intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 11 cùng tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài" dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài

  1. Trường THPT Phú Bài ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1- KHỐI 11 NĂM HỌC 2022-2023 A.TRẮC NGHỆM: I. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ) *Nhận biết: Câu 1.Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay A. Thiên Hoàng. B. Tư sản. C. Tướng quân. D. Thủ tướng. Câu 2. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã: A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế. B. Tiến hành những cải cách tiến bộ. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. Câu 3.Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là? A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến C. Quân chủ chuyên chế D. Cộng hòa Liên bang. Câu 4. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ. C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục. D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. Câu 5. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) B. Đảng Dân chủ C. Quốc dân đảng D. Đảng Cộng hòa Câu 6. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng Câu 7: Đảng Quốc đại được thành lập ở Ấn Độ vào 1885 là chính Đảng của giai cấp nào dưới đây? A. Tư sảnB. Vô Sản C. Tiêu tư sản D. Nông dân Câu 8. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là A. Trung Quốc Đồng minh hội B. Trung Quốc Quang phục hội C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội D. Trung Quốc Liên minh hội Câu 9. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của A. Giai cấp vô sản Trung Quốc B. Giai cấp nông dân Trung Quốc C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc D. Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc Câu 10: Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh quyết định vấn đề gì? A. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống B. Tôn Trung Sơn nhường chức Đại Tổng thống cho Viên Thế Khải C. Công nhận quyền bình đẳng và giải quyết ruộng đất cho nông dân D. Tuyên bố xóa bỏ chế độ Mãn Thanh, Trung quốc trở thành nước cộng hòa Câu 11. Từ nửa sau thế kỉ XIX quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được độc lập, không bị thực dân thống trị ? A. Bru-nây. B. Phi-líp-pin. C. Ma-lai-xia. D. Xiêm (Thái Lan) Câu 12: Cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm diễn ra trên những lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 1
  2. B. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. C. Chính trị, ngoại giao quân sự và giáo dục. D. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục. Câu 13. Thực dân phương Tây đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII là A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Anh, Tây Ban Nha C. Pháp, Bồ Đào Nha D. Đức, Hà Lan Câu 14 : Sau khi giành được độc lập từ các thực dân châu Âu, các nước Mỹ Latinh đứng trước sự xâm lược của A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Hà Lan. Câu 15. Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. liên minh quý tộc - tư sản nắm quyền. B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài. C. Vấn đề ruộng đất của nông dân dân được giải quyết... D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc. Câu 16.Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc Câu 17:Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến. B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 18: Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. B. lật đổ phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển. C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại mới tiến bộ hơn. D. lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Câu 19. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược? A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu. B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi. C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào. D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển. Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuôc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển Câu 21. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì? A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng tư sản triệt để. C. Chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng tư sản không triệt để. 2
  3. II/ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) *Nhận biết: Câu 22.Những nước nào tham gia phe Liên minh? A. Anh, Pháp, Nga B. Anh, Đức, Italia C. Đức, Áo – Hung, Italia D. Đức, Pháp, Nga Câu 23.Những nước nào tham gia phe hiệp ước? A. Anh, Pháp, Đức B. Anh, Pháp, Nga C. Mĩ, Đức, Nga D. Anh, Pháp, Mĩ Câu 24.Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng Câu 25.Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 11-11-1918? A. Cách mạng bùng nổ B. Đức kí hiệp định đầu hang không điều kiện C. Chính phủ mới được thành lập D. Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan Câu 26.Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào? A. Kí Hiệp ước liên minh với Đức B. Tuyên chiến với Pháp C. Tuyên chiến với Đức D. Tuyên chiến với Anh Câu 27. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự kiện A.Chính phủ Đức và chính phủ Mĩ thương lượng để kết thúc chiến tranh. B.Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức bùng nổ và giành thắng lợi. C.Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. D.Cách mạng tháng Mười Nga thành công. * Thông hiểu: Câu 28. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì? A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát Câu 28.Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây Câu 29.Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước Câu 30. Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc Câu 31. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức 3
