intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa được chia sẻ nhằm giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng ghi nhớ chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I ­ VẬT LÝ 7 (2019 – 2020) I. TRẮC NGHIỆM: Một số câu hỏi tham khảo sau đây: Câu 1. Mắt nhìn thấy một vật khi nào? A. Có các tia sáng từ vật đến mắt. B. Vật ấy phải được chiếu sáng. C. Vật ấy phải là nguồn sáng. D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng. Câu 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất A. là ảnh ảo, bé hơn vật                    B. là ảnh ảo, lớn bằng vật  C. là ảnh thật, lớn bằng vật               D. là ảnh ảo, lớn hơn vật Câu 3. Nếu chiếu chùm tia tới song song đến gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ có tính chất? A. Hội tụ. B. Phân kỳ. C. Song song. D. Không xác định được. Câu 4. Gương tạo được ảnh ảo lớn hơn vật là gương nào dưới đây? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. Gương bất kì. Câu 5. Người ta dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu của ô tô vì: A. Ảnh quan sát được nhỏ hơn vật. B. Ảnh trong gương gần mắt hơn. C. Nhìn rõ vật hơn. D. Vùng quan sát được rộng hơn. Câu 6. Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt? A. Thép, gỗ, vải. B. Vải, nhung, dạ. C. Bêtông, sắt, bông. D. Đá, sắt, thép. Câu 7. Đặc điểm chung của các vật khi phát ra âm là A. có nhiệt. B. có điện. C. có ánh sáng. D. có dao động. Câu 8. Khi biên độ dao động càng lớn thì A. Âm phát ra càng to. B. Âm phát ra càng nhỏ. C. Âm phát ra càng trầm. D. Âm phát ra càng bổng. Câu 9. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Tường bêtông. B. Khoảng chân không. C. Nước biển. D. Tầng không khí bao quanh Trái Đất. Câu 10. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời. B. Ngọn nến đang cháy. C. Con đom đóm lập lòe. D. Mặt Trăng. Câu 11. Tần số là gì? A. Số dao động trong một giờ. B. Số dao động trong một phút. C. Số dao động trong một giây. D. Số dao động trong thời gian bất kì. Câu 12. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một  bóng đèn có công suất lớn? Câu giải thích đúng là A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng của bóng đèn. C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. D. Để cho học sinh không bị chói mắt. Câu 13. Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.
  2. B. mắt hướng ra phía cánh đồng. C. cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng. D. cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta. Câu 14. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm A. Dây đàn dao động. C. Chiếc sáo đang để trên bàn. B. Mặt trống dao động. D. Âm thoa dao động. Câu 15. Trong môi trường nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng? A. Trong môi trường trong suốt. B. Trong môi trường đồng tính. C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. D.Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Câu 16. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi vật dao động chậm hơn. B. Khi tần số dao động lớn hơn. D.Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. Câu 17. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây? A. 70dB. B. 100 dB. C. 130 dB. D. 180 dB. Câu 18. Biên độ dao động là gì? A. Là số dao động trong một giây. B. Là độ lệch của vật trong một giây. C.Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D.Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 19. Độ to của âm được đo bằng đơn vị A. đêxiben (dB). B. Héc (Hz). C. Niutơn (N). D. Mét trên giây (m/s). Câu 20. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ tạo với pháp tuyến một  góc 60o. Góc tới có giá trị là A. 20o. B. 30o. C. 40o. D. 60o. Câu 21. Vật phát ra âm càng to khi nào?  A.Khi biên độ dao động càng lớn. B. Khi biên độ dao động càng nhỏ. C. Khi tần số dao động càng lớn. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 22. Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào? A. Chất rắn. B. Chất lỏng. C. Chất khí. D. Chân không. Câu 23. Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động Câu 24. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất. C.Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được Trái Đất. D.Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 25. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? A. Mặt Trăng  ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trăng bỗng nhiên biến mất.
  3. C.Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được Trái Đất. D.Mặt Trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 26. Tiếng nói chuyện  bình thường có giá trị nào sau đây? B. 20dB. B. 130 dB. C. 40 dB. D. 80 dB. Câu 27. Đơn vị tần số là: A. Héc (Hz) B. Đêxiben (dB). C. Mét (m). D. Kilôgam (kg) Câu 28. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một  góc 400. Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 20o. B. 80o. C. 40o. D. 60o Câu 29. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào  A. độ căng của mặt trống. B. kích thước của rùi trống. C. kích thước của mặt trống. D. biên độ dao động của mặt trống. Câu 30. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là A. dùi trống. B. mặt trống. C. chân trống. D. viền trống. Câu 31. Một vật thực hiện được 300 dao động trong thời gian 10 giây. Tần số dao động của vật này  là A. 10 Hz. B. 30 Hz. C. 300 Hz. D. 130Hz. Câu 32. Khi có hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng lần  lượt là A. Trái Đất  ­ Mặt Trời  ­  Mặt Trăng. C. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng. B. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời. D Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời Câu 33. Ta nghe được âm to và rõ hơn khi A. âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra. B. âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.   C. âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.  D. âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai. Câu 34. Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà  không dùng gương phẳng vì: A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng. B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng. C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng. D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Câu 35. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât. C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật. D. ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật. Câu 36. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.
