intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Lịch sử lớp 7 trong học kì 1, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất. Việc sử dụng đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử sẽ giúp các em tiết kiệm đáng kể thời gian soạn thảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

  1. ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7  HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 ­ 2020 Câu 1: Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức  quân đội của nhà Lý? Trả lời: ­ Quân đội gồm hai bộ phận: Cấm quân Quân địa phương ­ Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh  ­ Tuyển chọn trai tráng ở các làng xã đến  trong cả nước tuổi thành đinh (18 tuổi) ­ Bảo vệ vua và kinh thành ­ Canh phòng ở các lộ, phủ. ­ Hằng năm, thay phiên nhau đi luyện tập  và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh, sẽ  tham gia chiến đấu. ­ Thực hiện chính sách: Ngụ binh ư nông (gửi binh ở nhà nông) => Quân đội được tổ chức một cách quy củ, khá chặt chẽ. Câu 2: Điền từ vào chỗ trống hoàn thành đoạn văn mô tả phòng tuyến Như Nguyệt? Phòng tuyến chủ  yếu được xây dựng trên bờ  .... sông .... Đây là con sông chặn  ngang tất cả các ngả đường bộ Quảng Tây (Trung Quốc) vào ... Sông Như Nguyệt như  một chiến hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua. Phòng tuyến được đắp bằng đất cao,   vững chắc, có nhiều lớp ... dày đặc, dọc theo khúc sông từ ... đến ..., dài khoảng ... (Như Nguyệt, 100 km, Nam, Đa Phúc, Thăng Long, giậu tre, Phả Lại) Câu 3: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt và ý nghĩa của  chiến thắng Như Nguyệt? Trả lời: a. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: ­ Chủ động tấn công để phòng vệ. ­ Kết hợp vũ trang và tâm lý để đánh giặc. ­ Kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa giải để giữ được hòa bình lâu dài. b. Ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt: ­ Là trận chiến đánh tan quân xâm lược Tống. Đây cũng là một trong những trận đánh   tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta. ­ Bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến  chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Trả lời: a. Nguyên nhân thắng lợi:
  2. ­ Sự đoàn kết đồng lòng và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân  nhà  Trần. ­ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. ­ Sự chỉ huy tài tình với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của các  tướng lĩnh nhà Trần. b. Ý nghĩa lịch sử: ­ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ  được độc  lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. ­ Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. ­ Để lại bài học củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tố quốc. ­ Góp phần bảo vệ hòa bình, độc lập cho các nước khác. Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn mô tả sông Bạch  Đằng? Bạch Đằng là một sông lớn do sông ..., sông ... và nhiều sông khác đổ vào. Dòng  sông rộng khoảng ...(khi thủy triều lên), chảy qua địa phận huyện ... (Quảng Ninh) và ...  (Hải Phòng), rồi đổ ra biển. ... cho tìm hiểu con nước triều lên xuống hằng ngày và cắm  ... trên sông, bố trí các đạo quân mai phục. (Yên Hưng, 1 km, sông Giá, Trần Quốc Tuấn, Đá Bạc, Thủy Nguyên, cọc) Câu 6: Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? Em có nhận xét gì về sự phân hóa các  tầng lớp trong xã hội thời Trần? Xã hội thời Trần gồm có 5 tầng lớp: 1. Tầng lớp vương hầu, quí tộc có nhiều đặc quyền, đặc lợi. 2. Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất cho nông dân cày cấy rồi thu tô. 3. Tầng lớp nông dân là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội, họ phải cày cấy và  nộp tô cho địa chủ. 4. Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân ngày một đông lên nhờ nghề thủ công và buôn  bán được đẩy mạnh. 5. Tầng lớp nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bị lệ thuộc và bị tầng  lớp quí tộc bóc lột nằng nề. => Xã hội thời Trần phân hóa tầng lớp ngày càng sâu sắc. Câu 7 : Hãy trình bày diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như  Nguyệt? (Học sinh học theo SGK trang 41, 42) Câu 8 : Hãy trình bày diễn biến, kết quả trận Bạch Đằng tháng 4/1288? (Học sinh theo SGK trang 64, 65)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2