intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì 1. Đề cương giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học và rèn kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm lẫn tự luận. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. Tổ Ngữ văn Trường THPT Yên Dũng số 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 Năm học: 2022- 2023 A.MA TRẬN ĐỀ TT Nội dung Số câu hỏi, tỉ lệ theo mức độ nhận thức Tổng kiến Nhận Thông hiểu Vận Vận câu thức/kĩ Đơn vị kiến thức/kĩ năng biết dụng dụng năng cao 1 Đọc hiểu Đọc hiểu các văn bản, đoạn 2 1 1 0 4 (ngữ liệu trích thuộc các thể loại: (15%) (10%) (5%) ngoài văn - Nghị luận hiện đại bản học -Thơ Việt Nam từ sau chính thức CM/8/1945 đến hết thế kỉ trong XX SGK) - Kí hiện đại Việt Nam 2 Làm văn - Nghị luận về tư tưởng, đạo 5% 5% 5% 5% 1 (*) (Viết đoạn lí văn nghị - Nghị luận về một hiện luận xã tượng đời sống hội khoảng 150 chữ) 3 Làm văn Nghị luận về văn bản/đoạn 20% 15% 10% 5% 1 (*) (Viết bài trích được học chính thức: văn nghị - Văn chính luận luận) - Thơ VN từ sau CM/8/1945 đến hết thế kỉ XX - Kí hiện đại Việt Nam. Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% % B. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) - Trích một ngữ liệu thuộc các thể loại: Nghị luận hiện đại; Thơ Việt Nam từ sau CM/8/1945 đến hết thế kỉ XX; Kí hiện đại Việt Nam ( ngoài chương trình) - Yêu cầu học sinh trả lời 4 câu hỏi với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội ( 2. 0 điểm) - Trích một câu, một đoạn hoặc một ý kiến từ phần đọc hiểu hoặc liên quan đến phần đọc hiểu. - Yêu cầu: Anh/ chị viết một đoạn văn khoảng 150 từ bàn luận về ý kiến nêu trên. Câu 2. Nghị luận văn học ( 5.0 điểm) - Trích một ngữ liệu là đoạn văn NL, kí hoặc đoạn thơ - Yêu cầu: Phân tích/ cảm nhận về đoạn văn, đoạn thơ đó… C. PHẠM VI ÔN TẬP – KIẾN THỨC CƠ BẢN I. ĐỌC HIỂU 1. Ngữ liệu đọc hiểu ( Xem mục B : Cấu trúc đề kiểm tra ) 2.Yêu cầu cơ bản của đọc – hiểu. 2.1. Nhận diện phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận/ phong cách ngôn ngữ
  2. - Các phương thức biểu đạt chủ yếu: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. - Các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh - Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách hành chính. 2.2. Nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện ngôn ngữ. - Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh - Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,… - Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối,… Biện pháp tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật) So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc Điệp từ/ngữ/cấu trúc Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm Câu hỏi tu từ Bộc lộ cảm xúc Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng về 2.3. Xác định nội dung chính của văn bản/ đặt nhan đề cho văn bản 2.4. Xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản - Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản - Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn 2.5. Nhận diện thể thơ: Các thể thơ VN có thể chia làm 3 nhóm chính: - Các thể thơ dân tộc gồm: Lục bát, song thất lục bát, hát nói. - Các thể thơ đường luật gồm: Ngũ ngôn, thất ngôn ( Tứ tuyệt, bát cú). - Các thể thơ hiện đại: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, tự do, văn xuôi. 2.7. Nhận diện thông điệp/hoặc trình bày ý kiến cá nhân về một chi tiết, hình ảnh, vấn đề của vbản. II. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội a. Đề tài * Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm: +Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng … +Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã... +Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi ... +Về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, anh em ... +Về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè … +Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống ... * Đề tài của nghị luận hiện tượng đời sống + Sống ảo, sống gấp, chọn ngành nghề theo xu hướng xã hội... + Đề cao vật chất,vụ lợi, tress... b. Cách làm bài - Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí / hoặc hiện tượng đời sống cần bàn luận. - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. - Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
  3. 2. Nghị luận văn học 2.1. Kiến thức cơ bản: Thể Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật loại Tuyên ngôn TNĐL là một văn kiện lịch sử tuyên Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu độc lập ( Hồ bố trước quốc dân đồng bào và thế mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, Chí Minh ) giới về việc chấm dứt chế độ thực ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ 1.Nghị dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu tội ác của thực dân Pháp , ngăn chặn âm luận kỉ nguyên độc lập, tự do của nước mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù Việt Nam mới. địch, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc 1. Tây Tiến - Vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng miền Bút pháp lãng mạn; Sáng tạo về hình ảnh, (Quang Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. ngôn ngữ ( Súng ngửi trời, Hội đuốc hoa, Dũng) - Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Mai Châu mùa em , hồn lau vv..); Biện Tiến trên cái nền thiên nhiên ấy : pháp nghệ thuật: Nhân hóa, nói giảm nói lãng mạn, đậm chất bi tráng tránh vv.; Giọng điệu biến đổi linh hoạt phù hợp với mạch cảm xúc của nội dung 2.Thơ bài thơ. 2.Việt Bắc -Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là Đậm tính dân tộc : thể thơ lục bát; kiểu kết ( Tố Hữu) khúc tình ca về cách mạng, về kháng cấu đối đáp; ngôn ngữ đậm sắc thái dân chiến và con người kháng chiến gian 3.