intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn KHTN lớp 8, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Năm học: 2023 - 2024 I. Trắc nghiệm: Câu 1: Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là: A. B. C. D. Câu 2: Người ta đo được khối lượng của 300ml nước là 300g. Khối lượng riêng của nước tính theo đơn vị g/l là: A. B. C. D. Câu 3: Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng A. đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. B. đẩy thẳng đứng từ trên xuống dưới với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. C. đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần vật bị nhúng trong chất lỏng. D. đẩy thẳng đứng từ trên xuống dưới với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần vật bị nhúng trong chất lỏng. Câu 4: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là: A. FA = dV. B. C. D. Tất cả đều sai. Câu 5: Một quả cầu bằng sắt treo vào một lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 2,5 (N). Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,8 (N). Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là: A. 0,5 (N) B. 0,7 (N) C. 1 (N) D. 1,5 (N) Câu 6: Chọn phát biểu đúng. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng riêng của chất lỏng. B. nhiệt độ nóng chảy của vật. C. nhiệt độ của vật. D. trọng lượng riêng của vật bị nhúng trong chất lỏng. Câu 7: Có 3 vật có thể tích bằng nhau được làm bằng nhôm, chì, đồng. Cả 3 vật được nhúng vào cùng một chất lỏng. Chọn phát biểu đúng.
  2. A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 3 vật có độ lớn bằng nhau. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng chì là lớn nhất. C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng nhôm là lớn nhất. D. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng đồng là nhỏ nhất. Câu 8: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2 N. Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là: A. 1,7 N B. 1,2 N C. 2,9 N D. 0,5 N Câu 9: Một vật móc vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 2,13 N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/ m3. Thể tích của vật là: A. 213 cm3 B. 183 cm3 C. 30 cm3 D. 396 cm3 Câu 10: Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Chỉ số 0. Câu 11: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45 N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết d rượu = 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3 A. 4,45 N B. 4,25 N C. 4,15 N D. 4,05 N 3 Câu 12: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là: A. 4000 N B. 40000 N C. 2500 N D. 40 N Câu 13: Trường hợp nào sau đây không có lực đẩy Ác-si-mét do chất lỏng tác dụng vào vật? A. Vật chìm dưới đáy bể nước. B. Vật chìm lơ lửng trong bể nước. C. Vật nổi lên trên mặt nước trong bể. D. Vật nằm trên thành bể nước. Câu 14: Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì vật chìm xuống khi A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật lớn hơn trọng lượng của vật. C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng trọng lượng của vật. D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng một nửa trọng lượng của vật. Câu 15: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng, công thức lực đẩy Ác-si-mét là FA = dV. Trong công thức này V là gì? A. Là thể tích của toàn bộ vật. B. Là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. C. Là thể tích của phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ. D. Là diện tích xung quanh của vật. Câu 16: Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1,
  3. F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 1, P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 2 thì: A. F1 = F 2 và P1 > P2 . B. F1 > F 2 và P1 > P2 . C. F1 = F 2 và P1 = P2 . D. F1 < F 2 và P1 > P2 . Câu 17: Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì: A. Nhẫn chìm vì DAg > DHg . B. Nhẫn nổi vì DAg < DHg . C. Nhẫn chìm vì DAg < DHg . D. Nhẫn nổi vì DAg > DHg . Câu 18: Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy nhẹ hơn trong không khí, vì: A. Do cảm giác tâm lí. B. Do lực đẩy Ác-si-mét. C. Do lực hút của Trái Đất tác dụng lên người giảm. D. Các câu trên đều sai. Câu 19: Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì vật nổi lên khi: A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật lớn hơn trọng lượng của vật. C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng trọng lượng của vật. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 20: Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì vật lơ lửng trong chất lỏng khi: A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật lớn hơn trọng lượng của vật. C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng trọng lượng của vật. D. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng một nửa trọng lượng của vật. Câu 21: Thả một vật đặc có khối lượng riêng D1 vào một bình đựng chất lỏng có khối lượng riêng D2 thì: A. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi D1 > D2 . B. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lỏng khi D1 = D2 . C. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi D1 > D 2 . Câu 22: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích tác dụng của lực lên vật B. Chọn khẳng định đúng. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B. B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A. C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau. D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B. Câu 23: Cho các hình vẽ sau, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất:
  4. A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 24: Áp suất được tính bằng công thức: D. Tất cả A. B. C. đều sai Câu 25: Người ta bắc một tấm ván qua chỗ đất lún để mọi người có thể đi qua. Việc làm đó nhằm: A. giảm áp lực. B. giảm diện tích bị ép. C. tăng áp suất. D. giảm áp suất. Câu 26: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg , vật thứ hai có khối lượng m 2 = 1kg . Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang. A. p1 = p2 B. p1 = 2p2 C. 2p1 = p2 D. Không so sánh được. Câu 27: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất: A. Khi bạn Hoa xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng. B. Khi bạn Hoa xách cặp đứng co một chân. C. Khi bạn Hoa không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại. D. Khi bạn Hoa xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại. Câu 28: Muốn tăng áp suất thì: A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Câu 29: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy? A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn. B. Mũi đinh diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào . C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn. D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
  5. Câu 30: Một bình đựng nước uống của học sinh đựng đầy nước như hình vẽ sau, chọn ba điểm A, B, C trên thành bình. Chọn câu đúng về độ lớn áp suất chất lỏng tác dụng lên thành bình tại ba điểm đó? A. B. C. D. Câu 31: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng: A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. Câu 32: Hình vẽ mặt cắt của một con đê chắn nước cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm: A. Tiết kiệm đất đắp đê. B. Làm thành mặt phẳng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lên mặt đê. C. Có thể trồng cỏ trên đê, giữ cho đê khỏi bị lở. D. Chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê. Câu 33: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 34: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A.Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. B.Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C.Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D.Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. Câu 35: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
  6. A. Bình 1 B. Bình 2 C. Bình 3 D. Bình 4 Câu 36: Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình vẽ sau là hợp lí: A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d Câu 37: Một bình hình trụ cao 1,8 (m) đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 (kg/m3). Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 (cm) là: A. 1440 (Pa) B. 1280(Pa) C. 12800(Pa) D. 1600(Pa) 3 Câu 38: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 (kg/m ), trọng lượng riêng của nước là 10000 (N/m3). Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần? A. 13,6 lần. B. 1,36 lần. C. 136 lần. D. Không xác định được vì thiếu thông số. Câu 39: Một thùng đựng đầy nước cao 100 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3? A. 8000 N/m2 B. 2000 N/m2 C. 6000 N/m2 D. 60000 N/m2 Câu 40: Câu nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển: A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức . B.Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. C.Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. D.Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Câu 41: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng. B. Càng giảm. C. Không thay đổi. D. Có thể vừa tăng, vừa giảm. Câu 42: Vì sao khí quyển cũng có áp suất?
