intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH CÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KHTN – LỚP:7 I. Lý thuyết: HS ôn lại nội dung theo các bài: - Phần Lý: + Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian + Bài 12: Sóng âm + Bài 13: Độ to và độ cao + Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Phần Sinh: + Bài 25: Hô hấp tế bào + Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào + Bài 27: Thực hành: hô hấp ở thực vật + Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật II. Bài tập: HS làm lại các bài trong Sách bài tập, Phiếu bài tập, bài kiểm tra giáo viên đã giao, đã chữa. Một số bài tham khảo: 1. Vật lý ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN Câu 1. Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp. B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp. C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp. D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp. Câu 2. Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp. B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp. C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp. D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp. Câu 3. Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn A. s = 0, t = 1 s. B. s = 1, t = 1 s. C. s = 1, t = 0 s. D. s = 0, t = 0 s. Câu 4. Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì A. vật chuyển động nhanh dần. B. vật chuyển động chậm dần. C. vật chuyển động đều. D. vật không chuyển động. Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì? A. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật. B. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của vật. C. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật. D. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật. Câu 6. Đồ thị quãng đường, thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
  2. A. Đường thẳng. B. Đường cong. C. Đường tròn. D. Đường gấp khúc. Câu 7. Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Xác định trên đồ thị cho biết, sau 3h vật đi được quãng đường là bao nhiêu? A. 40 km. B. 80 km. C. 60 km. D. 20 km. Câu 8. Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của vật? A. 10 km/h. B. 20 km/h. C. 30 km/h. D. 40 km/h. Câu 9. Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA? A. 40 km/h. B. 90 km/h. C. 120 km/h. D. 180 km/h. Câu 10. Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô chuyển động. Hãy mô tả chuyển động của ô tô trên các đoạn OA, AB và BC. A. OA: chuyển động nhanh dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm dần. B. OA: chuyển động chậm dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm dần. C. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: chuyển động nhanh dần; BC: chuyển động với tốc độ không đổi. D. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: không chuyển động; BC: chuyển động với tốc độ không đổi. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ÂM Câu 1. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì? A. Chuyển động. B. Dao động. C. Sóng. D. Chuyển động lặp lại. Câu 2. Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý? A. Do chúng vừa bay vừa kêu. B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt. C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh. D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh. Câu 3. Sự truyền sóng âm trong không khí là gì? A. Sóng âm trong không khí là sự chuyển động của mọi vật trong môi trường không khí. B. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí. C. Sóng âm trong không khí là sự truyền năng lượng của các phần tử không khí đứng yên. D. Cả ba đáp án trên. Câu 4. Sóng âm có thể truyền qua các môi trường nào? A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí. B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không. C. Chất rắn, chất khí, chân không. D. Chất lỏng, chất khí, chân không. Câu 5. Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây?
  3. A. Không khí. B. Chất rắn. C. Chất lỏng. D. Chân không. Câu 6. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang dao động? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Cành cây đu đưa trong gió nhẹ. B. Gió nhẹ quả lắc đồng hồ đang chạy. C. Mặt trống rung lên khi người ta gõ vào nó. D. Các vật nêu trên đều đang dao động. Câu 7. Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào không được coi là dao động? A. Xe ô tô đang chạy thẳng trên đường. C. Chuyển động của quả lắc treo trên trần tàu hỏa đang chạy. B. Một người ngồi trên võng đu đưa. D. Chuyển động của hai nhánh âm thoa khi ta gõ vào nó. Câu 8. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động? A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây. B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây. C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ. D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày. Câu 9. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số? A. Kilomet (km). B. Mét (m). C. Héc (Hz). D. Kilogam (kg). Câu 10. Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu? A. 500 Hz. B. 20 Hz. C. 250 Hz. D. 100 000 Hz. Câu 11. Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 15 dao động. B. 20 dao động. C. 12 dao động D. 120 dao động. Câu 12. Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng? A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất. B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất. C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động. D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động. Câu 13. Tai con người có thể nghe thấy được các âm có tần số nằm trong khoảng nào? A. Từ 16 Hz đến 160 Hz. B. Từ 20 Hz đến 20 000 Hz. C. Từ 16 Hz đến 160 000 Hz. D. Từ 200 Hz đến 20 000 Hz. Câu 14. Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Hình dạng của nhạc cụ. B. Vẻ đẹp của nhạc cụ. C. Kích thước của nhạc cụ. D. Tần số của âm phát ra. Câu 15. Âm nghe thấy càng cao khi A. tần số càng lớn. B. tần số càng nhỏ. C. tần số không đổi. D. tần số lúc tăng, lúc giảm. Câu 16. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Độ cao của âm. B. Tần số dao động âm. C. Biên độ dao động. D. Cả A và B. Câu 17. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai? A. Trong hang động, nếu ta nói to thì sẽ có phản xạ âm. B. Mọi âm thanh khi gặp vật chắn bị phản xạ trở lại đều gọi là phản xạ âm. C. Nếu không có vật chắn, ta vẫn có thể tạo ra âm phản xạ.
