intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 Năm học: 2022 – 2023 *MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổn g Vận dụng % Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điể năng năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) m TN TN TN TNKQ TL TL TL TL KQ KQ KQ 1 Đọc 1.Truyện kể ( Thần 4 0 3 1 0 1 0 1 60 thoại, truyền kì; truyện ngắn hiện đại 30-45 2. Thơ ca ( Thơ Hai Cư, thơ Đường luật, Thơ mới) 3. Sức sống của sử thi 4. Tích trò dân gian sân khấu ( Chèo, tuồng ) 2 Viết 1.Viết văn bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 40 luận xã hội bàn về một vấn đề trong đời sống. 2.Phân tích, đánh giá 1 tác phẩm ( truyện, thơ) 3.Thuyết phục người khác từ bỏ 1 thói quen, quan niệm. . Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10% 15 25% 0 20% 0 10% 20% % Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 40% 20% 10% 30% 100 Tổng % điểm 30% 70% A. PHẠM VI ( KIẾN THỨC CƠ BẢN) I. VĂN BẢN ĐỌC 1. Sức hấp dẫn của Truyện kể a. Thần thoại: * Nội dung: Thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy. * Hình thức: - Chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử... - Có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn. - Nhân vật chính: là các vị thần/những con người có nguồn gốc thần linh...được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường...
  2. - Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. - Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, ý tưởng bay bổng, lãng mạn. b. Truyện truyền kì: * Nội dung: - Kể về những câu chuyện kì lạ. - Phản ánh những vấn đề thiết yếu của con người, thời đại. * Hình thức: - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo. - Xây dựng các nhân vật có hành trạng khác thường. c. Truyện ngắn hiện đại ( văn học lãng mạn 1930- 1945) * Nội dung: - Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với cái đẹp. - Gửi gắm những suy nghĩ sâu kín về con người; thời đại. * Nghệ thuật: - NT xây dựng tình huống truyện; tạo dựng nhân vật; thủ pháp đối lập tương phản. - Ngôn ngữ tạo hình; giàu chất họa vừa cổ kính vừa hiện đại…. 2. Vẻ đẹp của Thơ ca. a. Thơ Hai Cư * Nội dung: Thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng. * Hình thức: - Bài thơ Hai-cư (Haiku) trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết, dòng 2 có bảy âm tiết). - Thiên về khơi gợi hơn là miêu tả và diễn giải; thường sử dụng quý ngữ. - Kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng. b. Thơ Đường luật: * Nội dung: - Thể hiện tình yêu thiên nhiên. - Tình yêu quê hương, đất nước. * Hình thức: - Về bố cục: gồm 4 cặp câu tương ứng với bốn phần: đề – thực – luận – kết. - Về luật bằng – trắc: Có quy định về sự hài thanh trong từng câu và trong các bài để đảm bảo sự cân bằng, hài hoà cho âm hưởng của toàn bộ bài thơ. - Về đối: Đối ở câu thực và câu luận. - Tứ thơ: Xây dựng theo các mối quan hệ tương đồng hoặc đối lập, tả ít gợi nhiều, chú trọng miêu tả gián tiếp hơn là trực tiếp. c. Thơ Mới ( 1932 – 1945).
  3. * Nội dung: Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cá nhân cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo. * Hình thức: - Đột phá mạnh mẽ khỏi những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại trước đó. - Câu thơ, các phương thức gieo vần, ngắt nhịp, tạo nhạc điệu trở nên linh hoạt, tự do hơn. - Hình ảnh thơ bộc lộ rõ nét dấu ấn chủ quan trong cách quan sát, cảm nhận và tưởng tượng về thế giới của tác giả. 3. Sức sống của Sử Thi * Nội dung: - Xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng của cộng đồng. - Phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, hệ giá trị, niềm tin của cộng đồng. * Hình thức: - Dung lượng đồ sộ. - Nhân vật sử thi: Là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người. - Thời gian sử thi là quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng ngưỡng vọng - Lời kể trong sử thi: Thành kính, trang trọng, nhịp điệu chậm rãi, trần thuật tỉ mỉ, thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp, mang tính khoa trương, cường điệu. 4. Tích trò sân khấu dân gian a. Chèo: * Nội dung: Thể hiện những vấn đề trong cuộc sống xã hội, con người. * Hình thức: - Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khí dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bán hay đơn giản là tích có sẵn). - Nhân vật của chèo: Gồm nhiều hạng người trong xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác khác nhau. Gồm 2 loại chính: vai chính (tích cực) và vai lệch (tiêu cực). b. Tuồng: * Nội dung: Diễn đạt những vấn đề trong cuộc sống xã hội, con người. * Hình thức: - Nghệ thuật tuồng: Mang tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. - Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư, tật xấu hay đả kích một số hạng người nhất định trong xã hội.
