intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. Trường THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 8 - NĂM HỌC 2022-2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I/ CHỦ ĐỀ VỀ NƯỚC – AXIT- BAZO- MUỐI: 1/NƯỚC: a/ Tính chất vật lí của nước; Nươc là chất lỏng không màu (lớp nước dày thì có màu xanh da trời), không mùi, không vị, sôi ở 1000c, hóa rắn ở 00c, khối lượng riêng 1g/ml. Hòa tan được nhiều chất... b/ Tính chất hóa học: - Tác dụng với kim loại:Nước tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca,…) tạo thành bazơ và hiđro. Vd: - Tác dụng với 1 số oxit bazơ: Nước tác dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh. VD: - Tác dụng với 1 số oxit axit: Nước tác dụng với 1 số oxit axit tạo thành axit. Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ. VD: c/Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: - Các chất thải sinh hoạt (rác, xác chết động vật......) - Các chất thải công nghiệp. - Các chất thải nông nghiệp và thuốc trừ sâu, phân bón...... d/Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất: Nước rất cần thiết: _ Cho đời sống hàng ngày ( ăn, uống, tắm giặt, vui chơi.....). _ Trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản, thủy sản .....). _ Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải.... 2/ AXIT- BAZO- MUỐI: a) Axit 1
  2. Định nghĩa: Axit là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Công thức hoá học: Hx A x = hóa tri gốc axit. A là gốc axit. Phân loại: Axit có oxi: H2SO4,HNO3, H2CO3,….. Axit không có oxi: HCl, H2S,……. Tên gọi Axit không có oxi Tên axit: axit + tên phi kim +hydric Ví dụ: HCl: axit clo hydric Axit có nhiều nguyên tử oxi Tên axit: axit + tên phi kim + ic Ví dụ: H2SO4: axit sufuric Axit có ít nguyên tử oxi Tên Axit : axit + tên phi kim + ơ Ví dụ: H2SO3 axit sunfurơ b) Bazo Định nghĩa: Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH) Công thức hoá học: M(OH)n M là nguyên tố kim loại n =hóa trị của kim loại Phân loại; Bazo tan:NaOH, KOH…… .Bazo không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)3 ……….. Tên gọi Tên bazơ = Tên kim loại + hiđroxit (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá tri) Ví dụ: NaOH Natri hiđroxit Fe(OH)2 sắt (II)hiđroxit 2
  3. Fe(OH)3 sắt (III) hiđroxit c) Muối Định nghĩa: Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. CTHH: MxAy(M là nguyên tố K; .A là gốc axit) Phân loại: Muối trung hòa: Na2SO4 , CuCl2, Al2(SO4)3 …. Muối axit: NaHSO4,KHCO3….. Tên gọi Tên muối = tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá tri) + tên gốc axit Ví dụ: Na2SO4 Natri sunfat FeCl3 Sắt (III) clo rua NaHSO4 natri hiđrosunfat II/ CHỦ ĐỀ VỀ DUNG DỊCH: + Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100gam dung dịch Công thức tính nồng độ phần trăm: C% = (%) Trong đó : mct: khối lượng chất tan (g) mdd: khối lượng dung dịch (g) (mdd = mct + mdm) + Nồng độ mol của dung dịch(CM) cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Công thức tính nồng độ moCM =(mol/lít hay M) Trong đó: n: số mol chất tan (mol) Vdd: thể tích dung dịch (lít) *Một số công thức: m = n.M (g); n = (mol) ;V = n.22,4 (lít); n = (mol) B. Câu hỏi tham khảo I. TRẮC NGHIỆM; Câu 1: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm muối? A/HNO3, H2SO4,H2CO3, HCl. B/ NaCl, K2SO4, CaCl2, KHCO3 C/ KOH, NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2.D/CuO, Fe3O4, P2O5, Na2O. 3
