intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng" hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 9 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Ngữ văn để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9– NĂM HỌC 2021-2022 I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 5,0 điểm 1.Phần văn bản: 1.1 Nội dung: - Thơ hiện đại Việt Nam: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa. - Truyện hiện đại Việt Nam: Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà. 1.2 Yêu cầu: - Nhận biết được tác giả, tác phẩm; Phương thức biểu đạt; Thể loại; - Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản; - Hiểu được ý nghĩa một số hình ảnh thơ đặc sắc trong văn bản; - Nhận biết các văn bản cùng giai đoạn sáng tác, cùng đề tài, chủ đề. - Hiểu được nét tương đồng giữa các văn bản. 2. Tiếng Việt: 2.1 Nội dung: - Biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,... - Các phương châm hội thoại (bài 1&2). - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 2.2 Yêu cầu: - Nhận biết và hiểu được nội dung phương châm hội thoại trong văn cảnh. - Phân biệt được lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong văn cảnh. - Nhận biết được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh cụ thể; - Hiểu được hiệu quả diễn đạt cụ thể của từng biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh. II. Làm văn tự sự: 5,0 điểm Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại. 1
  2. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU (Trắc nghiệm) I. PHẦN VĂN BẢN 1/ Thơ hiện đại Việt Nam Tác Tác giả Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm -Chính Hữu (1926- Ngợi ca tình Bài thơ ca ngợi 2007), quê ở Hà Tĩnh. đồng chí cao - Sử dụng ngôn ngữ tình cảm đồng chí -Hoạt động kháng đẹp của người giản dị, chân thực, cô cao đẹp giữa Đồng chí chiến chống Pháp, Mĩ. lính cách mạng đọng, giàu sức biểu những người (1948), -Đề tài: viết về người trong thời kì cảm. chiến sĩ trong thời sau chiến lính và chiến tranh... kháng chiến - Bút pháp tả thực kết kì đầu kháng dịch Việt -Thơ có cảm xúc dồn chống Pháp. hợp với lãng mạn một chiến chống Pháp Bắc 1947 nén, ngôn ngữ hình cách hài hòa tạo nên gian khổ. ảnh chọn lọc, hàm súc. những hình ảnh thơ -Được Giải thưởng đẹp, mang ý nghĩa HCM về văn học nghệ biểu tượng. thuật năm 2000. -Phạm Tiến Duật Ca ngợi người Bài thơ ca ngợi Bài thơ về (1941-2008), quê ở chiến sĩ lái xe người chiến sĩ lái - Lựa chọn hình ảnh tiểu đội Phú Thọ. Trường Sơn xe Trường Sơn độc đáo, có tính chất xe không -Gia nhập quân đội, hiên ngang, dũng cảm, hiên phát hiện, hình ảnh kính hoạt động trên tuyến dũng cảm, tràn ngang, tràn đầy đậm chất hiện thực. (1969, đường Trường Sơn, là đầy niềm tin niềm tin chiến - Sử dụng ngôn ngữ trong tập gương mặt tiêu biểu chiến thắng thắng trong thời đời sống, tạo nhịp thơ của thế hệ các nhà thơ trong thời kì kì chống giặc Mỹ điệu linh hoạt thể hiện “Vầng trẻ thời chống Mĩ cứu kháng chiến xâm lược. giọng điệu ngang trăng nước. chống Mĩ. tàng, trẻ trung, tinh quầng -Đề tài: người lính, nghịch. lửa”) thanh niên xung phong. 2
  3. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 -Giọng thơ sôi nổi trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch, sâu sắc. Bài thơ đã khắc Bài thơ thể hiện -Huy Cận (1919- hoạ nhiều hình nguồn cảm hứng Đoàn 2005), quê ở Hà Tĩnh. ảnh đẹp, tráng - Sử dụng bút pháp lãng mạn ngợi ca thuyền -Nổi tiếng trong phong lệ, thể hiện sự lãng mạn với các biện biển cả lớn lao, đánh cá trào Thơ mới với tập hài hoà giữa pháp nghệ thuật đối giàu đẹp, ngợi ca (1958)- Lửa thiêng (1940). thiên nhiên và lập, so sánh, nhân nhiệt tình lao động Giữa năm -Tham gia cách mạng, con người lao hóa, phóng đại. vì sự giàu đẹp của 1958, Huy là một trong những động, bộc lộ - Sử dụng ngôn ngữ đất nước của Cận đi nhà thơ tiêu biểu của niềm vui, niềm thơ giàu hình ảnh, những người lao thực tế ở nền thơ hiện đại Việt tự hào của nhà nhạc điệu, gợi sự liên động mới. Quảng Nam, được Giải thơ trước đất tưởng. Ninh. thưởng Hồ Chí Minh nước và cuộc năm 1966. sống. Qua hồi tưởng Giúp ta hiểu thêm Xây dựng hình thơ và suy ngẫm về những người vừa cụ thể, gần gũi, của người cháu bà, người mẹ, về vừa gợi lên nhiều liên đã trưởng nhân dân nghĩa tưởng, mang ý nghĩa thành, bài thơ tình. Bếp lửa, biểu tượng. Bếp lửa gợi lại ( 1963), -Bằng Việt, sinh năm - Viết theo thể thơ những kỉ niệm khi tác giả 1941, quê ở Hà Tây tám chữ phù hợp với về người bà và đang học (nay thuộc Hà Nội)- giọng điệu cảm xúc tình ở nước Thuộc thế hệ nhà thơ hồi tưởng và suy bà cháu, đồng ngoài trưởng thành trong ngẩm. thời thể hiện cuộc k/c chống Mĩ. - Kết hợp nhuần lòng kính yêu nhuyễn giữa miêu tả, trân trọng và tự sự, nghị luận và biết ơn của biểu cảm. người cháu đối với bà và cũng là đối với gia 3
