intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng

  1. TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1           TỔ: VẬT LÝ­ KTCN Môn: Vật lý 10 ­ Năm học 2022­ 2023 I.NỘI DUNG TRỌNG TÂM * CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1. Làm quen với Vật lý ­ Nêu được đối tượng nghiên cứu chủ yếu của vật lí. ­ Nêu được phương pháp nghiên cứu vật lí. 2. Các quy tắc an toàn trong thực hành Vật lí ­ Nêu được các nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lí. ­ Đọc và nhận biết các kí hiệu, thông số trên một số thiết bị thí nghiệm vật lí. 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo ­ Biết cách ghi đúng kết quả phép đo và sai số phép đo. ­ Tính được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối của phép đo. * CHƯƠNG 2. ĐỘNG HỌC 1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được ­ Nêu được định nghĩa độ dịch chuyển  ­ Phân biệt được độ dịch chuyển và quãng đường đi được. 2. Tốc độ và vận tốc ­ Biết được ý nghĩa và công thức của tốc độ trung bình, tốc độ tức thời. ­ Nêu được định nghĩa vận tốc và viết được công thức tính vận tốc. ­ Biết được công thức cộng vận tốc. ­ Phân biệt được tốc độ và vận tốc. ­ Tổng hợp được hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc vuông góc với nhau. 3. Đồ thị độ dịch chuyển và thời gian Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thờigian. 4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc ­ Biết được thế nào là chuyển động biến đổi.
  2. ­ Biết được khái niệm gia tốc, công thức tính gia tốc và đơn vị của gia tốc. ­ Tính được độ biến thiên vận tốc, gia tốc của chuyển động 5. Chuyển động thẳng biến đổi đều ­ Nhận biết và vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. ­ Hiểu và sử dụng được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động 6. Sự rơi tự do ­ Nêu được sự rơi tự do là gì và tính chất của chuyển động rơi tự do ­ Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do ­ Vận dụng được các công thức của sự rơi tự do. 7. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do ­ Đọc và nhận biết các kí hiệu, thông số trên một số thiết bị thí nghiệm vật lí. 8. Chuyển động ném ­Biết được thế nào là chuyển động ném ngang và ném xiên. ­ Hiểu  và vận dụng  được các phương trình của các chuyển động thành phần. Liên hệ  ý nghĩa   thực tế * CHƯƠNG 3. ĐỘNG LỰC HỌC 1. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực ­ Nêu được định nghĩa tổng hợp và phân tích lực. ­ Nắm được điều kiện cân bằng, các lực cân bằng ­ Hiểu được điều kiện độ lớn của hợp lực. ­Xác định được hợp lực của 2 lực. 2. Ba định luật Newton ­ Phát biểu được các định luật Newton. ­ Nhận biết được quán tính là gì. ­ Vận dụng định luật 1 Newton và quán tính để giải thích một số hiện tượng liên quan. ­ Hiểu được mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính của vật. ­ Nêu được đặc điểm của lực và phản lực. ­ Vận dụng định luật 3 Newton để giải thích một số hiện tượng thực tế.
