intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HKI KHTN 6 - NH: 2021-2022 I. TRẮC NGHIỆM Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Hãy xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân? A. GHĐ: 3kg; ĐCNN: 20g; Khối lượng quả cà chua: 240g B. GHĐ: 3kg; ĐCNN: 10g; Khối lượng quả cà chua: 220g C. GHĐ: 2kg; ĐCNN: 20g; Khối lượng quả cà chua: 240g D. GHĐ: 3kg; ĐCNN: 2g; Khối lượng quả cà chua: 240g Câu 2. Để đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, loại đồng hồ thích hợp nhất là A. đồng hồ để bàn. B. đồng hồ bấm giây. C. đồng hồ treo tường. D. đồng hồ cát. Câu 3. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ cơ thể con người? A. Nhiệt kế rượu. B. Ampe kế. C. Nhiệt kế y tế. D. Cân y tế. Câu 4. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình thực tế trên tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: A. Sự ngưng tụ B. Sự đông đặc C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy Câu 5. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, ... Quá trình thực tế trên tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: A. Sự ngưng tụ B. Sự đông đặc C. Sự bay hơi D. Sự nóng chảy và sự đông đặc. Câu 6. Đâu là vật thể tự nhiên trong các vật thể sau? A. Dãy núi. B. Cái bảng. C. Bóng điện D. Con dao. Câu 7. Trong các đặc điểm sau của giấy, đặc điểm nào thể hiện tính chất hóa học. A. Trạng thái rắn B. Không tan trongnước.
  2. C. Màu trắng. D. Cháy được Câu 8. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Câu 9. Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội và gặp lạnh, mỡ lợn lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Quá trình thực tế trên tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: A. Sự ngưng tụ B. Sự đông đặc C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy và sự đông đặc Câu 10. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Quá trình thực tế trên tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: A. Sự ngưng tụ B. Sự đông đặc C. Sự bay hơi. D. Sự nóng chảy và sự đông đặc Câu 11. Người ta có thể sản xuất đường(saccharose) từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Hãy chỉ ra đâu toàn là vật thể tự nhiên A. đường(saccharose), cây mía, B. cây mía, củ cải đường , cây thốt nốt. C. củ cải đường ,đường(saccharose) D. đường( saccharose), cây thốt nốt. Câu 12. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 13. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào. Câu 14. Thế nào là nhiên liệu?
  3. A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxy hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. Câu 15. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 16. Đề sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 17. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 18. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu. Câu 19. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì. Câu 20. Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện. Câu 21. Sữa uống Milo là : A. dung dịch. B. nước tinh khiết. C. huyền phù. D. nhũ tương. Câu 22. Để tách hỗn hợp dầu ăn và nước , ta sử dụng phương pháp tách chất nào: A.Chiết B. Cô cạn C. Chưng cất D. Lọc Câu 23. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. mô. B. tế bào C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 24. Nhóm cơ thể đa bào gồm các sinh vật nào sau đây? A. Trùng roi, cây bắp cải, con răn, con báo gấm. B. Tảo lam, vi khuẩn đường ruột, trùng roi, trùng giày. C. Cây lúa nước, con ốc sên, con cua đỏ. D. Vi khuẩn lao, vi khuẩn E.Coli, trùng giày. Câu 25. Nhóm cơ thể đơn bào gồm các sinh vật nào sau đây? A. Trùng roi, cây bắp cải, con răn, con báo gấm. B. Tảo lam, vi khuẩn đường ruột, trùng roi, trùng giày. C. Cây lúa nước, con ốc sên, con cua đỏ. D. Vi khuẩn lao, vi khuẩn E.Coli, trùng giày. Câu 26. Thành phần nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
  4. A. màng sinh chất B. chất tế bào C. nhân D. lục lạp Câu 27. Trong hệ thống phân loaị năm giới sinh vật. Dương xỉ và rêu thuộc giới nào? A. Giới khởi sinh. B. Giới nấm. C. Giới nguyên sinh . D. Giới thực vật. Câu 28. Câu nào sai? A. Tế bào non lớn dần lên thành tế bào trường thành. B. Tế bào trưởng thành mới tham gia quá trình phân chia. C. Tế bào lớn lên được nhờ quá trình trao đổi chất. D. Tế bào non tham gia quá trình phân chia. Câu 29. Tế bào nào là tế bào động vật? A .Tế bào thịt lá. . B. Tế bào vảy hành C. Tế bào cơ D. Tế bào lỗ khí. Câu 30. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào: A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng. Câu 31. Từ 1 tế bào ban đầu sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 32 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 32. Từ 1 tế bào ban đầu sau 2 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 32 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 33. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là: A. Có màng tế bào C. Có nhân B. Có tế bào chất D. Có nhân hoàn chỉnh Câu 34. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao: A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể Câu 35. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là: A. Màng tế bào, ti thể, nhân C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể D. Chất tế bào, lục lạp, nhân Câu 36. Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là: A. mô B. tế bào C. cơ quan D. hệ cơ quan Câu 37. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài  Chi (giống)  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới. B. Chi (giống)  Loài  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới. C. Giới  Ngành  Lớp  Bộ  Họ  Chi (giống)  Loài. D. Loài  Chi (giống)  Bộ  Họ  Lớp  Ngành  Giới. Câu 38. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
  5. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). Câu 39. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào. (2) Mức độ tổ chức cơ thể. (3) Môi trường sống. (4) Kiểu dinh dưỡng. (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn. A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (5). Câu 40. Tên phổ thông của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 41. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật. II. TỰ LUẬN Câu 1. Giải thích tại sao thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 340C đến 420C? Câu 2. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em thời tiết như thế nào thuận tiện cho nghề làm muối? giải thích? Câu 3. Tại sao trong bể nuôi cá cảnh thường lắp một máy bơm nhỏ để bơm nước liên tục đồng thời trồng thêm một số cây thủy sinh? Câu 4. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, cháy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì?
