intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. Trường THPT số 2 Phù Mỹ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TIN HỌC 10 I. Trắc nghiệm Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính. B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra. C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh. D. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng : mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình A. Chuyển thông tin bên ngoài thành thông tin bên trong máy tính B. Chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được C. Chuyển thông tin về dạng mã ASCII D. Thay đổi hình thức biểu diễn để người khác không hiểu được Câu 3: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây? A. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học. B. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp. C. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu. D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ. Câu 4: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy cho biết thông tin em vừa nhận được là gì? A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo). C. Em đang ngồi trong lớp. D. Giờ học bắt đầu. Câu 5: Thông tin có thể giúp con người: A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn. B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng Câu 6: Những hành vi nào thiếu văn hóa của học sinh khi thực hành tin học: A. Chưa được phép của giáo viên khi thực hành B. Cả A và C C. Chơi game trong giờ thực hành D. Câu A đúng, C sai Câu 7: Quốc hội đã ban hành một số điều luật Công nghệ thông tin có hiệu lực từ tháng năm nào: A. 01/2007 B. 12/12/2005 C. 12/2005 D. 1/03/2006 Câu 8: Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì: A. Máy tính giúp con người giải tất cả các bài toán khó B. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lí thông tin C. Máy tính tính toán cực kỳ nhanh và chính xác D. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào mạng Internet để tìm kiếm thông tin. Câu 9: Lĩnh vực tin học nghiên cứu về vấn đề gì? A. Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin B. Nghiên cứu tất cả những gì liên quan tới máy tính điện tử C. Nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin, phương pháp thu thập, xử lí và truyền thông tin D. Nghiên cứu các phương pháp thu nhập, xử lí truyền thông thông tin Câu 10: E – Government là gì ? A. Chính phủ Điện tử B. dịch vụ ngân hàng điện tử C. học trực tuyến D. Đáp án khác Câu 11: Chuyển giá trị thập phân thành số nhị phân: 49 A. 11110 B. 100101 C. 110001 D. 110010 Câu 12: Cho x=01001 Kết quả của phép NOT x là
  2. Trường THPT số 2 Phù Mỹ A. 01001 B. 10001 C. 10110 D. 10111 Câu 13: Số nhị phân dài 5 bit có giá trị thập phân lớn nhất là bao nhiêu? A. 15 B. 30 C. 31 D. 32 Câu 14: Cho x=100, y=10 Kết quả của phép x * y là A. 0001 B. 1000 C. 1001 D. 1100 Câu 15: Bài toán palindrome Một số (một từ) gọi là palindrome nếu số đó đối xứng, tức là khi viết số đó từ phải sang trái cũng trùng với khi viết từ trái sang phải. Ví dụ: 11, 101, 22, 212.... là palindrome. Hãy tìm một số thập phân có hai chữ số là palindrome mà khi chuyển thành số nhị phân cũng là palindrome. A. 11 B. 33 C. 44 D. 77 Câu 16: Viết giá trị thập phân của số nhị phân sau: 11010 A. 21 B. 26 C. 35 D. 56 Câu 17: Việc nhiều các gói tin bị đụng độ trên mạng sẽ làm cho: A. Hiệu quả truyền thông của mạng kém đi B. Hiệu quả truyền thông của mạng tăng lên C. Hiệu quả truyền thông của mạng không thay đổi D. Phụ thuộc vào các ứng dụng mạng mới tính được hiệu quả. Câu 18: Môi trường truyền tin thông thường trong mạng máy tính là: A. Các loại cáp như: đồng trục, xoắn đôi, Cáp quang, cáp điện thoại,... B. Sóng điện từ,... C. Tất cả môi trường nêu trên D. Một đáp án khác Câu 19: Phát biểu đúng về điện toán đám mây? A. Nó sẽ luôn rẻ hơn và an toàn hơn so với máy tính cục bộ B. Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới, miễn là bạn có kết nối internet C. Chỉ có một vài công ty nhỏ đang đầu tư và công nghệ, làm cho nó trở thành một công việc mạo hiểm D. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới Câu 20: Mô tả nào sau đây nói về Internet là sai? A. Là một mạng máy tính B. Có phạm vi bao phủ khắp thế giới C. Là tài sản và hoạt động dưới sự quản lí của một công ty lớn nhất thế giới D. Hàng tỉ người truy cập và sử dụng Câu 21: Trong các câu sau, những câu nào đúng? 1) Phạm vi bao phủ của mạng LAN chỉ trong nội bộ một gia đình hay cơ quan, còn Internet là mạng toàn cầu. 2) Mạng LAN thuộc quyền sở hữu của một gia đình, một cơ quan hay tổ chức còn Internet không thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào. 3) Internet cung cấp dịch vụ thư điện tử và dịch vụ chat, còn trên mạng LAN không có những dịch vụ này. 4) Internet là nguồn lây nhiễm virus, còn khi tham gia mạng nội bộ LAN thì sẽ không bị lây nhiễm virus. 