  4. II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Sử dụng từ Hán Việt: - Nhận biết được từ Hán Việt. - Giải thích được nghĩa của các từ ngữ Hán Việt. - Nêu được ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt. - Lưu ý khi dùng từ Hán Việt (đảm bảo đúng ý nghĩa, ngữ cảnh). 2. Lỗi về dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa: - Nhận biết được lỗi sai khi dùng từ và sửa lỗi sai đó. - Nhận biết được các lỗi về trật tự từ và sửa lỗi sai. - Đưa ra được các phương án sửa lỗi sai phù hợp. 3. Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa. - Hiểu thế nào là liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản. - Nhận biết được dấu hiệu của sự mạch lạc. -Thấy được những lỗi sai khi liên kết, diễn đạt. - Đưa ra được các phương án sửa lỗi sai đó. 4. Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản. - Hiểu ý nghĩa của việc trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản. - Nâng cao kĩ năng sử dụng trích dẫn. - Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. III. ÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT: 1. VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN(Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật) a. Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện * Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là dạng bài mà ở đó ta bày tỏ những nhận xét, quan điểm riêng biệt. * Các yếu tố của truyện gồm: + Chủ đề + Các yếu tố về hình thức nghệ thuật: nhan đề, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, ngôi kể… Ví dụ: - Yếu tố kỳ ảo trong truyện thần thoại. - Tình huống cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. b. Yêu cầu đối với văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện * Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,…) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. * Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).
  5. * Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. * Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện. c. Dàn ý chung của văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện * Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và giá trị của tác phẩm 2.VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ. a. Tìm hiểu những đặc điểm của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ * Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ không phải là một bài phát biểu cảm nhận đơn thuần. *Kiểu bài viết này đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận, sự sáng rõ, sắc nét của luận điểm và sự mạch lạc trong tổ chức bài viết. * Bởi vậy, người viết cần nắm chắc các tri thức về đặc trưng thi ca đã được giới thiệu trong các bài học và được làm rõ qua các tiết đọc văn bản để có những phân tích, đánh giá thuyết phục. Mặt khác, kiểu bài này cũng vẫn khuyến khích người viết thể hiện những rung cảm và tưởng tượng của mình khi chiếm lĩnh bài thơ. b. Các yếu tố chủ yếu của một bài thơ gồm: * Mạch cảm xúc của thi nhân được gửi qua những rung động và tình cảm của nhân vật trữ tình. * Các yếu tố về hình thức nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,… c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ * Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá). * Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,…) * Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện ngt cũng như ý nghĩa nhân sinh. d. Dàn ý chung của bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ * Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,…) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết. * Thân bài (cần triển khai các ý): + Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao,…). + Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,…).
  6. + Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ để, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác). * Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận. 3. BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM. a. Đặc điểm của bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm * Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng đắn, tích cực. * Thói quen là những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày. Ví dụ về thói quen xấu: thói quen vứt rác bừa bãi; lãng phí thời gian, ỷ lại người khác, dùng thuốc kháng sinh tuỳ tiện,… * Quan niệm là cách hiểu, cách nhận thức,… của mỗi người về một vấn đề. Ví dụ về quan niệm chưa đúng đắn như: có tiền là có tất cả, không chơi với những bạn học kém hơn, im lặng là vàng,... * Vấn đề có thể là một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng có thực trong đời sống con người hoặc một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. b. Yêu cầu đối với bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm * Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào). * Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ. * Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Ví dụ: + Các số liệu thống kê + Các ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tình huống mà bả thân đã trải qua. + Các câu chuyện truyền tải thông điệp phù hợp với quan niệm của em + Các trích dẫn phát biểu của những người có liên quan. * Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em. c. Dàn ý chung của bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm * Mở bài: Dẫn dắt và nêu thói quen hoặc quan điểm cần thuyết phục người khác từ bỏ. * Thân bài: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định để thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hoặc quan niệm đó.