  3. ­ Phát biểu và viết được công thức của định luật 2 Newton. Vận dụng được vào những bài toán   đơn   giản.   3. Trọng lực và lực căng ­ Nêu được định nghĩa trọng lực, trọng lượng. ­ Nêu được đặc điểm của trọng lực. ­ Nêu được đặc điểm của lực căng. 4. Lực ma sát ­ Nêu được các đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt. ­ Viết và vận dụng được công thức về độ lớn của lực ma sát.  ­ Lấy được ví dụ về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sống. 5. Lực cản và lực nâng ­ Nêu được đặc điểm lực cản của nước khi một vật chuyển động trong nước ­ Giải thích được lực nâng tác dụng lên một vật ở trong nước (hoặc trong không khí). II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì? A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng. D.  Các dạng vận động của vật chất và năng  lượng. Câu 2. Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở? A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học. B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử. C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học. D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí. Câu 3. Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt? A. Đồng hồ đo nhiệt. B. Nhiệt kế điện tử. C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc. D.   Kính  lúp. Câu 4. Nhờ  việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy   phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại? A. Hiện tượng hóa hơi. B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn. C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn. D. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 5. Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí? A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận. C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận. D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
  4. Câu 6. Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm. A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.  C. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. D. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng. Câu 7. Có bao nhiêu bước trong phương pháp thực nghiệm? A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8. DC hoặc dấu ­ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây? A. Dòng điện xoay chiều. B. Dòng điện một chiều. C. Dòng điện không đổi. D. Máy biến áp. Câu 9. Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số  trên thiết bị để  sử  dụng đúng chức năng, đúng   yêu cầu kĩ thuật. B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm. C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm. D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị. Câu 10. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì   ? A. Ampe kế có thể bị chập cháy. B. Không có vấn đề gì xảy ra. C. Kết quả thí nghiệm không chính xác. D. Không hiện kết quả đo. Câu 11. Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây? A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam. B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng. C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ. D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng. Câu 12. Biển báo  mang ý nghĩa: A.Nơi nguy hiểm về điện. B. Lưu ý cẩn thận. C.  Cẩn   thận   sét  đánh. D. Cảnh báo tia laser. Câu   13.  Biển   báo  mang ý nghĩa: A.Nhiệt độ cao. B. Nơi cấm lửa. C. Tránh ánh nắng  chiếu trực tiếp. D. Chất dễ cháy. Câu   14.  Kí   hiệu  mang ý nghĩa: A.Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. C. Dụng cụ đặt đứng. D. Dụng cụ dễ vỡ. Câu 15. Kí hiệu “Output” mang ý nghĩa là A. đầu vào. B. đầu ra. C. cực dương. D. cực âm.
  5. Câu 16. Biển báo  mang ý nghĩa: A.Nhiệt độ cao. B. Nơi cấm lửa. C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. D.  Chất  dễ cháy. Câu 17. Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp? (1) Dùng thước đo chiều cao. (2) Dùng cân đo cân nặng. (3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước. (4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe. A. (1), (2). C. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). D. (2), (4). Câu 18. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. đềximét (dm)  B. mét (m)  C. centimét (cm)  D. milimét (mm). Câu 19. Giới hạn đo của thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước D.  chiều   dài   giữa   hai   vạch   chia   nhỏ   nhất   trên  thước. Câu 20. Gọi  là giá trị trung bình,  là sai số dụng cụ,  là sai số ngẫu nhiên,  là sai số tuyệt đối. Sai   số tỉ đối của phép đo là A. . B. . C. . D. . Câu 21. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường SI là A. tấn. B. gam. C. kilôgam. D. miligam. Câu 22. Dung th ̀ ươc đo milimet đê đo 5 lân khoang cach gi ́ ̉ ̀ ̉ ́ ưa hai điêm A va B đêu cho môt gia tri ̃ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̣  như nhau la 79mm. Kêt qua cua phep đo đ ̀ ́ ̉ ̉ ́ ược viêt́ A.. B. . C. . D.. Câu 37. Kết quả đo gia tốc rơi tự do được viết dưới dạng:. Sai số tỉ đối của phép đo là A. B. C. D.  Câu 40. Đường kính của một sợi dây đo bởi thước pame trong 5 lần đo bằng 2,620cm; 2,625cm;   2,630cm; 2,628c và 2,626cm. Bỏ qua sai số dụng cụ. Sai số tỉ đối bằng A. 0,1% B. 0,2% C. 0,3% D. 0,4% CHƯƠNG 2. ĐỘNG HỌC
  6. Câu 1.  Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ  là của quãng đường đi được,  không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác địch. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 2. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu3.Chọn phát biểu đúng A. Véc tơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động. B.Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm. C.Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của véc tơ độ dịch chuyển bằng quãng  đường đi được. D.Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương. Câu4.Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A,  sau đó chuyển động về  điểm B (hình vẽ). Quãng đường và  độ dịch chuyển của vật tương ứng bằng A.  B.  C.  D.  Câu5. Bạn Hùng đi bộ đến quán tạp hóa để  mua đồ  dùng cá nhân. Từ  nhà, Hùng đi bộ  1 km về  phía đông, sau đó 1 km về  phía nam và sau đó 1 km về  phía đông một lần nữa. Chọn phát biểu   đúng A. Quãng đường đi được của Hùng là 1 km. B. Độ dịch chuyển của Hùng là 2,24 km, có hướng đông nam. C. Độ dịch chuyển của Hùng là 3 km, có hướng đông nam. D. Quãng đường đi được của Hùng là 2,24 km. Câu6.Hình vẽ  bên dưới mô tả  độ  dịch chuyển của 4 vật.Chọn câu  đúng. A. Vật 1 đi  theo hướng Nam. B. Vật 2 đi  theo hướng  Đông – Bắc. C. Vật 3 đi  theo hướng Đông. D. Vật 4 đi  theo hướng Đông.
