intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” giúp các em học sinh ôn tập kiến thức môn học, rèn luyện nâng cao kiến thức môn Ngữ văn, nâng cao khả năng ghi nhớ để các em nắm được toàn bộ kiến thức môn học. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. 1 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HKI - NĂM HỌC 2022 -2023 I. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN 1. Phần văn bản: Truyện và ký Việt Nam 1930-1945.  Lấy văn bản ngoài SGK  Hệ thống văn bản trong chương trình học: T Thời Tác giả- tác Thể Những nét chính về T gian phẩm loại Nội dung Nghệ thuật Thanh Tịnh Kỷ niệm về buổi tựu Tái hiện dòng cảm nghĩ Tôi đi học Truyện trường đầu tiên thật trong bằng nghệ thuật tự sự xen 1 1941 ngắn sáng, đáng ghi nhớ trong miêu tả, biểu cảm với đời người. những rung động tinh tế . Nguyên Hồng Nỗi cay đắng tủi cực và Lời văn chân thực, cảm Trong lòng lòng yêu thương cháy động; kết hợp tự sự xen 2 1938 mẹ (Những Hồi kí bỏng của nhà văn với miêu tả, biểu cảm… ngày thơ ấu) người mẹ bất hạnh Ngô Tất Tố Tiểu - Vạch trần bộ mặt tàn ác, Cách kể kết hợp miêu tả Tức nước vỡ thuyết bất nhân của XH PK. rất sinh động: nhân vật tự bờ (Trích - Vẻ đẹp tâm hồn của bộc lộ tính cách qua hành 3 1939 Tắt đèn) người phụ nữ nông dân: động, ngôn ngữ vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng… - Số phận đau thương, của - Cách kể chuyện chân Nam Cao Truyện người nông dân trong XH thực, cảm động Lão Hạc ngắn cũ và phẩm chất cao quý - Miêu tả tâm lí đặc sắc… 4 1943 tiềm tàng của họ. - Tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân  Định hướng ôn luyện:
  2. 2 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn - Tác giả, tác phẩm. - Đặc điểm nhân vật. - Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. - Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. - Những đặc sắc về nghệ thuật (tình huống truyện, xây dựng nhân vật chính). 2. Phần tiếng Việt: - Từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Loại từ: từ tượng thanh, từ tượng hình. - Câu ghép. - Các phép tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh. * Định hướng ôn luyện: - Xác định từ loại, ý nghĩa từ loại trong ngữ cảnh cụ thể - Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và tác dụng của chúng trong ngữ cảnh cụ thể. - Xác định các phép tu từ, phân tích hiệu quả diễn đạt. - Nhận diện và hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong văn cảnh. - Đặt câu theo yêu cầu. 3. Tập làm văn: Văn thuyết minh về sự vật (đồ dùng, hoa quả, …) II. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1. Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi về bên dưới: Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ. (Việt Quang – Trở lại thiên đường) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2. Qua ngữ liệu trên, thông điệp sâu sắc mà người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? Nêu tên một tác phẩm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1 có cùng thông điệp với đoạn trích trên?
  3. 3 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn Câu 3. Em có đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao? “hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.” Bài 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Qùa tặng cuộc sống) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ? Câu 3: Thông điệp của văn bản trên là gì? Câu 4: Nêu tên một văn bản truyện kí đã học trong chương trình ngữ văn 8 HKI cùng đề tài với văn bản trên? Câu 5: Chỉ ra câu ghép trong phần in đậm của đoạn trích trên; phân tích cấu tạo và nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế. Bài 3. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng
  4. 4 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. (Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc) Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1? Nêu tên tác giả, thể loại của văn bản đó. Câu 3: Xác định từ loại của những từ in đậm. Câu 4: Nhận xét về cách ứng xử của các học sinh trong lớp học ? Từ đó, em rút ra bài học gì cho mình về cách ứng xử giữa bạn bè với nhau trong lớp học? Câu 5: Chỉ ra ba câu ghép trong đoạn trích trên; phân tích cấu tạo và nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của từng câu. Bài 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời. (Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời - trang 147, NXB Văn học, 2013) Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì? Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
  5. 5 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn Câu 3: Xác định từ tượng hình, tượng thanh và giá tri diễn đạt của chúng trong phần in đậm? Câu 4: Ngôi kể là nhân vật “tôi” với những rung động tinh tế về cảnh sắc một buổi sớm mai ở làng quê yên bình. Cảm nhận đó khiến em liên tưởng đến cảm nhận của nhân vật “tôi” ở truyện ngắn nào mà em đã học? Bài 5. Đặt câu: 5.1. Hãy đặt câu với mỗi trợ từ sau: những, có, chính, ngay, cả. 5.2. Hãy đặt câu với mỗi thán từ sau: này, a, dạ. 5.3. Hãy đặt câu với mỗi thán từ sau: à, chứ, nào, mà, kia, vậy. 5.4. Với mỗi từ tượng hình, tượng thanh sau đây, hãy đặt một câu: khúc khích, lênh khênh, lao xao, rì rào, lon ton. 5.5. Với mỗi thành ngữ có sử dụng phép nói quá sau đây, hãy đặt một câu: đi guốc trong bụng; một bước lên mây; bầm gan tím ruột. 5.6. Đặt câu ghép cho từng trường hợp sau: nói về vẻ đẹp của tình bạn; lợi ích của việc tự học; tinh thần chia sẻ; vẻ đẹp của thiên nhiên; về cách sử dụng mạng xã hội; … Bài 6. Đặt câu: 6.1. Khi chê trách một điều gì , để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm”. thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt 2 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau. 6.2. Với mỗi sự việc sau, hãy đặt một câu sử dụng phép nói giảm nói tránh nhằm ngăn cản hành động sắp xảy ra : - Bạn An định giở tài liệu trong giờ kiểm tra. - Bạn Nam định hút thuốc lá trong giờ ra chơi. Bài 7. Xác định phép tu từ và phân tích tác dụng của chúng trong các ví dụ sau: 7.1. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. (Nam Cao, Lão Hạc)
  6. 6 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn 7.2. Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên (Hồ Chí Minh) Bài 8. Tập làm văn: Các đề gợi ý - Đề 1. Thuyết minh về một dụng cụ học tập (bút bi, bút chì, thước kẻ, com pa, …) - Đề 2. Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình (phích nước, mũ bảo hiểm; kính đeo mắt…) - Đề 3. Thuyết minh về một loài cây/hoa/quả... III. ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế? Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra: - Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa. Rồi nó tất tả bồng em chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ: - U đã về ạ! Ông lý cởi trói cho thầy con chưa, hử u? Cái nón của u làm sao bị rách tan thế ấy? Tay u làm sao phải buộc giẻ thế kia? Chị Dậu không trả lời. Thơ thẩn, chị đón lấy con bé và ngồi ghé vào bên mép chõng. […] Những sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra từ nãy đến giờ, hình như đều là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột chị Dậu. Càng nhìn chúng nó, chị càng nước mắt ngắn dài. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 1.1. Nêu phương phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nêu tên một đoạn trích đã học cùng tác giả đã học trong chương trình Ngữ văn 8 học kỳ một?