  7. * Kết bài: Khẳng định lại thông điệp mọi người cần từ bỏ thói quen hoặc quan niệm chưa tốt; rút ra bài học cho bản thân. B. ĐỀ MINH HOẠ ĐỀ MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 10 Năm học: 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Từ thời mở cửa chúng ta đã bắt đầu xây dựng được một sinh hoạt đối thoại khá tốt. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những cuộc thảo luận tương đối có chất lượng. Nhưng phải nói thật với nhau, để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm. Một số cá nhân hoạt động văn hóa “nhà nọ nhà kia” hẳn hoi trong lúc tranh cãi về học thuật đã cãi nhau theo nghĩa đen với những lời lẽ rất mất vệ sinh (…) Một số người còn mắc bệnh cay cú “cãi lấy được” cố tìm cách moi móc, cố tình đánh những đòn hiểm để hạ “nốc ao” đối thủ. Chúng ta phải cố gắng trọng thị hơn nữa những bạn đối thoại với ta (đó cũng là thái độ tự trọng) và cố gắng “fair play” (chơi đẹp) đến mức tối đa có thể như những vận động viên có tư cách. Cái bi kịch cũng như cái lớn lao của con người là: Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Học nói chính là văn hóa đối thoại. Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Nói phải củ cải nghe cũng được”. Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe. Một thiền sư dạy: không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng. (Lê Đạt, trích Văn hóa đối thoại, in trong cuốn Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, 2008, tr. 12-13) Câu 1. Dòng nào dưới đây là luận đề của đoạn trích? A. Trong đối thoại cần phải biết lắng nghe. B. Bàn về văn hóa đối thoại trong cuộc sống. C. Học nói chính là văn hóa đối thoại. D. Điều gì cũng có thể học được. Câu 2. Trong các câu sau đâu không phải là tục ngữ? A. Lời chào cao hơn mâm cỗ B. Một sự nhịn là chín sự lành C. Nói phải củ cải nghe cũng được D. Học nói chính là văn hóa. Câu 3. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không có yếu tố biểu cảm? A. Nói thật B. Cãi lấy được C. Nốc ao D. Chơi đẹp
  8. Câu 4. “Để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm” nhưng tác giả không bàn đến vấn đề nào? A. Trọng thị người đối thoại. B. Học cách nói. C. Học cách phản biện. D. Phải biết lắng nghe. Câu 5. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nội dung của đoạn trích? A. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa nghe. B. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa nói. C. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa đối thoại. D. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa nghe – đọc. Câu 6. Em hiểu như thế nào về lời dạy của thiền sư được tác giả nhắc đến trong đoạn trích: “không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng”? A. Lời khuyên với con người: Hãy lắng nghe nhiều hơn nói, cần suy ngẫm kĩ rồi hãy nói. B. Lời khuyên với con người: Im lặng là vàng, không nên biết quá nhiều. C. Lời khuyên với con người: Hãy chỉ lắng nghe, kệ ai muốn nói thế nào cũng được. D. Lời khuyên với con người: Hãy biết nhẫn nhịn để giữ hòa khí giữa con người với con người. Câu 7. Tác dụng của việc đưa dẫn chứng trong đoạn trích sau: Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Nói phải củ cải cũng nghe được”? A. Tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho luận điểm. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn ngắn gọn dễ hiểu hơn. D. Dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt để dẫn lời nói trực tiếp của một người nào đó. Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung câu nói “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”? Câu 9. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe”. Câu 10. Anh/chị rút ra những bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn ngăn (khoảng 500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội.
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 Năm học: 2022- 2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 C 0.5 5 C 0.5 6 A 0.5 7 A 0.5 8 Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Có thể theo gợi ý 1.0 sau: - Khi giao tiếp nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. - Tránh lỡ lời làm xúc phạm, tổn thương đến người khác hay làm xấu đi mối quan hệ với mọi người. - Thể hiên thái độ đề cao viêc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. 9 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần phải đưa 1.0 ra lí lẽ phù hợp với quan điểm, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Ví dụ: Em đồng tình với quan điểm trên vì lắng nghe là một trong những kĩ năng cần thiết để con người có thể cảm thông, thấu hiểu, đặt mình vào vị trí người khác, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn… 10 Bài học: Gợi ý: Hs có thể rút ra cho mình những bài học: 0.5 - Học ăn học nói học gói học mở - Trong giao tiếp quan trọng là phải biết lắng nghe. - Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được. - Học nói chính là học cách đối thoại….. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Khuyên người khác từ bỏ thói quen chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội.
  10. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Nêu khái niệm và biểu hiện của việc chia sẻ tùy hứng trên mạng * Nêu nguyên nhân của thói quen chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội. - Bắt chước theo trào lưu - Muốn thể hiện bản thân - Trạng thái tâm lí bất ổn... * Tác hại của thói quen - Mất nhiều thời gian. - Phụ thuộc vào mạng xã hội - Khó làm chủ cảm xúc - Tạo ra những phản ứng trái chiều, những ý kiến thiếu tích cực về một vấn đề nào đó. - Tạo suy nghĩ tiêu cực với người đọc những chia sẻ ấy. * Lợi ích của việc từ bỏ thói quen; - Tiết kiệm thời gian đẻ làm những việc có ích. - Hình thành lối sống lành mạnh, cách suy nghĩ tích cực. - Biết quan tâm, yêu thương đến người thân và bạn bè. - Nâng cao sức khỏe cho bản thân. * Giải pháp để từ bỏ thói quen. -Tuyên truyền về tác hại của thói quen chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội. - Tham gia vào những những hoạt động trải nghiệm thực tế. - Có những biện pháp xử lí nghiêm đối với những người chia sẻ những thông tin gây ảnh hưởng tiêu cực cho cộng đồng. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0.5 diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0