Đất Nước Tư tưởng Đất Nước là của nhân dân - Các chất liệu văn hoá dân gian được sử (Nguyễn được nhà thơ phát hiện qua những vẻ dụng nhuần nhị, sáng tạo Khoa Điềm) đẹp ở chiều sâu trên nhiều bình -Giọng thơ trữ tình – chính trị ; suy tư sâu diện: lịch sử, địa lí, văn hoá … của lắng thiết tha. Đất Nước. 4.Sóng Qua hình tượng Sóng , trên cơ sở Thể thơ 5 chữ truyền thống, cách ngắt (Xuân khám phá sự tương đồng, hoà hợp nhịp , gieo vần độc đáo, giàu sức liên Quỳnh) giữa Sóng và Em, bài thơ diễn tả tình tưởng; Xây dựng hình tượng ẩn dụ : yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng Sóng- diễn tả tình yêu chân thành mãnh nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử liệt của người phụ nữ; Giọng thơ tha thiết thách của thời gian và sự hữ hạn của , đằm thắm; Các biện pháp nghệ thuật: đời người. Điệp từ, đối lập tương phản , nhân hóa vv 1.NLĐSSĐ -Vẻ đẹp đa dạng của con Sông Đà Có vốn kiến thức phong phú sâu rộng: lịch (Nguyễn vừa “ hung bạo “ vừa “ trữ tình” sử, địa lí, võ thuật, điện ảnh, hội họa, vv..; Tuân) cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ, tài Những ví von so sánh liên tưởng, tưởng tượng hoa của Người lái đò sông Đà độc đáo bất ngờ rất thú vị; Từ ngữ phong phú, -Tình yêu say đắm của Nguyễn tuân sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; Câu văn đa dạng nhiều tầng, giàu nhịp Kí trước thiên nhiên và con người lao điệu: khi thì hối hả gân guốc, khi thì chậm rãi động miền Tây. trữ tình. 2.Ai đã đặt -Vẻ đẹp đa dạng của Sông Hương - Văn xuôi súc tích, giàu chất thơ tên cho dòng trong thuỷ trình tự nhiên và trong - Cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn sông ( Hoàng lịch sử, đời thường , thơ ca hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử , Phủ Ngọc -Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu địa lí và văn chương cùng với một văn Tường) lắng của tác giả dành cho dòng sông phong tao nhã, hướng nội tinh tế và tài quê hương, cho xứ Huễ thân yêu và hoa. cũng là cho Đất Nước 2.2 Cách làm: a. Nghị luận về một đoạn thơ * Mở bài: Giới thiệu tác giả-> tác phẩm -> đoạn thơ -> yêu cầu của đề * Thân bài : + Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ
  4. - Phân tích theo bố cục của bài hoặc từng câu (bổ ngang) - Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ (bổ dọc). + Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ: những hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu tượng, cấu tứ, nhịp điệu. * Kết bài : Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ b. Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi ( NL / kí/ tùy bút) * Mở bài: Giới thiệu tác giả-> tác phẩm -> đoạn văn -> yêu cầu của đề. * Thân bài : Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn ( hoặc) theo định hướng, yêu cầu của đề * Kết bài: Nêu đánh giá chung về đoạn văn. D. ĐỀ MINH HOẠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 12 - THPT Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: (…)Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua Mọi tai ương khủng khiếp đã qua Gà đã gáy xôn xao chào buổi sớm Mai gắn lại những vết thương xé thịt Dân tộc mình mở tới một trang vui Hoa gạo hồng lại nở, bà ơi Cháu đã đi từ lòng bà ấm áp Để sống hết những vui buồn dân tộc Những hoa bìm hoa súng nở trên ao Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu Bà hiền hậu têm trầu trên chõng nước Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông… (Trích Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr. 260 - 261) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh nói lên sự hồi sinh mãnh liệt của dân tộc trong đoạn thơ. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh của đất nước qua câu thơ: Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua? Câu 4. Qua đoạn thơ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách đối với thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành
  5. quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.198-199) ------------------------ Hết --------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 12 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Phầ Câu Nội dung Điểm n ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Thể thơ tự do. 0.5 - HS không làm hoặc trả lời sai. 0.0 I 2 - Những hình ảnh thể hiện sức hồi sinh mãnh liệt của dân tộc: Gà gáy 1.0 xôn xao chào buổi sớm; dân tộc mở tới trang vui; hoa gạo hồng lại nở; những hoa bìm hoa súng nở trên ao; những ban mai xanh biếc; bà hiền hậu têm trầu bên chõng nước; em đi gặt trên cánh đồng cổ tích; lúa chín rực những triền sông. (Học sinh trả lời được từ 04 hình ảnh trở lên được1.0 điểm Học sinh trả lời đúng 03 hình ảnh được 0.75 điểm Học sinh trả lời đúng 02 hình ảnh được 0.5 điểm Học sinh trả lời đúng 01 hình ảnh được 0.25 điểm Học sinh trích cả đoạn thơ: không cho điểm) 3 - Hình ảnh đất nước qua câu thơ là đất nước của: + Lịch sử nghìn năm 0.5 + Sức sống thanh xuân, tươi trẻ 0.5 (Học sinh trả lời cả hai ý đúng như đáp án được 1.0 điểm Học sinh trả lời đúng 01 ý được 0.5 điểm Học sinh diễn đạt khác nhưng ý tương đương được điểm tối đa) 4 - Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện qua đoạn thơ: 0.5 + Yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu cuộc sống tha thiết, đắm say. + Lạc quan, giàu tin yêu, hi vọng. (Học sinh trả lời cả hai ý đúng như đáp án được 0.5 điểm Học sinh trả lời đúng 01 ý được 0.25 điểm Học sinh diễn đạt khác nhưng ý tương đương được điểm tối đa)
