intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường” là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 1, giúp các em củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng làm bài. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN:SINH HỌC­ LỚP 8 Năm học 2022­2023                                         ­­­­­­­­­­­­­­---------- PHẦN I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Câu 1. Vai trò của bộ xương người. Vì sao xương người già thường giòn và dễ gãy. + Nâng đỡ cơ thể,tạo hình dáng cho cơ thể. + Tạo khoang chứa và bảo vệ các cơ quan. + Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động. + Xương người già tỉ lệ chất cốt giao giảm, chất vô cơ (muối canxi) tăng + Khả năng đàn hồi của xương kém nên giòn và dễ gãy. Câu 2: Các biện pháp vệ sinh hệ vận động + Chế độ dinh dưỡng hợp lí. + Tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp chuyển hoá canxi tạo xương. + Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. Để chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: + Khi mang vật nặng, phải mang vác đều 2 tay, 2 vai, mang vác vừa sức. + Tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo, không cúi gò lưng. Câu 3.Dung tích sống là gì ? Em hãy cho biết quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? Trồng cây xanh có ích lợi gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?
  2. Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra. -Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ cần luyện tập đều từ bé. Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé. -Trong khói thuốc lá có chứa 1 chất gọi là: Nicotine khi vào cơ thể sẽ gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm tê liệt lớp lông rung trong khí quản. Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Khí CO trong khói thuốc chiếm chỗ của Oxi trong máu (hồng cầu) làm giảm hiệu quả hô hấp, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Trong khói thuốc lá có nito oxit gây nên viêm xương khớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao. Lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh: Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ ôxi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp.- Để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh cần: Tập thể dục thể thao hợp lí, vừa sức phối hợp với việc tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé,tạo dựng môi trường sống xanh. Câu 4.Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Em hãy nêu đặc điểm của mỗi nhóm? - Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học: + Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axitnuclêic + Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước
  3. Câu 5.Tại khoang miệng thức ăn xảy ra những biến đổi nào trong quá trình tiêu hóa, những hoạt động nào tham gia vào biến đổi đó? Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng có vị ngọt? - Tại khoang miệng thức ăn xảy ra hai biến đổi: lí học và hoá học - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn - biến đổi hóa học: Hoạt động của enzym amilaza - Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt vì tinh bột chịu tác dụng của enzym amilaza trong nước bọt và biến một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ, đường này tác dụng lên gai vị giác nên ta cảm thấy ngọt. Câu 6. Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn máu ở người ? Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ? * Cấu tạo hệ tuần hoàn máu gồm: + Tim: có 4 ngăn (hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới), chia làm hai nửa, nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi. + Hệ mạch gồm : động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. * Biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim: Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: - Không sử dụng các chất kích thích có hại: rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping… - Cần kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm để phát hiện khuyết tật có liên quan đến tim mạch để điều trị kịp thời. - Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể theo lời bác sĩ. - Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như: thương hàn, bạch hầu… và điều trị các chứng như: cúm, thấp khớp… - Hạn chế thức ăn có hại cho tim mạch như: mỡ động vật… Câu 7. Các cơ quan tiêu hóa. Qúa trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? - Các cơ quan trong ống tiêu hóa: Miệng - Hầu - Thực quản - Dạ dày - Ruột (Ruột non, ruột già, ruột thẳng) - Hậu môn - Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, Tuyến vị, Tuyến gan, Tuyến tụy, Tuyến ruột