  6. Gợi ý trả lời : a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khóa van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ. b) Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khóa van an toàn bình gas. d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau: - Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài. - Khóa van an toàn ở bình gas. - Tuyệt đối không bật công tắc điện, không đánh lửa. - Báo cho người lớn để kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại. Câu 5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật? Câu 6. Vừa đến sân nhà, 2 con chim bồ câu đang ăn thóc, bỗng nhìn thấy em chúng sợ quá bay đi. Vừa mới ngày nào mẹ em mua đôi chim bồ câu này còn nhỏ xíu mà giờ chúng đã bắt đầu đẻ trứng. Vậy 2 con chim đó đã thể hiện đặc điểm đặc trưng nào của cơ thể sống. Câu 7. Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó. a) Thời gian phân hủy của vật liệu nhựa như thế nào b) tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người như thế nào? c) Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa. Gợi ý trả lời: a) Thời gian để nhựa bị phân hủy rất lâu có thể hàng trăm năm. b) Vật liệu nhựa sau khi sử dụng chuyển thành rác thải nhựa, lâu phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các hạt vi nhựa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và sinh vật khác. c) Giải pháp: - Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. - Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. - Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thải nhựa để tái chế. ---HẾT---
  7. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ THAM KHẢO) NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề này gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Hãy xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân? A. GHĐ: 3kg; ĐCNN: 20g; Khối lượng quả cà chua: 240g B. GHĐ: 3kg; ĐCNN: 10g; Khối lượng quả cà chua: 220g C. GHĐ: 2kg; ĐCNN: 20g; Khối lượng quả cà chua: 240g D. GHĐ: 3kg; ĐCNN: 2g; Khối lượng quả cà chua: 240g Câu 2. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ cơ thể con người? A. Nhiệt kế rượu. B. Ampe kế. C. Nhiệt kế y tế. D. Cân y tế. Câu 3. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình thực tế trên tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: A. Sự ngưng tụ B. Sự đông đặc C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy Câu 4. Đâu là vật thể tự nhiên trong các vật thể sau? A. Dãy núi. B. Cái bảng. C. Bóng điện D. Con dao. Câu 5. Trong các đặc điểm sau của giấy, đặc điểm nào thể hiện tính chất hóa học. A. Trạng thái rắn B. Không tan trongnước. C. Màu trắng. D. Cháy được Câu 6. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon đioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước. D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Câu 7. Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng
  8. cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185 °C. Các tính chất này thuộc tính chất nào của chất. A.Tính chất vật lý B. Tính chất hóa học C. Cả đáp án A,B đều đúng D. Cả đáp án A, B đều sai Câu 8. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước. Tính chất này thuộc tính chất nào của chất? A.Tính chất vật lý B. Tính chất hóa học C. Cả đáp án A,B đều đúng D. Cả đáp án A, B đều sai Câu 9. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào. Câu 10. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 11. Đề sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 12. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 13. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì. Câu 14. Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện. Câu 15. Sữa uống Milo là : A. dung dịch. B. nước tinh khiết. C. huyền phù. D. nhũ tương. Câu 16. Để tách hỗn hợp dầu ăn và nước, ta sử dụng phương pháp tách chất nào: A.Chiết B. Cô cạn C. Chưng cất D. Lọc Câu 17. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. mô. B. tế bào C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 18. Nhóm cơ thể đa bào gồm các sinh vật nào sau đây? A. Trùng roi, cây bắp cải, con răn, con báo gấm. B. Tảo lam, vi khuẩn đường ruột, trùng roi, trùng giày. C. Cây lúa nước, con ốc sên, con cua đỏ. D. Vi khuẩn lao, vi khuẩn E.Coli, trùng giày. Câu 19. Trong hệ thống phân loaị năm giới sinh vật. Dương xỉ và rêu thuộc giới nào? A. Giới khởi sinh. B. Giới nấm. C. Giới nguyên sinh . D. Giới thực vật. Câu 20. Tên phổ thông của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
  9. C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (1điểm) Giải thích tại sao thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 340C đến 420C? Câu 2. (2,0 điểm) Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? Câu 3. (2,0 điểm): a) Vừa đến sân nhà, 2 con chim bồ câu đang ăn thóc, bỗng nhìn thấy em chúng sợ quá bay đi. Vừa mới ngày nào mẹ em mua đôi chim bồ câu này còn nhỏ xíu mà giờ chúng đã bắt đầu đẻ trứng. Vậy 2 con chim đó đã thể hiện đặc điểm đặc trưng nào của cơ thể sống. b) Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật? ---Hết--- CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2