intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2022 - 2023 Câu 1. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây? A. Toàn bộ bề mặt cơ thể. B. Lông hút của rễ. C. Chóp rễ. D. Khí khổng. Câu 2. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng. C. nhờ các bơm ion. D. chủ động. Câu 3. Thực vật trên cạn hấp thụ ion khoáng qua cơ chế nào sau đây? A. Chủ động và thụ động. B. Thẩm thấu. C. Thụ động. D. Chủ động. Câu 4: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm A. nước và các ion khoáng. B. các phân tử đường. C. prôtêin và vitamin. D. glucôzơ và tinh bột. Câu 5: Chất được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây là A. nước. B. nước và ion khoáng. C. saccarôzơ. D. ion khoáng. Câu 6. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ? A. Các quản bào và ống rây. C. Ống rây và mạch gỗ. B. Mạch gỗ và tế bào kèm. D. Ống rây và tế bào kèm. Câu 7. Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu qua A. thân, cành và lá. B. khí khổng và qua cutin. C. gân lá và khí khổng. D. mô giậu và lớp cutin bề mặt lá. Câu 8. Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng? A. Nước. B. Ion khoáng. C. Nhiệt độ. D. Gió. Câu 9. Ở thực vật trên cạn, cơ quan thoát hơi nước là A. lá cây. B. thân cây. C. rễ cây. D. lá và thân cây. Câu 10. Ở thực vật, nguyên tố khoáng chủ yếu được hấp thụ dưới dạng A. ion. B. phân tử. C. nguyên tử. D. đơn phân. Câu 11. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. N. B. Cl. C. Cu. D. Mn. Câu 12. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Cl. B. C. C. H. D. O. Câu 13: Cây hấp thụ nitơ ở dạng
  2. A. N2 và NO3 . B. N2 và NH3. C. NH 4 và NO3 . D. NH 4 và NO2. Câu 14. Quá trình cố định nitơ phân tử là A. Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3. B. Quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3 -. C. Quá tình chuyển hóa NO3- thành NH4+. D. Quá trình chuyển hóa NO2- thành NO3-. Câu 15. Quá trình phản nitrat hóa là A. Quá trình chuyển hóa NO3- thành N2. B. Quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3-. C. Quá tình chuyển hóa NO3- thành NH4+. D. Quá trình chuyển hóa NO2- thành NO3-. Câu 16: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là A. grana. B. lục lạp. C. ti thể. D. diệp lục. Câu 17: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh? A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtenôit. Câu 18: Vai trò nào sau đây không phải của quang hợp? A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hòa không khí. Câu 19: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở A. màng ngoài. B. màng trong. C. chất nền (strôma). D. tilacôit. Câu 20: Trong lục lạp, pha sáng diễn ra ở A. màng ngoài. B. màng trong. C. chất nền (strôma). D. tilacôit. Câu 21: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. lúa, khoai, sắn, đậu. B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 22: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là A. không bào. B. ti thể. C. mạng lưới nội chất. D. lạp thể. Câu 23: Giai đoạn đường phân diễn ra tại A. ti thể. B. tế bào chất. C. lục lạp. D.nhân. Câu 24: Chu trình Crep diễn ra ở A. chất nền của ti thể. B. tế bào chất. C. lục lạp. D.nhân. Câu 25: Tiêu hoá là quá trình A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ.
  3. Câu 26: Động vật nào sau đây có ống tiêu hóa? A. Ngựa. B. Ruột khoang. C. Động vật nguyên sinh. D. Giun dẹp. Câu 27: Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? A. Ngựa. B. Thủy tức. C. Động vật nguyên sinh. D. Trâu. Câu 28: Động vật đơn bào và đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp A. bằng mang. B. bằng phổi. C. bằng hệ thống ống khí. D. qua bề mặt cơ thể. Câu 29: Côn trùng hô hấp A. bằng hệ thống ống khí. B. bằng mang. C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể. Câu 30: Chim hô hấp A. bằng hệ thống ống khí. B. bằng mang. C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể. Câu 31: Ở cây thường xuân, mặt trên của lá không có khí khổng thì sự thoát hơi nước A. xảy ra qua lớp biểu bì. B. không xảy ra. C. xảy ra qua lớp cutin. D. xảy ra qua gân lá. Câu 32: Khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi không bị ảnh hưởng. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 33: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ giảm dần khi A. Đưa cây vào trong tối. B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng, C. Tưới nước cho cây. D. Tưới phân cho cây. Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật? A. Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. B. Thực vật có khả năng hấp thụ trực tiếp nitơ phân tử. C. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+. D. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Câu 35. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật A. là thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng. C. là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim. D. tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục, ATP,...
