intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về bộ đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. Trường THCS Phước Nguyên Tổ Lý - Hóa –Sinh – Công Nghệ - Tin Học ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HKI MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 I. Trắc nghiệm: Câu 1: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là: A. Na, Fe, K. B. Na, Cu, K. C. Na, Ba, K. D. Na, Pb, K. Câu 2: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn chất bạc nitrat người ta dùng kim loại A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au. Câu 3: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ca. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng. B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Kim loại Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội. D. Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường. Câu 5: Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần là: A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu. B. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb. C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na. D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III). A. Ca. B. Mg. C. Al. D. Fe. Câu 7: Kim loại Al tác dụng được với dung dịch A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. KNO3. Câu 8: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  2. Câu 9: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 10: Một kim loại có đủ các tính chất sau: 1. nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 2. phản ứng mạnh với dụng dịch axit clohiđric. 3. tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro. Kim loại đó là A. sắt. B. đồng. C. kẽm. D. nhôm. Câu 11: Có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng các kim loại tạo nên các đồ vật khác nhau như giấy gói kẹo được làm bằng nhôm mỏng hay đồ trang sức được làm bằng vàng, bạc. Đó là do các kim loại có tính chất vật lý nào sau đây? A. Tính dẻo. B. tính đàn hồi. C. tính cứng. D. tính dẫn điện. Câu 12: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch muối Cu(NO3)2? A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Ag. Câu 13: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit clohiđric? A. Na. B. Cu. C. Fe. D. Mg. Câu 14: Sắt kim loại tác dụng với khí clo tạo thành muối X. Sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối Y và giải phóng khí hiđro. Công thức hóa học của muối X và muối Y: A. Lần lượt là FeCl3 và FeCl2. B. Lần lượt là FeCl2 và FeCl3. C. Cùng là FeCl2. D. Cùng là FeCl3. Câu 15: Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng hơi độc, làm chất khử màu, khử mùi là do A. có khả năng khử oxit của kim loại thành kim loại. B. có màu đen. C. có khả năng hấp phụ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi. D. được điều chế từ thanh gỗ, than xương…. nguồn nguyên liệu rẻ tiền. Câu 16: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình A. là ba dạng thù hình của nguyên tố cacbon. B. là những đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố oxi. C. là những đơn chất được tạo nên từ những nguyên tố khác nhau. D. là những hợp chất của cacbon. Câu 17: Cho mực chảy qua lớp bột than gỗ, dung dịch thu được mất màu là do A. than gỗ tác dụng với chất màu tạo thành chất không màu. B. than gỗ có tác dụng tẩy màu. C. than gỗ có tính hấp phụ nên giữ chất màu trên bề mặt của nó.
  3. D. than gỗ có khả năng phá hủy hợp chất màu. Câu 18: Nhúng mảnh giấy quỳ tím vào dung dịch nước clo thì giấy quỳ tím A. mất màu ngay lập tức. B. chuyển màu xanh rồi thành màu đỏ. C. chuyển màu đỏ rồi nhanh chóng mất màu. D. không đổi màu rồi mất màu. Câu 19: Phần lớn các nguyên tố phi kim đều A. có nhiệt độ nóng chảy cao. B. không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. C. dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. D. ở thể khí ở nhiệt độ thường. Câu 20: Thủy ngân là một kim loại lỏng, dễ bay hơi. Hơi thủy ngân rất độc. Khi chẳng may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân cần một hóa chất thông thường dễ kiếm để chuyển thành hợp chất không bay hơi. Hóa chất thông thường đó là A. Cu. B. dung dịch axit HCl. C. S. D. Dung dịch NaOH loãng. Câu 21: Có các kim loại: Zn, Al, Au, Ag, Cu, Fe. Dãy kim loại đều tác dụng được với dung dịch muối AgNO3 gồm A. Zn, Cu, Fe, Au. B. Zn, Al, Fe, Au. C. Zn, Al, Fe, Cu. D. Ag, Fe, Al, Au. Câu 22: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là A. Na, Al, Cu, Mg. B. K, Na, Al, Ag. C. Na, Fe, Cu, K, Mg. D. Zn, Mg, Fe, Al. Câu 23: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn. C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe. Câu 24: Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm bằng cách A. dùng Na đẩy Al ra khỏi dung dịch muối nhôm. B. dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. C. điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit Al2O3 và criolit. D. dùng Na khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
  4. Câu 25: Cho 1,18 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 672 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là A. 54,24%. B. 89,17%. C.79,36%. D.19,00%. Câu 26: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 4 gam. B. 5 gam. C. 6 gam. D. 7 gam. Câu 27: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2. B. NaOH, CuO, Ag, Zn. C. Mg(OH)2, CaO, K2SO4, NaCl. D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2. Câu 28: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây? A. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3. B. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3. C. Al, MgO, H3PO4, BaCl2. D. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2. II. Tự luận: Câu 1: Dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi cho: a/ một mảnh nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua. b/ một mảnh nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch bạc nitrat. c/ một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua. d/ một dây nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch magie clorua. Câu 2/ Cho các kim loại sau: đồng, sắt, nhôm, bạc. Cho biết các kim loại thỏa mãn các trường hợp sau: (Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa nếu có) a/ Không tan trong dung dịch axit clohiđric và dung dịch axit sunfuric loãng. b/ Tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm. c/ Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng. Câu 3: a/ Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng kim khí – điện máy thường được bội một lớp dầu mỡ để làm gì? Sắt, thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ, vì sao?
  5. b/ Vỏ đồ hộp làm bắng sắt, đựng các thức ăn có vị mặn (thịt, cá) hoặc vị chua (dứa, vải) tại sao không bị gỉ? Câu 4: quan sát hình và cho biết: a. Vì sao trong thí nghiệm điều chế khí clo người ta phải dẫn khí clo đi qua bình đựng H2SO4 đặc? b. Vì sao dung dịch HCl phải đậm đặc? c. Bình thu khí clo có nên úp ngược không? d. Có nên thu khí clo bằng cách đẩy nước không? e. Khi không thu khí clo nữa thì làm thế nào để khí clo độc không tiếp tục thoát ra ngoài? Câu 5: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn, chỉ được dùng quỳ tím. Viết các PTHH minh họa (nếu có). a/ Ba(OH)2, Na2SO4, H2SO4, HCl. b/ NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaCl. Câu 6: a/ Có 3 kim loại là Fe, Al, Cu. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các PTHH để nhận biết. b/ Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau? Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa. Câu 7: Viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây: 5 7  1 a/ Al2O3  3  Al    AlCl3   Al(OH)3   NaAlO2 2 6 8 4 NaAlO2 NaAlO2  9 Al2O310 →Al2(SO4)311 →AlCl3 b/ Fe  1  FeCl3  2  Fe(OH )3  3  Fe2 ( SO4 )3  4  FeCl3 c/ Fe( NO3 )3  1  Fe(OH )3  2  Fe2O3  3  Fe  4  FeCl2  5  Fe(OH ) 2
  6. Câu 8: 8.1/ Cho 1,96 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml. Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. 8.2/ Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I. Câu 9: Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568 ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn lại 0,6 gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 10: Cho 5,4 gam Al vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M. a. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc). b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Câu 11: Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 12: Ngâm bột sắt dư trong 100 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B. a. Cho A tác dụng với HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. -HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2