intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân lớp 9

Chia sẻ: Tân Bò | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

585
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân lớp 9 sau đây sẽ giúp các bạn hệ thống được những kiến thức cơ bản trong môn Giáo dục công dân của lớp 9. Từ đó, các bạn nắm vững kiến thức để có thể học và ôn thi môn học một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân lớp 9

  1. Trần Gia Tân. 9/7  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân 1/ Như thế nào là hôn nhân : ­ Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ. ­ Theo nguyên tắc bình đẳng tự nguyện. ­ Được pháp luật thừa nhận. 2/ Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam : ­ Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. ­ Thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không  theo tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài được pháp luật  bảo hộ và thừa nhận. ­ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 3/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân a/ Được kết hôn: ­ Nam từ đủ 20 tuồi trở lên, nữ từ đủ 18 tười trở lên. ­ Nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép. ­ Đăng kí tại cơ quan nhà nước có cấp thẩm quyền. b/ Cấm kết hôn: ­ Người đang có vợ, có chồng. ­ Người mất năng lực hành vi dân sư (tâm thần). ­ Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ.
  2. ­ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể. ­ Không cấm kết hôn giữa những người đồng giới nhưng không thừa nhận. Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội 1/ Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội: ­ Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, tổ chức xã hội . ­ Bàn bạc công việc chung. ­ Tham gia việc thực hiện, giám sát và đánh giá. 2/ Phương thức thực hiện:  ­ Gồm 2 phương thức: + Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp  ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà  nước. + Gián tiếp tham gia thông qua địa biểu của nhân dân (ví dụ: đại biểu  Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên các cơ  quan có thẩm quyền giải quyết. 3/ Ý nghĩa: ­ Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong  việc quản lý nhà nước quản lí xã hội. ­ Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội  mang lại lợi ích cho bản thân cộng đồng, xã hội. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc 1/ Khái niệm:                                                                                Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn 
  3.                                                    lãnh thổ và tổ quốc .            Bảo vệ tổ quốc                   Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước                                                     xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2/ Vì sao phải bảo vệ tổ quốc: ­ Non sông đất nước là do ông cha ta đổ mồ hôi sương máu mới có được. ­ Các thế lực thù địch vẫn luôn âm mưu xâm chiếm và phá hoại. ­ Vì vậy bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. ­ Là nghĩa vụ thiêng liêng cao quí của công dân. 3/ Bảo vệ tổ quốc bao gồm nội dung: ­ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân,  ­ Thực hiện nghĩa vụ quân sự. ­ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. ­ Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội. 4/ Trách nhiệm của học sinh: ­ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. ­ Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự. ­ Bảo vệ an ninh trật tự ở trường học và nơi cư trú. ­ Tham gia nghĩa vụ quân sự. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 1/ Khái niệm: a/ Sống có đạo đức: ­ Suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. ­ Biết lo đến mọi người, đến công việc chung. ­ Lấy lợi ích xã hội, dân tộc làm mục tiêu sống. ­ Kiên trì hành động để thực hiện mục đích. b/ Tuân theo pháp luật: ­ Hành động theo những quy định của pháp luật. VD: Kinh doanh­ đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện trật tự an  toàn giao thông, tôn trọng quyền sở hữu của người khác..... 2/ Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
  4. ­ Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực  điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành  vi pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyễn thực hiện những qui  định của pháp luật. 3/ Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ­ Vì sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố  giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi  người , cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. 4/ Trách nhiệm của học sinh: ­ Học tập, lao động, rèn luyện đạo đức tư cách. ­ Quan hệ tốt với mọi người xung quanh. ­ Tìm hiểu và nghiêm túc thực hiện qui định của pháp luật. ­ Tuyên truyền về đạo đức và pháp luật cho cộng đồng. ­ Lên án, tố cáo hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2