intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. THCS Dương Nội Năm học 2022 - 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Chủ đề 4: Tốc độ Câu 4.1. Công thức tính tốc độ chuyển động là: A. B. C. D. Câu 4.2. Tốc độ chuyển động của vật có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Câu 4.3. Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào: A. đơn vị đo chiều dài.B. đơn vị đo thời gian. C. đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.D. Các yếu tố khác. Câu 4.4.Một bạn chạy cự li 60 m trên sân vận động. Đồng hồ bấm giây cho biết thời gian bạn chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích là 30 s. Tốc độ của bạn đó là bao nhiêu? A. 2 m/s B. 3 m/s C. 4 m/s D. 5 m/s Câu 4.5. Đường sắt Hà Nội- Đà Nẵng dài khoảng 880km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là: A.8 h B. 16 h C. 24 h D.32 h Câu 4.6. Bạn Mai đi từ nhà tới công viên mất 4 phút với tốc độ trung bình là 12 km/h. Hỏi quãng đường từ nhà Mai tới công viên là bao nhiêu? A.800 m. B. 0,8 m. C. 48 km. D. 180 km. A. 20 m/sB. 0,4 m/s C. 8 m/sD. 2,5 m/s
  2. THCS Dương Nội Năm học 2022 - 2023 Câu 4.7. Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là: Câu 4.8. Một người đixe máy từ A đến B với tốc độ 50 km/h, sau khi đến B người này ngay lập tức quay trở về A với tốc độ 35 km/h. Biết rằng quãng đường AB dài 140 km. Tính tổng thời gian xe máy đã đi. Câu 4.9.Bảng dưới đây ghi lại quãng đường đi được theo thời gian của một học sinh đi xe đạp trong công viên. Thời gian (s) 0 10 20 30 40 50 60 Quãng đường (m) 0 15 30 45 45 45 60 a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của học sinh đi xe đạp. b) Từ đồ thị, hãy xác định tốc độ đạp xe của học sinh trong thời gian 30 s đầu tiên. Câu 4.10.Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 phút, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 phút, xuống dốc cũng trong 10 phút. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên. Chủ đề 5: Âm thanh Câu 5.1.Nguồn âm là: A. các vật dao động phát ra âm.B. các vật chuyển động phát ra âm. C. vật có dòng điện chạy qua.D. vật phát ra năng lượng nhiệt. Câu 5.2.Âm thanh không thể truyền trong A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chân không Câu 5.3. Biên độ dao động là A. số dao động trong một giây.
  3. THCS Dương Nội Năm học 2022 - 2023 B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây. C. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. Câu 5.4. Những vật phản xạ âm tốt là A. gạch, gỗ, vải. B. thép, vải, xốp C. vải nhung, gốm. D. sắt, thép, đá Câu 5.5. Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng? A. Khi âm phát ra có tần số thấp. B. Khi âm phát ra có tần số cao. C. Khi âm nghe nhỏ.D. Khi âm nghe to. Câu 5.6. Trong 20 giây, một con lắc thực hiện được 300 dao động. a) Tần số dao động của con lắc là bao nhiêu? b) Tại sao ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động? Câu 5.7.Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1,2s.Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s Câu 5.8.Người ta sử dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển, thấy rằng từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 2,4 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển. Chủ đề 6: Ánh sáng Câu 6.1. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? A. Điện năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Tất cả đáp án đều đúng Câu 6.2. Có mấy loại chùm sáng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6.3.Trong các vật sau, vật nào không là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy B. Bóng đèn điện đang sáng C. Mặt trăngD. Mặt Trời Câu 6.4.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phù hợp:
  4. THCS Dương Nội Năm học 2022 - 2023 Chùm sáng ……………. rất hẹp được coi là mô hình của tia sáng. A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. tia sáng Câu 6.5.Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán? A. Ánh sáng chiếu đến mặt gương. B. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng. C. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng. D. Ánh sáng chiếu đến tấm bạc láng, phẳng. Câu 6.6.Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng? A. B. C. D. Câu 6.7. Tính góc phản xạ trong các trường hợp sau: a) Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng. b) Tia sáng tới tạo với tia phản xạ một góc 90o Câu 6.8. Chiếu một tia sáng tới tạo với mặt một gương phẳng một góc 60o. Góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh hoạ. Câu 6.9.Chiếu một tia sáng SI hợp với phương nằm ngang một góc 60 0. Tia phản xạ IR nằm thẳng đứng có chiều truyền từ trên xuống dưới. a) Vẽ tia phản xạ và xác định vị trí đặt gương b) Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới. c) Tính góc phản xạ và góc tới. Câu 6.9. Cho hai gương phẳng G1, G2 đặt vuông góc với nhau. Tia sáng SI chiếu tới G 1 và hợpvới mặt gương G1 một góc 45o a) Vẽ đường truyền của tia sáng lần lượt phản xạ qua G1 và G2
  5. THCS Dương Nội Năm học 2022 - 2023 b) Nêu nhận xét về đường truyền của tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng. Câu 6.10. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 3 cm.Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách: Cách 1: Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Cách 2: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng. Chủ đề 7: Tính chất từ của chất Câu 7.1. Nam chân có thể hút vật nào dưới đây? A. NhựaB. ĐồngC. GỗD. Thép Câu 7.2.Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ. C. Kim nam châm có trục quay. D. Cân. Câu 7.3.Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu từ và các nam châm khác gọi là gì? A. Lực điện. B. Lực hấp dẫn.C. Lực ma sát. D. Lực từ. Câu 7.4.Từ trường tồn tại ở đâu? A. Xung quanh điện tích đứng yên.B. Xung quanh nam châm. C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện.D. Cả B và C. Câu 7.5. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. Câu 7.6. Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam B. cả hai nửa đều mất từ tính C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam
  6. THCS Dương Nội Năm học 2022 - 2023 D. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực cùng tên. Câu 7.7. Xác định cực của kim nam châm ở hình dưới đây: Câu 7.8. Vẽ một số đường sức từ và xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm thẳng sau: ----------- Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao! -------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2