  4. B. ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât. C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật. D. ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật. Câu 37. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât. C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật. D. ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật. I.TRẮC NGHIỆM: 12 Câu (3đ). Từ bài 1 đến bài 14. II. TỰ LUẬN: 4 Câu (7đ) Câu 1. Bài 2, bài 4. Phát biểu định luật: 1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng  truyền đi theo đường thẳng.  2. Định luật phản xạ ánh sáng: ­ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. ­ Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i). Câu 2. Bài 5. Vẽ ảnh. Tính khoảng cách vật ảnh. Ví dụ như: Bài 1. Cho vật AB đặt vuông góc với một gương phẳng (như hình vẽ ). a/ Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.  b/ Đặt vật AB như thế nào thì có ảnh A’B’ song song, cùng chiều với vật?  Bài 2. Cho vật AB đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ).  a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng ở hình 1 và hình 2. b) Cho vật AB cách gương 2cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.            c) Cho vật AB cách gương 3cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến gương.            d) Cho vật AB cách gương 4cm. Tính khoảng cách từ vật đến gương.      B                                                                                                                                                   A                 B                                                                                      A                                                                                                          Hình 1                                                                             Hình 2 Câu 3. Ứng dụng thực tế của gương cầu lồi: Một số câu hỏi tham khảo như sau: 1.Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi   gì hơn là gắn gương phẳng?
  5. 2.Vì sao trên ô tô hay xe máy người ta thường gắn gương nhìn sau không phải là gương phẳng mà  lại là gương cầu lồi?  3.Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có   lợi gì hơn là dùng gương phẳng? Trả lời câu 1,2,3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng,   vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. 4.Ở những chỗ đương gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn.   Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? 5.Ở những đoạn đường quanh co gấp khúc bị che khuất tầm nhìn như các đoạn đường đèo, các góc  phố, lối ra vào các công ty, xí nghiệp ... người ta đặt các gương cầu khá lớn ở  hai bên đường. Các  gương đó là gương gì? Các gương này giúp ích gì cho những người đi qua lại các đoạn đường đó?  Trả lời câu 4, 5: Các gương đó là gương cầu lồi. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn   vùng nhìn thấy của gương phẳng nên các gương cầu lồi này giúp cho những người đi qua lại các   đoạn đường đó phát hiện được phần đường bị  che khuất tầm nhìn có vật cản hoặc có xe chạy  ngược chiều, tránh được tai nạn. Câu 4. Bài toán tính khoảng cách như tính độ rộng của phòng, độ sâu đáy biển, ... Ví dụ như  một số bài tập tham khảo sau đây: Bài 1. a) Thế nào là âm phản xạ?     b) Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ  của nó từ  đáy biển sau 1 giây. Tính gần   đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s? Tóm tắt: Giải: a) Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ. t = 0,5s b) Âm truyền đi từ tàu đến đáy biển là 0,5 giây. v = 340m/s Độ sâu của đáy biển là: S = v. t = 1500 . 0,5 = 750(m) S = ?(m) Đáp số: 750m. Bài 2. Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta  đo được thời gian giữa âm phát ra và khi nghe được tiếng vang là 1,2 giây. Tính khoảng cách giữa  người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s. Tóm tắt: Giải: Vì kể từ lúc phát ra âm đến khi nghe được tiếng vang thì âm đã truyền  được quãng đường bằng 2 lần khoảng cách giữa nguồn âm và vách núi. Nên: t =  1,2s Khoảng cách giữa người quan sát và vách núi : v = 340m/s S = v.  = 340 . 0,6  = 204 (m)   S = ?(m) Đáp số: S = 204m Bài 3. Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói  của mình? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340m/s. Tóm tắt: Giải: Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến t =  s : 2 =s      khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng s. Trong khoảng thời gian s , v = 340m/s âm đi được một quãng đường là: S = v . t = s . 340m/s = 22,7m.   S = ?(m) Vậy, để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, em phải đứng cách núi ít  nhất là 22,7m : 2 = 11,35m. Đáp số:  11,35m Bài 4. Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao  xa? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340m/s.
  6. Tóm tắt: Giải: t = 5s Khoảng cách từ nơi người đó đứng đến nơi xảy ra sét: v = 340m/s S = v. t = 340. 5 = 1700(m) S = ? Đáp số: 1700m. Bài 5. Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang? Biết  rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340m/s.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2