5) Phải có Internet thì mạng LAN mới hoạt động được. A. 1 và 2 đúng B. 1, 2 và 3 đúng C. 2, 3 và 4 đúng D. 1,3 và 5 đúng Câu 22: “Quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa (gọi tắt là tác phẩm) của mình” là A. Quyền sở hữu trí tuệ. B. Quyền sở hữu. C. Quyền tác giả. D. Bản quyền. Câu 23: Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng cho A. Những sản phẩm đã được số hóa. B. Các sản phẩm kĩ thuật số. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 24: Trong bài viết của mình, có thể sử dụng những bức ảnh và lời bình của người khác với điều kiện A. Không làm sai ý tác giả và có trích dẫn một cách hợp lí. B. Đã xin phép tác giả và ghi nguồn. C. Không làm thay đổi nội dung ban đầu của tác phẩm. D. Không tự ý chỉnh sửa bức ảnh, lời bình và đã xin phép tác giả. Câu 25: Thông tin cá nhân của một người khi lưu trữ và giao tiếp một cách bất cẩn trong môi trường số có thể bị
  3. Trường THPT số 2 Phù Mỹ A. Bị sai lệch. B. Bị kẻ xấu thu thập, đánh cắp. C. Bị biến mất. D. Bị lan truyền trên mạng xã hội. Câu 26: Biện pháp an ninh để bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số là A. Tất cả những đáp án dưới đây đều đúng. B. Sử dụng mật khẩu mạnh. C. Sử dụng các phần mềm diệt virus để chống lại những phần mềm độc hại lan truyền đến máy tính. D. Tự ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đồng thời chú ý giữ gìn, không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của người khác. Câu 27: Chúng ta không nên like, share, comment các nội dung A. Liên quan đến chính phủ và chính trị. B. Sai sự thật, lời lẽ thiếu văn hóa hay câu chuyện phi đạo đức. C. Liên quan đến công an và luật pháp. D. Liên quan đến các nước khác. Câu 28: Hành vi nào dưới đây là chia sẻ thông tin không an toàn và có thể vi phạm pháp luật A. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác. B. Chia sẻ bất kì thông tin nào mà mình thích. C. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước. D. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...). Câu 29: Đâu là dấu hiệu của những trò lừa đảo trên Internet A. Những lời quảng cáo đánh vào lòng tham vật chất. B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó yêu cầu nộp tiền. C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,… D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 30: Tại sao không nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền A. Bởi nếu làm vậy máy tính có thể bị hỏng. B. Bởi nếu làm vậy những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng. C. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền. D. Bởi vì quá trình đó quá phức tạp và có thể xảy ra lỗi. Câu 31: Việc nào dưới đây bị phê phán A. Xem tin tức trên các trang báo điện tử chính thống. B. Phát tán những nội dung (hình ảnh, video, câu chuyện,…) đồi trụy trên các nền tảng mạng xã hội. C. Like, comment bài viết chúc mừng sinh nhật bạn. D. Like, share, comment các bài viết về nghị lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Câu 32: Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào thời gian nào A. Tháng 6 năm 2019. B. Tháng 1 năm 2019. C. Tháng 6 năm 2018. D. Tháng 1 năm 2018. Câu 33: “An ninh mạng” là gì A. Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. B. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. C. Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. D. Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Câu 34: Trên một số diễn đàn, thỉnh thoảng có những tin tức hay bình luận có tính miệt thị vùng miền. Những tin như thế vi phạm vào điều nào của Pháp luật Việt Nam A. Điểm e, mục 2, Điều 10 Luật An ninh mạng. B. Điểm c, mục 1, Điều 8 Luật An ninh mạng. C. Điểm g, mục 2, Điều 11 Luật Công nghệ thông tin. D. Điểm d, mục 1, Điều 13 Luật Công nghệ thông tin. Câu 35: Theo báo điện tử VnExpress.net, năm 2016 một nữ sinh 13 tuổi ở Khánh Hoà đăng lên Facebook trạng thái “status đạt 1 000 like sẽ châm lửa đốt trường”. Sau khi đạt được 1 000 like, nữ sinh đó đã tưới xăng trước phòng Y tế trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão ở Khánh Hoà rồi châm lửa đốt khiến bản thân cũng bị bỏng ở chân (nguồn https//Vnnexpress..net/nu-sinh-dot-truong- vi-cau-1-000-like-tren-facebook-3481058.html). Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng về những người đã bấm nút Like A. Ai làm người đó chịu. Những người đã bấm nút Like không phải chịu trách nhiệm gì. B. Những người đã bấm nút Like đáng trách về mặt đạo đức, nhưng không vi phạm về mặt luật pháp.
