn. C. TN đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân D. Người KD phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. sự. Câu 16. Mọi người đều có quyền đầu tư, kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. C. nghĩa vụ trong lao động. D. quyền và nghĩa vụ trong lao động. Câu 17. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền lao động. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng về quyền tự chủ trong KD. Câu 18. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
  7. Câu 19. Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ tình cảm. B. Quan hệ nhân thân. C. Quan hệ tài sản. D. Quan hệ gia đình. Câu 20. Theo quy định của pháp luật, người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng là bình đẳng trong A. điều phối sản xuất. B. thu hút đầu tư. C. quản lí nguồn nhân lực. D. thực hiện quyền lao động. Câu 21. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động thông qua A. tìm việc làm, nơi làm việc. B. giao kết hợp đồng lao động. C. bình đẳng giữa lao động nam và nữ. D. các quy định của pháp luật về lao động. Câu 22. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là A. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh. C. công dân có đủ điều kiện theo pháp luật quy định có quyền kinh doanh. D. công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì. Câu 23. Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Thương yêu con đẻ hơn con nuôi. B. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con. C. Tôn trọng ý kiến của con. D. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển. Câu 24. Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động? A. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc. B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam. D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao. Câu 25. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ? A. Tham gia bảo hiểm xã hội. B. Cơ hội tìm kiếm và tiếp cận việc làm. C. Phải đủ độ tuổi tuyển dụng. D. Ủy quyền giao kết hợp đồng lao động. Câu 26. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh A. tự do, thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản. B. tự do, bình đẳng theo ý muốn của người kinh doanh. C. tự do, bình đẳng theo ý muốn của doanh nghiệp. D. tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật. Câu 27. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mọi doanh nghiệp có quyền tự do tuyệt đối về lựa chon ngành nghề kinh doanh. B. Mọi doanh nghiệp được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. C. Mọi doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. D. Mọi doanh nghiệp được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào. Câu 28. Anh K không đồng ý cho vợ đi học sau đại học để nâng cao trình độ. Hành động của anh K đã vi phạm A. quan hệ nhân thân. B. quan hệ tài sản.
  8. C. quan hệ vợ chồng. D. quan hệ tình cảm. Câu 29. Lãnh đạo công ty V ép buộc người lao động ký vào hợp đồng lao động theo những quy định mà công ty đưa ra. Hành động của công ty V đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động . B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động . D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. Câu 30. Chị H theo đạo Tin Lành, chồng của chị theo đạo Hòa Hảo. Lấy nhau được một thời gian chồng chị H yêu cầu chị phải bỏ đạo của mình để theo đạo của chồng. Trong trường hợp này chồng chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng ở nội dung nào sau đây? A. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. B. Tôn trọng sở thích, ý muốn, nhu cầu của nhau. C. Tôn trọng quyền tự do của nhau. D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Câu 31. Anh A là một người chồng hết lòng thương yêu vợ con song anh lại có tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Do chỉ có hai con gái anh bắt vợ phải sinh thêm để có con trai nối dõi tông đường. Hành vi của anh A đã vi phạm bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. gia đình. D. tình cảm. Câu 32. Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập nên bà M mẹ chị H đã thuê anh P đánh anh K gãy tay. Bức xúc, ông T là bố anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh K, bà M và anh P. B. Chị H, bà M và ông T. C. Anh K, bà M và ông T. D. Anh K, chị H và bà M. Câu 33. Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Giám đốc K và chị M. B. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P. C. Giám đốc K, chị M và trưởng phòng P. D. Vợ chồng giám đốc K, chị M và trưởng phòng P. Câu 34. Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông A, anh V, chị N và ông B. B. Ông A, anh V và chị N. C. Ông A, chị N và ông B. D. Chị N, anh V và ông B. ------------ Hết -------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2