  7. A. Vì không khí rất loãng. B. Vì không khí bao quanh Trái Đất. C. Vì không khí cũng có trọng lượng. D. Tất cả đều đúng. Câu 43: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? A.Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. B.Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất. C.Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ. D.Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. Câu 44: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra: A.Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ. B.Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm. C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi. D. Uống nước trong cốc bằng ống hút. Câu 45: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. B. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. Câu 46: Ở một nơi trên Trái Đất áp suất khí quyển đo được là 75 cmHg, cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m 3. Giá trị trên tương đương với giá trị nào sau đây: A. 102000 Pa B. 102000000 Pa C. 102 Pa D. 1,2 Pa Câu 47: Trong thí nghiệm của Torixenli, độ cao cột thủy ngân là 75 cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết d thủy ngân = 136000 N/m3, của rượu drượu = 8000 N/m3. A. 750 mm B. 1275 mm C. 7,5 m D. 12,75 m Câu 48: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752 mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708 mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg. A. 440 m B. 528 m C. 366 m D. Một đáp số khác. II. Tự luận: Câu 1: Trong một bình chia độ có thể tích V = 0,330 lít có chứa đầy dầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 0,920 kg/l. Xác định khối lượng của dầu chứa trong bình theo đơn vị gam. Câu 2: a.Có ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên mỗi quả cầu?
  8. b.Có ba quả cầu bằng đồng có thể tích V1, V2, V3. Biết V1 < V2 < V3. So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên mỗi quả cầu khi nhúng chìm chúng trong dầu? Câu 3: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại sao? Câu 4: Một vật ở ngoài không khí có trọng lượng 20 N nhưng khi bỏ nó vào trong chất lỏng thì có trọng lượng 14 N. Biết chất lỏng có trọng lượng riêng 10000 N m/ 3 . Hãy tìm thể tích của vật? Câu 5: Có hai loại xẻng ở hình vẽ sau. Khi tác dụng cùng một lực thì xẻng nào nhấn mạnh vào đất hơn? Tại sao? Câu 6: Cho hai vật A và B, biết lực tác dụng lên vật A gấp 2 lần lực tác dụng lên vật B và diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp 5 diện tích lực tác dụng lên vật B. So sánh áp suất tác dụng lên vật A và vật B? Câu 7: Một bao gạo nặng 50 kg được đặt lên một cái bàn ghế 5 kg, ghế có 4 chân. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt đất là 2 cm2. a. Tính áp lực mà bao gạo và ghế tác dụng lên mặt đất? b. Tính áp suất của các chân ghế đặt lên mặt đất? Câu 8: a. Một tàu ngầm mini lặn xuống đáy biển sâu 30 m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. Tính áp suất nước biển ở độ sâu này? b. Cửa chiếu sáng của tàu ngầm mini có diện tích 0,2 m 2. Hãy tính áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng? Câu 9: Một chiếc bình có chiều cao 1,2 (m) chứa đầy nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 (N/m3). a. Tính áp suất của nước lên một điểm nằm ở đáy bình? b. Tính áp suất của nước lên một điểm nằm trong lòng chất lỏng cách đáy bình 0,5 (m)? Câu 10: Đường kính pittông nhỏ của một máy dùng chất lỏng là 2,5 (cm). Hỏi diện tích tối thiểu của pittông lớn là bao nhiêu để tác dụng một lực 80 (N) lên pittông nhỏ thì nâng được một ôtô có trọng lượng 24000 (N)? Câu 11: Giải thích các hiện tượng sau: a. Hộp sữa khi bị hút hết sữa thì bị bẹp lại.
  9. b. Nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ. Câu 12: Biết rằng cứ lên cao 12 (m) thì áp suất khí quyển giảm xuống 1 (mmHg) và áp suất khí quyển tại mặt nước biển là 760 (mmHg). Tính áp suất khí quyển tại đỉnh núi cao 1500 (m) so với mặt nước biển?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2