  4. Trường THPT số 2 Phù Mỹ C. Bấm nút Like cho tuyên bố “status đạt 1 000 like sẽ châm lửa đốt trường” là hành vi đáng trách về mặt đạo đức đồng thời vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm. D. Nhiều người bấm nút Like như thế thì nhà chức trách sẽ không truy cứu trách nhiệm từng người được. Câu 36: Đâu không phải đặc điểm của các ngôn ngữ lập trình bậc cao A. Số lượng từ nhiều. B. Gần với ngôn ngữ tự nhiên. C. Cú pháp đơn giản. D. Ngữ nghĩa đơn trị. Câu 37: Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng A. Phép bằng. B. Phép gán. C. Câu lệnh bằng. D. Câu lệnh khởi tạo. Câu 38: Biểu thức số học không thể là A. Một số. B. Một tên biến. C. Một chuỗi kí tự. D. Các số và biến liên kết với nhau bởi các phép toán số học. Câu 39: Khi biểu diễn biểu thức số học, các cặp ngoặc tròn để A. Ngăn cách các biểu thức số học. B. Kết thúc biểu thức số học. C. Ngăn cách biểu thức số học và các kiểu dữ liệu khác. D. Xác định mức ưu tiên thực hiện phép tính. Câu 40: Cửa sổ Shell của Python A. Lưu lại những câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện lại. B. Không cho phép gõ câu lệnh, chỉ hiện kết quả của chương trình C. Cho ta gõ câu lệnh, nhưng không cho phép thực hiện câu lệnh. D. Cho ta gõ và thực hiện từng câu lệnh vừa đưa vào. Câu 41: Cửa số để soạn thảo chương trình A. Cho ta soạn thảo nhưng không lưu được tệp chương trình Python, chạy chương trình này để thấy kết quả và có thể chỉnh sửa chương trình. B. Còn gọi là cửa sổ code. C. Cho ta soạn thảo và lưu được tệp chương trình Python, chạy chương trình này để thấy kết quả nhưng không thể chỉnh sửa chương trình. D. Cho ta soạn thảo nhưng không lưu được tệp chương trình Python, chạy chương trình này để thấy kết quả nhưng không thể chỉnh sửa chương trình. Câu 42: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc A. x y. B. x12. C. _xx. D. X56. Câu 43: Phép gán nào dưới đây đúng A. x==3. B. x=3. C. x:=3. D. x:3. Câu 44: Biểu thức (3.2 +2x-1)/(4-x) chuyển sang Python là A. 3*2 + 2*x -1 / 4 – x B. (3*2 + 2*x -1)/(4 – x) C. 3*2 + 2*x -1/(4 – x) D. (3*2 + 2*x -1)/4 – x Câu 45: Lệnh sau đây cho kết quả là bao nhiêu (12 - 10//2)**2 - 1 A. 11. B. 19. C. 32. D. 48. Câu 46: Lệnh sau đây cho kết quả là bao nhiêu 9*2 + 8**3//3 + 20%3 A. 172 B. 178 C. 184 D. 190 Câu 47: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây A=30 B=4 print(A//B) A. 8 B. 7,5 C. 7 D. 6,5 Câu 48: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây A=76 B=8 print(A%B) A. 4 B. 2 C. 9 D. 8
  5. Trường THPT số 2 Phù Mỹ Câu 49: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây s= 18-2**2+5%2 print(s) A. 15 B. 16 C. 18 D. 19 Câu 50: Lệnh sau có lỗi gì x=1 123a = x + 1 A. Lỗi cú pháp. B. Giá trị không xác định. C. Giá trị cần tính quá lớn. D. Lỗi không tồn tại. Câu 51: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì print ("đồ rê mi"*3 + "pha son la si đô"*2) A. đồ rê mi *3 pha sin la si đô *2 B. đồ rê mi 3 pha son la si đô 2 C. đồ rê mi đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô D. đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô pha son la si đô Câu 52: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau 1 x 3 x 5 x 7 = 105 A. print ("1*3*5*7=1*3*5*7”) B. print ("1*3*5*7", 1*3*5*7) C. print ("1*3*5*7, 1*3*5*7”) D. print ("1*3*5*7=", 1*3*5*7) Câu 53: Câu lệnh type() của Python cho ta biết A. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. B. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. C. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. D. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. Câu 54: Khi thực hiện chương trình, dữ liệu sẽ được nhập vào từ A. Bàn phím. B. Tệp ở thiết bị ngoài. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 55: Câu lệnh dán giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng A. Biến = input(dòng thông báo) B. Biến = input[dòng thông báo] C. Biến = input{dòng thông báo} D. Biến = input. Câu 56: Trong câu lệnh gán giá trị cho một biến vào từ bàn phím, dòng thông báo có tác dụng A. Quy định kiểu dữ liệu của biến được nhập vào. B. Nhắc người dùng biết cần nhập gì. C. Quy định độ dài biến được nhập vào. D. Nhắc người dùng chú ý kiểu dữ liệu. Câu 57: Câu lệnh chuyển dữ liệu nhập vào sang kiểu số nguyên A. int() B. float() C. inint() D. infloat() Câu 58: Dữ liệu nhập vào từ bàn phím có dạng A. Số nguyên. B. Xâu kí tự. C. Số thực. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 59: Những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình là A. Dữ liệu gốc B. Biến cố định C. Hằng D. Count Câu 60: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là A. Biến=input() B. Biến=(input(dòng thông báo) C. Biến=float(input(dòng thông báo)) D. Biến=int(input(dòng thông báo)) Câu 61: Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là A. Biến=input() B. Biến=(input(dòng thông báo) C. Biến=int(input(dòng thông báo)) D. Biến=float(input(dòng thông báo)) Câu 62: Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là A. print danh sách biểu thức B. print(danh sách biểu thức) C. print(‘danh sách biểu thức’) D. print() Câu 63: Câu lệnh print() có thể hiển thị được những nội dung A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng. B. Xâu kí tự. C. Số nguyên. D. Biến số. Câu 64: Trong câu lệnh print(danh sách biểu thức), danh sách biểu thức cách nhau bởi dấu A. Dấu cách. B. Dấu phẩy. C. Dấu hai chấm. D. Dấu chấm phẩy. Câu 65: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây là
  6. Trường THPT số 2 Phù Mỹ a=16 x=math.sqrt(a) A. 8 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 66: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây là a=16 b=17 x=abs(a-b) A. 0 B. 5 C. 1 D. -1 Câu 67: Lệnh nào sau đây sẽ trả lại xâu kí tự A. str(150) B. int(“1110”) C. float(“15.0”) D. float(7) 2 Câu 68: Trong bài toán giải phương trình ax + bx + c = 0 có các biến là A. a, b, c, x. B. a, b, c. C. x 2 , x. D. Không có biến nào. Câu 69: Kết quả của đoạn chương trình sau a=b=2 c =3 print(a**c - b) A. 9 B. 7 C. 5 D. 3 Câu 70: Hình chữ nhật có hai cạnh a (cm) và b (cm). Biến S là diện tích hình chữ nhật, câu lệnh để tính diện tích hình chữ nhật là A. a.b B. a*b C. a^b D. ab! II. Tự luận Câu 1: Viết chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây Câu 2: Viết chương trình thực hiện nhập từ bàn phím hai số nguyên b, c là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác ABC, tính và đưa ra màn hình - Diện tích tam giác - Độ dài cạnh huyền Câu 3: Viết chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v (m/s) khi chạm mặt đất của một vật rơi tự do từ độ cao h, biết rằng v = √gh , trong đó g là gia tốc trọng trường (g ≈ 9.8 m/s 2 ). Độ cao h tính theo mét được nhập từ bàn phím. Câu 4: Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình ước chung lớn nhất của hai số đó Câu 5: Trung bình mỗi người dân cần có a kg gạo để ăn, chế biến phục vụ chăn nuôi trong một năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, tổng số gạo dự trữ trong các kho của nhà nước chia cho đầu người phải lớn hơn hoặc bằng a kg. Một nước có số dân là b thì cần dự trữ tối thiểu bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím hai số a, b và đưa ra màn hình khối lượng gạo tối thiểu cần dự trữ. Câu 6: Em hãy viết chương trình để tính số tiền bạn Lan phải trả khi mua thiệp mừng năm mới. Yêu cầu giá tiền 1 thiệp và số thiệp bạn Lan mua là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2