  7. Câu7.Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A  đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ). Cả  hai đều về đích cùng một lúc. Hãy chọn kết luận sai. A. Người thứ nhất đi được quãng đường  B. Độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người thứ nhất bằng nhau. D. Độ dịch chuyển của người thứ nhất là  hướng  Đông – Bắc. Câu8.Một người lái xe ô tô đi thẳng  theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam rồi   quay sang hướng Đông đi  Quãng đường đi được của ô tô là A. B. C. D.  Câu9.Một xe máy đi từ điểm P đến Q đến R đến S và cuối cùng đến P theo  một đường tròn như hình vẽ bên. Tính độ dịch chuyển của chiếc xe máy. A. B.C.D. Câu 10. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 11. Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống: a. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho tính........................................của chuyển động. b. Tốc độ trung bình của vật được xác định bằng thương số giữa.................................................   và................................. để vật thực hiện quãng đường đó. c.  Tốc độ  trung bình trong khoảng thời gian rất nhỏ  là......................................... diễn tả  sự  nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó. d. Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng........................................... giữa độ  dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó. e.  Tốc   độ   trung   bình   chỉ   bằng   độ   lớn   của   vận   tốc   trung   bình   khi   vật   chuyển  động.......................... f.Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi ……………………của tiếp   tuyến với đồ thị (d – t) tại thời điểm đang xét. g. Tốc độ tức thời tại một thời điểm chính là …………….tiếp tuyến của đồ  thị  (d­t) tại điểm   đó.
  8. Câu 12. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có tốc độ trung bình là 20 km/h trên 1/4 đoạn  đường đầu và 40 km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại. Tốc độ trung bình của xe trên cả đoạn đường   là A.30 km/h. B.32 km/h. C. 128 km/h. D. 40 km/h. Câu 13. Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 15 km/h và 1/3 đoạn  đường sau với tốc độ  trung bình 20 km/h. Tốc độ  trung bình của người đi xe đạp trên cả  quãng   đường là A.17,5 km/h. B. 12 km/h. C. 15 km/h. D.16,36 km/h. * Một dòng sông có chiều rộng là 60m nước chảy với vận tốc 1m/s so với bờ. Một người lái đò   chèo một chiếc thuyền đi trên sông với vận tốc 3m/s. Dùng thông tin này để  trả  lời các câu hỏi   14­17. Câu 14. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi xuôi dòng là A. 4m/s. B. 2m/s. C. . D. 5 m/s. Câu 15. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi ngược dòng là A. 4m/s. B. 2m/s. C. . D. 5 m/s. Câu 16. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi đi từ bờ này sang bờ đối diện theo phương vuông góc  với bờ là A. 4m/s. B. 2m/s. C. . D. 5 m/s. Câu 17. Khi đi từ bờ này sang bờ kia,theo phương vuông góc với bờ, hướng của vận tốc thuyền  đối với bờ hợp với bờ 1 góc xấp xỉ? A. . B. . C. . D. . Câu 18. Hình vẽ bên là đồ  thị  độ  dịch chuyển − thời gian của một chiếc   xe ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Vận tốc của xe bằng A. 30 km/giờ. B. 150km/giờ. C. 120 km/giờ. D. 100km/giờ. Câu 19. Khi vật đang chuyển động thẳng và đổi chiều đại lượng nào sau  đây đổi dấu A. tốc độ trung bình và vận tốc trung bình B. tốc độ tưc thời C. Quãng đường và độ dịch chuyển. D. độ dịch chuyển và vận tốc Câu 20. Chọn phát biểu sai. Độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng đều A. Là hàm bậc nhất của thời gian B. Luôn có giá trị dương C. Có thể âm, dương, hoặc bằng không. D.  Có   đồ   thị   là   một   đoạn  thẳng có độ dốc là v.