  11. C. ĐỀ LUYỆN TẬP * C1. ĐỀ LUYỆN TẬP ( Đề cương ôn tập giữa kì 1 gồm 5 đề sau – Đã ôn luyện kiểm tra giữa kì 1 - GV yêu cầu học sinh xem lại ) Đề 01: I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) * Đọc văn bản sau : Chử Lầu (Thần thoại H’Mông) Chử Lầu1 sau khi sáng tạo ra trời đất bèn làm một lúc 10 mặt trời, 9 mặt trăng và rất nhiều sao để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng. Về sau vì loài người sợ rằng những thứ đó rơi xuống có thể làm nguy hại cho trần gian nên xin Chử Lầu cất đi nhưng Chử Lầu không cất, chỉ làm thêm một cái màng xanh ngăn giữa đất và tinh cầu để cho loài người an tâm. Mười mặt trời là nữ, chín mặt trăng là nam được Chử Lầu cho một cái hồn vào miệng và thổi hơi cho hoạt động. Những tinh cầu2 ấy hun đốt trong bảy năm liền. Trong thời gian đó, chỉ có ngày mà không có đêm. Khi đất đã khô ráo, Chử Lầu làm ra mọi thứ cỏ cây, muôn vật và người. Con người do Chử Lầu dùng đất nặn thành, cho hồn vào bụng, tiếng nói ở cổ họng và thổi hơi vào cho sống. Mọi vật phát triển rất chóng, chả mấy lúc mà đầy cả mặt đất. Nhưng vì nóng quá, con người bèn chặt cây lớn làm cung tên khổng lồ, bắn vào các mặt trời và mặt trăng. Chín mặt trời và tám mặt trăng trúng tên ngay còn hai cái nữa trốn thoát. Trong khoảng đó có đêm không ngày người ta sống trong cảnh đen tối, lạnh lẽo. Họ cố nài3 mặt trời và mặt trăng trở lại nhưng chúng không nghe. Các giống vật cử cọp đi gọi, nhưng cũng không được. Sau bảy năm, nhờ có gà gọi mãi đến lần thứ bảy, chúng mới chịu trở về, Chử Lầu thưởng cho gà một cái mào đỏ vì có công trạng ấy. Con người lúc đó sống đến 900 tuổi, đến hạn cũng chết, nhưng được vào vườn Din-giang-ca4 của Chử Lầu. Ở đó tròn 12 ngày tự nhiên lột da, sống và trẻ lại rồi trở về nhà cũ. Nhưng có một nhà nọ, nàng dâu xích mích với mẹ chồng, thường hắt hủi và xỉ vả5 nên mẹ chồng giận, quyết ở luôn tại vườn Din-giang-ca không về. Ở đây bà ta ăn quả đào trắng, uống nước suối, phạm vào lệnh cấm của Chử Lầu. Chử Lầu giận, bèn cấm loài người không được đến vườn của mình nữa. Từ đó, loài người hễ chết là chết luôn. Lúc đó công việc làm đồng áng rất nhẹ nhàng. Cỏ không có, cây cối tự nhiên mọc và có quả. Ngô ăn được cả lá. Người ta chỉ mất công gieo ngô và lúa là có ăn. Mỗi lần lúa chín tự nhiên nó bay về, không phải gặt. Nhưng có một người kia phần việc là mang cơm ra đồng cho mọi người ăn, thấy nhóm mình làm việc quá chóng: vừa đặt cơm ở chỗ này thì họ đã tiến cách đó rất xa. Người ấy bèn xin Chử Lầu hiện cỏ ra mặt đất để cho công việc chậm lại. Chử Lầu nghe lời. Vì thế mà từ đó công việc đồng áng rất chật vật. Lại có một nhà khác có người đàn bà nhác6 không chịu quét dọn nhà cửa để đón lúa nên lúc lúa bay về thấy bẩn thỉu bèn rủ nhau từ đấy quyết không tự về nữa (Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1976. Tr.93 – 96) *.Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết B. Sử thi C. Thần thoại D. Truyện cổ tích Câu 2. Đề tài của truyện là gì? A. Ngọc Hoàng B. Mặt Trời và Mặt Trăng C. Người anh hùng D. Các vị thần Câu 3. Để chiếu dọi cho khô ráo và cho sáng trời đất, Chử Lầu đã tạo ra cái gì? A. 7 mặt trời và 5 mặt trăng B. 10 mặt trời và 9 mặt trăng C. 5 mặt trời và 10 mặt trăng D. 9 mặt trời và 10 mặt trăng 1 Chử Lầu: như Ngọc Hoàng trong thần thoại của người Kinh (Việt) 2 Tinh cầu: ngôi sao 3 Nài: nằn nì, yêu cầu 4 Din-giang-ca: vườn của Chử Lầu, tức là “thiên đường” theo quan niệm thần thoại. 5 Xỉ vả: mắng nhiếc thậm tệ. 6 Nhác: lười biếng
  12. Câu 4. Chử Lầu thưởng cho gà cái mào đỏ vì công trạng nào? A. Gà có công gọi được mặt trời B. Gà gáy báo hiệu thời gian cho mọi người C. Gà gáy giục mọi người đi làm D. Gà gọi được mặt trời và mặt trăng trở về Câu 5. Nhân vật Chử Lầu trong chuyện này có chức năng gì? A. Sáng tạo ra mặt trời, mặt trăng B. Sáng tạo ra loài người C. Sáng tạo ra muôn vật D. Sáng tạo ra trời đất, muôn vật và con người Câu 6. Mục đích của người xưa khi sáng tạo ra nhân vật Chử Lầu là gì? A. Giải thích nguồn gốc của cây lúa B. Giải thích vì sao con người chết C. Giải thích nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người D. Giải thích vì sao gà có mào đỏ Câu 7. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại? A. Uớc mơ về cuộc sống tốt đẹp B. Khát vọng trường sinh bất tử C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên D. Giải thích nguồn gốc của vũ trụ. *Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Trong truyện Chử Lầu, người xưa bày tỏ ước mơ gì? Câu 9. Hãy lí giải vì sao truyện Chử Lầu vừa có yếu tố của thần thoại suy nguyên (suy xét, tìm hiểu, cắt nghĩa nguyên nhân), vừa có yếu tố của thần thoại sáng tạo? Câu 10. Qua văn bản Chử Lầu, anh/chị có suy nghĩa gì về cuộc sống hiện thực và khát vọng của con người thời cổ? Viết đoạn văn 8-10 dòng trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề này? II. VIẾT (4.0 điểm) Trong cuộc sống, có muôn vàn khó khăn thử thách, con người cần sống có tinh thần lạc quan. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này. Đề 02: I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) *Đọc văn bản sau : Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn. Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy. Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.