  6. LÀM VĂN 7.0 II 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò 2.0 củaý chí vươn lên vượt qua thử thách đối với thế hệ trẻ ngày nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Vai trò của ý chí vươn lên vượt qua thử thách đối với thế hệ trẻ ngày nay. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của ý chí vươn lên vượt qua thử thách đối với thế hệ trẻ. Có thể theo hướng sau: - Hiểu được thế hệ trẻ là những con người giàu ước mơ, dám nghĩ dám làm,căng tràn sức sống,…Trên hành trình dấn thân, trải nghiệm của tuổi trẻ, khó khăn thử thách là điều khó tránh khỏi. - Bàn luận được vai trò của ý chí vượt qua khó khăn của giới trẻ: có ý chí nghị lực, tuổi trẻ có sức mạnh tinh thần lớn lao, dám đối diện với khó khăn thử thách, chấp nhận thất bại, tin tưởng vào bản thân, kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước, vượt qua mọi giới hạn của bản thân… - Rút ra bài học cho bản thân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 2 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trong bút kí Ai đã 5.0 đặt tên cho dòng Sông? a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25 Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm 0.5 “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và đoạn trích. * Cảm nhận về đoạn trích: 3.0 - Nội dung: + Đoạn văn miêu tả thủy trình và vẻ đẹp của sông Hương quãng xuôi dần về Huế:
  7. • Dòng chảy uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt: Vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách; dòng sông mềm như tấm lụa. • Vẻ đẹp biến ảo của sắc nước: xanh thẳm, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. • Vẻ uy nghi trầm mặc: như triết lí, như cổ thi + Đoạn văn thể hiện tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm và cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông. - Nghệ thuật: + Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng. + Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. + Ngôn ngữ phong phú, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu. d. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật bài thơ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt. Tổng điểm 10.0 * LƯU Ý KHI CHẤM BÀI: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. --------------------- Hết ------------------------- E. ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA KÌ 1 ( Gồm 5 đề sau - Giáo viên đã hướng dẫn ôn , học sinh tự xem lại ) ĐỀ SỐ 01 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Những tình yêu thật thường không ồn ào chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan bằng chén cơm ăn mắm ruốc bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân có những thằng con trai mười tám tuổi chưa từng biết nụ hôn người con gái
  8. chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước… (Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo, 1972) *Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh nào? Câu 3. Anh/chị hiêu như thế nào về nội dung của những câu thơ sau: có những thằng con trai mười tám tuổi chưa từng biết nụ hôn người con gái chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời Câu 4. Theo anh/chị, giữa hạnh phúc…cho tôi và hạnh phúc…cho chúng ta, điều gì quan trọng hơn? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của tinh thần cống hiến ở tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh mùa lá dữ vai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập 1) ĐỀ SỐ 02 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa
  9. Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Trích Đất nước của Nguyễn Đình Thi) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Những hình ảnh nào của nước chúng ta được nhắc đến trong đoạn trích? Câu 3. Xác định 2 biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Câu 4. Cảm nhận của anh chị về Đất Nước qua đoạn thơ trên? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5.0 điểm) -Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu) Cảm nhận của anh/chị về tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua đoạn thơ trên.Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ. ĐỀ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong khảng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay (Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2. Vẻ đẹp của quê hương tác giả được gợi lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con sông Đuống trong câu thơ “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiên trường kì”? Câu 4. Tâm trạng nhà thơ thể hiện như thế nào qua đoạn trích trên? II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
  10. Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với mỗi người trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5.0 điểm) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. ( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020) Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ. ĐỀ 04: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không thể, George Matthew Adams, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP HCM) Câu 1 (0.75 điểm). Theo người viết, tự chủ là gì? Câu 2 (0.75 điểm). Khi nào con người cần đến tính tự chủ? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn: Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời Câu 4 (0.5 điểm). Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Con người cần làm những gì để có được sự tự chủ trong cuộc sống? Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