  4. D. Trong cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phản xạ và vận tốc truyền âm tới là như nhau. Câu 18. Chọn đáp án đúng. A. Các vật mềm, xù xì thì phản xạ âm kém. B. Các vật cứng, nhẵn bóng thì phản xạ âm tốt. C. Âm thanh truyền đi, khi gặp mặt chắn đều bị phản xạ. D. Tất cả đều đúng. Câu 19. Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt? A. Bề mặt của một tấm vải. B. Bề mặt của một tấm kính. C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ. D. Bề mặt của một miếng xốp. Câu 20. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn? A. Sân trường giờ ra chơi. B. Làm việc bên cạnh các loại máy bào, máy khoan đang hoạt động. C. Lớp học ở sát đường cái có nhiều xe cộ qua lại. D. Tất cả các trường hợp kể trên. Câu 21. Các biện pháp nào dưới đây để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe? A. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn. B. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai. C. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền. D. Tất cả đáp án trên. Câu 22. Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Mặt gương B. Tấm xốp C. Mặt tường gạch D. Rèm vải Câu 23. Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm kém? A. Đá hoa B. Tấm kính C. Tấm nhôm D. Ghế sofa Câu 24. Ở một số thành phố lớn, người ta quy định các phương tiện đi lại như xe máy, xe ô tô không được bóp còi khi đi qua những nơi như bệnh viện, trường học. Quy định này nhằm mục đích gì? A. Chống ô nhiễm tiếng ồn. B. Giảm tai nạn giao thông. C. Giảm ô nhiễm do khí thải của các loại xe. D. Cả ba phương án trên đều đúng. Câu 25. Trong thực tế để tránh ô nhiễm tiếng ồn người ta sử dụng các biện pháp nào sau đây?
  5. A. Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà. B. Treo biển báo “Cấm sử dụng còi” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học. C. Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. D. Tất cả các đáp án trên. Tự luận: Câu 1: Trong đồ thị dưới đây, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài. a. Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên. b. Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi? c. Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên? Câu 2: Trong đồ thị dưới đây, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B: a. Tính tốc độ mỗi xe? b. Sau bao lâu thì hai xe cách nhau 10km? Câu 3: Vật 1 thực hiện 500 dao động trong 20 giây, vật 2 thực hiện 750 dao động trong 30 giây. Vật nào phát ra âm trầm hơn, bổng hơn? Câu 4: Một ống thép dài 25,5 m. khi một em học sinh dùng bút gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được hai tiếng gõ; tiếng nọ cách tiếng kia 0,071s. a/ Giải thích tại sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được hai tiếng? b/ Tính vận tốc âm thanh truyền trong không khí? Biết vận tốc âm thanh truyền trong thanh thép là 6000m/s. Câu 5: Một chiến sĩ muốn đo gần đúng khoảng cách từ chỗ đứng đến vách núi, chiến sĩ ấy bắn 1 phát đạn và đồng thời bấm giờ và thấy sau 1 giây thì nghe thấy tiếng súng vọng lại. Tính khoảng cách giữa chiến sĩ và vách núi biết âm thanh truyền trong không khí với vận tốc 340m/s. 2. Sinh học: Câu 1.Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Không bào. D. Ribosome. Câu 2. Quá trình hô hấp có ý nghĩa:
  6. A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật. C. làm sạch môi trường. D. chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng. Câu 3.Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu. D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa. Câu 4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là: A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ. C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. D. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. Câu 5. Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng biện pháp bảo quản khô? A. Rau muống, nấm đùi gà, hạt đỗ. B. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc. C. Hạt lạc, cà chua, rau cải. D. Khoai tây, cà rốt, hạt lúa. Câu 6. Vì sao chúng ta không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng đóng kín cửa? A. Vì hô hấp ở thực vật sẽ lấy khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide, nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ thiếu oxygen và nhiều carbon dioxide khiến chúng ta dễ bị ngạt thở, thậm chí tử vong. B. Vì hô hấp ở thực vật thải ra nhiều hơi nước làm tăng độ ẩm không khí trong phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây hại phát triển. C. Vì hô hấp ở thực vật thải ra nhiều khí CO gây độc cho hệ hô hấp của con người. D. Vì sẽ làm mất diện tích phòng ngủ, khiến phòng ngủ chật chội. Câu 7. Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người? A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày. B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp. C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày. D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ vào ban đêm. Câu 8. Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì? A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt. B. Cung cấp độ ẩm cho hạt. C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt. D. Làm mát cho hạt. Câu 9.Tại sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt ? A. Tránh hạt bị hư. B. Tăng hàm lượng nước trong hạt cho hạt dễ nảy mầm. C. Tránh hạt nảy mầm trước khi gieo. D. Để cho hạt mềm, chất lượng hạt ngon hơn. Câu 10. Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày? A. Sáng sớm. B. Buổi chiều. C. Buổi tối. D. Suốt cả ngày đêm. Câu 11. Trao đổi khí có ở những sinh vật nào? A. Động vật. B. Cả động vật, thực vật và con người. C. Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời . D. Chỉ có ở con người. Câu 12. Động vật hô hấp bằng phổi là: A. Chim bồ câu. B. Kiến. C. Cá chép. D. Trùng roi.
  7. Câu 13.Cơ chế khuếch tán là: Các phân tử khí di chuyển từ nơi có ……(1)… đến nơi có…………(2) A. (1)nồng độ cao (2) nồng độ thấp B. (1)nồng độ thấp (2) nồng độ cao C. (1)nhiều ánh sáng (2) ít ánh sáng D. (1)Nhiệt độ cao (2) nhiệt độ thấp Câu 14. Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì? A. Hình hạt đậu. B. Yên ngựa. C.Lõm 2 mặt. D. Hình thoi. Câu 15. Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây? A.Giúp cây quang hợp và hô hấp. B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng. C. Giúp lá có màu xanh. D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước. Câu 16. Vì sao ta không nên để nhiều hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? A. Do cây xanh quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide. B. Do cây xanh hô hấp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide. C. Do cơ chế thải độc của thực vật về đêm. D. Do cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng. Câu 17. Vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với cơ thể người là: A.Giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen, giúp các hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. B. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh hơn. C . Giúp cơ thể tránh bị ngộ độc khí oxygen. D. Giúp tăng giới hạn chịu đựng của con người. Câu 18. Trao đổi khí là gì? A. Là quá trình sinh vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể. B. Là quá trình sinh vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 ra môi trường. C. Là quá trình sinh vật lấy CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải O2 ra môi trường. D. Là quá trình sinh vật lấy O 2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. Câu 19. Chọn câu đúng nhất: A. Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình quang hợp. B. Ở cơ thể thực vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp. C. Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình quang hợp và hô hấp. D. Ở cơ thể thực vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình quang hợp và hô hấp. Câu 20. Nông sản nào sau đây thường được bảo quản lạnh ? A. Hạt giống. B. Các loại đậu. C. Bắp cải. D. Hạt lúa. Tự luận: Câu 1: Hãy viết sơ đồ quá trình hô hấp ở tế bào. Câu2: Quá trình hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Câu 3:Giải thích vì sao trong trồng trọt người ta cần phải làm đất tơi xốp khi gieo, trồng? Câu 4: Tại sao ban đêm không nên để nhiều chậu hoa, cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2