  7. 7 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn 1.2. Tại sao cái Tí lại mắng em nó khi em nó hỏi mẹ về chuyện mua gạo? 1.3. Em có nhận xét gì về nhân vật cái Tí qua lời thoại sau: - U đã về ạ! Ông lý cởi trói cho thầy con chưa, hử u? Cái nón của u làm sao bị rách tan thế ấy? Tay u làm sao phải buộc giẻ thế kia? 1.4. Chỉ ra câu ghép có ở đoạn trích trên; phân tích cấu tạo và nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế. Câu 2 (2,0 điểm): 2.1. Phân tích tác dụng của phép tu từ nói quá trong phần in đậm của câu 1? 2.2. Đặt 1 câu có sử dụng phép nói giảm nói tránh nhằm ngăn cản một người bạn trong lớp định thực hiện việc hút thuốc lá. Câu 3 (5,0 điểm). Viết một bài văn thuyết minh về một loài hoa (loài quả) mà em yêu thích. Đề 2. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cô con gái đang ở độ tuổi trưởng thành ngày một trở nên bẳn tính và thay đổi hẳn. Một đêm nọ, người mẹ nhận được tin báo đến bảo lãnh con gái bị bắt vì tội lái xe trong lúc say rượu. Hai mẹ con không nói chuyện với nhau cho đến chiều hôm sau. Người mẹ phá vỡ sự căng thẳng bằng việc tặng cô con gái một hộp quà được gói cẩn thận. Cô con gái mở hộp quà và thấy một viên đá nhỏ. Cô ngước mắt lên và nói: - Thật đễ thương mẹ ạ! Nhưng con không hiểu ý nghĩa của chúng! - Còn có một tờ giấy nữa. – Người mẹ trả lời. Cô con gái mở tờ giấy dưới đáy hộp ra đọc. Nước mắt lăn dài trên đôi má. Cô bần thần một hồi rồi đứng lên ôm chầm lấy mẹ mình. Tờ giấy rơi xuống, trên đó có dòng chữ: “Viên đá này đã hơn một trăm năm tuổi. Đó là thời gian mà sau đó mẹ sẽ thôi không còn hy vọng nơi con nữa”. Người mẹ cũng ôm con gái thật chặt, trong vòng tay mẹ, cô cứ nức nở mãi không thôi.
  8. 8 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn (First News. Theo Internet) 1.1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. 1.2. Kể tên một văn bản khác đã học ở SGK Ngữ văn 8, tập 1 (đi kèm tên tác giả) có cùng đề tài với văn bản trên. 1.3. Qua văn bản trên, thông điệp sâu sắc nhất mà người viết muốn gửi gắm đến chúng ta là gì? 1.4. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “người mẹ” ở văn bản trên. Câu 2 (2.0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu sau: 2.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích sau: “ …Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Lão Hạc, Nam Cao) 2.2. Đặt một câu ghép có chủ đề phòng chống dịch, trong câu có sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh. (Chú thích rõ các yêu cầu sau khi đặt câu) Câu 3 (5.0 điểm). Viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong gia đình em. IV. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HKI: - Hình thức: Tự luận. 1. Đọc hiểu (3,0 điểm): Phần văn bản – Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. - Nội dung, ý nghĩa văn bản. - Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Đặc điểm nhân vật. - Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. 2. Vận dụng (2,0 điểm): Phần tiếng việt - Nhận diện và hiểu ý nghĩa (tác dụng) của từ loại, loại từ trong văn cảnh. - Nhận diện và hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong văn cảnh. - Xác định phép tu từ trong văn cảnh và nêu tác dụng. - Đặt câu theo yêu cầu (có sử dụng từ loại, câu ghép, phép tu từ, từ tượng hình).
  9. 9 Nhóm Ngữ văn 8 Trường THCS Long Toàn 3. Vận dụng cao (5,0 điểm): Viết bài văn thuyết mình sự vật (đồ dùng, hoa quả, …). - HẾT -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2