  11. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó..” (Trích Trường ca mặt đường khát vọng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72 - 73) ĐỀ 05: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới Có một câu nói là: con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người cũng có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, không bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả”. Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không thì đường ở đâu mà có. Cho nên khẩu hiệu của Nike là “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ đắn đo, sợ hãi, tại sao không thử bước ra ngoài, và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước: Học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên. Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển kĩ năng hành động, không cần phải lớn lao…Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một. (Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”-Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016) Câu 1( 0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.75 điểm). Tìm câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích. Câu 3(1.0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”? Câu 4 (0.5 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên” hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “Hành động chứng minh tất cả”. Câu 2 (5.0 điểm): Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay Nghì đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Tin vui chiến thứng trăm miền Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp , An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. (“Việt Bắc”-Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ?
  12. ĐỀ LUYỆN TẬP TIẾP ( MỚI) ( Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập ) ĐỀ SỐ 06 I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi’ - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 0,5 điểm) Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? ( 1,0 điểm) Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? ( 1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ước mơ của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh / chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. (Trích: Tây Tiến - Quang Dũng) “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. (Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)
  13. ĐỀ SỐ 07 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước. …Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu… Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? Câu 3. Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, trang121) Từ đó, anh/ chị hãy khái quát cách thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. ĐỀ SỐ 08 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.
  14. Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời. Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”. (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12) Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”? ( 0.75điểm) Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? (1.0 điểm) Câu 4. Anh/ chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân. Câu 2 (5,0 điểm). “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”. (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, theo Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. ĐỀ SỐ 09 I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền. Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn. Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu. Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
  15. Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục. (Phong cách sống của người đời,Nhà báo TrườngGiang,https://www.chungta.com) Câu 1. Theo tác giả, Vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu 3. Việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen thể hiện trong văn bản có tác dụng gì? Câu 4. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ ) trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.191-192) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng con sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về chất thơ trong đoạn trích. ĐỀ SỐ 10 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Trên nắng và dưới cát Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm. Miền Trung
  16. Bao giờ em về thăm Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt Lúa con gái mà gầy còm túa đỏ Chỉ gió bão là tốt tươi như có Không ai gieo mọc trắng mặt người. Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật Em gắng về Đừng để mę già mong... (Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81-82) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung? Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn sau: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyên dùng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiểu tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.198-199). --------------------HẾT--------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2