  4. Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động nào? - Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: Ăn và uống ->đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa -> tiêu hóa thức ăn -> hấp thụ chất dinh dưỡng -> thải phân Câu 8. Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Giải thích về ý nghĩa sinh học của câu nói “Nhai kỹ no lâu”. * Biến đổi thức ăn ở khoang miệng. - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức thức ăn. + Tác dụng: làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt. - Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt. + Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ. - Nhai kĩ no lâu vì khi nhai càng kĩ thì thức ăn được nghiền nát, nhuần nhuyễn, thấm đều dịch tiêu hóa, hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể thấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. Câu 9. Lớp cơ ở thành ruột non có vai trò như thế nào? Muối mật có vai trò gì trong tiêu hóa ở ruột non? - Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hoá. - Tạo lực đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột. - Muối mật có vai trò trong tiêu hóa ở ruột non: + Muối mật tham gia phân cắt mỡ và dầu, + Tạo môi trường kiềm; + Sát trùng ruột + Đóng mở cơ vòng môn vị Câu 10. Cho biết các con đường vận chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vai trò của gan trong sự hấp thụ chất dinh dưỡng. - Chất dinh dưỡng hấp thụ theo 2 con đường - Con đường máu : Đường, lipit (30%), Axitamin, Vitamin tan trong nước, các muối khoáng, Nước
  5. - Con đường bạch huyết : Lipit 70%, Các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E) - Vai trò của gan : - Điều hòa hàm lượng các chất dinh dưỡng đi vào máu - Dữ trự các chất - Khử các chất độc đi vào cùng chất dinh dưỡng PHẦN II: VẬN DỤNG Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Máu được xếp vào loại mô gì ? A.   Mô   thần  B. Mô cơ C.   Mô   liên  D. Mô biểu bì kinh kết Câu 2:Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng điều khiển và là cầu nối giữa các cơ quan? A. Mô cơ B.   Mô   thần  C. Mô biểu bì D.   Mô   liên  kinh kết Câu 3: Nơron là tên gọi khác của A.   tế   bào   cơ  B.tếbào   thần  C.   tế   bào  D.   tế   bào  vân. kinh.      biểu bì. xương. Câu 4: Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây ? A. Trạng thái thần kinh B. Màu sắc của vật cần di chuyển    C. Nhịp độ lao động D.   Khối   lượng   của   vật   cần   di  chuyển Câu 5: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?       A.   Axit  B. Axit malic C.Axit acrylic D. Axit lactic axêtic Câu 6: Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người ? A. N2       B. NO2 C. CO       D. NO Câu 7. Thành cơ tim tâm nào là dày nhất? A. Thành tâm nhĩ trái C. Thành tâm thất trái B. Thành tâm nhĩ phải D. Thành tâm thất phải Câu 8. Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong thời gian bao lâu?
  6. A. 1 giây B. 1 phút C. 1 giờ D. 1 ngày Câu 9: Vai trò của hồng cầu A. vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể B. vận chuyển O2 và CO2 C. vận chuyển các chất thải D. vận chuyển hoocmon Câu 10: Loại tế bào có khối lượng nhiều nhất A. hồng cầu B. bạch cầu C. Tiểu cầu D. cả a, b, c Câu 11. Trường hợp bị bệnh hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy như thế nào A. Máu chảy ngược, dồn về tim, gây nhồi máu cơ tim. B. Lưu lượng máu đến các cơ quan không đầy đủ. C. Máu dồn vào các động mạch làm động mạch căng ra. D. Hai câu A và B đúng. Câu 12. Khi vừa uống nước vừa cười ta dễ bị sặc là do nắp thanh quản mở làm nước vào: A. đường hô hấp B. đường tiêu hóa C. hệ tuần hoàn D. hệ thần kinh Câu 13. Tham gia hoạt động thực bào có: A. các kháng nguyên. B. các tiểu cầu. C. các hồng cầu. D. các bạch cầu. Câu 14. Trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)? A. 75 chu kì B. 65 chu kì C. 60 chu kì D. 70 chu kì Câu 15. Vai trò của văcxin khi tiêm vào cơ thể người là gì? A. Tăng số lượng hồng cầu trong máu B. Kích thích hồng cầu tiết ra kháng nguyên C. Kích thích bạch cầu tiết kháng thể D. Tăng số lượng tiểu cầu. Câu 16. Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
  7. Câu 17. Máu từ tim đến tế bào để trao đổi khí là máu chứa nhiều chất khí nào? A. Khí cácbônic B. Khí oxi C. Khí cacbonoxit D. Khí nitơoxit Câu 18. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là A. biến đổi hóa học C. biến đổi lí học B. biến đổi cơ học D. biến đổi lí học và hóa học Câu 19. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu? A. 1 – 2 giờ B. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ Câu 20. Trẻ vừa lọt lòng mẹ phải khóc ngay là để khai thông : A. tuyến lệ B. mạch máu C. đường hô hấp D. đường tiêu hó Câu 21.Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. Câu 22.Tại sao tim hoạt động liên tục suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 23.Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? Bản thân em có những biện pháp gì đối với tác nhân có hại này? Câu 24. Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Em hãy nêu đặc điểm của mỗi nhóm? Câu 25.Nêu các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non, tác dụng của từng hoạt động? Câu 26. Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? ---------------HẾT------------ (Lưu ý: Đây chỉ là đề cương mang tính chất tham khảo. HS cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản và các kiến thức thực tiễn để vận dụng trong khi KT)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2