  9. Câu 21. Đồ  thị  độ  dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như  hình vẽ. Vật chuyển   động A. ngược chiều dương với tốc độ 20km/giờ. B. cùng chiều dương với tốc độ 20km/giờ. C. ngược chiều dương với tốc độ 60km/giờ. D. cùng chiều dương với tốc độ 60km/giờ. Câu 22.  Hình bên là đồ  thị  độ  dịch chuyển  ­ thời gian của hai vật chuyển   động thẳng cùng hướng. Tỉ lệ vận tốc vA: vB là A. 3: 1.B. 1: 3.C. . D. . Câu 23. Đồ  thị  độ  dịch chuyển ­ thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng  như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều? A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều. Câu 24. Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được độ dịch chuyển của xe theo thời gian  như bảng sau. d(m) 0 2,3 9,2 20,7 36,8 57,6 0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 Biết xe chuyển động thẳng theo một chiều nhất định. Vận tốc trung bình của ô tô: trong 3 giây   đầu tiên, trong 3 giây cuối cùng lần lượt là. Tổng  gần giá trị nào nhất sau đây? A. 12 m/s. B. 55 m/s. C. 30 m/s. D. 66 m/s. Câu 25. Trong chuyển động thẳng đều, đường biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc theo thời gian   trong hệ trục toạ độ vuông góc Ovt là đường thẳng A. xiên góc không đi qua gốc toạ độ. B. song song với trục Ot. C. song song với trục Ov. D. xiên góc và luôn đi qua gốc toạ độ O Câu 26.Chon câu  ̣ sai: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều A. gia tốc a không đổi. B. vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian. C. quãng đường s là hàm bậc hai theo thời gian. D. tích số a.v  không đổi. Câu 27.Một vật chuyển động có phương trình  (m). Kết luận nào sau đây là sai? A. Vật chuyển động nhanh dần đều. B. Gia tốc của vật là .
  10. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. D. Vận tốc ban đầu của vật là 1 m/s. Câu 28. Chọn ý sai. Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó có A. gia tốc không đổi. B. tốc độ tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.0. C. gia tốc tăng dần đều theo thời gian. D. thể lúc đầu chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều. Câu 29. Chọn phát biểu đúng: A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ  cũng lớn hơn gia tốc của chuyển   động thẳng chậm dần đều. B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn. C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian. D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi. Câu 30. Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu xuống dốc, lúc này đột nhiên ô tô bị  mất phanh và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s 2 xuống hết đoạn dốc dài 960  m. Thời gian ô tô chạy xuống dốc là A. 60 giây. B. 30 giây. C. 120 giây. D. 90 giây. Câu 31. Ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô   chuyển động nhanh dần đều, sau 20 giây ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Vận tốc của ô tô sau 40 giây kể  từ lúc bắt đầu tăng ga là A. 18 m/s. B. 28 m/s. C. 14 m/s. D. 24 m/s.  Câu 32. Đồ thị vận tốc – thời gian của một tàu hỏa đang chuyển động thẳng   có dạng như hình bên. Thời điểm t = 0 là lúc tàu đi qua sân ga. Vận tốc của   tàu sau khi rời sân ga được 80 m là A. 4 m/s.               B. 6 m/s. C. 8 m/s. D. 10 m/s. Câu 33.Thí nghiệm của Galilê ở tháp nghiêng Pida và ống Niutơn chứng tỏ A. mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng.                          C. các vật nặng, nhẹ đều rơi tự do như nhau. B. rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.                             D. vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Câu 34.Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi của vật trong không khí? A. Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau. B. Các vật rơi nhanh hay chậm không phải do chúng nặng nhẹ khác nhau. C. Các vật rơi nhanh hay chậm là do sức cản của không khí tác dụng lên các vật khác nhau là   khác nhau. D. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  11. Câu 35. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 36. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng  độ cao thì A. hai vật rơi với cùng vận tốc. B. vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ. C. vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ. D. vận tốc của hai vật không đổi. Câu 37. Hai vật có khối lượng m1  t2             C. t1