  4. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 đình,quê hương , đất nước. 2. Văn bản truyện hiện đại Việt Nam: : Tác Tác giả Đặc điểm Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm nhân vật Tiêu biểu Tình huống truyện Làng -Kim Lân Ông Hai: Thể hiện -Xây dựng Ông Hai bất Đoạn trích (1920- có 2 đặc tình yêu tình huống ngờ nghe tin thể hiện tình 1948 2007) điểm chính: làng quê truyện gay làng chợ Dầu cảm yêu Chuyên +Tình yêu sâu sắc cấn. theo Tây từ làng, tinh viết truyện sâu nặng thống nhất -Miêu tả tâm miệng những thần yêu ngắn từ với làng với lòng lí nhân vật người tản cư đi nước của trước Dầu của yêu nước chân thực, qua vùng ông người nông Cách ông. và tinh sinh động nói ra. dân trong mạng +Tấm lòng thần kháng thông qua thời kì kháng tháng thủy chung chiến của hành động, lời chiến chống Tám, am với kháng người nông nói (đối thoại, thực dân hiểu sâu chiến, với dân. độc thoại). Pháp. sắc về CM mà - Cốt truyện làng quê biểu tượng tâm lí. và số phận là Bác Hồ - Ngôi kể thứ người ba (theo điểm nông dân nhìn của nhân vật ông Hai). Chiếc Nguyễn Bé Thu: Ca ngợi -Sáng tạo tình -Ông Sáu về Là câu lược Quang +Cô bé có tình cảm huống truyện thăm nhà mong chuyện cảm ngà Sáng,sinh tính cách cha con bất ngờ mà tự mỏi được nghe động về tình năm 1932, cứng cỏi thắm thiết, nhiên, hợp lí. tiếng con gọi cha con sâu 1966 quê ở An ương sâu nặng -Miêu tả tâm lí ba nhưng đứa nặng, Chiếc Giang. ngạnh, yêu trong cảnh nhân vật tinh con lại không lược ngà cho -Đi bộ đội ghét rạch ngộ éo le tế, ngôn ngữ nhận cha, đến ta hiểu thêm từ thời ròi. của cuộc lúc nhận ra và về những 4
  5. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 chống +Rất chiến đậm màu sắc biểu lộ tình mất mát to Pháp. Tập thương cha. tranh. Nam Bộ. cảm thì người lớn của chiến kết ra Bắc, *Ông Sáu: -Ngôi kể thứ cha phải ra đi. tranh mà viết văn từ +Một người nhất (người -Ở khu căn cứ, nhân dân ta năm 1954, cha rất kể chuyện người cha dồn đã trải qua sáng tác thương con. xưng “tôi”- tất cả tình yêu trong cuộc nhiều thể +Một người Bác Ba). thương và việc kháng chiến loại. lính CM làm cây lược chống Mỹ giàu lòng ngà tặng con, cứu nước. yêu nước. nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hy sinh. Lặng -Nguyễn -Anh thanh Ca ngợi -Xây dựng Cuộc gặp gỡ Thể hiện lẽ Sa Thành niên: những tình huống tình cờ giữa niềm yêu Pa Long +Sống có lý người lao truyện bất ngờ anh thanh niên mến đối với (1925- tưởng cao động thầm mà hợp lí. với ông hoạ sĩ những con 1970 1991) quê đẹp: sẵn lặng, có -Cách kể và cô kĩ sư trẻ người có lẽ ở Quảng sàng nhận cách sống chuyện tự trên đỉnh cao sống cao đẹp Nam nhiệm vụ đẹp, cống nhiên, kết hợp Yên Sơn-Sa đang lặng lẽ -Viết văn nơi khó hiến sức giữa tự sự, trữ Pa. quên mình từ thời khăn. mình cho tình với bình cống hiến chống +Ý thức về đất nước. luận. cho Tổ quốc. Pháp công việc - Cốt truyện chuyên và lòng yêu đơn giản tập truyện nghề. Có trung vào cuộc ngắn và những suy gặp gỡ tình cờ kí. nghĩ đúng của ba nhân đắn về công vật. việc đối với - Ngôi kể thứ cuộc sống, ba (theo điểm con người. nhìn của nhân 5
  6. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 +Sống ngăn vật ông hoạ nắp, khoa sĩ). học, ham học tập. +Chân thành, quí trọng tình cảm của mọi người. +Khiêm tốn, thành thật. *Tóm tắt truyện: Làng Giặc Pháp xâm chiếm làng chợ Dầu, gia đình ông Hai tản cư đến nơi ở mới. Ở nơi mới, ông Hai luôn nhớ về làng của mình. Hằng ngày ông thường ra phòng thông tin tuyên truyền nghe đọc báo để vui cùng tin chiến thắng. Một hôm ông biết tin làng chợ Dầu của mình theo giặc từ một đám người ở Gia Lâm vừa tản cư lên. Ông đau khổ và ở liền trong nhà mấy ngày không dám gặp ai. Ông sợ nhất là mụ chủ nhà sẽ đuổi gia đình mình đi. Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như khẳng định lòng trung thành của ông với cách mạng, với Bác Hồ “ Làng thì ông yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”. Rồi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. Niềm vui trở lại với ông Hai. Ông tiếp tục nói về làng, nói về cuộc chiến đấu giữ làng như chính ông từng tham gia. Chiếc lược ngà Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà và khắc lên đó dòng chữ tặng con. Nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn. Trước lúc nhắm mắt ông nhờ người đồng đội mang về cho con kỉ vật chiếc lược ngà. 6