  4. B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI NHẬN BIẾT Câu 32 :La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào? A.Anh B.Pháp C.Đức D.Nga Câu 33: Ai là đại biểu xuất sắc cho nến bi kịch cổ điển Pháp: A. Cooc-nây B. La-phông-ten C. Mô-li-e D. Víc-to Huy-gô Câu 34: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là: A.Mô-da B. Trai-cốp-xki C.Bét-to-ven D. Pi-cát-xô Câu 35: Tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX-XX là: A.Lép-tôn-xtôi B.Víc-to Huy-gô C. Lỗ Tấn D. Mác Tuên Câu 36: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là A. "Những người khốn khổ" B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ" C."Chiến tranh và hòa bình" D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch" Câu 37: Trai-cốp-xki được xem là một trong những điển hình của nền âm nhạc A.cổ điển.B.hiện đại. C.hiện thực.D.truyền thống. Câu 38: ”Những người khốn khổ”, của Vích-to Huy-go được xem là tác phẩm xuất sắc của ông vì đã thể hiện được A.lòng yêu thương vô hạn đối với những người khốn khổ. B.đầy đủ hiện thực xã hội. C.chân thực cuộc sống xã hội. D.lòng yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. THÔNG HIỂU Câu 39: Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII-XVIII được xem như A.những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp (1789) thắng lợi. B.những người tấn công vào chế độ phong kiến lỗi thời. C.những người thúc đẩy cách mạng Pháp (1789) thắng lợi. D.những người mở đường cho tư tưởng mới tiến bộ. Câu 40: Ý nào sau đây không phải nội dung của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”? A. Thể đời sống của những dân tộc bị áp bức. B. Thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ. C. Thể hiện mong muốn đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. D. Thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ. Câu 41: Ý nào sau đây không phải là nội dung của những sáng tác mà nhà văn hóa Ra-bin-đra- nát Ta-go viết? A. Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. B. Thể hiện tinh thần yêu hòa bình. C.Thể hiện lòng yêu thương đối với con người, trước hết là người nghèo. D. Thể hiện lòng yêu nước. Câu 42: Nội dung chủ yếu của những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì? A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức. B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản. D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình. 4
  5. IV.Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) NHẬN BIẾT Câu 43: Trước cách mạng tháng 2/1917, Nga là nước: A .Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến C. Thuộc địa nửa phong kiến. D. Cộng hoà. Câu 44: Cách mạng tháng 2 /1917 đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì? A. Đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. B. Lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. C. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và vô sản. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tọc ở Nga. Câu 45. Kết quả của cách mạng tháng Hai là: A. lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại hai chính quyền song song B. lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại ba chính quyền C. tồn tại chế độ Nga hoàng D.lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản Câu 46: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì? A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản C. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. D.Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển. Câu 47: Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản 2/1917 ở Nga” A. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. B. Cuộc tấn công cung điên mùa đông vào ngày 25/10/1917. C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va. D. Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va. Câu 48: Chính quyền được thành lập sau chách mạng tháng 2 /1917 là: A. Nền chuyên chính của giai cấp vô sản. B. Chính quyền của giai cấp Tư sản. C. Nền chuyên chính của của quý tộc và phòn kiến. D. Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền xô viết song song tồn tại. Câu 49: Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực hiện: A. Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến. C. Ban hành chính sách kinh tế mới . D. Cải cách chính phủ. Câu 50: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô từ năm từ năm 1925 đến năm 1941 là: A. Phát triển công nghiệp nhẹ. B. Phát triển công nghiệp quốc phòng. C. Phát triển công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. Phát triển công nghiệp giao thông vận tải THÔNG HIỂU Câu 51: Cách mạng tháng 10/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng: A.Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B.Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới. C.Cuộc cách dân chủ tư sản. D. Cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Câu 52. Mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Đó là: 5
  6. A. mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga. B. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. C. nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga. D. Nộ dung của Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 53. Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là: A. đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa CNXH với CNTB. C. cổ vũ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. D. tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản. Câu 54: Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là: A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. B. Cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước. C. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước. D. Phát triển kinh tế do tư nhân quản lí. Câu 55: Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới”NEP” lại bắt đầu từ Nông nghiệp : A. Vì nông dân chiếm tuyệt đối trong xã hội. B. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội C. Vì chính sách Trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình D. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đước nhu cầu xuất khẩu của đất nước. Câu 56. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới? A. Thay thế chế độ trưng thu lượng thực thừa bằng thuế cố định. B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt. Câu 57: Đầu TKXX, nước Nga đứng trước tình thế gì? A. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng. B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính nước Nga. C. Chính phủ Nga hoàng sắp bị sụp đổ. D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. Câu 58 Cách mạng tháng 2/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng: A. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới. C. Cuộc cách dân chủ tư sản. D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 59: Ý nghĩa của “Luận cương tháng 4”do Lê ninh soạn thảo: A. giác ngộ chách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân. B. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giaicaaps tầng lớp. C. Chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Kêu gọi quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. V.Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) NHẬN BIẾT Câu 60: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai ( Nước Pháp) nhằm: A. Kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi. B. Bàn cách đối phó chống lại liên xô. C. Bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở Châu âu. D. Bàn chách hợp tác về quân sự. Câu 61: Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là: A. Tổ chức Liên hợp quốc. B. Hội quốc Liên. C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội Tư bản. Câu 62. Trật tự được hình thành sau CTTGI gọi là 6
  7. A. Trật tự Ianta. B. Trật tự Véc xai. C. Trật tự Oasinhtơn. D. Trật tự Véc xai - Oasinhtơn. Câu 63. Hội nghị Véc-xai – Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai. Câu 64: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giới cầm quyền Đức đã: A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội. B. Tập trung sản xuất thâu tóm những ngành kinh tế chính. C. Phát xít hoá bộ máy chính quyền. D. Thành lập mặt trận chống phát xít. Câu 65. Hit-le đứng đầu tổ chức chính trị nào ở Đức ? A. Đảng cộng sản. B. Đảng dân chủ tư sản. C. Đảng Quốc xã. D. Đảng dân chủ. Câu 66. Đức chọn giải pháp nào để thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ? A. Phát xít hóa bộ máy chính quyền. B. Giữ nguyên chính quyền hiện tại. C. Tổ chức tổng tuyển cứ tự do. D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc khác. Câu 67:Người đã thực hiện chính sách «kinh tế mới » và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là : A. Tru-man. B. Ru-do-ven. C. Ai-xen-hao. D. Hu-vơ. Câu 68:Chính sách « Kinh tế mới » là chính sách, biện pháp thực hiện trên các lính vực: A. Nông nghiệp. B.Sản xuất hàng tiêu dung. C. Kinh tế - tài chính,và chính trị - xã hội. D. Đời sống xã hội. Câu 69: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là : A. Đạo luật ngân hàng. B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật chính trị xã hội. Câu 70. Ai là Tổng thống duy nhất của nước Mĩ giữ chức suốt 4 nhiệm kì liền ? A. Tơ-ru-man. B. Ai-xen-hao. C. Ru-dơ-ven. D. Giôn-xơn Câu 71: Để vượt qua khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giới cầm quyền Nhật bản đã chủ trương: A. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. B. Thực hiện cải cách dân chủ. C. Thực hiện chính sách mới. D. Thực hiện nền dân chủ,mở cửa. THÔNG HIỂU Câu 72: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do : A. Các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. B. Sản xuất một cách ồ ạt, dẫn đến cung vượt qua cầu . C. Người dan không dủ tiền mua hàng hoá. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giớ 1918-1923. Câu 73: Hậu nghiêm trong nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là : A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. Nhiều người bị phá sản,mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 74. Đảng Quốc xã không có chủ trương tuyên truyền nào ? A. Tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù. B. Chống cộng sản và phân biệt chủng tộc. C. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố. D. Cải cách kinh tế - xã hội nhằm vượt qua khủng hoảng. 7
  8. Câu 75. Hít- le làm thủ tướng đã có tác động như thế nào đến lịch sử nước Đức ? A. Mở ra thời kì phát triển của lịch sử nước Đức. B. Nước Đức có điều kiện phát triển. C. Mở ra thời kì đen tối của lịch sử nước Đức. D. Nước Đức phát triển nhảy vọt. Câu 76. Vì sao chủ nghĩa phát xít dễ dàng hình thành ở nước Đức? A.Vì kinh tế Đức khủng hoảng. B. Vì nước Đức không có Đảng Cộng sản. C.Vì giai cấp tư sản nhu nhược. D. Vì nước Đức bị kích động bởi chủ nghĩa phục thù Câu 77. Vai trò của nhà nước Mĩ trong thực hiện chính sách kinh tế mới ? A. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. B. Bỏ mặc kinh tế phát triển. C. lũng đoạn nền kinh tế. D. Nhà nước nắm độc quyền nền kinh tế. Câu 78. Điểm nào dưới đấy là điểm khác nhau giữa quá trình quân phiệt hóa ở Nhật so với Đức là thông qua A. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít. B. việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. việc xâm lược các nước. D. gây chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới. Câu 79: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã góp phần A. làm chậm quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước. B. đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước. C. làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật bản trở nên trầm trọng hơn. D. làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, quý tộc. B. TỰ LUẬN: Vận dụng: - So sánh được tình hình Nhật Bản và Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX. - Phân tích được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc- con đường dẫn đến chiến tranh TGTI - Phân tích, đánh giá được ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ởNga. - Phân tích, đánh giá được ý nghĩa những thànhtựu Liên Xô được trong giai đạt đoạn1921- 1941. - So sánh được quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX. Vận dụng cao: - Đánh giá được tác động của cách mạng tháng Mười đối với thế giới và ViệtNam. - Rút ra được bài học của Chính sách kinh tế mớivàcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với Việt Nam. - Phân tích được đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉXX. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2