  12. Câu 42. Một vật được ném ngang từ một độ  cao h so với mặt đất với vận tốc đầu v 0. Vận tốc  của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức: A..                 B..        C..        D.. Câu 43. Nếu ở cùng một độ cao so với mặt đất, người ta đồng thời thả rơi tự do viên bi A và  ném viên bi B theo phương ngang thì:       A. bi A chạm đất trước bi B.                          B. bi A chạm đất sau bi B.        C. bi A và bi B chạm đất cùng lúc.                 D. chưa đủ thông tin để trả lời. Câu 44.  Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là : A. đường thẳng. B. đường tròn.        C. lúc đầu thẳng, sao đó là đường parabol.          D. một nhánh của đường parabol. Câu 45. Khi ném một vật theo phương ngang, thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào : A. vận tốc ném.                     B. độ cao từ vị trí ném đến mặt đất.  C. khối lượng của vật.          D.thời điểm ném. Câu 46. Một vật được ném theo phương ngang ở độ cao 25 m so với mặt đất với vận tốc đầu 20  m/s, cho g = 10m/s2. Vận tốc của vật lúc chạm đất là:    A. 35 m/s.         B. 30 m/s.           C. 3,0 m/s.      D. 25 m/s Câu 47. Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc đầu 15 m/s và rơi xuống đất  sau 4s. Cho g = 10m/s2 .Độ cao mà hòn bi được ném và tầm xa của nó là:  A. 80 m, 80 m. B. 80 m, 60 m.                   C. 60 m, 80 m. D.60 m, 60 m. Câu 48.Khi đẩy tạ, muốn quả tạ bay xa nhất thì người vận động viên phải ném tạ hợp với  phương ngang một góc A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 49.Một quả banh được người chơi gôn đánh đi với vận tốc ban đầu là  hợp với phương  ngang 1 góc . Quả banh bay về hướng hồ cách đó 100 m, hồ rộng 50 m. Lấy . Độ cao nhất mà  quả banh lên được A.  m. B.  m. C. 20 m. D. 40 m. Câu 50.Một vật được ném với vận tốc 12 m/s từ mặt đất với góc ném lên  so với mặt phẳng  ngang. Lấy. Hòn đá rơi đến đất cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 200 m. Thời gian  hòn đá rơi là A. 24,5 s. B. 19,2 s. C. 14,6 s. D. 32,8 s. CHƯƠNG 3. ĐỘNG LỰC HỌC
  13. Câu 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép tổng hợp lực? A.Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực   có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. B.Phép tổng hợp lực không thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành. C.Phép tổng hợp lực thực chất là phép nhân các vectơ lực. D.Phép tổng hợp lực cũng làm tương tự như phân tích lực. Câu 2. Gọi  là hợp lực của hai lực và , có các độ lớn tương ứng là F, F1, F2 với F1>F2. Biểu thức  đúng là:  A..            B. F = F1 + F2.            C. F1 + F2> F > F1 – F2. D. F = F1 = F2. Câu 3. Nếu F1,F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng thì: A. trong mọi trương hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. B. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2. C. trong mọi trường hợp F thỏa mãn │F1 ­ F2│FF1+F2 .          D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. Câu 4. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 150N và 200N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị có   thể là độ lớn của hợp lực là:  A. 40N B. 250N C. 400N D. 500N Câu 5. Cho 3 lực đồng quy nằm trong một mặt phẳng có độ lớn bằng nhau và từng  đôi một làm thành góc 1200. Hợp lực của chúng là:    A. F = 0N.           B. F = 10N.          C. 90N.                D. 12N. Câu 6. Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó   mất đi thì vật: A. chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.               B. dừng lại ngay. C. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 10m/s.                                      D. chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Câu 7. Chọn câu đúng. A.  Vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ  chuyển động   thẳng đều.