  7. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 Lặng lẽ SaPa Trên chuyến xe từ Lào Cai lên Sa Pa, qua sự giới thiệu của bác lái xe, ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp làm quen với anh thanh niên 27 tuổi đang công tác một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh mời họ lên thăm nhà và dùng nước. Anh tặng hoa cho khách, tự giới thiệu về công việc của mình: đo nắng, đo mưa, tính gió, tính mây, ngày báo cáo 4 lần mà gian khổ nhất là lúc một giờ sáng. Công việc của anh nói chung là thầm lặng nhưng anh đã xác định được vai trò của mình, biết sắp xếp cuộc sống để yên tâm công tác và góp phần vào việc bắn rơi máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng nhờ phát hiện một đám mây khô. Anh lại rất khiêm tốn giới thiệu với ông hoạ sĩ những người khác xứng đáng hơn anh. Đến lúc phải chia tay, ông hoạ sĩ hẹn ngày quay lại, còn anh thanh niên lấy lí do sắp đến giờ “ốp” không tiễn khách, mà chỉ tặng trứng gà cho khách ăn dọc đường. Anh đã mang lại những ý nghĩ tốt đẹp cho ông hoạ sĩ và cô kĩ sư. ➢ YÊU CẦU HS NẮM ĐƯỢC: + Phương thức biểu đạt chính; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; ý nghĩa nhan đề; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. + Đặc điểm nhân vật; + Biện pháp nghệ thuật. II. PHẦN TIẾNG VIỆT Bài học Khái niệm Ví dụ * Chú ý 5 phương châm hội thoại: Giải lại bài tập trong SGK. a. Phương châm về lượng: khi giao tiếp cần nói - Trâu là 1 loài gia súc nuôi ở nhà. Các cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ( thừa thông tin ) phương ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không Vi phạm PC về lượng châm hội thiếu, không thừa. - Nói có sách, mách có chứng (nói thoại b. Phương châm về chất: khi giao tiếp đừng nói có căn cứ chắc chắn) những điều mà mình không tin là đúng hay Tuân thủ PC về chất không có bằng chứng xác thực. - Ông nói gà bà nói vịt. (không c. Phương châm quan hệ: khi giao tiếp cần nói nói đúng vào đề tài giao tiếp) đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Vi phạm PCQH d. Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần chú - Dây cà ra dây muống. (nói dài ý nói ngắn gọn rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. dòng) 7
  8. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 e. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị Vi phạm PCCT và tôn trọng người khác. - Nói như đấm vào tai. Vi phạm PCLS * Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên C 1: Dẫn trực tiếp: trong) của 1 người ( 1 nhân vật): -Vân Tiên ghé lại bên đàng C1: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông hay ý nghĩ của người hay của nhân vật; lời dẫn vô. trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ” Cách dẫn C2:Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” trực tiếp và của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích C2: Dẫn gián tiếp: cách dẫn hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu “ ” Họa sĩ nghĩ thầm rằng khách tới gián tiếp *Lưu ý: Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quết gián tiếp: tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn - Bỏ dấu ngoặc kép và dấu 2 chấm. chẳng hạn. - Đổi từ xưng hô cho thích hợp. - Thay đổi từ chỉ địa điểm, thời gian. - Có thể thêm rằng hoặc là ở phía trước. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG Bài học Khái niệm Ví dụ Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của Lom khom, ngoằn ngoèo,…. Từ tượng hình sự vật Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con Róc rách, vi vu, inh ỏi,… Từ tượng thanh người Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự hiền như bụt, im như thóc,… So sánh việc khác có nét tương đồng để làm tương sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự Uống nước nhớ nguồn. vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó Ẩn dụ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng Những bông hoa đang nhảy Nhân hóa những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả múa. 8