  13. Lại nói chuyện chồng của hai nữ thần này. Đó là một con gấu rất to khoẻ. Không rõ gấu từ đâu đến và Ngọc Hoàng đã gả các cô con gái của mình cho gấu từ bao giờ. Chỉ biết rằng gấu rất hay ghen nên theo dõi sự đi lại của hai vợ mình rất chặt chẽ. Thỉnh thoảng, gấu lại đòi chung tình với một người. Lúc đó là lúc ở dưới trần gian thường gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Gặp những ngày này, nhân gian lại phải đánh chiêng, đánh trống rầm rĩ để cho gấu sợ mà lui ra mau. Vì gấu làm như vậy thì có hại cho mùa màng và các nữ thần này cũng vì vậy mà xao nhãng công việc. (Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1 : Thần thoại – truyền thuyết, NXB Giáo dục, 1999) *Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết B. Sử thi C. Thần thoại D. Truyện cổ tích Câu 2. Đề tài của truyện là gì? A. Ngọc Hoàng B. Mặt Trời và Mặt Trăng C. Người anh hùng D. Nữ thần Câu 3. Thứ tự các sự việc được kể trong văn bản trên là: (1) Mặt Trăng vội lánh ra xa chỗ Quải đứng, không dám sà xuống gần mặt đất nữa. (2) Nhứng ngày nhật thực hay nguyệt thực , nhân gian đánh chiêng, đánh trống để gấu sợ mà lui ra. (3) Mặt Trăng bị chàng Quải tấn công, bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt và mũi. (4) Mặt Trăng và Mặt Trời hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc ở hạ giới. (5) Mặt Trăng sà xuống để nhìn muôn vật làm cho họ sợ hãi vì sức nóng của mình. A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) B. (4) – (5) – (3) – (1) – (2) C. (2) – (3) – (4) – (5) – (1) D. (4) – (5) - (2) - (1) - (3) Câu 4. Theo cách lí giải của dân gian, vì sao Mặt Trăng không còn nóng như Mặt Trời? A. Vì mẹ nữ thần Mặt Trăng đã lấy tro bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng. B. Vì Mặt Trăng đã trưởng thành, tính tình thay đổi, trở lên hiền lành dịu dàng. C. Vì sau khi bị chàng Quải tấn công, Mặt Trăng sợ quá bay lên cao, không dám xà gần xuống mặt đất. D. Vì gió thổi cát bụi dính chặt vào mắt, mũi của Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng không còn sáng được như xưa. Câu 5. Để giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, tác giả dân gian đã tưởng tượng ra câu chuyện gì? A. Mặt Trời và Mặt Trăng đi xem xét việc hạ giới B. Hai nữ thần lấy chung chồng là một con gấu C. Chàng trai tên Quải ném cát vào thần Mặt Trăng D. Người dân đánh chiêng, đánh trống để tìm bắt gấu. Câu 6. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại? A. Uớc mơ về cuộc sống tốt đẹp B. Khát vọng trường sinh bất tử C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên D. Giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Câu 7. Chi tiết nào cho thấy rõ khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa? A. Những người già và người trẻ khiêng kiệu cho Mặt Trời B. Chàng Quải trừng trị Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng ko còn tai ác nữa. C. Trần gian cất tiếng kêu đến thượng giới, khiến mẹ của nữ thần Mặt Trăng định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng. D. Vào ngày nhật thực hay nguyệt thực, dân gian đánh chiêng, đánh trống khiến gấu sợ mà lui ra, không làm hại cho mùa màng *Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Các chi tiết kì ảo, hoang đường trong truyện thần thoại cho thấy điều gì? Câu 9. Có ý kiến cho rằng, truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng thể hiện sự xung đột giữa con người và tự nhiên. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. Câu 10. Em có thích truyện thần thoại không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. II. VIẾT (4.0 điểm)
  14. Hiện nay còn có nhiều người sống không có khát vọng. Vậy anh/chị sống có khát vọng không ? Vì sao? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này. ĐỀ 03: I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) *Đọc văn bản sau : Cóc kiện trời (Thần thoại Việt) Ngày ấy, thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Người ta không hiểu thần còn bạn những công việc gì ở đâu, đến nối luôn trong ba năm, nước không nhỏ xuống được một giọt. Ngày ngày cô Trời, cô Trăng nung nấu thiên hạ, cây cỏ lúa má cháy khô, đất đai nứt lẻ. Thú vật và người chết dần chết mòn. Tất cả đều nguy khốn đến nơi. Lúc đó muôn vật còn sống sót đều tập trung ở vũng nước cuối cùng đã cạn. Ngày cũng như đêm, nào voi, cọp, trâu, ngựa, tê giác, lợn, thỏ, chồn, cáo, gấu, mèo, huơu, nai, cóc, nhasi,…chen nhau