  14. B. Nếu lực tác dụng vào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần. C. Vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động   thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 8. Hai vật có khối lượng m1> m2 đang đứng yên, thì chịu tác dụng của hai lực kéo  làm cho  chúng chuyển động trên cùng một đường thẳng với gia tốc tương ứng a1, a2. Kết luận nào sau đây  là đúng. A. a1> a2 B. a1 m2  bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của hai lực cùng  hướng và cùng độ lớn  F1 = F2 = F. Quãng đường s1, s2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng  thời gian sẽ là thỏa:
  15. A.B.C. D. Câu 20.  Lực F1  tác dụng lên một vật trong khoảng thời 0,8s làm vận tốc của nó thay đổi từ  0,4m/s đến 0,8m/s. Lực F2 tác dụng vào vật đó trong khoảng thời gian 2s làm vận tốc của nó thay   đổi từ 0,8m/s lên 1m/s. Tính tỉ số F1/F2 là: A. 4 .        B. 5 .        C. 3.           D.  2.          Câu 21. Một vật có khối lượngm đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?  A. Trọng lực còn độ lớn được xác định bới biểu thức P = mg. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 22.  Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng 0.  Câu 23. Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây? A. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi. B. Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. C. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ  hai đầu vào phần giữa của   dây. D. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén. Câu 24. Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g   = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây  thì A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt. B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt. C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt. D. lực căng sợi dây là 4,9 N và lực và sợi dây không bị đứt. Câu 25. Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và ở chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s 2 và 9,810 m/s2.  Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là A. 0,9999. B. 1,0001. C. 9,8095. D. 0,0005. Câu 26. Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng? A. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều. C. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. D. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. Câu 27. Một toa tàu đang chuyển động thẳng với tốc độ không đổi và bằng 54 km/h. Lực cản tác   dụng lên toa tàu có độ lớn 2000 N, lực kéo toa tàu đó có độ lớn bằng A. 2000 N. B. 54000 N. C. 1500 N. D. 0 N.
  16. Câu 28. Cặp “lực và phản lực" trong định luật 3 Niu tơn  A.không bằng nhau về độ lớn. B.  bằng  nhau   về   độ   lớn  nhưng   không   chung  giá.  C. tác dụng vào cùng một vật. D. tác dụng vào hai vật khác nhau.  Câu 29. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây? A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B. Quyển sách trượt trên mặt bàn nghiêng. C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng.   D. Quyển sách đứng yên khi treo trên một sợi dây. Câu 30. Lực ma sát trượt không phụ thuộc yếu tố nào? A. Diện tích tiếp xúc và ngoại lực tác dụng vào vật. B. Các điều kiện về bề mặt tiếp xúc.  C. Áp lực lên mặt tiếp xúc. D. Vật liệu làm mặt tiếp xúc. Câu 31. Một xe hơi chạy trên đường cao tốc với vận tốc có độ lớn là 15m/s. Lực hãm có độ  lớn  3000N làm xe dừng trong 10s. Khối lượng của xe là A. 1500 kg  B. 2000kg  C. 2500kg D. 3000kg Câu 32. Hệ số ma sát trượt A. không phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. B. luôn nhỏ hơn hệ số ma sát lăn. C. không có đơn vị. D. tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc. Câu 33. Chọn phát biểu sai. Lực ma sát nghỉ A.có hướng ngược với hướng của thành phần lực song song với mặt tiếp xúc. B.có độ lớn bằng độ lớn của thành phần lực song song với mặt tiếp xúc. C. có phương song song với mặt tiếp xúc. D. là một lực luôn có hại. Câu 34. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt tiếp xúc là µt, phản lực mà mặt tiếp xúc tác dụng  lên vật là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là Fmst. Hệ thức đúng là A.  B.  C.  D. Câu 35. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của  vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 6 lần. D. không thay đổi. Câu 36. Trong Vật lí, chất lưu dùng để chỉ: A. chất lỏng B. chất rắn C. chất khí D. chất lỏng và khí Câu 37. Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng? A.Thuyền đi trên sông B.Máy bay đang bay trên trời C. Quả tạ rơi từ độ cao 15m trong không khí D.Khinh khí cầu bay trên không trung Câu 38. Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí. B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