  4. Câu 2: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm bazo tan? A/HNO3, H2SO4,H2CO3, HCl. B/ NaCl, K2SO4, CaCl2, KHCO3 C/ KOH, NaOH, Cu(OH)2,Fe(OH)2. D/KOH, NaOH, Ba(OH)2,Ca(OH)2.. Câu 3: Dung dịch nào làm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A/H2SO4 B/NaOH C/ NaCl D/ HCl Câu 4: Dung dịch nào làm làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ? A/H2SO4 B/NaOH C/Na2SO4 D/ NaCl Câu 5: Dãy chất nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường : A. Na , P2O5 ,CuO. B. Fe, SiO2,CaO, N2O5 . C. Ca, CuO, SO3. D. Ca, Na, P2O5 ,CaO, SO3 Câu 6: Công thức hóa học cuả oxit tương ứng với Fe(OH)3 là: A. FeO B. Fe2O3. C. Fe3O4D.Fe3O2. Câu 7: Công thức hóa học của oxit tương ứng với H3PO4 là: A. P2O5 B.  P2O3. C. PO2 D. P3O2. Câu 8: Công thức hóa học của muối Canxi đihiđrô photphat là : A/ Ca(H2PO4)2 B/ CaH2PO4 C/ Ca(HPO4)2 D/ Ca2HPO4 Câu 9:. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước: A. Đều tăng B. Đều giảm C. Phần lớn là tăng D. Phần lớn là giảm Câu 10: Dung dịch là hỗn hợp : A/ chất rắn trong chất lỏng. B/ không đồng nhất của dung môi và chất tan C/ hai chất rắn. D/ đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 11: Nồng độ % của dung dịch A là : A/ Số gam chất A có trong 100g dd B/ Số gam chất A có trong 100g nước C/ Số gam chất A có trong 1 lít dd D/ Số mol chất A có trong 1 lít dd Câu 12: Nồng độ mol của dung dịch cho biết: A/Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch B/Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch C/Số gam chất tan có trong 100 gam nước D/Số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch 4
  5. II. BÀI TẬP: Câu 13: a) Nêu tính chất vật lý của nước. b) Hãy cho biết vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Gợi ý Nước rất cần thiết: _ Cho đời sống hàng ngày ( ăn, uống, tắm giặt, vui chơi.....). _ Trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản, thủy sản .....). _ Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải.... c) Theo em nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước là gì? Gợi ý - Các chất thải sinh hoạt (rác, xác chết động vật......) - Các chất thải công nghiệp. - Các chất thải nông nghiệp và thuốc trừ sâu, phân bón ...... Câu 14:Chọn công thức hóa học thích hợp điền vào chỗ có dấu (?). Hoàn thành các phương trình hóa học sau và cho biết thuộc loại phản ứng nào? a. Ca + H2OCa(OH)2 + ? b. Fe(OH)3Fe2O3 + ? c. N2O5 + H2O  ? d. Na2O + H2O  ? Câu 15: a) Hãy gọi tên và phân loại các axit có công thức hóa học sau: H2CO3, HBr,H3PO4, H2S. b) Hãy gọi tên và phân loại các bazơ có công thức hóa học sau: KOH,Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3. c) Hãy gọi tên và phân loại các muối có công thức hóa học sau: K2S,FeSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4 Câu 16: a) Tính số gam NaOH có trong 400 gam dung dịch NaOH nồng độ 20%. b) Hòa tan 0,4 mol CuSO4vào nước để được200 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch. b) Hòa tan 53 gam Na2CO3vào nước để được250 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch. 5
  6. Câu 17: Cho 7,2 gam magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric(vừa đủ) tạo ra magie clorua và khí hiđro. Tính: a) Thể tích khí hiđro sinh ra (đktc). b) Khối lượng dung dịch axit clohiđric 10% đã phản ứng. Câu 18:Cho 0,4 mol Natrioxit (Na2O) phản ứng hoàn toàn với nước, thu được 0,8 lít dung dịch Natri hiđroxit (NaOH). a) Viết phương trình hóa học. b) Tính nồng độ mol (CM) của dung dịch Natri hiđroxit. Hết 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2