  9. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng Cả làng xuống đường. tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác Hoán dụ có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, Nở từng khúc ruột. tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả Nói quá để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Là 1 biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, Bác đã đi về với tổ tiên. Nói giảm nói uyển chuyên, tránh gây cảm giác quá đau buồn, tránh ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ Sách, vở, bút, thước…là cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn. Sâu sắc những đồ dùng quen thuộc với Liệt kê hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư học sinh. tưởng tình cảm. Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để “Tre giữ làng, giữ nước, giữ làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh mái nhà tranh, giữ đồng lúa Điệp ngữ chín” (Thép Mới) PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN (Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại) *Dàn ý - MB: Giới thiệu nhân vật và sự việc được kể. - TB: Kể diễn biến sự việc (Khi kể cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận) - KB: Kể kết thúc của sự việc và nêu ý nghĩa của câu chuyện. *Gợi ý một số đề tham khảo: -Kể lại một việc tốt em đã làm. (Góp phần bảo vệ môi trường; giúp đỡ người gặp hoạn nạn,...) 9
  10. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 -Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã thể hiện tình yêu làng, yêu đất nước của ông Hai thật sâu sắc. Hãy kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của em. -Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là câu chuyện kể về nét đẹp của người thanh niên làm công tác khí tượng. Hãy kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của em. -“Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) đã thể hiện tình cha con thiêng liêng cảm động trong chiến tranh. Hãy kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của em. ĐỀ THAM KHẢO HK1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 I. Trắc nghiệm (5,0 điểm). Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm) Câu 1: Nhận định nào đúng về phương châm cách thức ? A. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa. B. Khi giao tiếp không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp phải nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. D. Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. Câu 2: Thành ngữ “ nói như đấm vào tai” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm cách thức C. Phương châm quan hệ D. Phương châm về lượng Câu 3: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Phép tu từ từ vựng nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” 10
  11. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. So sánh Câu 5: Câu thơ nào sau đây có sử dụng phép tu từ so sánh? A. Quê hương anh nước mặn đồng chua. B. Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. C. Không có kính, ừ thì có bụi. D. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Câu 6: Văn bản Làng của nhà văn Kim Lân được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Hồi kí C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Câu 7: Nhận định nào đúng về phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha? A. Đó là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu. B. Chứng tỏ Thu có cá tính mạnh mẽ và tình cảm chân thành. C. Chứng tỏ Thu có một tình yêu sâu sắc đối với người cha ( trong tấm hình ) của em. D. A, B, C đều đúng. Câu 8: Ý nghĩa của các “câu hát” trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” là gì? A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn khởi của người lao động mới được làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. C. Thể hiện sức mạnh của con người trước thiên nhiên. D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả. Câu 9: Tác giả của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là ai? A. Huy Cận B. Phạm Tiến Duật C. Bằng Việt D. Chính Hữu Câu 10: Vẻ đẹp về người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là: 11
  12. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 9 A. Tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm. B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và tình đồng đội sâu sắc. C. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. D. A, B, C đều đúng. II. Tự luận (5,0 điểm) Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là câu chuyện kể về nét đẹp của người thanh niên làm công tác khí tượng. Hãy kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của em. -HẾT- 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2