intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Sinh học lớp 11, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão

  1. TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I. MÔN SINH HỌC KHỐI: 11. NĂM HỌC 2023 – 2024 I. NỘI DUNG CƠ BẢN: 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật: Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng + thu nhận các chất từ môi trường, vận chuyển các chất, biến đổi các chất, tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng, phân giải các chất và giải phóng năng lượng, đào thải các chất ra môi trường, điều hoà). - Nêu được khái niệm dị dưỡng: Dị dưỡng là phương thức sinh vật lấy chất hũu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua tiêu hoá, hấp thụ và đóng hoá các chất để xây dựng cơ thể, tích luỹ và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống. 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật: - Nêu được cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch gỗ. - Nêu được vai trò của nguyên tố N, P, K đối với thực vật. - Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng, độ thoáng của đất đến dinh dưỡng khoáng ở cây: - Ánh sáng: + Tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá → tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng ở rễ và thân. + Ánh sáng cần cho quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây -Nhiệt độ: Tốc độ hấp thụ nước và nguyên tố khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. + Nhiệt độ giảm → khả năng hấp thụ khoáng của hệ rễ giảm + Nhiệt độ tăng quá cao → giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng. - Độ thoáng khí của đất: + Làm tăng hàm lượng O2 trong đất giúp cho rễ hô hấp mạnh + Cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho sự hút nước và khoáng. - Nồng độ dung dịch đất phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho sự hấp thụ nước và khoáng của rễ.
  2. + Nồng độ của dung dịch đất cao → lông hút không thể hút được nước từ đất mà còn bị mất nước vào đất gây nên hạn sinh lí. 4. Quang hợp ở thực vật: Nêu được: + Nguyên liệu, sản phẩm và điều kiện của quang hợp. + Phân biệt được pha sáng với pha tối: Nơi diễn ra, Nguyên liệu và sản phẩm tạo thành. + Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp của thực vật C 3; Thực vật C4 và thực vật CAM: Đại diện, Thực hiện theo chu trình nào; Loại lục lạp tế bào xảy ra, thời gian thực hiện; chất nhận CO2 đầu tiên. 5. Hô hấp ở thực vật, xác định được: + Nguyên liệu hữu cơ: Glucose + Chất nhận điện tử cuối cùng: O2. + Sản phẩm: CO2; H2O; Năng lượng (ATP và nhiệt) - Vai trò của hô hấp: Xác địn được vai trò của ATP; nhiệt và sản phẩm trung gian. - Phân biệt phân giải hiếu khí và phân giải kị khí: Điều kiện; Nơi diễn ra, các giai đoạn, sản phẩm và mức giải phóng năng lượng 6. Tiêu hóa ở động vật: - Trình bày được trình tự sắp xếp quá trình dinh dưỡng ở động vật - Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: Liệt kê được: + Đại diện. + Hình thức tiêu hóa. + Kiểu biến đổi thức ăn. - Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa: Liệt kê được: + Đại diện. + Hình thức tiêu hóa xảy ra ở vị trí nào. + Kiểu biến đổi thức ăn dưới tác động của yếu tố nào. - Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa: Xác định được: + Hình thức tiêu hóa. + Hoạt động biến đổi thức ăn tại miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. + Xác định hình thức tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn và động vật có dạ dày đơn. 7. Hô hấp ở động vật: - Xác định được đặc điểm của trao đổi khí trực tiếp: qua bề mặt cơ thể, qua hệ thống ống khí. - Xác định được đặc điểm của trao đổi khí gián tiếp: Qua mang và qua phổi. 8. Tuần hoàn ở động vật:
  3. - Nêu được các dạng hệ tuần hoàn hở; kín (Đại diện; hệ mạch; cách thức trao đổi chất; áp lực và vận tốc máu) - Phân biệt được hệ tuần hoàn đơn và kép: Cấu tạo tim; Đại diện; Máu đi nuôi cơ thể. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tim: Tâm nhĩ, tâm thất nối với loại mạch nào; tên các loại van tim và chức năng của van tim. 9. Miễn dịch ở động vật: - Trình bày được khái niệm miễn dịch - Nêu được tác nhân bên ngoài gây bệnh cho người và động vật. - Nguyên nhân bên ngoài: + Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,… + Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,… + Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,… - Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu: Tính đặc hiệu; Thành phần; Thời gian đáp ứng; Tính hiệu quả. 10. Bài tiết và cân bằng nội môi: - Trình bày được vai trò của bài tiết. 11. Cảm ứng ở sinh vật: - Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. - Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động ứng động. - Trình bày được cơ chế cảm ứng ở thực vật: Trình bày được cơ chế của hướng động, ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. II. TỰ LUẬN: Câu 1: a. Hãy trình bày vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn. b. Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào? Câu 2: a. Tại sao trong trồng trọt người ta thường trồng xen cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao? Lấy ví dụ. b. Trong trồng trọt, muốn tăng năng suất và chất lượng cây trồng như khoai tây, khoai lang, sắn dây, mía, củ cải đường,... thông qua quang hợp, cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào? c. Các biện pháp kĩ thuật nào có thể tác động tới quang hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng?Hãy giải thích tác dụng của biện pháp đó?
  4. d. Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quang hợp, hãy giải thích tại sao "canh tác theo chiều thẳng đứng" được xem là giải pháp tiềm năng trong tương lai để giải quyết các vấn đề về lương thực? Câu 3: 3.1. Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?Giải thích? b. Đề xuất một số biện pháp giúp người phụ nữ trên khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó. 3.2. Dựa vào bảng 13.1, hãy: a, Cho biết cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường. b, Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Giải thích. c, Đề xuất một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó. Câu 4: Hãy thiết kế các thí nghiệm về cảm ứng cả 1 số loài cây: a. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng b. Thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực c. Thí nghiệm hướng hoá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0