  17. C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. Câu 39. Lực cản của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật B. chỉ phụ thuộc vào tốc độ của vật C. phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật D. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. Câu 40. Lực nâng của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. thể tích của phần chất lưu bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lưu.  B. chỉ phụ thuộc vào thể tích của phần chất lưu bị vật chiếm chỗ.  C. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lưu.  D. phụ  thuộc vào thể  tích của phần chất lưu bị vật chiếm chỗ mà không phụ  thuộc vào bản  chất của chất lưu.  III. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1.Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống   biển với tốc độ 18 m/s. Vách đá cao 50 m so với mặt nước. Lấy g = 9,8 m/s2. a) Sau bao lâu thì hòn đá chạm mặt nước. b) Tính tốc độ của hòn đá lúc chạm mặt nước. Câu 2. Một vật được ném từ  một điểm M  ở  độ  cao h = 45 m với vận tốc ban đầu v 0 = 20 m/s  xiên lên theo phương hợp với phương  nằm ngang một góc 450.   Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản  của không khí.  a) Tìm tầm bay xa của vật. b) Tìm vận tốc của vật khi chạm đất.  Câu 3. Một quả  bóng khối lượng 0,5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 20 m/s thì va   theo phương vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược trở lại với vận tốc 15 m/s. Thời  gian va chạm giữa bóng và tường là 0,02s. Lực của quả bóng tác dụng vào tường là bao nhiêu? Câu 4.Một thùng gỗ  có khối lượng 25kg chuyển động thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang nhờ  một lực kéo song song với phương chuyển động và có độ  lớn 50N, lấy g= 10m/s 2. Hệ số ma sát  trượt giữa gỗ và nền nhà bằng bao nhiêu? Câu 5.Một ôtô có khối lượng 1400 kg chuyển động không vận tốc đầu với gia tốc 0,7 m/s 2. Hệ  số ma sát bằng 0,02, lấy g = 9,8 m/s2. Tính lực phát động của động cơ. Câu 6.Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng  0,06 trọng lượng của vật và g = 10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chậm dần đều. Tính vận  tốc ban đầu của vật. Câu 7.Một vật có khối lượng 200 g đặt trên mặt bàn nằm ngang với hệ  số  ma sát trượt là 0,3.  Vật bắt đầu được kéo bằng một lực  F  = 2 N có phương nằm ngang, lấy g = 10 m/s 2. Quãng  đường vật đi được sau 2 s bằng bao nhiêu? Câu 8. Một xe có khối lượng m= 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ  số ma sát giữa   bánh xe và mặt đường là µ= 0,1, g= 10m/s2. Tính lực kéo của động cơ nếu:
  18. a) xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a= 2m/s2.  b) xe chuyển động thẳng đều.  Câu 9. Một vật có khối lượng m = 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma   sát giữa vật và mặt bàn là   = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực F = 4,5 N song song  với mặt bàn. a) Tính gia tốc, vận tốc chuyển động của vật sau 2 giây kể từ khi tác dụng lực. b) Lực F chỉ  tác dụng lên vật trong trong 2 giây. Tính quãng đường tổng cộng mà vật đi   được cho đến khi dừng lại. Câu 10. Kéo một khúc gỗ hình hộp chữ nhật có trọng lượng 100 N trượt đều trên sàn nằm ngang  bằng một lực kéo 20 N hợp với phương ngang 300, lấy . Tính hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ với  sàn. Câu 11.Một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 300, dài ℓ = 1m, hệ  số ma sát trượt là μ = 0,3464, lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc và vận tốc của vật ở cuối mặt phẳng  nghiêng. Câu 12.Một vật khối lượng m = 5,0 kg  đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ  một sợi dây  song song với mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng   = 300. Bỏ qua mọi ma sát và lấy g = 10m/s 2.  Tính lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2