  4. Câu 36: Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử là A. làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng. B. bón phân vi lượng thích hợp. C. giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất. D. khử chua cho đất. Câu 37: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, số lượng ATP được tạo ra nhiều nhất ở giai đoạn nào sau đây? A. Chu trình Crep. B. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp. C. Đường phân. D. Từ axit piruvic đến axêtyl côenzim A. Câu 38: Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là A. chuỗi truyền êlectron. B. chu trình crep. C. đường phân. D. tổng hợp axêtyl côenzim A. Câu 39: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào sau đây? A. Tạo ra được nhiều năng lượng hơn. B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống. C. Quá trình hô hấp hiếu khí cần có sự tham gia của O2 còn kị khí không cần O2. D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định. Câu 40: Tiêu hoá nội bào là quá trình tiêu hoá thức ản A. bên trong túi tiêu hoá. B. bên trong tế bào. C. bên trong ống tiêu hoá. D. bên trong hệ tiêu hoá. Câu 41: Ở người, cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học diễn ra ở A. miệng, dạ dày, ruột non. B. miệng, thực quản, dạ dày. C. thực quản, dạ dày, ruột non. D. dạ dày, ruột non, ruột già. Câu 42: Ở trâu, bò thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở A. dạ cỏ. B. dạ tổ ong. C. dạ múi khế. D. dạ lá sách. Câu 43: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất? A. Phổi của bò sát. B. Phổi của chim, C. Phổi và da của ếch nhái. D. Da của giun đất. Câu 44: Đặc điểm nào sau đây không phải là của giun đất thích nghi với sự trao đổi khí? A. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua da. C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn. Câu 45: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở
  5. A. mang. B. bề mặt toàn cơ thể. C. phổi. D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,... Câu 46: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là A. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim. B. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim. C. tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim. D. tim động mạch → mao mạch → động mạch → tim. Câu 47: Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì A. giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối. B. tốc độ máu chảy chậm. C. máu chảy trong động mạch gây dưới áp lực lớn. D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô. Câu 48: Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì A. tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. mao mạch thường ở xa tim. C. số lượng mao mạch lớn hơn. D. áp lực co bóp của tim giảm. Câu 49. Biện pháp nào sau đây không giúp cho bộ rễ cây phát triển? A. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. B. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. C. Vun gốc và xới xáo cho cây. D. Luôn tưới ngập nước cho cây. Câu 50: Tác dụng chính của kĩ thuật nhổ cây con đem cấy là A. bố trí thời gian phù hợp cho cây sinh trưởng. B. tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. C. không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. D. làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con. Câu 51: Sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước vì A. áp suất thẩm thấu của đất giảm. B. áp suất thẩm thấu của rễ tăng. C. áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 52: Bón phân hợp lí là A. phải bón thường xuyên cho cây. B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất. C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K. D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách. Câu 53: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại? A. Mg2+. B. Ca2+. C. Fe3+. D. Na+.
  6. Câu 54: Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê. D. dung dịch dinh dưỡng có magiê. Câu 55: Chu trình Canvin thực hiện không trực tiếp với ánh sáng nhưng không nhất thiết phải diễn ra trong tối vì A. bóng tối thường có nhiệt độ thấp cho quá trình này. B. chu trình Canvin sử dụng sản phẩm của pha sáng để khử CO2. C. cây trong tối cung cấp ít CO2. D. ban đêm khí khổng thường khép lại. Câu 56: Thực vật CAM sống ở vùng sa mạc có đặc điểm nào sau đây? A. Tế bào nhu mô giậu và mô khuyết phân biệt rõ ràng. B. Khí khổng mở vào ban đêm để thu CO2 C. Sản phẩm quang hợp có hiệu suất cao. D. Có hô hấp ánh sáng làm hao hụt sản phẩm quang hợp. Câu 57: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin. C. Pha sáng. D. Pha tối. Câu 58: Nhận định nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn? A. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. B. Tim của động vật hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn. Câu 59: Đặc điểm nào sau đây không đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? A. áp lực cao. B. tốc độ máu chảy nhanh. C. lượng máu rất lớn. D. điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh. Câu 60: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi huyết áp cực đại lớn quá A. 150 mmHg và kéo dài. B. 160 mmHg và kéo dài. C. 140 mmHg và kéo dài. D. 130 mmHg và kéo dài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2