giải khát ở vũng bùn đó. Hôm ấy, sau khi đã giải khát xong, đa số giống vật bèn quay ra thảo luận tìm cách đối phó trước tình thế hiện tại. Cuộc họp mỗi lúc một đông và sôi nổi. Cuối cùng các giống vật đều đồng ý cử một đại biểu lên trời đòi Ngọc Hoàng phải ra lệnh cho thần Mưa trở về làm nhiệm vụ gấp. Hội nghị ban đầu cử Thỏ là kẻ có trí khôn để lên tuỳ cơ ứng biến7. Nhưng Thỏ từ chối và nói: “Tôi đi không bằng Cóc. Cóc là kẻ có mưu trí lại vừa gan góc hơn tôi nhiều lắm”. Hội nghị đồng ý cử Cóc đi. Cóc nhận lời, nhưng đề nghị phải có Cáo, Gấu và Cọp đi cùng với mình. […] Bốn con vật lên đến thiên đình, thấy trước cửa có đặt một cái trống. Theo quy định của nhà trời thì ai có việc gì oan khốc muốn gặp Ngọc Hoàng sẽ đánh trống lên. Cóc bảo các bạn mình hãy náu mình ở trong bụi rậm chờ đó, còn mình bước vào nhảy lên trống đánh inh ỏi. Ngọc Hoàng nghe tiếng bèn sai một Thiên thần ra xem. Thiên thần bước ra nhìn ngược nhìn xuôi không thấy gì cả, mãi về sau mới nhận ra Cóc ngồi nép bên cạnh trống. Thần tỏ ý khinh thường, hỏi Cóc đi đâu, Cóc giương đôi mắt lên trả lời vắn tắt là đi kiện Trời. Thiên thần bũi môi, hỏi kiện việc gì. Cóc chỉ trả lười cộc lốc là cần phải gặp mặt Ngọc Hoàng mới bày tỏ được. Nghe Thiên Thần báo cáo thái độ xấc xược của con vật tí hon, Ngọc Hoàng tức giận bèn sai một bầy gà ra mổ cho Cóc sợ hãi phải lui sớm. Nhưng không ngờ bầy gà vừa ló ra khỏi cửa Thiên đình, Cóc ra hiệu cho Cáo ở ngoài bụi xông vào cắn đàn gà ăn thịt tuốt. Cóc lại nhảy lên đánh trống ầm ĩ. Biết bầy gà thần bị hại. Ngọc Hoàng cả giận, sai Chó ra giết Cáo, nhưng Chó vừa đến nơi, sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu vồ chết tươi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này Cọp xông ra quật chết toán lính không xót một tên nào. Ngọc Hoàng thấy mình mấy lần bị thua thiệt, không ngờ con vât tuy nhỏ bé nhưng lại khó trị được nó mới đổi giận làm lành. Bèn sai Thiên Thần mời Cóc vào tiếp đãi tử tế rồi hỏi : “Cậu nên đây có việc gì?” Cóc nhảy tót lên ghế ngồi. Cóc trách Ngọc Hoàng không lưu ý đến việc hạ giới. Rồi kể chuyện hạn hán ở trần gian: nỗi khốn khổ của muôn vật tranh nhau một vũng vước bùn; nỗi nguy ngập của nòi giống mình, không có nước để đẻ con…Đoạn Cóc yêu cầu Ngọc Hoàng phải làm mưa xuống gấp. Ngọc Hoàng xét lại sự đó mới hay thần Mưa bấy lâu nay xao nhãng công việc đắp chiếu nằm khoèo. Lập tức, Ngọc Hoàng giục thần mưa và bộ hạ8 bay về hạ giới hút nước để phun khắp mọi vùng cấp cứu muôn vật. Trước khi Cóc ra về, Ngọc Hoàng còn dặn từ nay về sau, hễ khi nào cần mưa thì Cóc cứ lên ít tiếng tự khắc Ngọc Hoàng biết mà bảo làm mưa ngay, không phải lên trời làm gì. Thấy Cóc đấu tranh thắng lợi, lại thấy ông Trời gọi Cóc là “cậu” nên mọi giống vật đều kiêng nể không dám động đến nó. Tục ngữ mới có câu: “Con Cóc là cậu ông trời. Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho”là cũng do chuyện đó. (Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1974. Tr.49 – 52) 7 Tuỳ cơ ứng biến: theo tình hình mà đối phó, hành động 8 Bộ hạ: (từ cũ) chỉ người dưới quyền
  15. *Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Nhân vật nào trong truyện được cử lên trời đòi Ngọc Hoàng cho thần Mưa trở về làm nhiệm vụ? A. Gấu B. Cọp C. Cóc D. Gà Câu 2. Vì sao các con vật thống nhất cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng? A. Cóc gan dạ, mưu trí B. Cóc nhanh nhẹn, khoẻ mạnh C. Cóc có trí khôn, nhanh nhẹn D. Cóc mưu trí, gan góc Câu 3. Vì sao các con vật tổ chức cuộc họp để cử một con vật lên gặp Ngọc Hoàng? A. Thần Mưa đi vắng lâu ngày, làm trời hạn hán B. Cây cối khô héo, đất đai cằn cỗi C. Các con vật đều đói, khát D. Ngọc Hoàng làm trời hạn hán Câu 4. Hội nghị đã thống nhất và cử những con vật nào đi lên gặp Ngọc Hoàng? A. Cóc, Gà, Chó, Gấu B. Cóc, Chó, Gấu, Cọp C. Cóc, Cáo, Gấu, Cọp D. Cóc, Cọp, Gà, Chó Câu 5. Dụng ý của tác giả dân gian khi xây dựng hình tượng nhân vật Cóc là gì? A. Đề cao trí tuệ của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên B. Đề cao tài năng của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên C. Đề cao lòng can đảm của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên D. Đề cao lòng kiên nhẫn của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên Câu 6. Trong truyện, tình huống nào cho thấy sự xung đột giữa con người với tự nhiên? A. Các con vật ở trần gian họp bàn để cử đại biểu lên thiên đình đòi Ngọc Hoàng làm mưa. B. Cuộc chiến trực tiếp giữa các con vật ở trần gian với lực lượng nhà Trời. C. Cuộc gặp mặt giữa Cóc và Ngọc Hoàng. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7. Các xung đột trong truyện cho thấy bản lĩnh nào của con người ? A. Khuất phục trước tự nhiên B. Sự khéo léo, cứng rắn của con người C. Không khuất phục,sẵn sàng đối đầu với tự nhiên D. Kiên trì, dũng cảm của con người. *Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Qua truyện Cóc kiện trời, người xưa bày tỏ ước mơ gì? Câu 9. Câu truyện Cóc kiện trời giúp anh/chị có thêm bài học gì trong cuộc sống?Vì sao? Câu 10. Truyện Cóc kiện trời đề cập đến một trong những tai hoạ do thiên nhiên gây ra cho cuộc sống của con người. Tai hoạ ấy gợi cho anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong thực tế gần đây? Viết đoạn văn 8-10 dòng trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề này? II. VIẾT (4.0 điểm) Đoàn kết tạo nên sức mạnh phi thường, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này. ĐỀ 04: I. ĐỌC – HIỂU (6.0điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Như Từ, từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương Nam. Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng: - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu. Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng: - Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào? Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói: - Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chốn làng mây bến nước. Giáng Hương khóc mà nói:
  16. - Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa. Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói: - Không ngờ chàng lại mắc mớ vì mối lòng trần như vậy. Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói: - Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình ngày cũ. Rồi tràn nước mắt mà chia biệt. Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói: - Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi. Chàng bấy giờ mới hậm hực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: “Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể dịp khác còn đâu!” mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất. (Trích Từ Thức, Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Trúc Khê - Ngô Văn Triện. NXb Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Khi trở lại chốn cũ quê xưa Từ Thức thấy những gì? Câu 3. Tại sao Từ Thức từ chối cuộc sống chốn tiên bồng? Câu 4. Lí giải sự lựa chọn của Từ Thức: Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất. Câu 5. Chuyện về Từ Thức cho chúng ta bài học gì? Câu 6. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của yếu tố kì ảo trong đoạn trích trên. II. VIẾT (4.0điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về luận đề: Quê hương trong tim mỗi người. ĐỀ 05: I. ĐỌC – HIỂU (6.0điểm) *Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu: Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cổ được giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi cái níp sách sơn son. Cụ Nghè Móm bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi; đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ ngừng lại, ghé mắt kém vào mặt chữ nhỏ như con kiến, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi và lẩm bẩm. Rồi cụ ngồi nhỏm dậy, sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ. Nhưng thường cụ chỉ trích lấy một câu ở những bài thơ đọc rất kỹ lưỡng đó. Ngày năm câu, ngày ba câu, một ngày gần đấy, cuốn sách đã đặc những dòng chữ thảo chép những câu thơ rút ở cổ thi. Cô Tú theo lời cha dặn, đã đi mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay… - Đừng nghịch, thầy trông thấy, thầy mắng chết. Giấy này để làm gì à? Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ. - Thả thơ? Có làm thơ thì có, chứ thầy và các anh ấy có nói thả thơ bao giờ. Cô Tú vốn yêu những cậu học trò nhỏ tuổi của cha mình như một người chị lớn đối với em út, cô không khỏi nín cười để giảng: - Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ... có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng. Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ thì các em rõ ngay. Các em biết câu: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần” đấy chứ? ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy. Và định vòng chữ “hướng” ở đoạn dưới.
  17. Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã... Tần”. Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy lên thì thường phải ngâm: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã... “vòng”… Tần”. Chữ “vòng” đây thay vào chỗ để trống. Bây giờ mới nói đến những chữ “thả” ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: cố, tại, vọng, phản và luôn cả cái chữ hướng trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi. (Trích Thả thơ, Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, 1980) Câu 1. Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Thú văn chương được bàn đến ở đây là gì? Câu 3. Cụ Nghè Móm chuẩn bị cho thú văn chương đó như thế nào? Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về thái độ của người xưa đối với văn chương? Câu 5. Nhà văn Nguyễn Tuân gửi gắm điều gì qua những dòng văn bản trên? Câu 6. Viết đoạn văn (7-10 dòng) trả lời câu hỏi: làm thế nào để bảo tồn văn hóa truyền thống? II. VIẾT (4.0điểm) Viết bài văn nghị luận, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề văn hóa truyền thống trong mối quan hệ với thế hệ trẻ ngày nay. *C2. ĐỀ LUYỆN TẬP ( Mới ) ĐỀ 01 I.PHẦN ĐỌC (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi bên dưới: Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: – Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: – Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về. Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy). Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Thần thoại. B. Sử thi. C. Thơ Đường luật. D. Thơ Nôm Đường luật. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Biểu cảm. B. Miêu tả C. Tự sự D. Thuyết minh
  18. Câu 3. Xác định các nhân vật được nhắc đến trong văn bản: A. Người nông dân và thần Lúa B. Trời, Nữ thần Lúa, cô con gái nhà kia, người trần gian. C. Trời và Nữ thần Lúa D. Chàng trai và cô con gái nhà kia. Câu 4. Đoạn đầu văn bản cho biết nữ thần Lúa là cô gái như thế nào? A. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp. B. Nữ thần Lúa có dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi C. Nữ thần lúa là cô gái xinh đẹp, luôn giúp đỡ người nghèo khổ. D. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi Câu 5. Theo đoạn trích, Nữ thần Lúa hờn dỗi với con người vì việc gì? A. Con người đã không quan tâm tới thần Lúa. B. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu. C. Con người đã không ăn cơm nữa. D. Con người đã có hành động phá hoại thần Lúa. Câu 6. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? A. Ngọc Hoàng đã sai thần Lửa giúp loài người. B. Ngọc Hoàng đã bỏ qua tội lỗi của loài người. C. Ngọc Hoàng đã ban phép màu cho loài người. D. Ngọc Hoàng đã sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Câu 7. Nêu nội dung bao quát của văn bản trên? A. Kể về các họ hàng thân thích của cây lúa. B. Kể về quá trình hình thành và sự ra đời cây lúa. C. Kể về việc Ngọc Hoàng đã giúp loài người. D. Kể về nguồn gốc cái tên của Nữ thần Lúa. Trả lời câu hỏi: Câu 8. Đặt một nhan đề cho văn bản trên. Câu 9. Nhận xét về sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa? Câu 10. Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và ghi lại câu văn mình thích nhất. (Trả lời bằng 4 - 5 câu)? II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm): Viết một văn bản ngắn bàn về vai trò của cây lúa hạt gạo trong đời sống của con người Việt Nam hôm nay. ĐỀ 02 I. PHẦN ĐỌC (6,0 điểm) Đọc đoạn trích: "Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
  19. Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói: - Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng: - Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói: - Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…" (Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ,2016,Tr.142) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Truyền kì D. Thơ văn xuôi Câu 2. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi? A. Không ưa kiềm thúc B. Kiêu căng C. Nóng nảy D. Ngang bướng Câu 3. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên A. Phạm Tử Hư, Dương Trạm B. Nguyễn Dữ, Dương Trạm C. Người kể chuyện, Dương Trạm D. Phạm Tử Hư, Dương Trạm, Ng. Dữ Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng? A. Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. B. Toan chạy đến gần sụp lạy khi thấy Đức Đế. C. Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ. D. Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Câu 5. Từ Hán Việt "kiềm thúc" được hiểu nghĩa như thế nào? A. Tiết kiệm B. Kiềm chế bó buộc trong hoạt động. C. Hối thúc, thúc dục. D. Kiềm chế cảm xúc cá nhân Câu 6: Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích? A. Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư. B. Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc. C. Muốn bất tử hóa nhân vật Dương trạm vì đã có những phẩm chất tốt. D. Cả B và C. Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của đoạn trích? A. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm và tình nghĩa thầy trò cao quý. B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Tử Hư và tình nghĩa thầy trò cao quý. C. Phê phán những học trò không biết tôn sư trọng đạo. D. Nhắn nhủ mỗi cá nhân cần phải có đức tính tôn sư trọng đạo. Trả lời câu hỏi: Câu 8. Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
  20. Câu 9. Theo anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào? Câu 10. Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta? II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Trì hoãn công việc là thói quen xấu của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này ĐỀ 03 I. PHẦN ĐỌC (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Câu cá mùa thu- Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học,Hà Nội,1971) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ lục bát C. Thơ bảy chữ D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Câu 2. Chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. A. Ao thu và lạnh lẽo B. Lạnh lẽo và trong veo C. Lạnh lẽo và tẻo teo D. Tẻo teo và trong veo Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong 6 câu thơ đầu của bài thơ Câu cá mùa thu? A. Ánh mặt trời B. Thuyền câu C. Ao nhỏ trong veo D. Sóng biếc Câu 4. Trong hai câu thơ sau, có những màu sắc nào được nhắc đến? Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. A. Màu đỏ và xanh B. Màu xanh và vàng C. Màu vàng và tím D. Màu vàng và nâu Câu 5. Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của bài Câu cá mùa thu? A. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến. B. Viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ. C. Bộc lộ tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. D. Châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược. Câu 6. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối? A. Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá. B. Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn trong lòng thi nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2